Hôm nay,  

Biết Đến Bao Giờ

09/10/201200:00:00(Xem: 795743)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới.

Cứ mỗi lần được nguời Mỹ đối xử tử tế, tôi lại thấy buồn man mác trong lòng hơn là vui không bị kỳ thị! Bởi từ năm mới qua Mỹ, tôi nhặt được tờ mười đồng trong phòng vệ sinh nam, tính nín thinh bỏ túi vì đi làm có 5 đồng/ giờ, nhặt được 10 đồng bằng hai tiếng làm bá thở. Nhưng lòng tự trọng cứ áy náy, tôi đưa cho ông xếp Mỹ của mình và trình bày bằng hết vốn tiếng Anh mới qua, ông ấy mới hiểu được chuyện gì đã xảy ra…

Đến sáng thứ Hai đầu tuần, ông xếp nói với toàn thể công nhân về tôi như một “người tốt việc tốt”, làm hoạn lộ của tôi cũng thênh thang từ đó, vì cả người Mỹ và người Việt, bao giờ chả có những người liếc háy làm mình khó chịu. Nhưng với những người bị mất việc vì mình thì lại trỡ thành nỗi ám ảnh trong tôi, bởi ông xếp tuyên dương tôi xong thì đuổi việc luôn ba người trong bốn người nhận là tờ mười đồng của họ. (Riêng tôi nhớ hoài cô Mỹ đen đã nhận là tiền của cô ta, vì ông xếp không nói tôi nhặt được ở đâu!)

Bài học Mỹ đầu tiên khá thấm thía về lòng người nơi xứ lạ. Rồi mọi chuyện cũng qua theo thời gia, tuy tôi được ông xếp ưu đãi hơn tới mười năm sau, tới hôm chính ông nói với tôi, “Lương của bạn đã đụng la-phông ở hãng này! Có cơ hội thì nhảy hãng khác đi chứ đừng mong lên lương ở hãng này nữa…”

Một câu chuyện nhỏ khi nhớ lại nhưng rất lớn với người mới qua vì từ đó mở ra những hiểu biết về đời sống, xã hội và con người ở Mỹ. Chuyện ngoài hãng, đôi lần tôi bị cảnh sát phạt vạ dọc đường, cứ nghĩ là họ kỳ thị mình nhưng khi bình tâm lại thì xấu hổ vì đúng là mình chạy quá tốc độ cho phép; hoặc vượt đèn đỏ, hay không dừng hẳn trước bảng “stop”… Nhiều khi tôi nghĩ mình không may đã sống dưới chế độ mà người dân nghĩ tới cửa quyền; công quyền chỉ tóm gọn trong câu “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”, riết rồi thành một thói quen là không thể nghĩ tốt được cho chính quyền hay công quyền nào khác; trong khi người Mỹ được sanh ra trong xã hội ít đói khổ, được chính quyền tôn trọng hơn, có nền giáo dục căn bản hơn những nước chậm phát triển… thì vẫn có người nói dối và thiếu thành thật; suy ra người tốt thì bất luận màu da, chủng tộc, chính thể, quốc gia… nhưng dù sao thì người Mỹ cũng dễ tin người khác hơn người Việt.

Song, tôi đi học, lại được cô giáo tốt như nàng tiên. Học Hai-Tư-Sáu thì Ba-Năm-Bảy, cô giáo gọi tới nhà, hỏi làm homeword chưa? Có cần cô giúp gì không?... Cô làm tôi cứ áy náy không tròn bổn phận học trò vì tôi học dở. Những gì cô giúp tôi chỉ còn là món nợ ân tình với người Mỹ vì hết khoá học thì tôi cũng cam tâm… mù chữ.

Người Mỹ thứ ba giúp tôi thay bánh xe dọc đường xa lộ. Ông ghé lại - không để thay cái bánh xe cho tôi mà chỉ tôi cách an toàn nhất trên xa lộ. “Dù xe bạn đã xì hơi cũng phải ráng lết vô nơi an toàn rồi hẵn thay bánh xe. Vì xa lộ cao tốc nên nguy hiểm cho mình và cả người đụng phải mình lúc đang thay bánh xe… Hơn nữa, trong xe bạn luôn phải có những dụng cụ cần thiết, để khi bất trắc phải dừng dọc đường thì mình để từ xa để người đang lái xe biết có chuyện khác thường trên đường. Thứ nhất là họ chú ý hơn; thứ hai là khả năng ghé lại giúp người bị nạn dễ hơn vì họ đã giảm tốc độ…” Ông nói xong rồi tặng cho tôi một bộ gồm bốn cái hình tam giác bằng nhựa, màu cam đậm; có dán băng keo phản chiếu ánh đèn khi ban đêm.

Cứ như thế, hôm tôi lang thang vô Collin Creek Mall, gặp được 3 cái nón kết của Dallas Cowboy thật ưng ý, giá lại rẻ không ngờ! Chỉ còn 5 đồng một cái nón so với giá nguyên thủy của nó là 21 đồng. Tôi hỏi mua 4 cái vì có ba người bạn làm chung; cả bốn chúng tôi cùng thích đội Dallas Cowboy. Tôi muốn làm quà Noel cho bạn bè trong hãng… Tôi đía với anh chàng bán hàng ở Dallas Cowboy Giftshop trong Collin Creek Mall một lát. Anh ta đương nhiên là “fan” cuồng nhiệt của Cowboy, nên hứa chắc với tôi là “bạn hãy mua nhanh 3 cái nón hạ giá này đi. Rồi ngày mai trở lại đây, tôi sẽ có cái thứ tư - cho bạn. Chúc Giáng sinh vui vẻ!”

Tôi làm theo lời anh ta, và ngày mai trở lại. Anh ta bấm bụng đưa cho tôi cái nón thứ tư - là cái nón anh mua cho bộ sưu tầm nón Cowboy của anh ta, nhưng đã trót hứa mà tìm mua không ra cái thứ tư cho tôi!

Thật là một người tử tế hiếm có; với tôi còn thêm ý nghĩa khác về màu da đen nhẻm của anh ta - không có gì để ác cảm là người không tốt; không coi trọng chữ tín như mình thường nghĩ… và dĩ nhiên quân tử Tàu là không ép người khác, nên tôi với anh đều vui vẻ hẹn gặp nhau dịp khác.

Những người Mỹ cứ để lại cho tôi cảm giác mang nợ họ. Món nợ không rõ ràng bằng con số như nợ nhà băng tiền nhà, tiền xe… là bao nhiêu? Cái nợ khiến người ta phải làm việc chăm chỉ, siêng năng để trả thì có ngày hết nợ; nhưng cái nợ không ai đòi lại khiến người ta tự chất vấn mình - đã làm được gì để đáp trả chưa?

Sáng nay, hai mươi năm nhìn lại mình với thời gian khá dài đó, dường như tôi chỉ tự động móc túi tờ hai chục đô la để đóng góp với nước Mỹ sau hôm New York bị khủng bố. Hôm đó, ngoài cây xăng gần nhà, ông chủ cây xăng dọn bàn dài, để thức ăn sáng và nước uống. Hầu như mọi người ghé đổ xăng đều xếp hàng, lấy một phần ăn, một lon nước cho mình xong thì bỏ tiền vào thùng quyên góp của Hội Hồng Thập Tự để giúp đỡ nạn nhân khủng bố. Tôi nhìn những người Mễ làm nghề cắt cỏ - không chắc họ có Thẻ xanh chứ đừng nói gì tới Passport của người có quốc tịch Mỹ như mình; nhưng họ thật buồn qua nét mặt chia chung với nước Mỹ hoạn nạn; năm, mười đồng tiền ăn sáng của họ đều bỏ hết vô thùng quyên góp; Đến những đứa bé được cha hay mẹ chở đi học, chúng trút hết hũ bạc cắc vào thùng Hồng Thập Tự, rồi chỉ lấy một cây cờ bé xíu; có đứa cầm cờ tay này thì tay kia làm dấu thánh giá cầu nguyện cho những nạn nhân… nước mắt đứa bé gái lăn trên gò má phúng phính làm ai cũng cảm động… Tôi cũng xếp hàng để lấy một cây cờ - cắm lên xe như người Mỹ. Không ai biết đó là lần đầu tiên tôi chia chung hoạn nạn với nước Mỹ, tôi trả nợ bằng tờ hai chục nhỏ nhoi nhưng với hết lòng thành của một di dân.

Sáng nay bỗng bần thần nhớ lại từ ngày đặt chân đến đất này vì cái xe bị chết bình điện. Tôi tháo bình điện thì thấy có note ghi: “Please return to Wal-Mart”. Tôi mượn xe của con, chở cái bình điện xe mình ra Wal-Mart. Nơi quày thay vỏ xe, thay nhớt, thay bình điện… chả có ai. Phải chờ hơn năm phút mới thấy bóng người mặc áo xanh Wal-Mart. Tôi nhờ anh ta gọi người, rồi lại chờ.

Cuối cùng có ông Mỹ trắng to lớn gấp hai lần người bình thường, ông đến với một cô Mễ, quát nạt cô ta một trận! Tôi lịch sự lảng ra xa như không nghe - đi xem vớ vẩn mấy món hàng trên kệ cho cô ta bớt ngượng - bị xếp cảnh cáo trước mặt khách hàng…

Khi ông xếp đã đi, tôi nói cô ta: “Thử lại giùm tôi cái bình điện này. Nếu nó đã chết thì tôi mua bình mới.”

Rõ ràng là cô ta không biết xài cái máy thử bình, vì cứ bấm loạn cào cào, rồi vùng vằng cái máy khùng điên… Tôi thì chỉ nhớ cái bình điện này thay đã lâu, không còn hoá đơn, chứng từ gì nữa; phần nó cũng không bao nhiêu tiền thì thôi thay cái mới cho chắc ăn!

Vậy là tốn hết gần trăm đồng, nhưng trong cái xui có cái hên! Chả biết sao cái thẻ nhựa vẫn xài lại không quớc! Đành xin lỗi, để tôi qua nhà băng bên kia đường, lấy tiền mặt rồi trở lại thanh toán. Cô Mễ ném vào mặt tôi một cái nhìn khinh bỉ - không che dấu. Nhưng làm gì được người ta khi mình cà thẻ Master card mà không quớc thì bị khi dễ là còn nhẹ! Chưa bị chụp tội cà thẻ lụi đã là tử tế.

May sao có bà Mỹ trắng đi ngang, bà hỏi cô Mễ có gì sai? Họ trao đổi với nhau xong. Bà Mỹ trắng nhảy vô thế chỗ cô Mễ. Bà xài cái máy thử bình thật nhuần nhuyễn. Sau đó cho tôi biết, “Cái bình điện này đã chết; Và trên system cho biết, ông mua cái bình điện này năm 2006, ông có mua bảo hiểm cho cái bình điện này 7 năm. Nên bây giờ ông không phải trả tiền bình mới, chỉ phải trả $5,45 tiền… gì đó! Nếu ông có tiền mặt thì có thể lấy bình điện liền bây giờ, bằng không, ông hãy đi nhà băng…”

Dĩ nhiên là tôi có mừng vì đang phải trả gần trăm đồng; bỗng chỉ còn phải trả hơn năm đồng thì khác nào người ta cho không mình cái bình điện mới. Còn chuyện mua bảo hiểm cho cái nhà, cái xe… là bắt buộc còn không nhớ để trả, nói gì tới bảo hiểm của cái bình điện! Nhưng hơn hết là sự thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc làm của cô Mễ hay bởi hạn chế kiến thức chuyên môn mà cô không biết gì hết? Một người không biết xài cái máy thử bình điện thì không thể nào được làm việc ở nơi chuyên phục vụ về bình điện; thứ hai, một người không rành về cách tính tiền cho khách hàng có mua bảo hiểm cho bình điện hay không; mua bao nhiêu và mua bao lâu… Nói chung là không biết thì không được nhận vô làm việc nơi đây. Suy ra cô ta phải biết, nhưng mặc xác khách hàng - dù tiền khách trả oan cũng vô túi Wal-Mart chứ cô ta cũng chỉ ăn lương đơn thuần thôi.

Nhìn lại cô Mễ thấy thương hơn giận, vì làm việc như thế nên ít có người Mễ làm được chức vụ cao trong mọi ngành nghề. Nhưng cứ nghĩ đến người Mỹ, nước Mỹ, biết đến bao giờ người Việt, nước Việt có phong cách làm việc thực sự là “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” như khẩu hiệu thương mại của người Việt ở đâu cũng thế! Nhưng ở đâu cũng… nói vậy mà không phải vậy!

Phan

Ý kiến bạn đọc
10/10/201201:34:47
Khách
Đồng ý với chú Phan 100%! Trẻ em đi học được miễn phí, cho đến hết đại học luôn nếu cha mẹ có lợi tức thấp. Thử hỏi có nơi đâu được bằng xứ này không? Cảm ơn nước Mỹ đã cho chúng ta rất nhiều cơ hội. Bài viết của chú đã nhắc nhở mọi người phải làm sao để trả món nợ ân tình này.
09/10/201203:40:30
Khách
Không dám nghỉ đến... Tết Conggo. Nhưng vẫn hy vọng những câu chuyện TỬ TẾ, có sức làm ngỡ ngàng người đọc được tác giả mãi theo đuổi. Cành gai bóp nghẹt nụ hồng hay nụ hồng hạnh phúc vì được thắm tươi trên những cành gai?
I like it.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến