Hôm nay,  

Cha Tôi

08/10/201200:00:00(Xem: 166205)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Virginia, trước và sau 1975: Dạy học (môn Việt Văn) tại Sài Gòn. Năm 2008 qua Mỹ định cư tại Virginia. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Yến Bạch là ký ức về người cha sĩ quan không đoàn kỹ thuật VNCH tại Biên Hoà. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

Năm đầu trên đất Mỹ, đúng ngày “Father's Day,” tôi như nghe văng vẳng lời bản nhạc "Lòng cha ấm áp như vầng thái dương..." và nghĩ đến hình ảnh người cha thân thương với mái tóc muối tiêu, và một tấm lòng nhân ái, trọn đời tận tụy hi sinh cho con cái.

Gia đình tôi có tất cả 6 anh chị em, tôi chỉ có mỗi chị, chị rất tài giỏi và xinh đẹp. Ngay từ lúc còn con gái chị đã tuyên bố: không lấy chồng trong nước và lấy bất kỳ người nước nào. Cuối cùng chị đem về trình làng một ông Mỹ mắt xanh, mũi lõ. Mẹ tôi và họ hàng phản đối quyết liệt vì cho đó đồng nghĩa với "làm gái". Lúc ấy tôi còn nhỏ lắm và cái năm 1960 chỉ có ít ông Mỹ cố vấn qua cộng thêm tư tưởng phong kiến nên chuyện của chị cho là dị hợm, là trái đạo đức. Chỉ có ba, với tấm lòng rộng lượng và phóng khoáng của người cha, người bác bỏ tất cả sự chống đối từ mọi phía.

Chị tôi mất sớm khi chỉ mới 25 tuổi. Ba rất thương chị, ba không khóc nhưng tôi biết nỗi đau của ba qua ánh mắt và bờ vai trĩu nặng... Ba dồn tình thương vào 2 đứa cháu mang 2 dòng máu Mỹ Việt, đang bị xã hội cổ hủ ruồng bỏ, xa lánh. Ba mở rộng vòng tay chở che cho 2 đứa cháu côi cút với tấm lòng người ông và cũng là người cha nuôi nấng dạy dỗ cho nên người.

Ký ức tôi tìm ngày tháng tôi sống cùng cha nơi vùng đất đỏ Biên Hòa, nơi có bưởi ngọt ngào mọng nước. Lúc ấy ba tôi làm đại úy Không đoàn kỹ thuật và tiếp vận căn cứ Biên Hòa. Tôi nhớ lúc ấy vì ba má tôi có nhà riêng ở Thủ Đức nên mẹ tôi ở đó giữ nhà cùng 2 anh chị lớn của tôi. Còn tôi và 3 anh thì ở với ba. Cuối tuần ba chở mấy anh em tôi về thăm má. Lúc ấy ba tôi vừa đi làm vừa nấu cơm. Tôi là con út và còn quá bé nên ba tôi kiêm luôn babysitting (các bạn thắc mắc sao không ở với má, xin thưa vì tôi chê má hôi trầu chỉ thích ở với ba thôi).

Tôi được ba cưng chiều nên rất "nhõng nhẽo" và cũng là con gái rượu của ba. Mỗi lần ba đi nhậu tôi đòi đi theo để phá mồi và giục ba về sớm. Đó là chiêu mà má dạy cho tôi. Ba tắm rửa cho tôi mỗi ngày và tôi thích được nằm sắp trên bụng ba ngủ. Có lần tôi đái dầm trên người ba nhưng ba sợ tôi mất giấc ngủ nên ba nằm chịu trận tới sáng. Lúc cuối tuần ba dẫn mấy anh em tụi tôi đi chơi, khi thì đi săn ở rừng Long Thành, khi đi tắm biển Vũng Tàu, khi đi picnic hay đi hồ bơi...

Trong lòng tôi ba luôn là thần tượng của tôi. Có một lần khi ba dẫn tụi tôi đi bơi ở hồ Ngọc Thúy. Lúc ba ngồi trên bờ để trông nom tụi tôi, ba tán gẫu với ông huấn luyện viên, ông ta hỏi:

- Ông có thể nhảy trên sàn ván và bơi bướm khi rớt xuống hồ không?

- Tôi có thể làm được

- Ông học ở thầy nào?

- Tôi tự học

Sau đó mọi người lên bờ theo yêu cầu để xem ba biểu diễn. Ba đứng trên sàn, dáng thẳng và nở nang. Ba khoan thai nhún vài cái, tung mình lên cao sau đó đâm thẳng xuống hồ và bơi bướm, sóng dạt hai bên bờ như những đợt sóng biển. Tiếng hoan hô vang dội khắp hồ. Lúc ấy hai cánh mũi tôi nở phồng vì tự hào.

Đúng như ông nói, ba tôi là một người tự học nhiều thứ. Từ nhỏ, tôi đã thấy ba tôi có cuốn "bách khoa tự điển" bằng tiếng Pháp, ba rất quý nó và ông học được tất cả từ ngữ trong đó.

Tôi nghe kể, ngày xưa gia đình nội rất nghèo, ba học xong bằng thành chung, ba thi đậu vào trường Nguyễn Trường Tộ trên Sài Gòn. Cả làng chỉ mỗi mình ba đậu và còn có học bỗng nữa. Ngày đầu tiên lên "thầy gòn" ba được bà nội sắm cho bộ com lê "bà ba lãnh đen" và đôi guốc gỗ "gòn" đi lóc cóc. Lúc ấy lần đầu tiên ra chốn thị thành, ba ngố như chàng quê ra tỉnh, phải theo một anh "hướng dẫn viên". Ba sợ lạc đường nên níu áo anh chàng khiến tét cả vạt áo anh ta. Dần dà, Ba bắt đầu đi từng con đường nhiều lần, học thuộc và sau đó đi con đường khác. Hồi đó học bổng ba được 10 đồng và được bao ăn ở nên ba gửi hết tiền về cho nội. Sau đó khi ra trường ba đi làm cho hãng hàng không Pháp, ba gửi phân nửa lương về nuôi nội. Khi nội chết tiền ma chay ba lo tất tật. Tấm lòng hiếu thảo của ba là tấm gương cho con noi theo nhưng con chưa làm gì để trả hiếu thì ba đã vội ra đi...

Ba cũng là người rất ham học hỏi. Khi Pháp đi Mỹ qua, ba tranh thủ học tiếng Anh từ chiếc Radio cũ kỹ vào mỗi buổi tối. Ai mà nghe ông "via" tôi nói tiếng Anh cũng cười bể bụng. Ông sáng chế ra ngôn ngữ nói tổng hợp Anh+Pháp+Tây. Mấy anh Mỹ ngẩn tò tè một lát rồi cũng hiểu. Người ta nói tiếng Anh mỏi miệng nhưng ông bố tôi nói mỏi cả tay. Thí dụ như ông hỏi: "Do you need mỏ lếch?" người ta không hiểu thì ông đưa cái kiềm ra hay ông hay lộn sang tiếng Pháp "I like toa" người ta ngẩn người ra thì ông bắt đầu sử dụng tiếng "tây" để phiên dịch... khi về hưu ở bên quân đội ba chuyển qua làm cho hãng hàng không America. Suốt năm hầu như ông chỉ nghỉ ngày mùng một vì ba rất siêng năng, cần cù, chỉ cần ba ở không một tuần lễ là ba bị bệnh lu bù...

Tôi còn nhớ khi ba nhận điện tín anh hai tử trận ở Pleiku, tiếp theo cái chết của chị tôi. Má tôi gào khóc cả ngày đêm còn ba chỉ lặng lẽ, âm thầm cả đêm bên tách cà phê đen. Ba trở nên ít nói, ít cười hơn, tóc ba bạc nhiều hơn. Ba cắm đầu làm việc ngày đêm để tìm quên nỗi mất mát to lớn trong cuộc đời của ông. Rồi một biến cố khủng khiếp đến với ba "30/4" ba má tôi dành dụm tích cóp cả đời để xây một căn nhà để ở thì chúng cho là tài sản của nhân dân, ba là thành phần Mỹ ngụy, cần phải đánh cho "Mỹ cút, ngụy nhào". Chúng tịch thâu nhà cửa, tiền bạc và đuổi cả gia đình ra mình không, lần lượt các anh tôi đi cải tạo, 2 đứa cháu côi hãy còn đi học. Gia đình tôi khánh kiệt hoàn toàn...

Tôi nhớ để khỏi chết đói tôi đã phải nhào ra đời, làm đủ mọi nghề, kể cả ra rừng Long Thành làm chú tiều phu đốn củi còn ba tôi đi mua bánh kẹo về cho con cháu nhỏ bán đầu hẻm... Có một ngày cháu chạy vào khóc mếu máo và không muốn bán nữa vì có một bà hỏi "bộ cháu bán mít xào hả?". Lúc ấy giữa trưa nên nắng gắt làm mít bị hôi ê... Rồi có một ngày ba mua con heo mọi để nuôi. Cả nhà phải nhịn bớt khẩu phần bo bo của mình cho con heo và nuôi hy vọng khi heo đủ ký bán đi sẽ tăng thu nhập nhưng rồi ông anh kế tôi chơi rắn mắc, cột phong pháo vào đuôi con heo rồi đốt, con heo sợ hãi và phóng ra đường chạy mất tiêu, cả nhà rầu rĩ vì vốn liếng tan tành ra mây khói...

Với bao nỗi đau chồng chất lên ba, ba hầu như mất trí và chết trong mái nhà lá rách nát tại vùng quê nghèo xơ xác. Ngày đưa ma, không kèn, không trống, chỉ mấy mẹ con và 2 cháu mồ côi lặng lẽ đưa ba đi trong cơn mưa tầm tã, sình lầy và ba nằm đó trơ trọi giữa đám cỏ gai rậm rạp um tùm. Mấy mẹ con ngồi bên ngọn đèn dầu leo lét và một cổ quan tài lạnh lẽo, lèo tèo dăm ba người đưa ma.

Ba tôi cả đời cần cù hiền lương. Tôi nghe má kể rằng, lúc tôi mới 6 tháng, má nhờ một cháu gái lên giữ tôi. Cô cháu cậy tủ lấy hết vàng bạc, tư trang. Ba dặn má về quê đừng làm ầm ỹ, chỉ gọi riêng ra, còn bao nhiêu thì trả bấy nhiêu vì nó còn phải đi lấy chồng. Anh em bên má thương ba nhiều hơn má vì ba rất nhân hậu và hay giúp đỡ mọi người, không nề hà khó nhọc hay tiền bạc. Ông lúc nào cũng cười và không làm mất lòng dù là một đứa con nít. Trong nhà má nghiêm khắc bao nhiêu thì ba dễ dãi bấy nhiêu. Đôi lúc ba bao che để tụi tôi khỏi bị đòn roi của má.

Tôi là con út nên ba thương nhất nhà, má kể rằng lúc mới sanh tôi, ba vào thăm, ba ôm lấy tôi còn đỏ hỏn mà hôn lấy hôn để. Cô mụ hỏi "bộ mới có con gái hả?". Má nói "bất cứ con nào ổng cũng thương." Khi tôi lớn lên ba rất hảnh diện về tôi, ông thường khoe với mọi người "nó thi đâu đậu đó." Lúc tôi còn học lớp 2 tôi thường lấy khăn làm hai vạt áo dài, cầm roi nhịp nhịp trên bảng, giả làm cô giáo. Ba má núp ở cửa cười chúm chím, mong lớn lên tôi sẽ trở thành cô giáo. Mà thường thủ thỉ bên tai "Lớn lên con sẽ là cô giáo, má sẽ sắm cho con chiếc áo dài màu trắng, bóp đầm màu trắng, và chiếc xe hơi màu trắng".

Ba ơi! Giờ ba đang ở đâu? Ba có nghe con gái ba đang nhớ về ba, đang thì thầm tâm sự cùng ba đây. Sau ngày ba mất, gia đình ta còn chịu biết bao tai vạ khác, nhưng dù bị xếp loại lý lịch đen thui,con gái của bà vẫn không ngừng học hành, vươn lên và đã thành cô giáo như ba hằng mơ ước. Con đã là cô giáo cấp 3 môn Việt văn, nhưng con không mặc áo dài mà mặc áo ngắn, để đến được nơi dạy học phải đi bằng xe đạp, đạp 40 km lên tận vùng khỉ ho cò gáy Đức Hòa. Và rồi sau cùng, con gái của Ba cũng đã tới được vùng đất của tự do, cơ hội.

Ba ơi, hôm nay Father's Day trên đất Mỹ, con thành kính thắp nén nhang trước bàn thờ Ba, tưởng nhớ những ngày tháng bên Người.

Yến Bạch

Ý kiến bạn đọc
08/10/201211:04:29
Khách
Bố tôi mất sớm khi tôi còn bé , đọc bài của cô cãm động quá , dầu nay tóc có vài sợi bạc nhưng đôi khi nhìn lại vẫn thèm tình yêu và chăm sóc của người bố . Cảm ơn cô Yến Bạch kể chuyện về bố của cô .
08/10/201222:52:15
Khách
Hay quá là hay, quá cảm động ! Xin cảm ơn tác giả !
08/10/201219:40:36
Khách
Truyện hay và cảm động lắm!
08/10/201218:06:15
Khách
Co Yen Bach viet mot bai van that gian di ma het suc cam dong ve nguoi cha nhan hau cua co. Toi nghiep hai chau nho cua Co mat me qua som.
Mong Co luon suc khoe
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,112,118
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến