Hôm nay,  

Tuấn, Chàng Trai Nước Việt Làm Nails

05/10/201200:00:00(Xem: 203046)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả cho biết ông đến Mỹ đã 20 năm, nghề nghiệp: chủ tiệm Nail tại Culver City, California. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên: “Nghề Nail đâu Có... Bèo”, Tháng Tư 2012. “Tuấn, Chàng Trai Nước Việt” -tựa đề một tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Vỹ- được tác giả dùng cho bài viết mới nhất của ông, chuyện nhân vật tên Tuấn bắt đầu vào nghề Nail.

Sau khi rời khỏi tiệm nails của Tina, vợ Tuấn xin được việc làm manager nails salon khác, và được điều động về làm chi nhánh ở thành phố Danapoint, vùng biển. Vùng này tuy có hơi xa khu Little Saigon, nhưng cô chủ mới này trả phụ thêm tiền xăng và chở giùm thêm hai cô thợ nails làm chung tiệm…

Ngày apply job, vợ Tuấn được chỉ dẫn sơ qua về công việc điều hành trong tiêm, thêm một vài quy luật của hệ thống Nails salon franchise này và được thử qua phần đối dáp, giao thiệp với khách hàng bằng tiếng Anh. Công việc phỏng vấn sơ tuyển này nàng vượt qua một cách dể dàng.

Từ ngày làm ở nails salon Danapoint, nàng cảm thấy vui vẻ, thoải mái, công việc dược điều hành một cách có hệ thống chuyên nghiệp hơn, nên nàng cảm thấy yên tâm và hăng hái trau dồi học hỏi trong nghề nails để mong sau này có thể tự làm chủ riêng một nails salon cho mình, thời gian bây giờ củng chỉ là thử thách thôi.

Từ ngày vợ Tuấn bảo chàng đi học nails, Tuấn đã nhiều lần tìm cách hoản binh, Tuấn chưa muốn vội nhập cuộc, muốn xả hơi thêm vài tháng rồi mới tinh gì đó thì tính. Vợ Tuấn về làm vùng Danapoint, nàng càng thêm phấn khởi, ngày nào củng đốc thúc chàng đi học nails “as soon as possible”, cứ việc lấy cái bằng nails trước cái đả, còn có làm hay không thì tính sau.

Tuấn nghĩ, thôi để vợ mình đi làm nails, còn mình đi thi xin làm mailman US post office, đi lang thang ngoài đường giao thư, lấy thư coi bộ vui hơn, mà mailman lương bổng, quyền lợi cao lắm, nên Tuấn đề nghị với vợ là để Tuấn thi thử US post office làm mailman, nghe nói thi tuyển củng khó chứ không phải dể, và củng phải điểm thật cao thì mới có hy vọng được tuyển vì có quá nhiêù thí sinh và đủ các sắc dân ở Mỷ dự thi. Tuấn điền đơn thi bưu điện on line, rồi mua sách luyện thi bưu điện về tự học, đi nghe các anh chị VN đang là bưu điện thuyết trình kinh nghiệm thi cử, làm việc trong các phần ngành trong bưu điện…

Ngày thi đến, nơi thi là Anaheim Convention Center, gần DisneyLand Orange County.

Tuấn đến bàn ghi danh có măt, thí sinh dự thi thật đông, ngoài sức tưởng tượng của Tuấn, được biết hôm nay có hai buổi thi sáng và chiều, mỗi buổi khoảng hai ngàn thí sinh, Tuấn nói thầm “Trời kêu ai nấy dạ, học tài thi mạng” rồi sắp hàng hồi hộp chờ vô phòng thi. Bài thi tương đối không khó lắm, nếu mình có học theo sách chỉ dẩn luyện thi bưu điện, khó nhất là là phần nghe trực tiếp tiếng Anh rồi ghi trả lời trên giấy phát sẵn. Nếu không học bài kỹ, và yếu tiếng Anh thì khó mà complete mỗi đề thi. Không có ai được nộp bài trước, làm xong để ra đầu bàn, hết giờ, giám khảo đi thâu bài một lược.

Tiếng cell phone ring ring, Tuấn nhìn phone thấy vợ mình gọi:

- Hello! Ông xà, đậu Tú Tài rồi phải không?

Tuấn cười trả lời:

- Bảo đảm, đậu là cái chắc, nhưng mà đậu trên cành.

Vợ Tuấn nói liền

- Em biết ngay mà, Ông Địa linh lắm….

Tuấn không hiểu cái gì mà có ông Địa dính líu trong chuyện thi cử của Tuấn.!

- Ông Địa linh như thế nào?

- Ở tiệm ngày nào em củng cho ông Địa hút một điếu 555 cầu cho đông khách, hôm nay em cầu cho anh thi rớt…

Tuấn nghe vợ nói tá hỏa tam tinh

- Oh! Man… Chồng thất nghiệp đi thi kiếm job, vợ ở nhà cầu ông Đia cho chồng mình thi rớt, ông Địa của em linh thiệt.

- Nói giỡn với anh thôi, nghe lời em học nails đi, đồng vợ đồng chồng tát biển Đông củng cạn mà. Đậu hay rớt gì em củng thưởng…

Tuấn lắc đầu cười vợ tôi hay thiệt, ép người quá đáng! Thiện tai, thiện tai….

Vơ chồng Tuấn thật sự cũng đã có bàn tính với nhau về chuyện dẹp shop may chuyển sang làm làm nails salon từ khi công ty designer hàng may bắt đâù giảm số lượng hàng giao cho sewing contractor, tất cả hàng may đều ưu tiên send out nước ngoài, chỉ để lại trong nước một số ít hàng may gấp, thời gian từ lúc nhận vải cho đến lúc may complete thành sản phẩm rất là ngắn, vừa nhận vải xong thì ngày giao hàng cận kề, nên lúc nào củng phải cần thợ may cả ngày lẫn đêm mới kịp giao đúng ngày, giao trể thì bị cúp hàng, đôi khi còn bị phạt vì trể chuyến xe giao hàng ra shoping store.

Trong thời gian này Tuấn nhận hàng it thì không đủ ăn, còn nhận nhiều thì rất khó kiếm thợ đủ sức tranh thủ làm cho kịp giao hàng vì số lượng các cô,các bà thợ may từ tuổi làm việc cho đến dưới 50 tại shop cho đến tại nhà đả giảm đi một lực lượng sản xuất đáng kể, các cô, các bà ấy chuyển sang nghề nails, nên số lượng thợ trẻ đủ sức ra hàng thiếu hụt, các bà trên 50 thì không nhận hàng may nhiều, chỉ may cầm chừng đủ tiền chợ là OK. Trong khi đó nghề nails thì tự do, có khách thì làm, không thì đọc báo, giờ giấc thoải mái, thấy ánh mặt trời, ăn mặc đẹp, được đi ra đường, không phải bị chôn chân trong nhà, trong shop, không bụi bậm, có thêm tiền tips, con đường rộng thênh thang, không bị căng thẳng mất ngủ vì hàng cần may gấp, ra khỏi tiệm nails thì thời gian còn lại là của mính.

Một tuần sau Tuấn nhận được thư baó kết quả bài thi tuyển US Post office ( USP ), bài thi của Tuấn đạt 72 % điểm, theo tỉ lệ này thì coi như Tuấn thi đậu, nhưng không có nghĩa là trúng tuyển vì USP chọn tuyển sinh từ điểm cao nhất trước rồi xuống điểm thấp kế tiếp cho đến khi nào đủ số nhân viên cần tuyển trong đợt này, những thí sinh đủ điểm đậu mà chưa được tuyển nằm trong waiting list.

Kêt quả thi như vậy, Tuấn không còn kế hoản binh nào khác nên đành phải chiều lòng bà xã đi học nails. Ghi danh xong, Tuấn xách thùng đồ nghề cùng vợ đi vào lớp học, vợ Tuấn giới thiệu với cô giáo Tuấn là học trò mới hôm nay. Vì thấy Tuấn còn ngại ngùng, cô giáo chỉ Tuấn ngồi vào trong hai dảy bàn đầu giành riêng cho học trò mới. Tuấn nói với vợ

-Sao anh thấy ớn quá..

Vợ Tuấn ,cùng cô giáo cười ha hả…cô giáo nói

-Không có ai ăn thit anh đâu mà sợ, anh nhìn xem cũng có nhiều đàn ông đi học, mai mốt anh có partner thực tập thì anh không muốn về….

Vợ Tuấn nói cùng cô giáo

-Em ép ảnh lắm, ảnh mới chịu nghe em đi học nails, em củng đang làm nails, cô giúp ảnh học giùm em.

Đây không phải là lần đầu cô giáo gặp cảnh này, các em trai còn nhỏ, choai choai thì không có vấn đề, còn các anh lớn tuổi, xồn xồn thì lúc nào cảm thấy chơi vơi, lạc loài trong thế giới đàn bà.

-Sau buổi học hôm nay anh sẻ thấy tự nhiên, học vui lắm, không có gì căng thẳng, học đến chừng nào xong cũng được, miển đủ 400 giờ học lý thuyết và thực tập, lúc đó nhà trường sẽ giúp anh nộp đơn thi license, đậu thì ra trường, còn rớt thì về trường học tiếp đến chừng đậu thôi, không có gì mà lo với âu.

Tuấn chào cô giáo rồi nói với vợ

-Em yên tâm về đi, em đứng đây một hồi chắc anh xỉu quá!

Trong khi chờ đợi cô giáo hướng dẩn, Tuấn quan sát chung quanh …

Lớp học tương đối rộng lớn, sáng, thoáng khi, các học sinh đều mặc đồng phục áo blouse trắng, nữ chiếm đa số, các em trai gái choai choai củng khá đông tập trung một chổ, vừa thực tập, vừa cười nói vui vè, lớp học có vẻ náo nhiệt, mọi người tự do ra vào, chổ ngồi tự do, vô sau thì ngồi ở bàn cuối.

Từ đây mổi ngày đều là dài nhất của Tuấn .It s a longest day.Một hôm, Tuấn vừa đi học nails về thì thấy có thư của USP, giấy thông báo đi interview vào ngày..tháng…. tại USP center thành phố Industry, Los Angeles. Tuấn vui mừng la lớn

-Vậy là ta thoát nạn rồi…ha..ha….

-Trời không phụ lòng người.

Vợ Tuấn vừa về, Tuấn báo tin cho vợ biết, nàng cũng hớn hở theo Tuấn

-Ư! Củng được, anh đi interview thử coi, job diết, lương bổng thế nào, được thì làm, không thì về học nails tiếp.

Thấy vợ tươi rói, không có vẻ gì buồn phiền, yes or no It doesnt matter what.

-Anh à! Làm công chức thì cuộc đời an phận, bình bình, còn mình làm business thì có lúc lên, lúc xuống, còn nhiều cơ hội, không sợ bị lay-off…

-OK ! Anh hiểu.

Tuấn biết nàng không muốn làm Tuấn thất vọng nên nói vậy cho vui, chứ trong lòng nàng đã có kế hoạch hai vợ chồng làm nails một thời gian lấy kinh nghiệm, học thêm làm móng bột, móng Pink&White, học thêm bằng esthertician waxing, facial rồi mới mở tiệm được, con đường củng còn dài và nhiều chong gai .

-Để anh đi interview thử coi ra sao, công việc trong USP có nhiều phần ngành, anh cũng muốn biết.

Đến hẹn, đúng ngày, 8 giờ sáng tại USP thành phố Industry, Tuấn thấy có rất nhiều người đến interview. Đầu tiên tất cả được hướng dẫn vào phòng thuyết trình về các sinh hoạt làm trong USP, giới thiệu chi tiết nếu làm mailman thì có nhiệm vụ gì, làm trong warehouse, clerk thì công việc ra sao… Kết thúc buổi thuyết thì mọi người ra phòng chờ, đợi gọi interview.

Tuấn được một cô tự giới thiệu là supervisor gọi interview. Cô đã có hồ sơ của Tuấn trong tay, nhưng củng hỏi sơ qua về học vấn, việc làm trước kia. Sau đó cô cho biết các luật lệ làm việc bắt buộc mà các nhân viên mới tuyển dụng phải chấp nhận.

Tất cả các nhân mới tuyển dụng điều phải trải qua thời kỳ “probationary” gọi là thời gian tập sự. Thời kỳ này là một năm, chia làm 4 kỳ, mổi kỳ 3 tháng. Tất cà mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh, hầu như là 100 % các luật lệ bắt buộc như

-Không đi trể dù chỉ vài phút, thí dụ như không bể bánh xe dọc đường…v.v. no excuser

-Không ốm đau, ngoại trừ phải nằm nhà thương.

-Không giờ giấc làm việc nhất định. Sáng, trưa, chiều tối….

-Không holliday, weekend, có nghia là phải trong tình trang ứng chiến 100%

-Tiêu chuẩn 40 giờ/week, overtime needed

-Ngày, giờ, nơi làm việc nằm trong khu vực mình đã chọn trước và bây giờ mình phải thi hành, no complaint.

-Cuối cùng sau mổi kỳ 3 tháng, nếu mình không được ký tái probationary, thì được coi như mình OUT, không vượt qua được thử thách. Trong lúc mình làm việc sẻ có ai đó quan sát mình để chấm công, chấm điểm từng kỳ 3 tháng. Sau một năm thì sẻ được nhận làm nhân viên USP chính thức,có đầy đủ benefit.

Phán quyết cuối cùng:

-Wage start $ 10.50. If you re interested in this job, please sign up here then take this form to the clinic for checking-up.

Tuấn cầm giấy đi khám sức khỏe, Tuấn tò mò muốn biết everything… Khám xong, trên đường về Tuấn nghĩ tự nhiên mình chui đầu vô cái rọ, lỡ gặp thằng lead man là “Thầy Cai-dù” thì mình bỏ mạng sa trường.

Đức Khổng Tử có dạy “Cọp tuy dữ nhưng người ta không sợ, chỉ sợ chế độ hà khắc”.

-Thôi là hết chia ly từ đây, tình duyên mình chỉ bấy nhiêu thôi!

Chiều Thứ Bảy, Tuấn vẩn còn trong lớp học nails, thấm thoáng Tuấn đả đủ 400 giờ, đả nộp đơn thi nails license, tuần sau là đi thi tại TP Glendale, lớp học cuối tuần củng đông học sinh, vì có học sinh vừa đi làm vừa đi học part-time… Tiếng cell phone ring..ring, Tuấn nhìn thấy tên thằng bạn lâu ngày không gặp, vội trả lời..

- Minh hả ! Mày ở đâu ra vậy ?

Tiếng Minh bạn Tuấn cười..

-Lâu ngày nhớ mày nên gọi hỏi thăm mày, lúc này ra sao ?

-Lúc này quởn, “ đời ca hát cho người mua vui….”….

-Cái gì, shop may của mày còn không?

-Dẹp rồi, có hàng không thợ, có thợ không hàng nên dẹp ở không vợ nuôi.

-Mày không có làm gì khác á?

-Có, vợ đang làm nails, còn chồng đang học nails...

Minh cắt ngang

-Trời đất, mày nói chơi hay thiệt vậy? Cái chốn “gió tanh, mưa máu” này mày chịu không nổi đâu. Bây giờ tao với mày kiếm cái gì lai rai rồi tao sẽ kể cho mày nghe thêm. Tao mới đi VN về.

Tuấn, Minh là bạn từ thời trung học ở VN nên rất tâm đầu ý hợp. Vợ Minh cũng làm chủ tiệm nails từ lâu. Vậy là hẹn nhau tại quán nhậu có ka ra ô kê. Xong chai bia đầu tiên rồi mới dần vào chuyện.

-Ê Minh ! Vợ mày củng có tiệm nails mà….

Bây giờ Minh mới từ từ nói

-Đúng, mầy biết nghề nails này nó phức tạp lắm, không phải ai củng đào ra vàng đâu, củng có người “ đất cày lên sỏi đá “. Nghề nails này là dể kiếm ăn, chỉ học vài tháng là có cái bằng rồi đi làm, không cần trình độ học vấn cao, kiếm tiền nhiều hơn là đi bấm thẻ, vì thế nó tập trung đủ thành phần hổn tạp “ thượng vàng hạ cám, nhức đầu lắm .

Tuấn yên lặng, một vài nhận thức kích thích trong Tuấn….Minh nói tiếp.

- Mày biết, vợ tao start cái nghề này củng vất vả, năm lần, bảy lượt muốn bỏ nghề… nhưng dần dần rồi cũng quen theo cái hệ thống loạn xà ngầu này. Mầy đem cái học thức, hiểu biết theo nguyên tắc làm việc thì mầy sẻ đào lên sỏi đá, mầy phải “giang hồ” một tí thì may ra kiếm được tí vàng…

Trong nghề này đúng là “giai cấp công nhân làm chủ”, mầy phải kiên nhẫn, khéo léo, một con mắt nhắm, một con mở thì mới thành công, ngậm miệng ăn tiền, có những lúc cũng phải cắn răng mà chịu …

Tuấn châm dầu:

-Thì nghề nào cũng vậy, cắn răng còn hơn cắn lưỡi….

Minh gật gật đầu:

-Đúng, không đến nỗi phải cắn lưỡi, nhưng đây là nghề bị đủ tiếng oan, nghe nói đến làm nails có tiền, nhưng không ai có thiện cảm cho mấy. Trong nghề này, tội nghiệp nhất là mấy cô làm manager, mỗi tiệm chỉ có một manager nhưng không thọ được lâu, cái đám thợ nó không coi manager ra gì!

Nghe đến đây Tuấn hơi nhột, vì vợ mình đang làm manager..

-Sao vây? Manager là người điều hành, phân việc cho thợ làm mà họ củng coi thường à !

-Theo nguyên tắc của mọi ngành nghề thì đúng, nhưng trong nghề nails thì sai. Một là mày làm thợ, hai làm chủ, đừng có dại dột làm manager sẻ đứng giữa hai lằn đạn, bị áp lực từ phía chủ lẫn thợ…

- À ! Mà vợ mầy mở tiệm được bao lâu rồi? Có bị trường hợp này không?

Minh nhún vai nói

-Vợ tao củng đâu có tài giỏi gì mà không bị lỗ đầu, tiệm vợ tao mở lâu rồi, vợ tao và cô em vợ gầy dựng chung một tiệm, một mình làm không nổi đâu, vừa làm chủ, vừa làm thợ, hai chị em cũng là hai thợ chánh trong tiệm, mầy mà yếu tay nghề thợ nó vật mầy chêt. Hên, tiệm cũng làm ăn được, có thêm sáu thợ, nhưng mà thợ đi ra đi vào như đi chợ, cho nên củng thường đăng báo cần thợ, mầy có thấy đăng báo cần thợ dày đặt đó không, đôi khi còn thêm câu “Chủ vui vẻ, làm việc không khí gia đình…” tại sao phải có thêm câu này….đó mới là vấn đề.

Rượu vô lời ra, Minh ngon trớn nói tiếp

-Mầy tưởng chỉ có sóng gió ở ngoài tiêm thôi á! Đôi khi sóng gió củng nổi lên trong nhà mầy, vợ mầy đem chuyện ngoài shop về kể cho mầy nghe, hai vợ chồng bàn qua, bàn lại một hồi thì thế nào sóng gió cũng nổi lên, mầy phải thông cảm cho vợ mầy mà thoái lui, chịu thua trước và lúc nào đồng ý theo nàng cho yên nhà yên cửa, nhớ nguyên tắc toán học rằng cộng với cộng thì thành cộng, còn cộng với trừ thì thành trừ, chân lý ấy không bao giờ thay đổi, không được tranh cãi, chịu khó nghe nàng “ tâm sự “ là sẽ có mái ấm gia đình ngay….

-Nghe mầy nói tao ngại quá, nói thiệt vợ tao đang làm manager tiệm nail, mà sao tao không nghe nói, hay than thở gì hết…..

Minh cầm chai bia lên cụng với Tuấn:

-Chúc mừng, chúc mừng….

Tuấn không hiểu tại sao Minh lại chúc mừng

-Mầy chúc mừng vợ tao được good job hả !

Minh cười thấy bạn mình còn ngơ ngác trong nghề nails này.

-Tao chúc mừng là vì vợ mầy đang chịu đựng học chữ Nhẫn, Một câu nhịn, chín câu lành….

Một câu nói có vẻ châm biếm nhưng chân tình.

-Tao hỏi mày thêm chuyện này, không biết mày có tìm hiểu không?

Minh nhìn Tuấn thăm dò.

-OK! Tao không dấu mày bất cứ chuyện gì .

Nghề nails đối với Tuấn còn nhiều mới lạ, nên có nhiều thắc mắc hỏi Minh.

-Nghe mày nói là cai quản một tiệm nails đã khó rồi, mà sao tao thấy cũng có người có hai, ba tiệm hay cả chục tiệm sao thấy easy quá vậy ?

Minh nhìn Tuấn cười đắc chí như đọc được tư tưởng cuả Tuấn

-Đúng là mày có tư tưởng lớn… -Minh làm ra vẻ bí mật- chuyện này là “bí mật quân sự” đáng giá một chai Cordon Blue, hôm khác tao trả lời. Hôm nay tao rủ mày lai rai, nhưng mày phải trả tiền chầu này vì mày đả hỏi hơi nhiều….khà..khà!

Vừa lúc đó cô tiếp viên đi ngang Minh làm duyên, Minh mỉm cười liếc mắt đưa tình…

-Hi! Anh Minh, anh Tuấn…chút nữa anh Minh lên ca nhe..

Minh cười..

-Anh mời em cụng một ly, xong anh sẽ ca..

Cô tiếp viên tự nhiên

-Chuyện nhỏ…

Một tràng pháo tay giới thiệu Minh lên ca, một giọng hát làm nhiều người “ái- ngại… “

“Tình một đời, tình mang lừa dối
Còn tình một đêm, sớm bỏ ra đi
……
Đây đó cho qua một kiếp người….”

Tom Tom

Ý kiến bạn đọc
05/10/201219:39:12
Khách
Anh Tom Tom, câu chuyện hay đang hồi hấp dẫn mà sao anh ngừng ngang xương vậy? Phải viết tiếp đi chứ anh, để xem anh Tuấn trong truyện đi làm nails ra sao? Mong được đọc tiếp!
05/10/201220:57:26
Khách
Truyện vui và chuyện cũng vui !

Sống ở đời ai mà không bị cơm,áo,gạo,tiền hành hạ?!Ông Tuấn dí dỏm kể lại chuyện vật lộn với cuộc sống của hai ông bà,chia xẻ kinh nghiệm của người bạn bằng giọng văn duyên dáng,lôi cuốn và mạch lạc đưa người đọc "trôi" từ chi tiết này qua chi tiết kia cho tới kết cục....khá bi quan :

"_ Đây đó cho qua một kiếp người..."

Đọc truyện theo kiểu cỡi ngựa xem hoa thì rõ ràng chúng ta có mỉm cười khi tìm lại hình ảnh mình trong đó,thí dụ như lúc chờ vào phòng thi,"chàng" bảo bà xã :

_Em đi về đi,em đứng đây một hồi chắc anh xỉu.

Tôi thấy lại mình mặt mũi tái xanh tái xám,nắm tay ...má tôi mà tay chưn lạnh ngắt...Tiếc thay;hổng có sư phụ Tuấn mớm ý cho câu :Thôi Má đi về đi,Má đứng chờ đây với con một hồi chắc Má mất công khiêng con về!

Cái tâm trạng hồi hộp trước cửa phòng thi ở đâu sao cũng ...có tính cách quốc tế quá há!

Truyện Kiều có câu :"Đoạn trường ai có qua cầu mới hay";ở đây,Tuấn hết nhọc nhằn với nghề may vì :Có thợ không có hàng rồi có hàng không có thợ...nhảy qua muốn thành mailman thập thò chân trong chân ngoài ngành Nail...đọc chuyện thì thú vị nhưng trải qua giai đoạn trần ai ...khoai củ đó thì ...còn gì hơn mà trông đợi nếu không chỉ đơn giản qua câu hát của Minh:"...cho qua một kiếp người"

Cám ơn chia xẻ chân tình của tác giả;không gì hơn gửi ông chút tâm tình của...nhạc sĩ Vũ Thành An:

"_Hãy cừ vui lên mà sống,lâu dần đời mình cũng qua..."

mà tục gọi là qua đời !!!

Hỏi nhỏ chút xíu nhé :"Ông bà đang làm chủ mấy tiệm nail rồi?"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,321,874
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.