Hôm nay,  

Phe Ta Trong Hãng Mỹ

01/10/201200:00:00(Xem: 276861)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.

Khi điền đơn xong tại Phòng Nhân Viên (H.R) của hãng X. tôi được cho biết lương giờ của tôi là $....Tôi còn đang đứng chờ xem còn có điều gì nữa cần phải làm không thì có một anh chàng Việt Nam đi vào. Anh ta nói gì đó với cô thư ký mà tôi nghe không rõ và đi ra liền.

Hôm đó cả tôi và bà xã cùng làm đơn. Bà xã tôi cũng được một bà manager, phụ trách làm khâu rufle tiếng Việt gọi là bèo, tình cờ lên Phòng Nhân Viên có chuyện gì đó, đồng ý nhận bà xã tôi vào làm khâu của bà ấy. Thế nhưng trước khi tôi ra về thì tôi lại được thông báo là ngày mai bà xã tôi cứ ở nhà vì bà manager đó không nhận cho bà xã tôi vào làm nữa. Tôi chẳng hiểu lý do vì sao. Ngày hôm sau tôi đến hãng làm với con rể và con gái.

Khi tôi nhận được cái check đầu tiên tôi cho bà supervisor hay là khi tôi được nhận vào làm, Phòng Nhân Viên cho biết là lương giờ của tôi là như vầy mà sao bây giờ lại bị bớt đi. Bà ấy nói là để bà ta điều chỉnh và sẽ cho lãnh bù lại số sai biệt. Quả nhiên cái check của tuần sau tôi được lãnh bù số tiền lương ít ỏi kia.

Công việc chính của tôi là đẩy những cái xe, chứa những cái mền đã may kín 3 phía chỉ trừ lại một phía. Tên loại xe này được các nhân người Việt đã Việt hóa và gọi là “xe ba ghì.” Thực ra đây là chữ bagging trong tiếng Anh có nghĩa là vật liệu để làm bao của cái mền. Tôi phải đẩy những cái ba ghì này đến khâu quilt. Khâu quilt này cho chạy hoa văn là những hình tam giác hay những bông hoa đã được máy computer set sẵn lên cái bao để giữ cho miếng gòn dính vào cái bao. Đây là khâu cuối trong 5 công đoạn làm một cái mền mà tiếng Anh gọi là “comforter.” Năm công đoạn làm mền gồm khâu cắt: cắt vải theo từng cỡ mền như king, queen, full, twin; Khâu may: may kín ba phía của cái bao; Khâu stuffing: là khâu nhét miếng gòn vào cái bao, khâu may miệng: mà trong hã ng gọi là enclosed để may kín phần còn lại của cái mền. Khâu cuối cùng là khâu quilt: cho thợ đưa lên máy chạy những hoa văn để giữ cho miếng gòn nằm yên trong cái bao.

Trong lúc rảnh tay ít phút, đang đứng nghỉ chân, tôi tình cờ gặp bà manager, người đã hứa nhận bà xã của tôi vào làm ở Phòng Nhân Viên ngày hôm qua. Tôi hỏi bà ta là hôm qua bà có hứa là nhận bà xã tôi vào làm. Khi tôi ra về thì lại được nói là ngày mai tức là hôm nay bà xã tôi cứ ở nhà. Tôi thật không hiểu nổi.

Rất vui vẻ bà ta nói với tôi là hôm nay bà cũng có ý đợi bà xã tôi vào làm mà không thấy. Rồi bà nói ngày mai ông bảo bà xã ông cứ vào làm không có gì trở ngại cả.

Ở Mỹ lâu rồi, khi đi làm cho hã ng, mới thấy cái quyền tư do mướn công nhân của manager. Phòng Nhân Viên có thể không mướn người nhưng manager có quyền mướn thêm người, nếu thấy cần, mà Phòng Nhân Viên không được can thiệp vào chuyện này.

Trong lúc đang đẩy những ba-ghì thì tôi lại gặp cái anh chàng người Việt kia. Tôi không biết anh ta giữ nhiệm vụ gì nhưng cũng thấy anh ta lăn g xăng đẩy xe ba-ghì như tôi như ng với phong cách của một người chỉ huy.

Theo thói quen, khi đang chờ ba-ghì để đẩy tôi đứng “chống ne” để nghỉ mệt. Giật mình tôi nghe ai đó quát lên anh kia bỏ tay xuống nghe rất oai phong hùng dũng.

Quay về phía tiếng nói, tôi nhận ra là anh chàng người Việt mà tôi đã gập trong Phòng Nhân Viên ngày hôm qua. Khiếp chưa! Mới vào làm mà đã bị phe ta ra oai kiểu ma cũ bắt nạt ma mới! Không lẽ khi tôi chống nẹ tay tôi đã xúc phạm đến anh ta nặng nề đến nỗi anh ta phải quát lên như thế hay sao.

Hình như đi đâu cũng thấy có một thiểu số người Việt ta khi ấm chỗ rồi thì lại hay tác oai tác quái với phe ta. Đây có lẽ là chuyện dài của phe ta mà khôn g bao giờ có hồi kết cuộc. Những người Việt ta may mắn được chủ giao cho nhiệm vụ để điều hành công việc trong hãng như lead, supervisor hay thậm chí manager có vẻ tưởng là mình “làm quan”, đang giữ chức vụ quan trọng, nên mới có thái độ hống hách, tác oai tác quái đối với phe ta. Trong khi đối với các công nhân người Mỹ thì họ lại không dám có thái độ bắt nạt, ăn hiếp.

Thật ra, đi làm hãng Mỹ, khi một người được đặt vào chức vụ nào đó thì chỉ là để điều hành công việc cho dễ dàng chứ không phải là để làm khó những công nhân khác.

Làm công việc đẩy xe ba ghì một thời gian, tôi gặp ông David, một người Mỹ mới vào làm supervisor trong hãng. Qua mạn đàm trong những phút rảnh rỗi hiếm có, ông nhận ra tôi là bạn đồng môn. Lý do là trước khi sang Việt Nam công tác ông đã có dịp theo học khoa tiếng Việt ở Viện Ngữ Học Hoa Kỳ thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ (Defense Language Institute), còn tôi thì cũng theo học ở Viện Ngữ Học Hoa Kỳ nhưng khác với ông, tôi lại theo học khoa tiếng Anh.

Một hôm trong khi tôi đang đẩy cái xe ba-ghì, ông đến bên cạnh gõ nhẹ vào thành xe. Ông cho tôi biết là tôi sẽ khỏi đẩy xe nữa vì việc này sẽ dành cho người khác làm. Còn tôi sẽ về làm chung với ông. Ông đã yêu cầu và ông chủ hãng đã chấp thuận.

Làm việc với David thật là thích vì ông rất mến người Việt ta. Ông rất thích khi có ai mời ông ăn thức ăn Việt, bà xã ông cũng vậy. Hai ông bà không hề từ chối khi được mời dự đám cưới của người Việt Nam.

Khi du lịch Việt Nam trở về ông bà đã đặt may cho ông bà và các con, các cháu mỗi người một cái áo dài. Ông, bà đem ra khoe và rất thích thú khi mặc thử cho tôi xem với nụ cười nở trên môi.

Hãng X. lúc đó ăn nên làm ra. Ông chủ hãng có nhã ý cho anh chị em công nhân người Việt chút an ủi lúc tuổi già, đó là chương trình về hưu 401-K. Đây là điều hiếm có vì hãng X. là một hãng nhỏ lợi tức so với các hãng kỹ nghệ nặng khác không là bao.

David bảo tôi phụ trách thông dịch cho phái đoàn của cái công ty bán 401-K này. Sau khi hoàn thành việc thông dịch cô thư ký văn phòng cho tôi biết là ông chủ hãng nói sẽ đưa tôi lên làm supervisor!

Mấy ngày sau tôi nhận được một cái giỏ có trái cây kèm theo một cái thiệp có chữ ký của ông chủ ngỏ lời cám ơn. Theo ông, nhờ tôi làm thông dịch nên công nhân người Việt hiểu 401-K là gì nên số người tham gia vào 401-K đã vượt quá số ước tính dự trù.

Một hôm David bảo tôi đi cùng ông lên gặp ông chủ hãng. Khi chúng tôi đã yên vị rồi ông mới khởi đầu câu chuyện. Lúc đó tôi mới biết ông thôi không làm nữa. Ông yêu cầu ông chủ hãng dành cho tôi một công việc khác với công việc trước khi tôi về làm cùng ông. Rất mau mắn ông chủ nói với tôi vậy tôi để anh làm lead nhé. Tôi từ chối liền và yêu cầu ông cho tôi trở lại công việc cũ là đẩy xe ba-ghì.

Thấy tôi từ chối, ông David quá ngạc nhiên, phải lên tiếng khuyên bảo, nếu nói ngoa một chút cho nó oai, năn nỉ tôi nhận làm lead ! Ôi sao tôi ngố như… tôi. May mà thấy tôi quá ngố, cả David lẫn ông chủ chỉ cười mà không hề ghét bỏ. Tôi đã có kể về David trong bài “Tình Tự Quê Hương và Người Mỹ,” hiện còn lưu trên Việt Báo on line.

Một thời gian sau khi David đi, bà supervisor chuyển qua làm văn phòng. Người thay thế là một ông manager tên Y. Ông Y. này dường như không được chỉ dẫn tường tận hay ông ta muốn tìm hiểu công việc của department tôi nên ông ta cứ sử dụng văn phòng chật hẹp của lead để làm việc. Thấy chật chội quá tôi chỉ cho ông Y. văn phòng cũ của người manager cũ đang bỏ trống để ông dời qua đó.

Ông chủ hãng tuy công việc đa đoan nhưng ông không bao giờ quên thực hiện ý định của ông là đưa tôi lên làm supervisor. Không qua ông trực tiếp, vì tôi đã một lần từ chối làm lead khi ông đề nghị, thì qua người khác vậy.

Người đó là bà em gái của ông. Bà này làm manager cho hãng ngay từ khi hãng còn là một hãng nhỏ ớ cách Greenville lối 35 miles. Nay bà chuyển về hãng chính. Bà đề nghị tôi làm supervisor cho khâu của bà dĩ nhiên là tôi từ chối.

Thấy tôi từ chối, bà đích thân đến gặp ông manager Y. Bà yêu cầu ông này cho tôi về làm ở khâu của bà. Dĩ nhiên là ông manager Y nói khéo là việc này tùy quyết định của tôi, ông không thể ép tôi làm điều mà tôi không muốn.

Cho đến nay khi viết mấy dòng này tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại chiếm được cảm tình của ông chủ hãng và bà em của ông ấy. Tôi chỉ là người xa lạ, nhất lại là người Việt Nam. Nhân viên trong hãng thiếu gì người Mỹ sẵn sàng trả lời OK cái rụp, khi được lên chức và lên lương.

Một hôm, sau ngày tôi thi đậu quốc tịch Mỹ, khi đi kiểm tra công việc trở về văn phòng dành cho lead. Ai đó đã được lệnh dán mấy chữ khổ lớn in từ máy PC lên vách phía ngoài của căn phòng nhỏ dù ng làm nơi làm việc của hai người lead: “Mr. Bình is now an American.”!

Quả thật là khi ai đó có cảm tình với mình thì chuyện gì cũng có thế xẩy ra và ngược lại khi ai đó đã ghét mình thì cũng vậy!

Ít lâu sau ông manager Y. kéo thêm một cô người Mỹ, tên L. vào làm. Như vậy trong khâu chúng tôi có đến ba người, tôi, cô Mỹ tên L. anh chàng lead trẻ tuổi người Việt.

Anh chàng này phụ trách khâu quilt, còn tôi phụ trách khâu make bag (khâu làm bao cho cái mền), còn cô L. (tên này dù viết tắt nhưng tôi cũng đã đổi) tôi không biết cô ta phụ trách khâu nào.

Một hôm, tôi đang ngồi trong văn phòng. Ông manager Y. đi vào với dáng điệu hấp tấp. Ông cho biết ông ta nghỉ việc và chào từ biệt tôi. Tôi lấy làm lạ nhưng cũng đứng lên bắt tay ông thật chặt và chúc ông mọi sự bình an.

Ngày tháng qua mau, một hôm tôi đang đứng cạnh cái máy quilt cũng đứng gần đó là ông manager Z. được điều từ khâu khác qua để tạm thời trông coi khâu làm mền thay ông Y.

Ít phút sau bà vợ ông manager Y. cũ cũng từ đâu đến đứng gần tôi. Ông manager Z. nói với vợ ông manager Y. là muốn nói gì thì nói với ông B. vì ông chủ thích ông B.

Được lời như cởi tấm lò ng bà vợ ông manager Y. ngỏ ý nhờ tôi nói với ông chủ cho chồng bà ấy là ông manger Y. trở lại hãn g làm việc vì đã hai tháng nay ông ta không kiếm ra việc mới.

Để đáp lại, tôi cho bà Y. biết là ông Y. là boss cũ của tôi nên tôi sẽ hết lòng nói giúp nhưng tôi không biết nói sao đây cho hợp ý ông chủ. Bà cứ yên tâm tôi sẽ cố gắng hết sức.

Nói xong tôi gõ cửa phòng làm việc của vợ ông chủ hã ng, ở gần đó. Rất mau mắn bà ta hỏi tôi cần gì. Tôi ngỏ ý muốn gặp ông chủ. Bà ta nói là ông ấy đang bận khi ông ấy rảnh bà sẽ cho tôi hay. Bà vợ ông chủ không hề hỏi tôi muốn gặp ông chủ làm gì.

Chỉ ít phút sau qua cái loa phóng thanh trong hãng, bà vợ ông chủ hãng gọi tôi vào gặp ông chủ.

Rất lịch sự ông bắt tay tôi và hỏi tôi cần gì ông sẽ giúp. Tôi nói cho ông biết là theo tôi hãng đang phát triển mà ông lại cho ông Y., một manager tận tụy, năng nổ, nghỉ việc nên tôi rất lấy làm lạ. Nay bà vợ ông Y. nhờ tôi nói lại để ông xem có thể cho chồng bà ta trở lại làm tại hãng hay không.

Trầm ngâm ít phút, nhìn tôi thật lâu rồi ông chủ mới trả lời là vì tôi rất thành thật với ông nên ông sẽ nói thẳng không dấu diếm tí gì cả.

Ông cho biết hôm đó ông Y. nói với tôi (tức là ông chủ hã ng) cho anh ra đẩy xe ba-ghì còn cô L. cho làm lead thay anh. Tôi mới trả lời là cho cô L. về làm trong khâu cắt còn vẫn giữ anh làm lead ở khâu làm mền như cũ. Nghe tôi nói như thế anh có biết ông Y. trả lời tôi ra sao không. Ông ta nói như vậy là trong hai tuần lễ nữa ông ta sẽ nghỉ việc theo như nội quy của hãng. Tôi trả lời liền ông có thể nghỉ việc ngay từ bây giờ và không cần theo nội quy của hãng.

Người Việt ta có câu “đứng như Trời trồng”. Đó chính là cảnh tôi đã trải qua khi nghe ông chủ cho biết người mình tính giúp lại chính là kẻ đã tính đá… mình. Dù vậy, trước khi rời văn phòng ông chủ, tôi nói thêm với ông là tôi vẫn mong ông chủ có thể cho ông Y cơ hội được quay lại làm việc với hãng. Khi bắt tay từ giã, ông chủ nhìn tôi ôn tồn nói tôi không dám hứa với anh nhưng để xem sao.

Lối 15 phút sau trong lúc tôi đang làm việc thì qua loa phóng thanh bà vợ ông manager Y. được yêu cầu vào gặp ông chủ hãng. Lối 30 phút sau ông manager Y. trở lại làm việc.

Như vậy cái nghiệp thông (mắc) dịch (vật) mà tôi từng đa mang đâu có tệ lắm, vì không những giúp được phe ta mà còn cả phe…Mỹ nữa. Rất nên khoan khoái khi... trả nghiệp.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
05/10/201222:33:37
Khách
Chào Óng(Bà ) Kim Quan
Tôi cũng hy vọng là có sự thay đổi trong tư duy của người Việt ta nhưng sự thay đổi nào cũng đòi hỏi phải có sự học hỏi nói nôm na là cp sự hiểu biết rộng rãi.Cám ơn Ông(Bà) đã dành thì giờ để chia sẻ ý kiến.Chúc Ông(Bà) Và gia đình sức khỏe.Trân trọng
04/10/201223:54:57
Khách
Có hai cực đoan thường xảy ra khi phe ta làm việc trong hãng ...không phải của phe ta.(Tôi không dám nói chuyện ở Mỹ vì tôi không có ở Mỹ!)

Thứ nhất là chuyện phe ta ăn hiếp phe mình !

Thứ hai là chuyện ở đối cực kia của vấn đề :phe ta bao che phe mình -dù là hơi hiếm xảy ra -Đại loại như chỗ tôi được biết có người làm supervisor cho một hãng sản xuất đồ nhựa (plastic ),bà ấy "lộng quyền" cứ cho người thay phiên cho nhân viên người mình đi restroom nhiều hơn mức cần thiết chẳng hạn.Cần giải thích thêm cho rõ là ở những hãng xưởng có công việc làm dây chuyền,máy móc vận hành gần như không thể tắt được cho tới lúc phải thay đổi khuôn để sản xuất mặt hàng khác,công nhân đã được sắp xếp "đứng" máy chỉ được rời máy đi vệ sinh hoặc nghỉ ăn trưa,ăn tối,uống trà...khi nào có người đến thay thế mà thôii.

Chuyện phe ta ăn hiếp hoặc ngược lại với phe mình có phải là một phần bản chất dân tộc không ?Nói thế này quả là đại ngôn nhưng phải nhìn nhận là ở cực đoan nào của vấn đề,tinh thần của người có trách nhiệm thường thì hoặc là quá giới hạn cho phép....Nhu ông S.N.Trần Ngọc Bình có nói :chức vụ được giao phó trong chỗ làm chỉ là một "vai" tương tự như một vai tuồng trên sân khấu mà thôi;mình nhận vai ấy thì phải thực thi tối ưu vai trò của mình trong môi trường làm việc ấy , ấy thế mà trong thực tế một khi có trọng trách hơn người,phe ta hay lệch lạc để lộ hoặc là cái tính xấu :thượng đội hạ đạp,hoặc cái thói bợ đỡ để sống còn vì dân tộc đã từng sống hết dưới chế độ đô hộ rồi thực dân và nay tới cái cảnh một cổ mấy chục cái tròng nào là của công an khu vực,nào của thành uỷ,đảng uỷ...ngành nghề uỷ gì đó !!!

Cái hay của vấn đề là nếu có một ông Sao Nam Trần Ngọc Bình thấy được cái nhược điểm của phe mình thì nhiều người khác trong chúng ta cũng thấy như vậy;và một khi đã thấy ắt sẽ có sửa đổi;hy vọng là thiển nghĩ không phải là một lạc quan ...tếu !



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến