Hôm nay,  

Họp Mặt Thuyền Nhân Đảo Pulau Bidong

20/09/201200:00:00(Xem: 229373)
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan Rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ và hiện là cư dân HoustonTexas. Tác giả tham dự viết về nước Mỹ từ 2009 và sau đây là bài viết mới nhất của ông.
vvnm_hop-mat-pulau-bidong
Hòn đảo và cầu tầu tại Pulau Bidong.
Trang sử thuyền nhân vượt biển đã lật qua,người tỵ nạn đã được các quốc gia trên thế giới nhận cho định cư và đã ổn định đời sống từ lâu. Thế hệ thứ hai, thứ ba bắt đầu tiếp nối cha ông hội nhập vào dòng chính.

Người thuyền nhân vất vả năm nào nay đã lơi tay chèo chống gia đình để nghỉ ngơi, tham gia sinh họạt với các hội đoàn, hội đồng hương, cho khuây khỏa tuổi già, và có dịp tìm lại người thân mà đã một thời sống ở trại tỵ nạn với mình.

Từ ý nghĩ đó, sau nhiều lần hẹn hò rủ rê nhau. Một ban tổ chức bỏ túi được thành hình,gồm vài nguời có “chức sắc” ở đảo ngày trước còn được tin cậy,đứng tên để tập họp mọi người tham dự. Không phân biệt thuyền nhân trước hay sau ngày 14/3/1989.

Chỉ có ba tuần chuẩn bị, tìm điạ điểm tổ chức. Vì lần đầu không biết số ngưòi tham dự bao nhiêu nên chỉ thuê một phòng dự trù 250 chỗ ngồi,và lấy ngày “Tạ ơn” Thanksgiving hằng năm của Hoa kỳ để họp mặt.Phần ăn,kêu gọi khách đến tham dự,xin mang theo phần ăn cho chính mình và yểm trợ thêm cho một nguời nữa. Chi phí thông báo trên đài phát thanh cũng như đài truyền hình, ban nhạc giúp vui, banner trang trí, nước ngọt đủ cho 250 người dùng,đều xin anh chị em thuyền nhân có cơ sở thương mại bảo trợ. Thông báo cũng kêu gọi mọi người nên mang theo bất cả những kỷ vật gì còn giử được từ Bidong như:thẻ lảnh cơm, thẻ tỵ nạn.áo pull có hình Bidong v. v. để góp phần triển lảm.

Riêng phần ăn độc đáo là nồi “mì gói nấu chín” do ban tổ chức tự thực hiện. Vì có hoạt cảnh, từng thuyền nhân nối đuôi nhau đi nhận mì, để gợi nhớ về quá khứ ngày mới lên đảo cũng được ăn món này.

Giờ khai mạc, không ngờ số người tham dự quá đông ngoài dự trù, phải đứng tràn ra hành lang nơi khu triển lãm, trưng bày hình ảnh, vật thể còn sót lại từ Bidong, trông thật cảm động. Trên sân khấu một bàn thờ khói hương nghi ngút để tưởng nhớ tiền nhân và các vong hồn thuyền nhân đã bỏ mình ngoài biển cả. Mười bốn ngọn nến trắng và ba ngọn nến đỏ được thắp sáng, do các em nhỏ lần lượt mang lên cắm quanh bếp lửa tự tạo bằng điện đang bập bùng cháy, tượng trưng cho ngày 14/3, ngày nghiệt ngã cuả thuyền nhân đến muộn phải bị thanh lọc, bị đàn áp, bị cưỡng bức về lại Việt nam.

Trong phần nghi lễ, mọi người nét mặt vui tươi đón nhận âm vang bài quốc ca Hoa-Kỳ và đồng thanh hát quốc ca VNCH. Cũng có phút mặc niệm để tưởng nhớ tiền nhân và thuyền nhân.

Thủ tục khai mạc chấm dứt, kế tiếp là phần giới thiệu quan khách tham dự. Trong số quan khách có mấy “khách danh dự. ” Hai em minor trước đây ở khu nhà chăm sóc trẻ teenager vì không có người thân đi theo. Nay một em là kỷ sư đang làm việc ở Trung tâm không gian Johnson Space Houston TX và, một em là bác sĩ chuyên khoa tại một bệnh viện lớn Houston. Sau đó giới thiệu tiếp thế hệ hậu sinh, bốn em sinh tại đảo, nay đang là sinh viên năm thứ ba của các trường đại học Houston. Tiếng vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt dành cho các em đã thành công trên đất nuớc tự do Hoa kỳ. Sau đó là bài phát biểu của trưởng ban tổ chức ngày hội ngộ:

- Thưa qúy vị quan khách, thưa anh chị em cựu thuyền nhân.

“Đáp lời mời gọi của ban tổ chức ngày họp mặt thuyền nhân đảo Pulau Bidong, qúy vị, qúy anh chị em đã náo nức, hăm hở về dự đông đúc trong hội trường nầy, là một niềm vui lớn cho chúng tôi.

“Vì cuộc họp mặt của chúng ta rơi vào mùa lễ tạ ơn truyền thống hàng năm của Hoa-kỳ, nên chúng tôi xin thay mặt anh chị em xin tạ ơn mọi người, mọi vật, mọi nỗi vui buồn lớn nhỏ đã xảy ra quanh ta trong cuộc hành trình vượt biển tìm tự do năm nào.

Trước hết. Xin tạ ơn con thuyền mong manh đã quặn mình luồn lách, chống chỏi với sóng to gió lớn để đưa chúng ta đến bến bờ an toàn lánh nạn. Xin tạ ơn đảo Pulau Bidong, tuy quá bé nhỏ, nhưng đã cho chúng ta dừng chân khẩn cấp trước sự rượt đuổi phía sau của thiên nhiên và con người hiểm ác.

Xin tạ ơn cầu tàu Jetty vững chắc, nơi đã cho chúng ta đặt bước chân xiêu vẹo đầu tiên lên bờ, và cũng chính nơi cầu tàu nầy, sau đó là ngả rẽ giữa người thân của chúng ta. Người vào SB (Special Branh, ngành điều tra đặc biệt) làm thủ tục nhập đảo, kẻ vào Sickbay (bệnh xá) nằm thoi thóp để cấp cứu vì kiệt sức, phần do biển cả gây nên, phần do hiểm họa của hải tặc. Sau cùng buồn thảm thay! Có người phải chuyển ra nghĩa trang đồi khu F để xuôi tay vĩnh viễn từ biệt hai chữ Tự-Do. Cái giá họ phải đánh đổi nhưng: đường đi không tới!

Cũng xin tạ ơn chén mì ăn liền nhão nhẹt cứu đói cấp thời. Tạ ơn ly nước lạnh mát ngọt trôi qua cổ họng rát bỏng vì khát cháy. Tạ ơn mỹ từ nơi vua ở “long sàng” cao sang quyền quý, người tỵ nạn ơ “longhouse” chật hẹp, chuột, muỗi săn đuổi hằng đêm. Tạ ơn tấm ván ép bóng nhậy mồ hôi,chứa đầy rận,rệp nhưng rất qúy của người trước ưu-ái làm quà cho người sau. Tạ ơn đàn chuột đói mồi,đêm đêm kéo về cắn phá chân tay,nhưng may thay không gây bệnh dịch chết người hàng loạt.

Tạ ơn những âm thanh lao xao, xô, thùng ồn ào theo bước chân chạy vội sắp hàng lãnh nước. Tạ ơn những gặp gỡ bất chợt, những câu chuyện dòn tan quanh cột nước tuy ngắn ngủi nhưng đầy thú vị. Tạ ơn xô nước ngọt tiêu chuẩn cấp phát hằng ngày, vừa uống vừa dành dụm “tắm hơi” thân mình trong hạn hẹp. Tạ ơn khẩu phần nhà bếp cho ăn: - gà cá, cá gà và tô nuớc rau luộc lõng bõng. Một điệp khúc nhàm chán trong bản trường ca củi lửa, bếp lò quanh đời tỵ nạn bốn năm trường.

Tạ ơn cụm từ: “thư đi lời hay ý đẹp,thư về nhớ kẹp money” của thuyền nhân sáng tạo, gởi đi kêu cứu thân nhân từ bốn phương trời. Trên đảo thư con Ó Mỹ là vua các loại thư, và cũng là niềm đau ray rứt của kẻ “mậu diện con bà phước”. Tạ ơn tình ruột thịt nghĩa đồng bào đã không bỏ đói người thân đang cùng đường, kẹt lối.

Tạ ơn các quán cà phê, nơi hội tụ của thuyền nhân tiêu sầu chờ đợi. Tạ ơn “một thuở thanh bình” (chưa thanh lọc) người người chăm lo học hành quanh các trường Việt ngữ, Anh ngữ, trường dạy nghề. v. v…

Ở đảo lâu ai cũng thấy chuyện” lái xe”, tuy không có trường dạy lái xe, nhưng thuyền nhân vẫn “lái xe” lạng lách vững vàng, không gây tai nạn kẹt xe hàng giờ như bên Mỹ. Tạ ơn những chiếc “xe” láng cón,xuất xưởng nhiều đời từ 1945 cho đến về sau. . . Có loại “xe” mới tinh anh vừa nhập vào đảo, cũng có “xe” đã dùng rồi (second hand).Ở Mã-lai tài xế lái bên phải,ở Mỹ tài xế lái bên trái, còn ở Bidong tài xế lái ở giữa, mấy động tác bắt buộc: bẻ vô lăng qua trái, phải. Đạp thắng, nhấn ga, để “xe” lên dốc xuống đồi khiến “xe” chạy bon bon ngon lành, thậm chí còn hứng thú nữa. ”Lái xe”trên đảo không cần bằng lái, không cần bảo hiểm, không cần giới hạn tốc độ vì không có đại lộ thênh thang. ”Xe”chạy trên mọi điạ thế, lủi vào bờ bụi là đặc tính tốt nhất của “xe”. ”Xe” trên đảo không cần đổ xăng, chỉ chạy bằng năng lượng cà phê và nước ngọt là đủ. ”Lái xe” trên đảo cũng không cần bảo trì, vì không có garage sửa chữa, khi “xe” hư hay có triệu chứng bất thường, “bình điện yếu” thì đã có sickbay (bệnh xá) lo. Quái lạ là chổ đó!!

Có vị cao ủy tò mò hỏi: ”xe” là gì? “lái xe” là gì? Xin thưa: một danh từ và một động từ bí hiểm không biết có mặt trên đảo nầy tự bao giờ. Chỉ biết có lần khi mới nhập đảo. Còn nhớ nhà, chiều chiều ra biển ngồi trông về quê mẹ để vơi bớt nỗi buồn. Bên cạnh có một đôi nam nữ cũng trong tâm trạng đó. Họ nhìn qua hỏi new boat people (thuyền nhân mới) anh qua đây một mình sao? Thuyền nhân mới trả lời: tôi đi với gia đình, và hỏi lại người kia: anh cũng đi với gia đình hay sao? Người kia đáp: không, tôi qua đây với xe. Thuyền nhân mới trố mắt ngạc nhiên hỏi lại: chắc tàu anh rộng lắm sao mà đem theo cả xe được? Người kia đáp: không phải. Xe là đây nầy, chỉ người con gái đang ngồi bên cạnh. À ra “xe” là thế đấy! Thuyền nhân mới, thầm thán phục sư phụ nào đó đã khai sinh ra “chữ nghiã” bóng bẩy vừa tượng hình và tượng thanh đáng nể!

Chuyện có thật. Một bà mẹ gởi con gái của mình vượt biên đi theo người bà con. May mắn đến đảo Bidong, sau khi ổn định xong được khuyến khích đến trường học theo chương trình Việt ngữ. Không những không chiụ đi học mà cô gái chỉ ham vui chơi lêu lỏng và tệ hơn nữa, tối ngày chỉ biết “lái xe”. Người bảo trợ sợ trách nhiệm với gia đình bên Việt nam, nên viết thư về kể sự tình:

“Con X… ở đây không chiụ học hành, cứ lo “lái xe” tối ngày. Bà mẹ hốt hoảng vì thương con, nên nhờ người viết thư gởi qua cho văn phòng trưởng trại, nhờ ông trưởng trại dùng uy quyền cấm không cho con bà ”lái xe” vì bà chỉ có mỗi đứa con gái duy nhất, sợ rủi ro xe đụng chết thì bà mất đứa con! Tội nghiệp cho tình mẫu tử luôn thương nghĩ về con. Nhưng bà đâu biết rằng con bà đang “lái xe” đi mây về gió trên đảo với người yêu (thư có triển lảm bên ngoài để mọi người đọc cho vui vì sự hiểu lầm tội nghiệp trên).

Quay lại với thực tại sau thời thanh bình. Tạ ơn những con tàu đưa người tỵ nạn qua Marrang thanh lọc để tìm đường sống phía trước, nhưng eo-xèo khi trở về, người vui thấy ít kẻ buồn nhiều hơn!

Tạ ơn lần công bố kết qủa thanh lọc đầu tiên trên đảo đầy căng thẳng, cảnh sát giăng rải khắp khu cao ủy để đối phó với phản ứng bất lợi của người bị từ chối quyền tỵ nạn.


Tạ ơn Lâm văn Hoàng MC 381 đã trầm mình xuống biển chết ngày 25/11/1990 vì bị máy chém thanh lọc chặt đứt niềm hy vọng. “Lâm văn Hoàng chết cho chúng ta sống.” Đó là hiệu lệnh phát ra, viết trên banner, treo ở khu Sickbay. Sau đó các cuộc tranh đấu mổ bụng, tuyệt thực, tự thiêu để đòi quyền tỵ nạn diễn ra liên tục. Tạ ơn tướng Masbah chỉ huy trưởng lực lượng Task force Terrangganu cho lệnh cảnh sát đảo Bidong vung kẽm gai ngăn chặn biểu tình và chia cắt lực lượng tranh đấu. Tạ ơn 17 ngàn thuyền nhân quyết tâm vùng dậy làm chủ đảo ba ngày đêm khiến cảnh sát và cao ủy hoãng sợ xuống tàu vào đất liền lánh nạn vì sợ bị bắt làm con tin. Cũng xin tạ ơn lệnh của tướng nầy sau đó cho cảnh sát bắt những người cầm đầu cuộc tranh đấu xuống tàu đưa vào đất liền trại Marrang giam giữ hầu dập tắt lửa đấu tranh.

Những tưởng thế sẽ yên, cuộc tranh đấu vẫn kéo dài từ Bidong cho đến Sungei Besi, khi từng người một bị còng tay cưởng bức liệng xuống “tàu đón ta “hồi hương bất đắc dĩ” mới thôi!

Trở lại với người may mắn được quyền tỵ nạn. Tạ ơn bài ca “Biển nhớ”cất lên trên loa phóng thanh công cộng quanh đảo, báo tin vui, hy vọng mới, có list người rời đảo đến vùng đất hứa. Tạ ơn hàng dừa xanh lả lơi, chải tóc gió bên cạnh sickbay khu A. Chính nơi nầy, đã diễn ra các sinh hoạt vui chơi và đưa tiễn người thân lên tàu rời đảo… Có bao hàng lệ rơi, bao lời thương yêu nhắn gởi, bao mối tình bịn rịn chia tay từ bến tàu nầy!

Tuy vậy, cũng có một cuộc tình đẹp nhất ở đảo thời tỵ nạn lúc bấy giờ. Cuộc tình giữa vị bác sĩ trưởng của bệnh xá Bidong và cô phụ tá L. . thuyền nhân, trắng da dài tóc, xinh đẹp, nóng bỏng… Chàng người Thụy Điển, bác sĩ, cũng là một phi công lái máy bay chiến đấu, giải ngũ,tình duyên trắc trở, tình nguyện qua phục vụ ở đảo với thời hạn 2 năm cho một nhiệm kỳ. Những tưởng rằng sau hai năm sẽ rũ áo ra đi thanh thản như bao đồng nghiệp trước. Nhưng không, chàng đạt môt lúc ba nhiệm kỳ, vì có thành tích phục vụ tận tình cho người tỵ nạn, vừa bén rễ tình yêu sâu đậm với người đẹp thuyền nhân tên L…

Cuộc vận động ký “thỉnh nguyện thư” của các ban ngành, và sáu khu A, B, C, D, F, khu thanh nữ, để giữ chàng lại nhiệm kỳ bốn, song không được cao ủy chấp thuận vì sự bất quá tam. Chàng phải rời đảo ra đi… Cuộc chia tay của chàng diễn ra thật cảm động.Đồng bào tiễn chân tại cầu tàu Jetty thật đông như chưa bao giờ có, để tỏ lòng biết ơn vị bác sĩ nầy. Thế là có ngàn gịọt lệ rơi, có ngàn nụ hôn thắm thiết như mưa bấc diễn ra do cô L… chủ động, nàng đã bá cổ chàng Haskan hôn “hôn hết biết, “hôn không khoan nhượng, không ngại ngùng” trước đám đông người Việt chứng kiến!

Thật bất ngờ và cũng thật mủi lòng trước cảnh phim “Love history” đang diễn ra tại bờ biển khu A, giữa khung trời xanh biếc, gió lồng lộng thổi, tiễn tàu bịn rịn rời bến…

Có cụm từ được khai sinh trên đảo, “Tình Bidong có list thì dzông” để chỉ những kẻ thiếu trách nhiệm. Nhưng ngoại lệ với trường hợp cuả chàng bác sĩ Hasken nầy. Ba tháng sau chàng quay trở lại với vài người thân trong gia đình mang từ Phần Lan qua, xin phép cao ủy cho chàng và cô L… được ra thủ đô Kulalampur của Malaysia làm lễ thành hôn. Quá đẹp với mối tình dị chủng, tưởng rằng không có thật trong ước mơ của đời con gái tỵ nạn Việt nam. Nhưng lại có thật tại đảo Bidong.

Thử hỏi làm sao xa rời Bidong, khi nhắc lại mà không “trăm nhớ nghìn thương” Bidong cho được! Cuộc họp mặtt thuyền nhân hôm nay có ý nghĩa như trên.

Tóm lại còn rất nhiều điều để tạ ơn. Xin tạ ơn và vĩnh biệt lần cuối Bidong khi đoàn thuyền nhân nheo nhóc đùm túm nhau rời đảo vào đất liền trại cấm Sungei Besei. Đảo đã vĩnh viển đóng cửa. Lời tạ ơn tha thiết và tâm thành nhất của chúng ta hiện nay: Xin đảo Bidong ôm ấp, vổ về và ru êm giấc ngủ nghìn thu của hơn 300 hình hài xấu số bà con thuyền nhân chúng ta, đang gởi nắm xương tàn trên đảo mà chắc rằng sẽ vĩnh viển “định cư” ở đó không có cơ hội di dời.

Cũng xin tạ ơn những bước chân bám đồi của hàng trăm cựu quân nhân tải san hô từ bờ biển lên đắp cho các phần mộ khu F được ấm áp khỏi bị sạt lở.

Bidong ơi! Chúng tôi thương nhớ Bidong nhiều lắm, chúng tôi mang ơn đảo nhiều lắm. Việc gì sẽ xãy ra trên chặng đường mờ mịt với nhiều rủi ro nếu còn phải đi tiếp? Phải chăng nhờ có đảo vươn mình ra đón chúng tôi nên mới còn sống còn ngày nay. Chúng tôi hứa sẽ có dịp quay về thăm Bidong để tìm lại những kỷ niệm đáng nhớ mà Bidong đã ban tặng.

Đến vùng đất mới Sungei Bese, xa biển, gần đường xích đạo nên cơn nóng hầm hập như lò bánh mì suốt ngày đêm. Tạ ơn trại cấm (holding center) với vô số kẽm gai giăng phủ quanh rào đầy đe doạ. Tạ ơn cuộc đất bé nhỏ nhưng chứa hàng chục ngàn thuyền nhân còn kẹt lại, chật chội như lồng gà. Tạ ơn cảnh pháo kích thịt heo vào trại, sau 5 giờ sáng hết giờ giới nghiêm. Tạ ơn hàng người sắp hàng cầm giấy trình diện trước đồn cảnh sát vì tội ăn thịt heo bị cảnh sát tên “a-mì” bắt. Tạ ơn “ông Mỹ hào hiệp đầy uy quyền”, hỏi chuyện kẻ vi phạm và thu xấp giấy đem vào đồn cảnh sát xé toẹt, với lời buộc tội “cảnh sát vi phạm nhân quyền”, họ không phải đạo Hồi, họ có quyền ăn thịt heo. Hàng người được giải thoát reo vui ra về hả hê. Sau nầy ai vi phạm không còn trình diện nữa, bị đưa thẳng vào “monkyhouse” (nhà khỉ), phòng kỷ luật cho dể bề trừng phạt.

Tạ ơn cuộc chiến chín ngày đêm tranh đấu kiên cường với dùi cui và vòi rồng nước bẩn của cảnh sát. Tạ ơn lưỡi dao lá luá bén ngọt đi thẳng vào tim của thuyền nhân Nguyễn anh Dũng 25 tuổi, tàu MC 504 gục chết tại chỗ thật hào hùng và bi thảm, kết thúc cuộc chiến đợt một, và sẽ còn nhiều đợt sau của người còn lại…

Đến Mỹ. Xin tạ ơn “bàn bốn?” không “xù” nhận cho định cư ở Mỹ. Tạ ơn đồng tiền welfare+foodstamp được cấp phát đầu tiên khi còn trắng tay. Tạ ơn công lý Mỹ, đã bảo vệ che chở cho giấc ngủ không bị giật mình vì nửa đêm bị đấm cửa xét nhà, xét hộ khẩu (hậu khổ) theo kiểu Việt-nam. Tạ ơn sự sung túc trong đời sống, mặc dù “trâu chậm thường uống nước đục”.

Tạ ơn lễ nhập quốc tịch Hoa-Kỳ, mọi người đều đưa tay thề; sẽ trung thành với nước Mỹ, không chấp nhận đảng cộng sản, tôn trọng quốc kỳ, quốc ca Hoa-kỳ như đã quy định. Xin đừng làm xấu hổ với lương tâm và tủi nhục với con cháu vì tội đã phản bội lại lời thề trước một đất nước đã ban phát cho mình, cho gia đình cùng con cháu mình quá nhiều ân sủng. Vì từ đây, vĩnh viễn xa lìa cảnh sống trên quê hương Việt nam mà vẫn bị xem như kẻ tạm trú, tạm vắng.

Thưa qúy vị, thưa qúy anh chị em. Cuộc họp mặt hôm nay chỉ có mục đích; gặp gỡ, thân ái và kiểm điểm ai còn, ai mất sau cơn bão thanh lọc tan tác. Một vết hằn đã in đậm nét trong tâm khảm của mọi người chúng ta sau ngày nghiệt ngã 14/3/1989. Đến nay cũng vừa tròn 20 năm.

Bây giờ hãy cùng nhau nhóm lại ngọn lửa hồng yêu thương tình người tỵ nạn, hãy lau khô dòng lệ khổ đau năm nào, nhận chìm mật đắng quá khứ vào tim gan để tiến vào tương lai. Những thành tựu to lớn nào cũng có giá phải trả, vượt khó để tự tồn mới đáng kể. Thời gian chúng ta đến Mỹ tuy có muộn màng, nhưng cơ hội nơi đất hứa nầy còn trải dài phía trước.

Sau cùng chúng ta tự hào là người vượt biển bằng thuyền để tỵ nạn cộng sản, đem mạng sống của chính chúng ta ra thử thách với biển cả đầy nguy nan. Chín phần chết chỉ đổi lấy một phần sống, mấy ai làm được như ta. Con cháu chúng ta sẽ ngưỡng mộ lòng quả cảm phi thường của ông cha chúng.

Trân trọng kính chào qúy vị và anh chị em.

Bài phát biểu của vị trưởng ban tổ chức chấm dứt thì cũng đến giờ cơm trưa. Nồi mì ăn liền đuợc bày ra trước sự ngạc nhiên của mọi người. Sau khi ban tổ chức giải thích ý nghĩa việc làm nầy: Ăn để hoài niệm về quá khứ một thời gian nan. Mọi người hăm hở đến nhận phần vui vẻ. Riêng phần ăn do tự mình mang đến đều chia chung, ai ai cũng có, vừa ăn vừa thưởng thức văn nghệ cây nhà lá vườn do chính anh chị em biểu diễn, vừa hàn huyên chuyện trò với người thân đã quá lâu nay mới gặp lại. Thật quá bất ngờ, chương trình kéo dài 3 tiếng đồng hồ liên tục, hào hứng, sôi nổi không kém đêm văn nghệ ở sân khấu khu B ngoài đảo Bidong năm nào.

Nhưng trong không khí vui nhộn bất chợt cũng có chuyện buồn nhìn thấy. Một cụ già ngồi im tư lự trên ghế, phần cơm còn nguyên trước mặt, dáng vẻ buồn đau thiểu não, đôi mắt u sầu ngấn lệ. Hỏi ra cụ cho biết: “Lẻ ra con tôi, thằng con duy nhất, cưng qúy trong đời tôi cũng có mặt vui chơi với anh chị em hôm nay. Nhưng tội nghiệp, nó không đến đựợc, vì nó đã chết ngoài biển Đông năm nào rồi! Bây giờ nhớ nó, tôi đến đây để khóc nó cho vơi buồn …các anh ơi!” Thật đáng ngậm ngùi cho cụ!

Ngược lại với cảnh trên. Một cặp anh chị khác vui vẻ khoe rằng: nhờ cuộc họp mặt nầy, họ tìm lại được nhau sau 10 năm “tình Bidong có list thì dzông” mỗi người mỗi ngả. Họ kể: “Ngày ấy do hoàn cảnh trên đảo quá ư quẫn bách, không thể định hướng tương lai, không có lối thoát, không có ánh nhìn sáng suốt nên đành buông tay”. Bây giờ, ngày mai mời toàn ban tổ chức đến nhà hàng K. S. dự tiệc tái hợp hôn của chúng tôi. Chúng tôi không có bà con ở đây, nhờ anh em đến chung vui và chứng giám”. Thật bất ngờ, nhưng cũng thật thú vị, vì được góp phần vun bồi hạnh phúc mới cho “đôi trẻ”.

Hoài niệm về một Bidong để thương, để nhớ. Ai cũng hỏi: bao giờ có cuộc hội ngộ kế tiếp? Một cuộc vui thoả lòng mong ước, đậm tình người tỵ nạn. Chi phí chỉ tốn 1510 dollars, nhưng đạt được hiệu quả cao. Cuộc họp mặt thuyền nhân Bidong trên đây đã xẩy ra tại Houston Texas năm 2010.

Ngô văn Thu

Ý kiến bạn đọc
13/12/201902:13:36
Khách
Khi nào có dịp đi về Pulau bidong nhớ báo cho em theo địa chỉ email
05/08/201800:05:33
Khách
Truoc het xin co loi cam on sau sac nhat den tac gia da "post" this article. Toi la Son Tung Bui MC263; den dao Bidong ngay 21-1-1989 (?) xin than ai chao tat ca cac ban thuyen nhan va nhat la tau MC263. Neu vo tinh doc duoc nhung loi nay va muon tim lai hoai niem thi lien lac voi Son "[email protected]".
Den my thang 7 1990, thuong hay lien lac va den nha anh Thinh o Westminster or Garden Grove, nhung da that lien lac rat lau. Neu ai biet xin email ve Son o dia chi neu tren. Xin cam on nhieu
10/01/201815:08:58
Khách
Chao tat ca cacban da o Paulau BiDong yeu dau:
Toi Nguyen Dinh Tuyen, MC-263 xin tim nhung nguoi ban da di cung tau hoac da biet trong thoi gian o Bidong.

- Duong Thanh Do hien dinh cu o Uc, da mat lien lac tu 1990;
- Nguyen Hung dinh cu o Phapmatlien lac 1990,
- Truong Cong Son ban cua anh Duong Thanh Do, dinh cu o My,
- Ban ten Dien lam cung khoi hoi truong, dinh cu tai Uc.
- Vo chong chu Nguyen Van Chien cuu pilot co con gai ten Quyen, dinh cu o My.
- Anh Hien, coem ten Lieu va Sang. luc den dao toi o nha anh Hien... khu D6/6







Cac ban co vao trang nay thi hay lien lac voi minh qua e mail: [email protected]
28/01/201608:08:51
Khách
That boi hoi nho ve nhung ngay thang cu . Chu Thu Viet Bai that hay .Cam on Chu Thu
11/10/201505:34:13
Khách
Địa chi email cua chau: [email protected]
11/10/201505:27:28
Khách
Bai viet cua bác viet rât hay , đây tinh cam va cam xúc rât thật - bác la 1 vi thuyền nhan cua Paula bidong ! Qua lien he voi các co quan chúc nang o tereng ganu, chau co tô chúc nhung tour du lịch nham tao đieu kiên cho nhung nguoi dan đa tung sông o đao Paula bidong ve tham lai hon đao va mô phân cua nguoi thân. Lien he voi chau qua sô đien thoai 006176097069, 006179765625. Chau hiện tai đang sông va lam viêc tai malaysia . Cam on bác rất nhiêu!
04/07/201505:13:26
Khách
Con là TrangDai Mc538 , "xe " cua con tên Phuoc MC501, " xe" cua Chúng con lái rat tot sau 26 nam ...và bây gio có thêm hai xe con ra doi ...
Doc bài chú Thu viet hay qua ! Nhung hinh anh ve trai nhung gì chú viet that sôńg dong nhu moi ...xay ra ,,,và nuoc mat khong the ngung roi . Con rat cám on chú !
06/06/201412:53:15
Khách
Hay wa Bac Ngo V.Thu a!

[email protected]
26/09/201203:26:00
Khách
Chet con roi Thay THU oi...That Dang tiec sheena khong biet co ngay ma thuyen nhan to chuc cuoc hop mat nhu the nay...Doc bai bao nay trong tri oc sheena hoi tuong lai ..khoc hoi nao khong hay ..khong ngo bai viet thay da lam con roi nuoc mat ...thanks...rat nhieu ...khi nao to chuc nua con nhat dinh danh thoi gian de tham du va se hat nhung bai noi tieng khi con o trai ti nan cua sheena MÂc du bay gio sheena in vancouver CANDA...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến