Hôm nay,  

“Lợi Dụng”

14/09/201200:00:00(Xem: 191343)
viet-ve-nuoc-my_190x135Sinh năm 1983, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận thêm giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuý,v "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tại đại học Cal State, Kim Trần đã tự sáng lập "School First Learning Center" và hiện có 2 trường dạy kèm rất thành công tại Garden Grove và Westminster. Sau đây là bài cô mới viết.

Tôi đang lóng ngóng tìm xe của mình trong parking lot trước cửa Walmart, bỗng thấy một ông người Mỹ ăn mặc chỉnh tề bước đến gần. Sau khi xin lỗi đường đột, ông ta nói "Cô ơi, cô có thể giúp đỡ cho tôi và vợ tôi đang đứng đằng kia, chúng tôi ở San Diego và không còn tiền đổ xăng đi về vì bóp tiền của tôi bị mất rồi."

Nghe có vẻ vô lý một chút nhưng nhìn về phía ông ta chỉ, tôi thấy đúng là có một phụ nữ Mỹ ăn mặc đàng hoàng đang đưa tay về phía chúng tôi. Không suy nghĩ gì, tôi mở ví lấy một tờ $5 đưa cho ông ta. Gật gù cảm ơn nhưng ông lại nói tiếp "$5 của cô tôi rất biết ơn nhưng bây giờ trời đã tối mà bọn tôi chưa chợp mắt, tôi định mướn một motel kế bên ở, tôi đã có được $29 đô la, cô giúp tôi thêm vài chục để qua trọn đêm nay, tôi không phải homeless mà là người có việc làm đàng hoàng, chỉ vì hoàn cảnh bất đắc dĩ."

Nghe vậy, tôi biết ông ta có thể đang dựng chuyện, nhưng không hiểu sao tôi lại đưa ông thêm $40 nữa và chúc ông một đêm tốt đẹp. Tôi nghi ngờ nhưng cũng vui vì giúp được một người lạc đường như ông.

Hai tuần sau tôi đi Walmart, và tôi gặp lại cũng đúng ông người Mỹ này cùng bà vợ, ăn mặc rất chỉnh tề, đang đứng ăn hamburger trước cửa Walmart. Họ không nhận ra tôi, tôi thì không quên ông ta, không phải vì số tiền tôi cho ra, mà tôi cảm thấy không vui vì thấy mình đã bị "lợi dụng."

Định nghĩa của hai chữ "Lợi Dụng" có lẽ ai cũng biết, theo tôi lợi dụng có nghĩa là "tìm (hoặc tìm thêm) lợi trên một công việc, hay ở một người nào khác", và ai cũng cho rằng lợi dụng là điều không tốt. Điều đáng nói ở đây là, có ai đã từng bảo mình chưa lợi dụng một cái gì đó, hay một ai khác bao giờ?

Tối qua, trong một bữa cơm gia đình, cô tôi (sống bằng nghề nail) kể:

"Bà chủ hôm nay không đi làm nên thợ rảnh tay lắm, con bả vô bệnh viện mổ ruột thừa gì đó, mà bả nói lên đến $30,000. Cũng may là có medicare chính phủ trả hết, bả không tốn một xu. Mà bà chủ thu nhập gần $20,000 một tháng vậy mà được medicare, tại bả khai thuế mỗi năm có $10,000 trở lại, khách trả tiền mặt, ai biết. Vậy là không chỉ medicare cho con bả. Còn cho cả bả và chồng bả luôn. Chồng làm nail chung với bả thì bảo là thất nghiệp không đi làm, thậm chí còn xin foodstamp nữa, được một tháng $340 đấy. Vậy người ta mới giàu."

Chị tôi nói:

"Bà đó lợi dụng chính phủ, vậy là không đúng."

Cô tôi cười trừ:

"Mày tốt quá, một đàng tốn $30,000 và phải đóng thuế 30% số tiền làm được là thêm mấy chục ngàn, một đàng được free healthcare và được thuế claim con cái vô được thêm tiền, mày chọn cái nào?”

Tôi nghe mà tự nhiên khựng lại. "Ừ. Nếu mình là bà chủ ấy, mình có làm như vậy không để được hưởng lợi?" Câu hỏi của bà cô làm tôi nhớ đủ chuyện.

Nước Mỹ đối với tôi là một nước văn minh bậc nhất, một nền văn hóa đáng ngưỡng mộ, tôi ngưỡng mộ nước Mỹ ở sự tôn trọng quyền tự do và cách họ bảo vệ, che chở, chăm sóc cho người dân của chính phủ Mỹ. Ở Việtnam, những đứa trẻ ăn xin, lê lết ngoài đường không cha mẹ khi tuổi chưa lên 10 là hình ảnh quen thuộc. Bên đây làm gì thấy một em bé ăn xin ngoài đường. Mồ côi thì chính phủ nuôi, tàn tật thì chính phủ chu cấp, học sinh thì học miễn phí, người già được tiền già, thất nghiệp thì có tiền thất nghiệp, học đại học thì được financial aid, học bổng, đóng thuế thì được trả lại cuối năm, mua nhà thì được cho mượn tiền, làm việc cho chính phủ thì lại càng sướng, sau 20 năm là sẽ được chu cấp vĩnh viễn cho đến chết và cả cho đời sau nữa. Đối với nước Mỹ, chính phủ Mỹ công dân của họ là quan trọng bậc nhất. Quân đội Hoa Kỳ là lực lượng tình nguyện , không ép ai phải đi lính, vậy mà vẫn lớn mạnh nhất thế giới, sẵn sàng chiến đấu bất kỳ lúc nào khi cần bảo vệ người dân. Mỗi ngày chính phủ tốn hơn 3 triệu Mỹ kim trả lương cho lính Mỹ, rồi là benefit, tiền học, tiền bảo hiểm sức khỏe, tiền tàn tật... Tất cả cho thấy, được sống ở Mỹ là một diễm phúc đáng mơ ước.

Tôi nói ra những điều trên mà thấy buồn, vì vừa đọc xong một bài báo về việc "Sở medicare đang cho điều tra số tiền thiệt hại quá lớn mà chính phủ Mỹ phải trả cho các dịch vụ y tế cũng như các văn phòng bác sĩ tư. Theo bài báo, mới đây đã có lệnh bắt giữ và điều tra một số bác sĩ làm trong một văn phòng khi số tiền họ bill cho sở medicare quá lớn." Một trong những bệnh nhân của loại dịch vụ tư này được chăm sóc kỹ lưỡng tới mức "cắt móng tay một tuần...6 lần, và mỗi lẫn phí tổn cắt móng được tính tiền với sở medicare chỉ có...$160. Môi năm, chính phủ Mỹ tin rằng họ đang bị lợi dụng và con số thiệt hại do gian lận medicare lên đến hàng tỷ Mỹ kim.

Điều đáng nói ở đây là sự gian lận lại xuất phát từ giới bác sĩ, những người học cao hơn và có lợi tức cao hơn rất nhiều so với người dân thường. Tại sao họ làm vậy? Có phải vì bản chất con người đều có cái "tham" như một bản tính không thể hủy bỏ được?

"Lợi dụng" vốn luôn đi kèm với "lòng tham". Thì ra "lòng tham" không phải chỉ có ở những người nghèo, những người thèm danh vọng, tiền bạc và địa vị trong xã hội, mà nó tồn tại ở bất cứ giới nào , dù họ đã dư ăn dư mặc. Chuyện các ông lớn bà lớn ăn chặn tiền, hối lộ, hay làm giàu nhờ sự "đút lót" của dân vốn quá quen thuộc ở những nước cộng sản. Nhưng ở Mỹ thì sao? Nước Mỹ cho mọi người quá nhiều cơ hội thăng tiến, vậy tại sao chúng ta vẫn "lợi dụng", có phải đó là “đức tính” mà tất cả mọi người đều có, bất kể địa vị xã hội.

Tôi đã rợn người khi từng đọc một dòng tin nói về một người Mỹ tự cắt đi đôi chân của mình để mong xin được tiền "disability-tiền tàn tật" suốt đời. Nếu được chu cấp, anh ta sẽ có hơn $1000 một tháng trọn đời, nhưng đánh đổi đôi chân của mình có đáng không?

Ngày xưa tôi có làm việc với một số người Mễ nghèo khi còn làm cho một nhà hàng Việtnam. Lúc ấy, đối với tôi những người Mễ là những người nghèo khó, làm những công việc nặng nhọc với đồng lương thấp nhất. Tôi nhớ đã làm chung một anh chàng tên Jose, anh ta nói rằng vì anh và vợ không biết tiếng anh, không có kinh nghiệm nên ai mướn gì làm đó, anh bảo anh sống nhờ tiền foodstamp, và anh với vợ chỉ hy vọng... có thêm nhiều con để chính phủ Mỹ chu cấp tiền nhiều thêm, cuối năm anh thấy tiền thuế trả lại nhiều nữa. Jose là người Mễ nhưng có giấy tờ định cư hợp lệ, có lẽ vì vậy mà anh được trả lương tối thiểu. Sau một thời gian làm nhà hàng tôi mới để ý rằng, những người Mễ không có giấy tờ nhập cư thường chỉ được trả dưới mức lương tối thiểu. Tôi cũng từng đọc một bài báo nói về một tiệm food togo nổi tiếng, người chủ bị phạt hơn $30,000 vì mượn một người làm Mễ làm việc mà chỉ trả anh ta có $4 một giờ thay vì $6.75 thời ấy. Trong trường hợp này, sự lợi dụng tới mức trở thành sự bóc lột sức lao động của người khác và bị pháp luật Mỹ ngăn cấm.

Nghĩ lại thì ở bất kỳ xã hội nào, cho dù nước nghèo hay nước văn minh, "lợi dụng" là tình trạng thường thấy ở nhiều hình thức khác nhau.

Chữ "lợi dụng" càng nghĩ càng sâu sắc, nó tồn tại ở bất cứ nơi đâu, trong xã hội nào, và ở bất cứ người nào. Lúc còn đi học đại học tôi có kết thân với một người bạn gái, chúng tôi rất thân nhau, cô ấy là du học sinh mới từ Việtnam qua không lâu nên bước đầu tôi đã giúp đỡ hết mình. Tôi chở bạn ấy đi học gần như mỗi ngày, vì không có thẻ xanh và thẻ tín dụng hay ngân hàng nên tôi giúp mở cell phone cho cô ấy, trả tiền hàng tháng dùm và bạn ấy đưa lại tiền tôi mỗi tháng. Cứ như thế được 3 tháng, số tiền phone càng ngày càng nhiều vì số phút có hạn, tôi đến gặp cô ấy và đưa hóa đơn tính tiền, bạn tôi bảo không có tiền và năn nỉ tôi sẽ trả lại sau. Rồi nhiều tháng sau, số tiền càng lớn mà bạn ấy cứ lợi dụng lòng tốt của tôi mà xài "thả cửa", tôi buộc phải cancel cái cell phone ấy khi có lần bill lên đến hơn $800. Cô ấy dọn đi nơi khác không một lời từ biệt, và tôi mất cả tiền lẫn bạn.

Sự lợi dụng xẩy ra giữa các cá nhân chỉ là chuyện nhỏ, nếu mang so với mức độ lợi dụng những kẽ hở của pháp luật.

Nhớ lại 10 năm trước, tôi có người bạn làm thư ký cho một trường thẩm mĩ dạy lấy bằng nail, tóc, facial, massage. Theo cô bạn kể, nhiệm vụ của cô là "làm certificate và bấm giờ" có nghĩa là lùi lại ngày giờ sao cho khớp được với số giờ học mà mọi bằng cấp đòi hỏi. Muốn đi thi bằng nail phải có 400 giờ? Dễ thôi, thì lùi lại khoảng 2-3 tháng trong máy bấm giờ bằng tay rồi đóng mộc vô tấm bằng để đi thi. Thời đó thời nail còn rất hưng thịnh, ai ai mới qua Mỹ cũng đều đi học nail, nhiều đến nỗi cô bạn tôi nói là cô không thể nhớ hết mình đã làm bao nhiêu cái certificate một ngày, thâu biết bao nhiêu tiền mỗi tháng. Bà chủ của cô ta không những "lợi dụng" trường học được cấp giấy phép để "bán giờ" mà còn khai gian thue, bà ấy khai làm $200 ngàn đô một năm, trong khi thu nhập của bà là hơn 1 triệu Mỹ kim, phần lớn là tiền mặt; Tuy số tiền thuế đóng lại hơn $50 ngàn, nhưng ngược lại tiền "bán giờ" của bà tính sơ sơ là hơn 1 triệu Mỹ kim một năm. Sau 10 năm trường thẩm mĩ ấy bị đóng cửa, không biết lí do gì...

Mọi người Mỹ đều biết việc khai thuế, đóng thuế là nghĩa vụ công dân, nhưng theo những tin tức thuế vụ, vì đủ mánh trốn thuế tránh thuế của mọi loại doanh nghiệp, số thuế thất thâu tại Mỹ đã lên quá bạc tỉ.

Đến đây tôi chợt "nhìn người mà ngẫm đến ta." Đầu năm, tôi đi khai thuế thu nhập cá nhân ở một nơi khai thuế mới được người bạn giới thiệu. Sau khi nhìn hồ sơ và giấy tờ tôi mang theo, chú khai thuế hỏi "Cô muốn đem về $800 hay nhiều hơn?" Tôi tò mò hỏi "nhiều hơn là bao nhiêu chú?" "khoảng...$3200" chú trả lời. Tôi giật mình vì số tiền khác nhau nhiều quá. Tôi hỏi thêm "Làm sao được nhiều vậy, bộ mình khai gian hả chú?" Chú khai thuế cười bảo "Dĩ nhiên rồi, nhưng ăn gian an toàn." Tôi lại hỏi thêm "an toàn là chắc chắn không bị lộ hả?" "80-20, 20% cơ hội bị lộ nếu khai nhiều hơn." Tôi tiếp tục hỏi "Vậy lỡ bị lộ thì sao?" "Thì đóng tiền lại chứ sao?" Tôi lại hỏi tiếp "vậy chú có khi nào có người khách chú làm bị lộ không?" Chú khai thuế bảo "có một ông chủ tiệm nail, làm gần nửa triệu đô mà khai có 20 ngàn đô, cái đó 50-50, ổng bị audit đóng lại cả trăm ngàn, nhưng trường hợp của cô tôi chắc chắn không bị gì đâu, tôi làm thuế 23 năm rồi." Tôi suy nghĩ một lát, lắc đầu nhăn mặt rồi trả lời "Ok $3200."

Chuyện khai thuế trên đây, cũng như nhiều chuyện về chính mình, tôi đã quên từ lâu, Chính câu hỏi của bà cô “nếu là mày, mày chọn cái nào” đã làm tôi nhớ lại.

Kim Trần

Ý kiến bạn đọc
14/05/202104:06:59
Khách
canadian pharmacy cialis 20mg: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">generic cialis canadian</a> buy cialis with paypal
http://cialisbnb.com/# buy cialis doctor
16/01/202018:33:47
Khách
Xin mượn cau này cua Kim Quan de dien ta tam trang toi khi doc xong bai viet :-(
Bài viết đơn giản,câu văn mạch lạc dễ hiểu nhưng sao đọc xong lại có cảm giác nặng nề vô cùng!!!
Va xin nghieng minh tán thán quan niem song cua chong ba Thu!

Dung vay. Boi vi tuong tac gia kha hon nhung nguoi trong truong hop duoc ke ra ve gian lan khi khai thue, té ra, co cung co long tham nhu ho vay. Buon thay!
Mot nguoi chi cua toi, chong chet luc hai con cua chi mot dua 9 tuoi, mot dua chua day 3 tuoi. Tieng Anh yếu. Chi da hoc nghe Nail va lam Nail de song. Song rat chat vat, vi chi ay luong thien qua. Chi lanh check, chu khong nhan tien mat. Nhat dinh khong xin Welfare, va Foodstamp. Ba me con song trong mot cai garage sua lai thanh phong, va dung toan thung carton đe đựng quan ao, vật dung. Thay chi minh nhu vay, tôi thán phuc, nhung nhieu luc vi nong ruot, tôi cung buc minh lam. O Cali song không noi, chi ay phai don di tieu bang xa moi song noi. Bay gio da co the mua nha, xe di lam, va gan 70 ma van con lam Nail, lay $ goi ve VN lam tu thien. Nay hai con chi ay da lon, co viec lam. Chung rat hanh dien vi thua xua khong phai ngua tay nho chinh phu. Chi ay noi, mai nay khi nham mat, chi se di nhe nhang vi khong no nan ai ca.
That's the difference!

Cam on tac gia ve bai viet.
24/09/201201:53:32
Khách
Cảm ơn tác giả đã nói lên những điều "rất khó nói." Hy vọng mọi người đều sống trung thực hơn để làm đẹp cho cuộc đời.
26/09/201211:30:14
Khách
Người Mỹ gốc Việt nếu muốn duy trì xã hội Mỹ cho tiếp tục tốt đẹp, thì họ nên có hành động như volunteer giúp chính quyền Mỹ bắt bọn gian lận Medicare và Medicaid, bọn khai thuế gian hoặc trốn thuế, bọn nhập cư lậu khai gian để nhận welfare. Có những người Việt Nam khai thất nghiệp để nhận tiền chính quyền Mỹ giúp đỡ, nhưng thật ra thì làm việc lãnh tiền mặt và đưa cho con cháu mua 2-3 căn nhà. Trong số những người Việt gian lận này có những người tỵ nạn cộng sản và có đám nguồn gốc cộng sản di dân qua Mỹ sau là sóng tỵ nạn. Những kẻ gian lận này nghĩ là họ chỉ bòn rút của công chứ không phải cướp của riêng tư nhân nào nên họ cho họ là đúng, là không phạm tội gì. Bọn họ còn hãnh diện là "khôn ngoan" nên biết dùng đủ cách gian xảo bòn rút ăn cắp của chính quyền. Nhưng thật sự thì những kẻ như bọn họ là ăn cắp ăncướp của công quỷ chung của mọi người (i.e. mọi tư nhân).

Nếu những người lương thiện không muốn giúp chính quyền chặn bọn gian lận vì họ sợ mang tiếng "nhiều chuyện", sợ phiền phức, sợ vân vân và vân vân, thì chính họ đã tiếp tay cho đám gian lận kia tiếp tục phá hoại. Tệ hại hơn là khi những người lương thiện lại muốn "khôn ngoan" theo cách của đám gian lận kia. Nếu công dân lương thiện nào cũng buông xuôi "kệ họ", "mình không thể kêu gọi họ sống lương thiện", "cứ để tự nhiên theo dòng đời trôi" thì vài chục năm sau khi những kẻ phá hoại càng ngày càng nhiều, làm cho xã hội tốt đẹp của Mỹ sẽ có triển vọng bị lung lay, có thể thành một xã hội tồi bại. Và vài trăm năm nữa thì có thể đi xuống vực thẳm mà viễn ảnh là cái xã hội bẩn thỉu vô đạo đức của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, muốn xã hội tốt đẹp thì mỗi công dân lương thiện phải gánh trách nhiệm đóng góp và ngăn chặn đám bất lương. Xã hội tốt đẹp không phải tự nhiên mà có. Muốn xây dựng và duy trì một xã hội tốt đẹp thì mỗi công dân phải hành động (take action).

Tôi nói thật, nếu đụng chạm ai thì ráng chịu, nhưng một số lớn người Việt không có ý thức cộng đồng mạnh mẽ. Chỉ muốn hưởng những quyền lợi tốt ở Mỹ nhưng không muốn tích cực đóng góp ngăn chặn đám gian lận. Thay vì chỉ biết buồn, than phiền, hay lắc đầu chán ngán đám gian lận là không đủ (not sufficient), thì nên nên báo cho chính quyền biết để họ trừng trị đám gian lận. Những ai không muốn có hành động tích cực đóng góp ngăn chặn đám gian lận mà chỉ muốn trơ mắt dọc nhìn, hoặc chỉ muốn bòn rút xứ Mỹ thì nên về Việt Nam. Ở Việt Nam, họ có thể tha hồ muốn trơ mắt dọc nhìn những điều bẩn thỉu đang xảy ra hàng ngày hoặc gia nhập đảng vc để tha hồ bòn rút.

22/09/201216:18:49
Khách
So với sự mánh mung, tham lam ở VN thì ở Mỹ còn thua xa. Có lẽ vì vậy mà VN vẫn còn chậm tiến, không bao giờ bằng Nhật Bản?
14/09/201204:35:12
Khách
Cám ơn cô Kim Trần. Bài viết quá hay và súc tích! Hy vọng sẽ là bài học cho những người có túi tham không đáy. Tôi còn nhớ đàu năm 1972 khi kinh tế Mỹ xuống dóc trầm trọng, chồng tôi không tìm ra việc làm, trong khi đó ông phải cố gắng lấy bằng đại học. Cuối cùng ông tìm được chổ làm (stock groceries) trong một tiệm grocery quen. Có thễ nói thời gian nầy thật là quá vất vã cho ông. Buổi sáng ông phải đến IU, chiều 15:00 ông đến sở làm, đến 23:00 đêm mới ra khỏi sở, về đến nhà tắm rửa xong thì gần 12:00 đêm, ngủ đưởc 4 tiếng ông phải thức dậy đi bỏ báo, nhầm ngày thứ bảy và chúa nhật báo nhiều hơn ông phải thức sớm hơn, về đến nhà ăn qua loa lại phải đến trường. Nhưng cũng chỉ đủ ăn thôi (người Mỹ thường bảo: just made an end meet). Các con tôi (3 đứa) được chính phủ cho ăn lunch trong trường free. Ông xả tôi nhất định không cho, ông bảo: biết bao nhiêu người tàn tật, nhất là mấy ông lính từ chiến trường VN về họ không may bị tàn tật, những người đó họ cần hơn chúng ta. Cũng may là nhờ ông xả tôi ngăn không cho các con tôi nhận thức ăn free. Sau nầy khi các con tôi lớn lên chúng bảo: cám ơn ba mẹ lúc trước không bắt tụi con xài phiếu ăn free trong trường vì tụi học sinh thường nhìn những phiếu free lunch với cặp mắt miệt thị. Tôi rất hảnh diện vì các con tôi lớn lên chúng rất là thành thật dù phải chạy đôn chạy đáo để mượn tiền đi đại học và khi có sở làm chúng tự động chiết tiền lương trong trương mục trả thẳng cho nhà bank. Con nít thường hay bắt chước nếu chúng sống trong một môi trường như bà chũ tiệm nail thì khi lớn lên các con bà sẽ copy cha mẹ thôi (they don't know the difference), chúng sẽ không biết tự trọng và như vậy cứ tiếp diển từ generation nầy tới geneation khác thôi.

Tôi đọc trên mạng thấy rất nhiều tuổi trẻ kêu gọi các ông, các bà là: CA sắp sửa phá sản mong các ông các bà đừng xài tiền madicaid bừa bải, nhưng tôi vẫn thấy nhiều người xin sủa và thuốc free để gở đi VN thoải mái. Thậm chí có người còn khoe là họ uống không hết thì cho bà con xài chớ bỏ chi phí của trời. Thật tội nghiệp cho xứ Mỷ. Cám ơn tác giã lần nửa.

Thu
16/09/201209:53:23
Khách
Bài viết của tác giả and comment cũa cô Thu,thật đáng trân trọng. Con người có tính thành thực luôn có những bước thăng tiến. Ngược lại, con người có đức tính lợi dụng,gian xão sẽ bị xã hội đào thãi.
16/09/201204:42:01
Khách
Bài viết đơn giản,câu văn mạch lạc dễ hiểu nhưng sao đọc xong lại có cảm giác nặng nề vô cùng! ! !

Trời sinh ra con người ta ai cũng có lòng tham và "Túi tham thì không đáy"!Chính vì thế mà những người giàu sang danh vọng như mấy ông bác sĩ...trong truyện đề cập,đã sẵn sàng lươn lẹo để làm đầy túi tham...

"Sống là tranh đấu",nói một cách đơn giản : sống là phải bon chen ,tranh giành,ganh đua...những yếu tố đó có mặt tích cực là giúp cho con người và xã hội tiến bộ nhưng nếu không có đạo đức kềm chế,con người sẽ đi quá đà mà trở thànhtham lam,bất lương,độc ác...

Ở đây vấn đề của chúng ta là khi nào thì nên kêu gọi luơng tâm tỉnh thức(nếu có!)

Xung quanh ta biết bao nhiêu người không thèm thức tỉnh luơng tâm?Tiếc là minh khong thể kêu gọi người khác nên sống theo kiểu nào...Thôi thì cứ để dòng đời tự nhiên trôi....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,074,074
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.