Hôm nay,  

Nhân Mùa Bầu Cử Tổng Thống Mỹ

09/09/201200:00:00(Xem: 147936)
viet-ve-nuoc-my_190x135Bài viết là chuyện về bé Ti, qua Mỹ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Vì một tai nạn xe hơi, “Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập.” Có thể tác giả cũng chính là nhân vật trong truyện kể, một bé gái còn ở tuổi thiếu niên. Chúc bé an lành và mong Nhật Mai liên lạc lại với Việt Báo.

Ti trườn mình sát cửa sổ. Nó say mê ngó những con ong. Mèn ơi! Ngộ ghê hôn? Con ong này đang rà rà, lại một con khác xà xuống rồi bò quanh mấy lá sen, trời nắng, nó đang tìm nước uống. Ti thấy có lúc 4, 5 con nhào xuống một lượt. Kìa! Kìa! Một con đang đậu ở mép lá, đầu nó chúc xuống nước. Con kia đang bò quanh tìm chỗ để dừng. Một con nữa! Ha...ha... nó bay xà xuống-mặt nước rung rinh, nó vụt lên, rồi lại xà xuống. Ý mèn ơi! Con ong này nó say rượu. Không. Nó đang tập bay. Nhìn những con ong bay lên, bay xuống ở chậu sen, Ti mỉm cười thích thú, trong phút chốc, nó quên đi hoàn cành hiện tại của nó.

Ti qua Mỹ được bốn năm. Hồi mới qua, Ti mới 7 tuổi. Ngày đầu tiên, ba đón Ti với má ở phi trường Washington D.C. Mèn ơi! Không có ba má, chắc là Ti "xỉu" quá. Những ông Mỹ đen, đen thui hơn cột cháy, tóc xoắn tít, da bóng loáng, môi dày thiệt bự, làm Ti giật mình khi mới xuống phi trường.

Rồi lần thứ hai, cũng là đi máy bay, nhưng lần này là cậu Mười Một đón Ti và má. Phi trường ở Milwaukee rộng lớn đẹp bự, nhưng mà ngộ hơn, máy bay nhỏ thôi (sáu, năm hàng ghế chiều ngang) nhưng mà toàn là Mỹ trắng, mấy ông này cao lớn, khiếp hồn. Ba đã mất vì bệnh ung thư ruột. Ti và má về ở với cậu Mười Một. Tiểu bang Wiscosin, Germantown. Cái xứ gì mà tuyết đổ ngập trời, Mùa hè lâu lâu lại có còi báo động Tornado, nhà nào cũng xây bề ngoài nhìn na ná nhà thờ. Ờ! Mà chỗ này nhà cửa đẹp lắm nha! Dân sang trọng, đất rộng, rừng cây nhiều, mà... mà buồn thấy mồ.

Ti không có mấy bạn để chơi, vì Ti nhát, và ít nói. Bù lại, cậu Mười Một có ba đứa con: cu Bảnh lớn hơn Ti ba tuổi, bé La 6 tuổi (vì lúc nhỏ nó ưa la lắm-nên ở nhà ghẹo riết thành tên), và thằng út tên ở nhà là Cutie, vì lúc sanh ra đâu 4, 5 tháng nó dễ cưng lắm, nên cu Bảnh, bé La thích kêu nó là Cutie. Hồi Ti mới tới, đâu được 2 tuần. Hỏi nó tên gì, nó nói mình chưa hiểu ra. Nó làm luôn một tràng "You don't know my name, you didn't love me Ti." Nó làm Ti cười ngất. Bốn tuổi mà ghê chưa? Con nít Mỹ mà...

Thứ Bảy, Chủ Nhật đám con nít nhà Ti được thả lỏng đi ra "Park " chơi. Hễ mà thấy chim, Cutie liền chạy lại đuổi. Hỏi sao em kỳ vậy. Nó nói "I hate bird." Té ra dưới tầng lầu nhà nó, chim làm tổ đầy, cậu Mười Một cấm bọn nhỏ không được phá tổ chim. Cậu sợ bị tội. Vì vậy, đất lành chim đậu. Chim mẹ, chim con lu bù. Chim con mới nở đói bụng, kêu riết. Cutie ngủ không được, thành ra nó ghét. À, mà giả thử ở VN, mấy con chim này đã ra lò quay rồi, khỏi mất công Cutie ghét.


Có tiếng bà Tư kêu cửa, Ti với tay lấy cây nạng, khập khiểng đến cửa. Bà Tư hai tay ôm hai trái dưa hấu, cười hể hả: "Bữa nay tao gặp dưa hấu rẻ, mua về, trời nắng, mày ăn cho đã..." Ti rướm nước mắt, bà Tư là bà thím -họ hàng xa của má. Bà thương Ti như bà ngoại. Ti về ở với bà và anh George sau khi má mất.

Nhớ tới má, là Ti nhớ đến tai nạn kinh hồn. Má chở Ti cùng cô Thoa đi L.A để cô Thoa làm passport ở City Hall. Trời đất! Bữa đó thật kinh hoàng, xe đang chạy về hướng L.A. Ra freeway, xe nào cũng ào ào hơn 90 miles. Đột nhiên, từ bên trái, xe dưới sấn lên, lướt nhanh qua lách sang bên phải. Ti nghe cô Thoa hét lên: "Chết rồi, chị ơi." Chiếc xe lạc tay lái bay qua con lươn và Ti không còn biết gì...

Sau đó không biết bao lâu, không khí lạnh làm Ti mở mắt. Một ông Mỹ đen thui, nhỏ người đang áp ống nghe vào ngực Ti (lạ quá! Ti hơi có duyên với mấy ông Mỹ đen đó nghe). Ông tử tế lắm, khám bệnh cho Ti, rồi an ủi Ti. Ánh mắt ông đượm cả một tình thương chân thành, làm Ti bật khóc.

Ti bây giờ không còn gì nữa, má đã chết, chân trái Ti bị cụt, tay trái bầm dập. Ti không muốn sống. Nhưng ánh mắt đầy tình người và lòng nhân ái của ông, làm cho cơn đau của Ti dịu xuống. Ti cố gắng chữa bệnh và chấp nhận nơi đây là quê hương.

Quê hương thứ hai của Ti, có ông bác sĩ da đen thui của nhà thương Martin Luther King đầy lòng nhân ái. Có một Michale Jackson, đáng thương, cặp mắt hồn nhiên lúc nhỏ, nhưng u buồn hơn khi lớn lên, với đôi chân nhẹ lướt trên sàn gỗ, như đi trên mây. Một thiên tài thế kỷ. Chưa hết đâu! Quê hương thứ hai lại đặc biệt nữa, là có một ông Tổng Thống da đen Barack Obama, hết sức bình dân, nghe người lớn nói ổng được giải Nobel về Hòa Bình (nhưng mà Ti nói nhỏ cho nghe - sao kỳ vậy? Ổng lại tự ý tham chiến ở cái nước gì hổm rầy báo chí đăng rùm trời đó!)

Năm nay 2012 -năm con Rồng, nước Mỹ đang xôn xao bầu cử Tổng Thống. Anh George, chiều về nhà rủ bà Tư: "Má đi bầu cử cho vui má?" Bà Tư nói: "Ối! Tao chỉ đi bầu khi nào mấy ổng ra ứng cử không đá nhau tưng tưng như gà chọi. Nói bây nghe, ông nào mà để gom hết tiền tranh cử bỏ vào công quĩ, tao bầu ổng liền. Anh George định nói "Má kỳ quá", thì bà Từ xuống giọng: "Ớ! Vậy chớ mà thiên cơ bất khả lậu." Thôi mình cũng đi cho vui, chớ giấc mơ nhà ở, việc làm Good Morning America! Không biết lúc nào đây!

Nhật Mai

Ý kiến bạn đọc
09/09/201205:11:44
Khách
Buồn quá,thương bé Ti!
12/09/201201:13:25
Khách
Thượng bé Ti quá!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến