Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Và hôm kia, ba ngạc nhiên vì ai đó đã xé lịch quá một ngày. Thay vì ngày thứ Sáu, lại sang ngày thứ Bảy. Ai vậy ta?
- Bé Ân chứ còn ai vào đây. Mẹ đang ở trong bếp, nói vọng ra.
- Ủa, sao con nhỏ lại bày đặt xé lịch, lại lố một ngày?
- Anh thử hỏi nó coi.
- Ân ơi, con xé lịch sớm để làm gì vậy?
Ân từ trên lầu chạy xuống.
- Dạ, tại con muốn mau tới thứ Tư.
Mẹ thì thầm với ba. Ba vỡ lẽ. Rồi ba, mẹ, và bà ngoại cười vang làm con nhỏ mắc cỡ chạy trốn mất tiêu. Bé Hà, em gái của Ân, không hiểu gì nhưng thấy mọi người cười ngặt nghẽo thì nó cũng cười ké chút chút.
- Hello! Con là Faith Truong. Cho con gặp ông bà nội.
- Nội đây, mà Faith Truong là ai nội hổng biết.
- Dạ là con.
- Con là ai?
- Dạ, là bé Ân.
- À, chào Ân. Con khỏe không?
- Dạ khỏe. Nội khỏe không?
- Ông bà nội đều khỏe. Con gọi nội có chuyện gì không?
- Dạ con mời ông bà nội đi dự lễ tốt nghiệp của con vào thứ Tư nầy. Tức là còn hai ngày nữa.
- Lễ tốt nghiệp?
- Dạ, cô giáo con nói là Kindergarten Celebration. Mẹ con nói đó là lễ tốt nghiệp Mẫu giáo.
- À, nội hiểu rồi. Cám ơn con. Dĩ nhiên ông bà sẽ có mặt.
- Dạ con cám ơn nội. Con chào nội.
- Chào con.
- Hello! Con là Faith Truong. Cho con gặp cô Hai.
- Hello! Con là Faith Truong. Cho con gặp bác Năm.
- Hello! Con là Faith Truong. Cho con gặp cậu Tám.
- Hello! Con là Faith Truong. Cho con gặp dì Út…
- Hello! Con là Faith Truong…
- …
Bé Ân gọi điện thoại gần cả buổi sáng mới xong. Ai cũng bật cười vì cách xưng hô đầy đủ tên họ một cách nghi thức và giọng điệu rất đỗi nghiêm trang của nó. Danh sách ba mẹ ghi ra cho Ân dài ngoằng nhưng Ân gọi không chán, lại còn thích nữa. Có lẽ phải gọi hàng trăm lần nó cũng không mỏi miệng. Bé Hà đứng bên, cổ nhóng cao, miệng há to, mắt chăm chăm dòm chị, coi bộ rất ngưỡng mộ người chị sắp tốt nghiệp Mẫu giáo, ra vẻ thèm thuồng lắm. Mẹ thấy tội nghiệp, liền an ủi: “Năm tới con cũng được như chị Ân.” Nhưng rồi mẹ lại nghĩ bụng, chà mình nói sớm quá, khéo bày sáng mai con nhỏ nầy giành bóc lịch với chị nó. Rồi khéo bày nó leo lên ghế xé lịch cả năm. Lỡ té ngã thì nguy.
Hổm rày, ở trường, cô giáo tập dợt ráo riết cho bọn nhóc. Bữa nào cô giáo cũng mệt phờ, dù đã có ba người tình nguyện phụ giúp cô. Lớp cô có mười tám đứa, bé trai nhiều hơn bé gái, với sáu nguồn gốc chủng tộc khác nhau.
Rồi ngày Ân mong đợi đã đến.
Chương trình sẽ bắt đầu lúc bảy giờ tối nhưng từ sáng sớm, Ân đã chạy xuống phòng bà ngoại, chui tọt vô lòng bà, nũng nịu:
- Ngoại… ngoại làm tóc cho con đi!
Bà ngoại ôm hôn đứa cháu cưng:
- Ý, không được đâu con. Bây giờ còn sớm quá.
- Hổng sao đâu, con sẽ ngồi im cho tóc khỏi hư.
- Bộ con tính ngồi im từ giờ tới chiều hả?
- Dạ.
- Mèng ơi, con nhỏ nầy thiệt ngộ đời.
- Thiệt ngộ đời nghĩa là gì hở ngoại?
- Là… là ngồ ngộ đó.
- Ngồ ngộ là sao hở ngoại?
- Là… Là dễ thương đó. Thôi, ngoại mệt với con quá. Cái gì cũng hỏi.
- Vậy từ nay con hổng hỏi ngoại nữa nhen.
- Ý. Ngoại nói giỡn mà. Hổng sao đâu. Con cứ hỏi. Cái gì ngoại biết ngọai trả lời con.
- Dạ OK.
- Hoặc “dạ”, hoặc “OK”. Nhưng con nên “dạ” hơn.
- Dạ, con hiểu rồi. Mình là người Việt nên mình phải nói tiếng Việt, phải giỏi tiếng Việt, ngoại há?
Bé Hà vừa chen vào vòng tay ngoại, vừa góp lời:
- Còn khi tới trường thì mình nói tiếng Anh, ngoại há. Mình nói tiếng Việt người ta đâu có hiểu.
- Ừ, các cháu của ngoại giỏi lắm.
- Con nói thầm cái nầy ngoại nghe nha. Ngoại đừng nói tiếng Anh với mấy đứa bạn con nghen. Ngoại nói nghe kỳ lắm. Để mai mốt con dạy ngoại nói, nhen. Con muốn ngoại nói tiếng Anh thiệt hay.
- Ừa, các cháu của ngoại sẽ dạy ngoại tiếng Anh hén.
- À há!
- Ngoại ơi, bé Hà vừa nói “À há” đó ngoại.
Ngoại dịu dàng:
- Ân dạy em đi con.
- Em nè, không được “À há” với người lớn nhen.
- Dạ.
- Các cháu của ngoại ngoan quá. Ngoại vui lắm.
Bà cháu hủ hỉ tới đó thì bím tóc của bé Ân cũng vừa xong. Ngoại còn thắt cái nơ màu hồng chỗ đuôi tóc, coi đẹp hết biết luôn.
Rồi ngoại loay hoay dọn dẹp. Căn nhà rộng thênh thang, Ân và Hà tha hồ bày trò chơi, đồ chơi thì nhiều ơi là nhiều nên ngoại tha hồ xếp gọn lại. Hai đứa nhỏ cũng lăng quăng phụ ngoại như đã hứa với mẹ. Mấy lần thấy tụi nó ném đồ chơi khắp nhà, mẹ dọa đem bỏ thùng rác, chúng khóc bù lu bù loa.
Thật ra việc dọn dẹp đồ chơi còn mau hơn dọn dẹp các “tác phẩm hội họa” của hai đứa. Từ ngày đi học, bé Ân và bé Hà vẽ miết không chán. Tụi nó vẽ bằng bút chì, bút màu. Mới đây ba mua cho hai đứa hộp màu nước với nhiều cây cọ đủ cỡ, hai đứa càng say sưa vẽ. Phải nói là hai đứa mê vẽ. Vẽ xong, tụi nó đem dán khắp nhà, từ các bức tường cho tới tủ, giường, đến tận trong bathroom. Nói chung chỗ nào dán được là tụi nó dán. Căn nhà coi vừa giống xưởng vẽ, vừa giống phòng trưng bày. Đề tài bất tận của tụi nó là ba mẹ, bà ngoại, ông bà nội, cô giáo, và đặc biệt là phong cảnh. Chủ nhật rồi cô Ba tới nhà chơi, hai “họa sĩ” đòi vẽ cô Ba. Cô Ba đứng làm mẫu suốt nữa giờ, nghiêm như chào cờ, than ngắn thở dài mỏi chân muốn chết. Bù lại, ra về, cô Ba được món quà vô giá là hai bức tranh vẽ về mình, một ốm nheo ốm nhách, tóc dựng đứng, miệng cười hơi méo; một mập thù lù với cặp chân ngắn ngủn và mười một ngón tay. Điều lạ lùng cả hai đều miêu tả thiên nhiên khá sinh động. Đây là cô Ba đứng trên bãi cỏ xanh biêng biếc có bầy chim sẻ nâu đang bay sà xuống. Kia là cô Ba đứng giữa những bông hoa vàng li ti như những giọt nắng tỏa sáng lung linh, trên cao bầu trời xanh lơ với vài cụm mây mềm mại trắng phau.
Bà ngoại vừa xếp dọn vừa thưởng thức những “tác phẩm hội họa” của hai đứa cháu nhỏ. Ngoại dừng lại rất lâu trước một bức tranh của bé Hà. Thật ngạc nhiên và bất ngờ! Màu xanh tươi sáng của cây cỏ rất hài hòa với màu vàng cam óng ánh của trăng. Bố cục và nét bút hãy còn thơ ngây non nớt nhưng đã thể hiện chất tài hoa, trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh, rất đáng yêu. Được cô giáo ghi bên dưới: In the beginning God created the plants and the moon.
Bỗng bé Hà chạy tới ôm chân ngoại, méc:
- Ngoại ơi, chị Ân hông chịu chơi với con.
- Tại sao?
- Chị Ân cứ ngồi im, hổng chịu nhúc nhích. Chị sợ hư cái tóc.
- À, ngoại hiểu rồi. Ân ơi, cứ chơi thoải mái đi con. Chiều mẹ về làm cho cái bím tóc khác còn đẹp hơn nhiều.
- Bữa nay ba mẹ về sớm. Phải, đây là ngày trọng đại của con gái ba mẹ kia mà. Ba mẹ cũng vui không kém gì bé Ân. Và một người vui không kém ai là bà ngoại. Ngoại đã bồng ẵm nâng niu Ân từ thuở Ân lọt lòng. Thời gian Ân gần gũi ngoại nhiều hơn mẹ. Mẹ thường phân bì, rằng Ngoại cưng cháu hơn cưng con. Chị em Ân thật diễm phúc trong vòng tay chăm chút yêu thương của ngoại. Hai đứa cũng thương yêu quấn quít ngoại lắm.
Mẹ vừa làm tóc cho Ân và Hà, vừa hát nho nhỏ. “Tìm cho thấy liễu xanh- xanh lả lơi. Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai.” (*) Tóc hai đứa dài đến tận eo, dày mượt, thơm phưng phức, tha hồ tạo kiểu. Cái dzụ nầy cũng là nhờ ngoại. Hổng có ngoại thì mẹ kiếm đâu ra thời gian để gội sấy hàng ngày ngày cho tụi nó. Mẹ khéo léo làm cái búi tóc tròn trịa, thật cao, ngay trên đỉnh đầu, trông như những vũ công ballet. Mẹ phải dùng rất nhiều kẹp tăm để giữ chắc búi tóc, rồi mẹ cài lên đó cái vương miện bằng bạc, chạm trỗ khá cầu kỳ, nạm đá trắng lấp lánh. Hai chị em khoái chí đứng trước gương ngắm nghía tới lui, bộ tịch điệu đàng.
Đi dự lễ tốt nghiệp Mẫu giáo của bé Ân có ba mẹ, bà ngoại, ông bà nội, anh Chính, dì Út và cô Hai. Ngoài ra còn có chú David, bạn thân của ba mẹ. Ai cũng diện đồ thiệt đẹp. Riêng bé Ân và bé Hà thì khỏi nói. Hai đứa được mặc đầm trắng in hoa hồng, xòe to, xinh ơi là xinh. Mẹ đằm thắm trong bộ áo dài màu tím cà. Mọi người tíu tít nói cười, kiếm cảnh đẹp chụp hình. Nhìn hai cô công chúa của mình ríu rít giữa những người yêu thương trong khung cảnh yên bình, lòng mẹ chứa chan hạnh phúc. Hai cục cưng của mẹ đều khỏe mạnh, mắt đen muồi, đôi má phúng phính hồng hào. Hun hoài hổng chán. Bé Ân và bé Hà chỉ cách nhau một tuổi, lại luôn mặc quần áo, kiểu tóc giống nhau nên có người hỏi có phải chị em sinh đôi. Cả hai đứa liền trả lời rất nghiêm nghị, rành rọt: “ Dạ không, sinh năm một đó.” Thiệt không nhịn cười được.
Bà ngoại đang đứng chỗ tượng Chúa Jesus ôm con chiên lạc, vẫy:
- Bé Ân, bé Hà chụp hình với ngoại nè.
Ân chạy tới kề tai ngoại, thì thầm:
- Ngoại lại quên rồi. Ở trường mà ngoại kêu chúng con bằng tên Việt người ta hổng hiểu đâu. Ngoại nhớ kêu con là Faith, kêu em Hà là Blessie. Nhớ nhen ngoại.
- Vậy bây giờ con kêu ngoại là gì?
- Grandmother Truong.
- Ông bà nội?
- Grandparents Truong.
- Cô Hai?
- Aunt Two Truong.
- Dì Út?
- Um… Aunt Út Truong
Thế là mọi người lại được trận cười. Đúng như câu tục ngữ: “Có vàng vàng chẳng hay phô. Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe.”
Mùa hè, gần bảy giờ mà ánh nắng hãy còn vàng ươm, óng ả. Ngôi nhà thờ kính như được dát cả vàng, bạc, lẫn pha lê một cách tinh xảo, lung linh và trong suốt, lộng lẫy và kỳ vỹ. Những bãi cỏ xanh mượt, nhiều hình thù, nhiều độ cao thấp tràn ngập hoa nắng. Cảnh vật đẹp đến nỗi khiến ai đó cứ muốn nâng niu, khao khát thu gom tất cả vào trí nhớ, sợ lỡ trong thoáng chốc, vẻ đẹp kia bỗng tan biến mất.
Sắp vào buổi lễ. Bé Ân được cô giáo dẫn vào rạp hát trước để tập dợt lần cuối. Chủ đề của buổi lễ được in lớn trên tờ chương trình: Celebrations Around The World. Bên trên là dòng chữ nhỏ hơn: Crystal Cathedral Academy Presents- Kinder-garten Celebration. Ở giữa là cây thánh giá. Và phía dưới, dòng chữ Freed Theater cùng ngày giờ.
Chương trình được dàn dựng khá chu đáo. Mười tám bé được xếp xen kẽ nhau. Bé Ân nhỏ xíu giữa hai bé trai cao lớn, một da trắng tóc vàng mắt xanh và một da nâu tóc đen xoăn tít. Khán thính giả được dạo chơi cùng các bé qua một số quốc gia trải trên bốn châu lục với những lễ kỷ niệm: Thanksgiving (Hoa Kỳ- Châu Mỹ), Fiesta Del Grille (Ý- Châu Âu), Deuska Moroz (Nga- Châu Á), và Odwira (Denkyira- Châu Phi). Mỗi nơi là những lời giới thiệu và một vài bài hát, điệu múa. Các bé chuyền nhau cái micro coi rất thành thạo. Bé Ân nói về mùa xuân trên thành phố Florence cổ kính của nước Ý. Mẹ nín thở, sợ Ân “bể dĩa”. Nhưng không sao, cô nàng rất tự tin, tỉnh queo, nói rõ ràng mạch lạc, điệu nghệ đến ngạc nhiên.
Ba, tay cầm máy quay phim, miệng cười hoan hỉ. Ba đâu ngờ Ân của ba dạn dĩ, nói năng trôi chảy, múa đẹp quá xá như vầy. Hồi ba tới đây, đã hăm mấy tuổi, mỗi lần mở miệng nói tiếng Anh là lúng ta lung túng. Ba nói câu thứ nhứt, người đối diện ngủ xong một giấc mới nghe ba lắp bắp được câu thứ hai. Khi tốt nghiệp kỹ sư computer, ba kiếm việc rất khó khăn chỉ vì cái tội nói tiếng Anh ú a ú ớ. Còn cái dzụ múa thì ăn chắc là ba thua con gái cưng của ba rồi. Những buổi tối ba mẹ và hai con vui đùa với tiết mục múa, ba luôn múa mỗi một bài “Kìa Con Bướm Vàng”, mà luôn bị xếp hạng bốn.
Phần phát bằng cũng thú vị không kém. Bà hiệu trưởng và cô giáo phải cúi người xuống thật thấp để bắt tay và trao bằng cho từng cô bé cậu bé. Những tràng vỗ tay rào rào cùng tiếng hoan hô, huýt sáo rôm rả.
Và có lẽ việc chiếu slideshow Presentation là vui nhộn nhất. Trên màn ảnh rộng, những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu nhất của mỗi bé được cô giáo ghi lại suốt năm qua, khiến cả rạp hát hò reo vang dội. Hình như gia đình nào cũng chỉ chăm chú vào hạt ngọc của mình.
Tự nhiên mẹ bỗng nhớ lại hình ảnh mẹ ngày xưa. Hồi bằng tuổi Ân, mẹ không được đi học vì phải phụ ngoại bán kẹo bánh cho học trò trước cổng trường. Không có mẹ, ngoại đâu thể bán kịp, nhất là lúc ra chơi. Không có mẹ, đám con trai nghịch ngợm còn ăn cắp hàng của ngoại. Rồi khi vào lớp, mẹ chạy tới cửa lớp đứng học ké, cũng ê a đánh vần véo von. Năm mẹ học lớp ba, ngoại cất được cái quán nhỏ, bán hủ tiếu. Mỗi lần ra chơi, học trò ào vô đông nghịt. Ngoại múc hủ tiếu ra tô. Còn mẹ có sáng kiến là ai trả tiền, mẹ đưa muỗng và đũa. Vậy là câu tục ngữ “tiền trao cháo múc” được đổi thành “tiền trao đưa muỗng đũa”. Và nhờ đó, nồi hủ tiếu của ngoại không bị thất thoát nữa. (Không có muỗng đũa thì làm sao ăn hủ tiếu?)
Tuổi thơ của mẹ trải qua trong căn nhà nền đất, vách và mái đều bằng lá dừa nằm chơ vơ giữa đồng không mông quạnh của khu kinh tế mới. Giấc ngủ trong tuổi thơ mẹ đầy ám ảnh bất an và lo sợ: Sợ người xấu, sợ kẻ ác, sợ mưa gió sấm sét. Và sợ nhất là rắn. Có lần ngoại và mẹ đang ngủ, bỗng giật mình vì con rắn trườn qua dưới chân giường. Ơn Chúa, ngoại và mẹ nín thở nằm im, không hề động đậy cho đến khi con rắn bò ra ngoài. Không hiểu sao mẹ còn nhớ như in cảnh con rắn lột da ngay chân vách lá. Con rắn cứ rùng mình rùng mình rồi từ từ chui ra khỏi lớp vỏ cũ. Lột xong, nó nằm im khá lâu rồi mới bò ra ngoài.
Tuổi thơ mẹ là những buổi chiều, mẹ lội bộ ra chợ mua nếp về cho ngoại nấu xôi đặng mai bán. Mẹ bé xíu dưới thúng nếp bự trên đầu, hai tay vung vẩy nhịp nhàng theo bước chân. Nhìn từ xa, giống hệt cái nấm biết đi. Về tới nhà, thúng nếp không bị rớt một hột. Tuổi thơ mẹ là những xế trưa lội bộ dài theo mấy con lộ nắng chói chang hay mưa tầm tả, vẹo người như hình mũi tên, nách cái rổ trong đó nào bánh dừa, bánh tét, bánh da lợn, giọng rao trong trẻo, ngọt lịm. Nghe mẹ rao, nhiều người kêu vào chỉ để coi mặt mày con nhỏ ra sao mà rao nghe thương quá trời thương, dù hổng thích ăn quà vặt. Tuổi thơ mẹ là những lần phải chạy té khói, mất cả dép vì mấy đứa con trai mắc dịch rượt theo cướp giật.
Rồi mẹ đặt chân lên đất nước nầy khi vừa tròn hai mươi tuổi. Để thực hiện được ước mơ bước vào dòng chính của nước Mỹ, mẹ đã vượt qua nhiều con sóng, và con sóng dữ dội nhất là tiếng Anh, bởi trước đó mẹ không có được cái chữ đui nào.
Để rồi hôm nay mẹ ngồi đây, một nơi lộng lẫy khang trang, chứng kiến con gái của mẹ tốt nghiệp Mẫu giáo. Tất cả thật ngoài sức tưởng tượng của mẹ ngày xưa. Trái tim mẹ ngập tràn hạnh phúc. Lòng mẹ chan chứa biết ơn.
Cô Hai, vốn là người đa cảm, cũng xúc động không kém. Đâu phải tự nhiên có nơi nầy cho cháu gái của cô học, có những con đường ngoài kia cho cô đi làm, ngôi nhà thờ cho gia đình cô đến thờ phượng Chúa. Đâu phải tự nhiên có một miền đất tươi đẹp an lành cho cộng đồng người Việt tỵ nạn dung thân. Bỗng dưng cô Hai nhớ lại con tàu Mayflower và những người Pilgrims can trường mạo hiểm đã trải qua những ngày đông buốt giá, thiếu thốn mọi bề. Đói và lạnh đến nỗi phân nửa trong số 102 người của họ đã không qua nổi mùa đông đầu tiên đó. Nhưng họ đã dũng cảm đối phó với mọi gian khổ để được tự do tín ngưỡng.
Chương trình lễ tốt nghiệp kết thúc. Mọi người kéo ra ngoài. Lại chụp hình. Nhưng lần nầy coi bộ nhộn nhịp hơn. Các bé xúng xính với vòng hoa trên cổ, bằng tốt nghiệp và bó hoa trước ngực. Bong bóng thì nhiều ơi là nhiều, đủ kiểu và rực rỡ sắc màu.
Những sợi nắng vàng mơ hãy còn vương vấn đó đây. Bầu trời trong veo không một gợn mây. Gió nhè nhẹ mát rượi. Cô Hai năn nỉ bé Ân cho cô mượn tấm bằng để cô ôm chụp hình làm oai, nhưng bị bé phụng phịu từ chối làm cô Hai quê một cục. Bộ tịch cô bẽn lẽn, tẽn tò coi rất mắc cười.
Bữa tiệc đã sẵn sàng ở nhà. Món ăn “thiệt” là nồi cháo gà, cần nói rõ hơn là gà đi bộ, thơm và mềm. Ngoại còn làm thêm những món ăn “chơi” như bánh khoai mì, chè trôi nước, bánh bò. Tất cả đều được ăn kèm với nước cốt dừa. Ai cũng xuýt xoa, mèng ơi ngon quá ngon quá ta ơi, ngon hơn ở tiệm nhiều ta ơi.
Mẹ cười:
- Nghề của ngoại mấy nhỏ mà.
Bà ngọai cũng cười nhưng coi bộ hơi lúng túng. À, hình như ngoại
đang cố giấu giọt nước mắt sắp lăn ra khóe. Không sao ngoại ơi, cứ để giọt nước mắt vui mừng thỏa nguyện kia chảy dài trên má. Đâu phải người ta chỉ khóc khi buồn đau.
Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện. Đề tài đầu tiên là bé Ân tốt nghiệp Mẫu Giáo. Người thảo luận một cách nồng nhiệt nhất với sự kiện nầy là cô Hai. Cô Hai hớn hở lắm. Cô dẫn dắt tới vấn đề giáo dục. Theo cô, giáo dục là lãnh vực quan trọng nhất trong các lãnh vực hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong mỗi gia đình. Cô tuyên bố một cách hùng hồn rằng, bước vào một căn nhà, ta có thể thấy được sự quan tâm giáo dục của bậc cha mẹ đối với con cái qua cách sắp xếp bàn học, kệ sách dành cho trẻ. Và cũng qua đó, có thể biết được mức độ thành đạt của con cái họ.
Cô hăng hái thuyết trình rằng, sở dĩ nước Mỹ giàu mạnh là nhờ có một hệ thống giáo dục tuyệt vời. Là nhờ bản thân những người dẫn đường có nền giáo dục tuyệt vời. Nước Mỹ được như thế nầy là nhờ họ chú trọng đầu tư vào giáo dục… Ưu tiên hàng đầu cho giáo dục. Cô liệt kê ra nhiều quốc gia trên thế giới để đối chiếu, so sánh.
Bé Ân là thính giả nhiệt tình nhất. Ân say sưa nghe cô Hai thao thao bất tuyệt, dù nó chẳng hiểu tí tẹo gì. Nhưng có điều, nó biết chắc rằng cô Hai của nó đang chứng minh cho mọi người thấy lễ tốt nghiệp của nó là vô cùng quan trọng. Cho nên bữa nay bé Ân dành cho cô Hai vinh dự lớn lao là nó ngồi im trong lòng cô, nó đang rất yêu thương và tin cậy cô. Dễ gì có được ưu ái nầy. Bao nhiêu người giành ôm Ân vào lòng chớ bộ!
Ba chậm rãi:
- Xứ sở nầy đượm sữa và mật là nhờ dân Mỹ đa số tin Chúa. Đặc biệt, các tổng thống Mỹ khi tuyên thệ đều đặt tay lên cuốn kinh thánh. Chỉ có John Quincy Adams là ngoại lệ, dù ông rất mộ đạo. Adams đã đặt bàn tay đặt trên quyển “Volume of Laws” khi tuyên thệ nhậm chức. Thực ra, ông có viết trong nhật ký rằng sở dĩ ông chọn cuốn sách luật vì đã đưa ra lời thề sẽ bảo vệ Hiến pháp. Tóm lại, nền tảng của nước Mỹ là lời Chúa, nên nước Mỹ được ơn.
Dì Út sôi nổi:
- Nước Mỹ được như vầy là vì có tự do tôn giáo. Bởi đạo nào cũng khuyên dạy con người hướng thiện, làm lành, tránh dữ. Nhờ có nhiều đạo nên đất nước nầy được nhiều đấng thiêng liêng phù hộ.
Chú David nãy giờ bận thưởng thức các món ăn, giờ mới ngẩng lên:
- Cũng có thể nước Mỹ trở thành một cường quốc là nhờ những vị lãnh đạo thông tuệ, tài giỏi, nhìn xa trông rộng.
Ba, một người ham đọc sách và có trí nhớ tuyệt vời:
- Đặc biệt họ hành xử nhân đạo, đàng hoàng, tử tế. Bằng chứng là khi cuộc chiến nam bắc Mỹ kết thúc, tướng Lee và tướng Grant đã bắt tay nhau tại phòng họp. Sau nầy tướng Grant kể lại rằng ông không hề vui mừng trước thất bại của một địch thủ đã dũng cảm chiến đấu cho lý tưởng của họ. Phần tướng Joshua Chamberlain, người đứng ra nhận sự đầu hàng của quân miền Nam, cũng kể rằng đội quân miền Bắc đã không hề kèn trống reo mừng chiến thắng. Theo ông, trong một cuộc nội chiến, chẳng có bên nào thắng, mà tất cả đều bị thua thiệt.
Cô Hai gật gù:
- Cuộc nội chiến đó là một vết thương sâu hoắm, đau nhói trong lịch sử nước Mỹ.Và họ đã tìm mọi cách xoa dịu, rịt lành vết thương đó.
Ông nội, vốn là nhà giáo, từng là sĩ quan Thủ Đức, đã suýt chết nhiều lần trong các trại tù khổ sai của Cộng Sản, trầm giọng:
- Nói đâu xa, ngay trong nước Việt mình, hồi kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi với tư cách là vị quân sư lỗi lạc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thay vua Lê Lợi viết bài Cáo Bình Ngô, đã kể lại việc dân mình mở cho giặc con đường sống. Không những vậy, mình còn cấp thuyền, phát ngựa cho họ trở về quê. Hoặc khi vua Quang Trung đánh thắng quân Thanh, cũng đã hết sức nhân hậu với kẻ thù. Nhà vua ra lệnh đối xử tử tế với tất cả tù binh, hàng binh trước khi tha họ về nước. Vua còn sai quân lính thu gom xương cốt quân Thanh tử trận chất thành gò đống, rồi lập đàn cúng tế biểu thị sự thương xót thân phận người lính phải bỏ mạng nơi tha phương. Vậy là ông cha ta ngày xưa cũng đã dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận, dù đó là quân ngoại bang.
Tất cả bỗng lặng im, có lẽ những hình ảnh ông nội vừa khơi gợi mở ra bao hoài niệm về chốn quê nhà xa lắc.
Khá lâu, ba nhỏ nhẹ:
- Xin trở lại đề tài nước Mỹ. Có một vài điểm cần nhắc đến là người Mỹ rất ý thức về sự tự do và tính công bằng. Vào những năm 1800, phụ nữ Mỹ vẫn chưa được là những công dân thực sự theo nghĩa đầy đủ các quyền công dân. Lúc đó họ chưa có quyền độc lập về kinh tế. Mọi tài sản riêng của người phụ nữ đang có đều trở thành tài sản của người chồng khi họ lập gia đình. Tiền bạc của người phụ nữ kiếm được cũng đều thuộc về người chồng. Đặc biệt họ không có quyền bầu cử. Rồi chính bà Susan B. Anthony đã thấy rằng phụ nữ cần phải bình đẳng với nam giới về mọi mặt, phải bao gồm cả quyền đi bỏ phiếu bầu cử thì xã hội Mỹ mới tiến bộ. Vậy là năm 1920, phụ nữ đã được quyền bầu cử.
Bộ nhớ của ba thật đáng khâm phục!
Chú David cười hì hì:
- Hễ được đằng chân lân đằng đầu. Giờ các bà lấn lướt các ông quá trời. Chắc đàn ông trên nước nầy phải làm một cuộc cách mạng nam quyền mới được.
Ba đang hào hứng, bỏ qua ý kiến chú David:
- Phải công nhận nước Mỹ đã làm nên những điều thật kỳ diệu. Từ việc bà Rosa Park, một phụ nữ da đen bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng vào năm 1955, đến việc bà Condoleezza Rice, phụ nữ Mỹ gốc Phi làm Bộ trưởng Ngoại giao thứ nhì vào năm 2005, chỉ trong vòng 50 năm!
Ông nội gật gù:
- Ừ, nghe bây nói ba mới nhớ ra. Hình như những người Mỹ gốc Phi bị đưa đến nước Mỹ để làm nô lệ trong khoảng thế kỷ 17, 18 thì phải. Hồi nào đọc “Túp lều của chú Tom", ba xúc động lắm.
Thằng Chính tò mò:
- Chú Tom là ai hả nội?
- Là một nô lệ da đen. Cuộc đời chú Tom trong thân phận người nô lệ vô cùng khốn khổ, tủi nhục. Chú phải lìa xa gia đình, bị bán từ nơi này đến nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng chú Tom bị đánh chết trong đồn điền trồng bông ở miền Nam nước Mỹ. Vậy mà giờ đây, nước Mỹ đã bầu ông Barack Obama làm tổng thống. Như vậy lịch sử nước Mỹ cũng đã có những vũng sình lầy, nhưng điều quan trọng là họ đã biết lấp đất san bằng và xây dựng những lâu đài ngay trên sình lầy.
Ba:
- Dạ, con nhớ là trước thập niên 1950, nước Mỹ vẫn sống dưới bóng tối của chế độ nô lệ và nạn kỳ thị chủng tộc. Có điều… ta thử làm phép trừ, năm 1968 Martin Luther King, Jr., bị ám sát. Năm 2009, ông Barack Obama được bầu làm tổng thống. Ừm… bốn mươi mốt năm. Bốn mươi mốt năm trong chiều dài lịch sử của một dân tộc xem ra chỉ là cái nháy mắt.
Dì Út, vốn đùa rất duyên:
- Ủa, thằng Chính rửa chén hả? Giỏi quá ta! Dì Út thấy cứ mỗi lần rửa chén, Chính đẹp trai thêm một chút. Nghe nói Chính đang chuẩn bị vào chuyên khoa tim phải không?
- Dạ phải.
- Chính! Nghe dì Út biểu nè. Con ráng học thiệt giỏi, ráng sống thiệt đàng hoàng để mai mốt ra ứng cử tổng thống nước Mỹ nghe con. Làm tổng thống Mỹ cũng có nghĩa là tổng thống thế giới đó con.
- Dì Út nói chơi hay nói giỡn vậy?
- Ơ, cái thằng nầy bày đặt chơi chữ với dì Út hả? Dì nói thiệt đó. Nếu vậy con sẽ là tổng thống người châu Á, và là người Việt Nam đầu tiên ở nước nầy. Con sẽ đi vào lịch sử. Lúc bấy giờ trong tiểu sử của con sẽ có tên dì Út để dì mở mày mở mặt với thiên hạ chơi.
Mọi người nhao nhao:
- Phải rồi. Chính thông minh, học giỏi. Hạnh kiểm, đạo đức tốt. Lại bảnh trai trai hết biết. Chà, coi bộ Chính làm tổng thống có lý à nghen. Một bác sĩ tim lên làm tổng thống coi cũng ngon lắm chớ bộ.
Ba nhẩm tính các tiêu chuẩn để ra ứng cử tổng thống Mỹ, rồi kết luận:
- Thằng Chính chỉ còn thiếu tiền thôi. Mà tiền lại đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống ở Mỹ.
Dì Út nhìn Chính, giọng chắc như đinh đóng cột:
- Chính không phải lo lắng tiền bạc. Để dì Út lo.
- Wow! Dì Út giàu dữ hén. Vậy mà nào giờ con hổng biết.
- Dì mà giàu có cái nỗi gì. Nhưng chắc chắn dì Út sẽ trúng số.
Chính nhoẻn miệng cười hiền queo, thật dễ thương:
- Dì Út ơi, theo con được biết dì Út hổng bao giờ mua vé số.
Dì Út mắng yêu Chính:
- Ơ, cái thằng nầy chọc quê dì Út hả? Con cứ ra ứng cử tổng thống thì dì sẽ mua vé số. Hiểu chưa? Rồi dì Út sẽ tài trợ cho con tranh cử. OK?
Mẹ đang chạy tới chạy lui lo việc tiếp đãi, cũng lên tiếng:
- Chính đừng ham làm tổng thống con ơi! Mệt bở hơi tai đó con! Lại mau già nữa. Đó, mấy ông tổng thống sau khi nhậm chức chẳng bao lâu tóc bạc trắng, mặt xếp lớp nếp nhăn.
Bà nội chậm rãi:
- Bay nói nghe có lý đó. Đừng biểu Chính làm tổng thống nữa. Tội nghiệp thằng nhỏ.
Dì Út:
- Ờ hén. Thôi, bỏ qua việc Chính làm tổng thống. Còn nhiều việc còn quan trọng hơn. Chính há.
Chính thở phào nhẹ nhõm:
- Dạ. Mà việc quan trọng nhất là… cưới vợ.
- Ơ, cái thằng nầy mới bây lớn bày đặt te rẹt vợ con. Nè, còn nhiều việc quan trọng, con biết không. Ví dụ ở Việt Nam mình biết bao trẻ em, người già đang lang thang đói rách. Hàng triệu cô gái phải bán thân, sống đời ô nhục, phải đi ở đợ nơi xứ người tủi hổ….
- Dạ, con biết chớ. Nhưng mà dì Út ơi, những việc đó lớn lao quá. Một mình con hổng làm nỗi nên con cần có người vợ giúp con, giống như ông Adam cần bà Eva vậy.
Bà ngoại khen:
- Mèng ơi! Thằng nhỏ nầy lanh trí lẹ miệng thiệt!
Bà nội biểu mẹ đóng gói thức ăn dư để ai thích thì “to go”. Nội luôn nhắc nhở mọi người rằng, đổ bỏ thức ăn (dĩ nhiên là chưa bị hư) vào thùng rác là mang tội. Trên thế giới nầy rất nhiều người đang không có cái để ăn.
Bé Hà, lọt thỏm trong lòng bà ngoại, chợt há miệng ngáp dài. Bé Ân liền nghiêm nghị ra dấu cho em, ý là phải che miệng khi ngáp. Nhưng bé Hà hổng thèm dòm chị, mặt đã méo xẹo, cặp mắt díu lại vì buồn ngủ.
Sáng nay, Hà thức dậy trước chị Ân. Bé nhẹ nhàng nhón chân chạy ngay xuống phòng khách, bắt ghế trèo lên bóc tờ lịch cho ngày hôm nay. Rồi, cũng giống in chị Ân, Hà tỉ mỉ xếp tờ lịch của ngày hôm qua thành con thuyền nhỏ xíu xiu, xinh xắn, cất vào hộp giấy.
Hôm dạy cho bé Ân và bé Hà xếp thuyền, mẹ nói nho nhỏ, như nói với chính mình, rằng mẹ rất yêu hình ảnh những con thuyền. Bởi những con thuyền gợi lên không gian bao la, tự do. Kích thích sự mạo hiểm, lòng dũng cảm. Những con thuyền hôm nay chở đầy ước mơ cho ngày mai. Những con thuyền kiếm tìm bến bờ hạnh phúc. Mẹ biết hai đứa chưa thể hiểu hết những gì mẹ nói nên sau đó, mẹ đã ghi vào “Trang nhật ký ngày mai” cho các con của mình: Hãy biết ước mơ, hãy dám mạo hiểm. Hãy dũng cảm để đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tịnh Tâm
(*) Bài hát “Suối Tóc” của nhạc sĩ Văn Phụng
Bé Ân nhận bằng tốt nghiệp Mẫu Giáo.
Chừng tuần lễ nay, cứ mỗi sáng, vừa mới thức dậy, bé Ân lật đật chạy ngay xuống phòng khách, bắt ghế trèo lên bóc tờ lịch ngày hôm qua, rồi tỉ mỉ xếp thành con thuyền nhỏ xíu xiu, xinh xắn, cất vào hộp giấy. Bà ngoại thắc mắc, Ân lắc đầu, mắt tròn xoe tinh nghịch, đặt ngón tay lên môi ra dấu bí mật. Và hôm kia, ba ngạc nhiên vì ai đó đã xé lịch quá một ngày. Thay vì ngày thứ Sáu, lại sang ngày thứ Bảy. Ai vậy ta?
- Bé Ân chứ còn ai vào đây. Mẹ đang ở trong bếp, nói vọng ra.
- Ủa, sao con nhỏ lại bày đặt xé lịch, lại lố một ngày?
- Anh thử hỏi nó coi.
- Ân ơi, con xé lịch sớm để làm gì vậy?
Ân từ trên lầu chạy xuống.
- Dạ, tại con muốn mau tới thứ Tư.
Mẹ thì thầm với ba. Ba vỡ lẽ. Rồi ba, mẹ, và bà ngoại cười vang làm con nhỏ mắc cỡ chạy trốn mất tiêu. Bé Hà, em gái của Ân, không hiểu gì nhưng thấy mọi người cười ngặt nghẽo thì nó cũng cười ké chút chút.
- Hello! Con là Faith Truong. Cho con gặp ông bà nội.
- Nội đây, mà Faith Truong là ai nội hổng biết.
- Dạ là con.
- Con là ai?
- Dạ, là bé Ân.
- À, chào Ân. Con khỏe không?
- Dạ khỏe. Nội khỏe không?
- Ông bà nội đều khỏe. Con gọi nội có chuyện gì không?
- Dạ con mời ông bà nội đi dự lễ tốt nghiệp của con vào thứ Tư nầy. Tức là còn hai ngày nữa.
- Lễ tốt nghiệp?
- Dạ, cô giáo con nói là Kindergarten Celebration. Mẹ con nói đó là lễ tốt nghiệp Mẫu giáo.
- À, nội hiểu rồi. Cám ơn con. Dĩ nhiên ông bà sẽ có mặt.
- Dạ con cám ơn nội. Con chào nội.
- Chào con.
- Hello! Con là Faith Truong. Cho con gặp cô Hai.
- Hello! Con là Faith Truong. Cho con gặp bác Năm.
- Hello! Con là Faith Truong. Cho con gặp cậu Tám.
- Hello! Con là Faith Truong. Cho con gặp dì Út…
- Hello! Con là Faith Truong…
- …
Bé Ân gọi điện thoại gần cả buổi sáng mới xong. Ai cũng bật cười vì cách xưng hô đầy đủ tên họ một cách nghi thức và giọng điệu rất đỗi nghiêm trang của nó. Danh sách ba mẹ ghi ra cho Ân dài ngoằng nhưng Ân gọi không chán, lại còn thích nữa. Có lẽ phải gọi hàng trăm lần nó cũng không mỏi miệng. Bé Hà đứng bên, cổ nhóng cao, miệng há to, mắt chăm chăm dòm chị, coi bộ rất ngưỡng mộ người chị sắp tốt nghiệp Mẫu giáo, ra vẻ thèm thuồng lắm. Mẹ thấy tội nghiệp, liền an ủi: “Năm tới con cũng được như chị Ân.” Nhưng rồi mẹ lại nghĩ bụng, chà mình nói sớm quá, khéo bày sáng mai con nhỏ nầy giành bóc lịch với chị nó. Rồi khéo bày nó leo lên ghế xé lịch cả năm. Lỡ té ngã thì nguy.
Hổm rày, ở trường, cô giáo tập dợt ráo riết cho bọn nhóc. Bữa nào cô giáo cũng mệt phờ, dù đã có ba người tình nguyện phụ giúp cô. Lớp cô có mười tám đứa, bé trai nhiều hơn bé gái, với sáu nguồn gốc chủng tộc khác nhau.
Rồi ngày Ân mong đợi đã đến.
Chương trình sẽ bắt đầu lúc bảy giờ tối nhưng từ sáng sớm, Ân đã chạy xuống phòng bà ngoại, chui tọt vô lòng bà, nũng nịu:
- Ngoại… ngoại làm tóc cho con đi!
Bà ngoại ôm hôn đứa cháu cưng:
- Ý, không được đâu con. Bây giờ còn sớm quá.
- Hổng sao đâu, con sẽ ngồi im cho tóc khỏi hư.
- Bộ con tính ngồi im từ giờ tới chiều hả?
- Dạ.
- Mèng ơi, con nhỏ nầy thiệt ngộ đời.
- Thiệt ngộ đời nghĩa là gì hở ngoại?
- Là… là ngồ ngộ đó.
- Ngồ ngộ là sao hở ngoại?
- Là… Là dễ thương đó. Thôi, ngoại mệt với con quá. Cái gì cũng hỏi.
- Vậy từ nay con hổng hỏi ngoại nữa nhen.
- Ý. Ngoại nói giỡn mà. Hổng sao đâu. Con cứ hỏi. Cái gì ngoại biết ngọai trả lời con.
- Dạ OK.
- Hoặc “dạ”, hoặc “OK”. Nhưng con nên “dạ” hơn.
- Dạ, con hiểu rồi. Mình là người Việt nên mình phải nói tiếng Việt, phải giỏi tiếng Việt, ngoại há?
Bé Hà vừa chen vào vòng tay ngoại, vừa góp lời:
- Còn khi tới trường thì mình nói tiếng Anh, ngoại há. Mình nói tiếng Việt người ta đâu có hiểu.
- Ừ, các cháu của ngoại giỏi lắm.
- Con nói thầm cái nầy ngoại nghe nha. Ngoại đừng nói tiếng Anh với mấy đứa bạn con nghen. Ngoại nói nghe kỳ lắm. Để mai mốt con dạy ngoại nói, nhen. Con muốn ngoại nói tiếng Anh thiệt hay.
- Ừa, các cháu của ngoại sẽ dạy ngoại tiếng Anh hén.
- À há!
- Ngoại ơi, bé Hà vừa nói “À há” đó ngoại.
Ngoại dịu dàng:
- Ân dạy em đi con.
- Em nè, không được “À há” với người lớn nhen.
- Dạ.
- Các cháu của ngoại ngoan quá. Ngoại vui lắm.
Bà cháu hủ hỉ tới đó thì bím tóc của bé Ân cũng vừa xong. Ngoại còn thắt cái nơ màu hồng chỗ đuôi tóc, coi đẹp hết biết luôn.
Rồi ngoại loay hoay dọn dẹp. Căn nhà rộng thênh thang, Ân và Hà tha hồ bày trò chơi, đồ chơi thì nhiều ơi là nhiều nên ngoại tha hồ xếp gọn lại. Hai đứa nhỏ cũng lăng quăng phụ ngoại như đã hứa với mẹ. Mấy lần thấy tụi nó ném đồ chơi khắp nhà, mẹ dọa đem bỏ thùng rác, chúng khóc bù lu bù loa.
Thật ra việc dọn dẹp đồ chơi còn mau hơn dọn dẹp các “tác phẩm hội họa” của hai đứa. Từ ngày đi học, bé Ân và bé Hà vẽ miết không chán. Tụi nó vẽ bằng bút chì, bút màu. Mới đây ba mua cho hai đứa hộp màu nước với nhiều cây cọ đủ cỡ, hai đứa càng say sưa vẽ. Phải nói là hai đứa mê vẽ. Vẽ xong, tụi nó đem dán khắp nhà, từ các bức tường cho tới tủ, giường, đến tận trong bathroom. Nói chung chỗ nào dán được là tụi nó dán. Căn nhà coi vừa giống xưởng vẽ, vừa giống phòng trưng bày. Đề tài bất tận của tụi nó là ba mẹ, bà ngoại, ông bà nội, cô giáo, và đặc biệt là phong cảnh. Chủ nhật rồi cô Ba tới nhà chơi, hai “họa sĩ” đòi vẽ cô Ba. Cô Ba đứng làm mẫu suốt nữa giờ, nghiêm như chào cờ, than ngắn thở dài mỏi chân muốn chết. Bù lại, ra về, cô Ba được món quà vô giá là hai bức tranh vẽ về mình, một ốm nheo ốm nhách, tóc dựng đứng, miệng cười hơi méo; một mập thù lù với cặp chân ngắn ngủn và mười một ngón tay. Điều lạ lùng cả hai đều miêu tả thiên nhiên khá sinh động. Đây là cô Ba đứng trên bãi cỏ xanh biêng biếc có bầy chim sẻ nâu đang bay sà xuống. Kia là cô Ba đứng giữa những bông hoa vàng li ti như những giọt nắng tỏa sáng lung linh, trên cao bầu trời xanh lơ với vài cụm mây mềm mại trắng phau.
Bà ngoại vừa xếp dọn vừa thưởng thức những “tác phẩm hội họa” của hai đứa cháu nhỏ. Ngoại dừng lại rất lâu trước một bức tranh của bé Hà. Thật ngạc nhiên và bất ngờ! Màu xanh tươi sáng của cây cỏ rất hài hòa với màu vàng cam óng ánh của trăng. Bố cục và nét bút hãy còn thơ ngây non nớt nhưng đã thể hiện chất tài hoa, trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh, rất đáng yêu. Được cô giáo ghi bên dưới: In the beginning God created the plants and the moon.
Bỗng bé Hà chạy tới ôm chân ngoại, méc:
- Ngoại ơi, chị Ân hông chịu chơi với con.
- Tại sao?
- Chị Ân cứ ngồi im, hổng chịu nhúc nhích. Chị sợ hư cái tóc.
- À, ngoại hiểu rồi. Ân ơi, cứ chơi thoải mái đi con. Chiều mẹ về làm cho cái bím tóc khác còn đẹp hơn nhiều.
- Bữa nay ba mẹ về sớm. Phải, đây là ngày trọng đại của con gái ba mẹ kia mà. Ba mẹ cũng vui không kém gì bé Ân. Và một người vui không kém ai là bà ngoại. Ngoại đã bồng ẵm nâng niu Ân từ thuở Ân lọt lòng. Thời gian Ân gần gũi ngoại nhiều hơn mẹ. Mẹ thường phân bì, rằng Ngoại cưng cháu hơn cưng con. Chị em Ân thật diễm phúc trong vòng tay chăm chút yêu thương của ngoại. Hai đứa cũng thương yêu quấn quít ngoại lắm.
Mẹ vừa làm tóc cho Ân và Hà, vừa hát nho nhỏ. “Tìm cho thấy liễu xanh- xanh lả lơi. Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai.” (*) Tóc hai đứa dài đến tận eo, dày mượt, thơm phưng phức, tha hồ tạo kiểu. Cái dzụ nầy cũng là nhờ ngoại. Hổng có ngoại thì mẹ kiếm đâu ra thời gian để gội sấy hàng ngày ngày cho tụi nó. Mẹ khéo léo làm cái búi tóc tròn trịa, thật cao, ngay trên đỉnh đầu, trông như những vũ công ballet. Mẹ phải dùng rất nhiều kẹp tăm để giữ chắc búi tóc, rồi mẹ cài lên đó cái vương miện bằng bạc, chạm trỗ khá cầu kỳ, nạm đá trắng lấp lánh. Hai chị em khoái chí đứng trước gương ngắm nghía tới lui, bộ tịch điệu đàng.
Đi dự lễ tốt nghiệp Mẫu giáo của bé Ân có ba mẹ, bà ngoại, ông bà nội, anh Chính, dì Út và cô Hai. Ngoài ra còn có chú David, bạn thân của ba mẹ. Ai cũng diện đồ thiệt đẹp. Riêng bé Ân và bé Hà thì khỏi nói. Hai đứa được mặc đầm trắng in hoa hồng, xòe to, xinh ơi là xinh. Mẹ đằm thắm trong bộ áo dài màu tím cà. Mọi người tíu tít nói cười, kiếm cảnh đẹp chụp hình. Nhìn hai cô công chúa của mình ríu rít giữa những người yêu thương trong khung cảnh yên bình, lòng mẹ chứa chan hạnh phúc. Hai cục cưng của mẹ đều khỏe mạnh, mắt đen muồi, đôi má phúng phính hồng hào. Hun hoài hổng chán. Bé Ân và bé Hà chỉ cách nhau một tuổi, lại luôn mặc quần áo, kiểu tóc giống nhau nên có người hỏi có phải chị em sinh đôi. Cả hai đứa liền trả lời rất nghiêm nghị, rành rọt: “ Dạ không, sinh năm một đó.” Thiệt không nhịn cười được.
Bà ngoại đang đứng chỗ tượng Chúa Jesus ôm con chiên lạc, vẫy:
- Bé Ân, bé Hà chụp hình với ngoại nè.
Ân chạy tới kề tai ngoại, thì thầm:
- Ngoại lại quên rồi. Ở trường mà ngoại kêu chúng con bằng tên Việt người ta hổng hiểu đâu. Ngoại nhớ kêu con là Faith, kêu em Hà là Blessie. Nhớ nhen ngoại.
- Vậy bây giờ con kêu ngoại là gì?
- Grandmother Truong.
- Ông bà nội?
- Grandparents Truong.
- Cô Hai?
- Aunt Two Truong.
- Dì Út?
- Um… Aunt Út Truong
Thế là mọi người lại được trận cười. Đúng như câu tục ngữ: “Có vàng vàng chẳng hay phô. Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe.”
Mùa hè, gần bảy giờ mà ánh nắng hãy còn vàng ươm, óng ả. Ngôi nhà thờ kính như được dát cả vàng, bạc, lẫn pha lê một cách tinh xảo, lung linh và trong suốt, lộng lẫy và kỳ vỹ. Những bãi cỏ xanh mượt, nhiều hình thù, nhiều độ cao thấp tràn ngập hoa nắng. Cảnh vật đẹp đến nỗi khiến ai đó cứ muốn nâng niu, khao khát thu gom tất cả vào trí nhớ, sợ lỡ trong thoáng chốc, vẻ đẹp kia bỗng tan biến mất.
Sắp vào buổi lễ. Bé Ân được cô giáo dẫn vào rạp hát trước để tập dợt lần cuối. Chủ đề của buổi lễ được in lớn trên tờ chương trình: Celebrations Around The World. Bên trên là dòng chữ nhỏ hơn: Crystal Cathedral Academy Presents- Kinder-garten Celebration. Ở giữa là cây thánh giá. Và phía dưới, dòng chữ Freed Theater cùng ngày giờ.
Chương trình được dàn dựng khá chu đáo. Mười tám bé được xếp xen kẽ nhau. Bé Ân nhỏ xíu giữa hai bé trai cao lớn, một da trắng tóc vàng mắt xanh và một da nâu tóc đen xoăn tít. Khán thính giả được dạo chơi cùng các bé qua một số quốc gia trải trên bốn châu lục với những lễ kỷ niệm: Thanksgiving (Hoa Kỳ- Châu Mỹ), Fiesta Del Grille (Ý- Châu Âu), Deuska Moroz (Nga- Châu Á), và Odwira (Denkyira- Châu Phi). Mỗi nơi là những lời giới thiệu và một vài bài hát, điệu múa. Các bé chuyền nhau cái micro coi rất thành thạo. Bé Ân nói về mùa xuân trên thành phố Florence cổ kính của nước Ý. Mẹ nín thở, sợ Ân “bể dĩa”. Nhưng không sao, cô nàng rất tự tin, tỉnh queo, nói rõ ràng mạch lạc, điệu nghệ đến ngạc nhiên.
Ba, tay cầm máy quay phim, miệng cười hoan hỉ. Ba đâu ngờ Ân của ba dạn dĩ, nói năng trôi chảy, múa đẹp quá xá như vầy. Hồi ba tới đây, đã hăm mấy tuổi, mỗi lần mở miệng nói tiếng Anh là lúng ta lung túng. Ba nói câu thứ nhứt, người đối diện ngủ xong một giấc mới nghe ba lắp bắp được câu thứ hai. Khi tốt nghiệp kỹ sư computer, ba kiếm việc rất khó khăn chỉ vì cái tội nói tiếng Anh ú a ú ớ. Còn cái dzụ múa thì ăn chắc là ba thua con gái cưng của ba rồi. Những buổi tối ba mẹ và hai con vui đùa với tiết mục múa, ba luôn múa mỗi một bài “Kìa Con Bướm Vàng”, mà luôn bị xếp hạng bốn.
Phần phát bằng cũng thú vị không kém. Bà hiệu trưởng và cô giáo phải cúi người xuống thật thấp để bắt tay và trao bằng cho từng cô bé cậu bé. Những tràng vỗ tay rào rào cùng tiếng hoan hô, huýt sáo rôm rả.
Và có lẽ việc chiếu slideshow Presentation là vui nhộn nhất. Trên màn ảnh rộng, những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu nhất của mỗi bé được cô giáo ghi lại suốt năm qua, khiến cả rạp hát hò reo vang dội. Hình như gia đình nào cũng chỉ chăm chú vào hạt ngọc của mình.
Tự nhiên mẹ bỗng nhớ lại hình ảnh mẹ ngày xưa. Hồi bằng tuổi Ân, mẹ không được đi học vì phải phụ ngoại bán kẹo bánh cho học trò trước cổng trường. Không có mẹ, ngoại đâu thể bán kịp, nhất là lúc ra chơi. Không có mẹ, đám con trai nghịch ngợm còn ăn cắp hàng của ngoại. Rồi khi vào lớp, mẹ chạy tới cửa lớp đứng học ké, cũng ê a đánh vần véo von. Năm mẹ học lớp ba, ngoại cất được cái quán nhỏ, bán hủ tiếu. Mỗi lần ra chơi, học trò ào vô đông nghịt. Ngoại múc hủ tiếu ra tô. Còn mẹ có sáng kiến là ai trả tiền, mẹ đưa muỗng và đũa. Vậy là câu tục ngữ “tiền trao cháo múc” được đổi thành “tiền trao đưa muỗng đũa”. Và nhờ đó, nồi hủ tiếu của ngoại không bị thất thoát nữa. (Không có muỗng đũa thì làm sao ăn hủ tiếu?)
Tuổi thơ của mẹ trải qua trong căn nhà nền đất, vách và mái đều bằng lá dừa nằm chơ vơ giữa đồng không mông quạnh của khu kinh tế mới. Giấc ngủ trong tuổi thơ mẹ đầy ám ảnh bất an và lo sợ: Sợ người xấu, sợ kẻ ác, sợ mưa gió sấm sét. Và sợ nhất là rắn. Có lần ngoại và mẹ đang ngủ, bỗng giật mình vì con rắn trườn qua dưới chân giường. Ơn Chúa, ngoại và mẹ nín thở nằm im, không hề động đậy cho đến khi con rắn bò ra ngoài. Không hiểu sao mẹ còn nhớ như in cảnh con rắn lột da ngay chân vách lá. Con rắn cứ rùng mình rùng mình rồi từ từ chui ra khỏi lớp vỏ cũ. Lột xong, nó nằm im khá lâu rồi mới bò ra ngoài.
Tuổi thơ mẹ là những buổi chiều, mẹ lội bộ ra chợ mua nếp về cho ngoại nấu xôi đặng mai bán. Mẹ bé xíu dưới thúng nếp bự trên đầu, hai tay vung vẩy nhịp nhàng theo bước chân. Nhìn từ xa, giống hệt cái nấm biết đi. Về tới nhà, thúng nếp không bị rớt một hột. Tuổi thơ mẹ là những xế trưa lội bộ dài theo mấy con lộ nắng chói chang hay mưa tầm tả, vẹo người như hình mũi tên, nách cái rổ trong đó nào bánh dừa, bánh tét, bánh da lợn, giọng rao trong trẻo, ngọt lịm. Nghe mẹ rao, nhiều người kêu vào chỉ để coi mặt mày con nhỏ ra sao mà rao nghe thương quá trời thương, dù hổng thích ăn quà vặt. Tuổi thơ mẹ là những lần phải chạy té khói, mất cả dép vì mấy đứa con trai mắc dịch rượt theo cướp giật.
Rồi mẹ đặt chân lên đất nước nầy khi vừa tròn hai mươi tuổi. Để thực hiện được ước mơ bước vào dòng chính của nước Mỹ, mẹ đã vượt qua nhiều con sóng, và con sóng dữ dội nhất là tiếng Anh, bởi trước đó mẹ không có được cái chữ đui nào.
Để rồi hôm nay mẹ ngồi đây, một nơi lộng lẫy khang trang, chứng kiến con gái của mẹ tốt nghiệp Mẫu giáo. Tất cả thật ngoài sức tưởng tượng của mẹ ngày xưa. Trái tim mẹ ngập tràn hạnh phúc. Lòng mẹ chan chứa biết ơn.
Cô Hai, vốn là người đa cảm, cũng xúc động không kém. Đâu phải tự nhiên có nơi nầy cho cháu gái của cô học, có những con đường ngoài kia cho cô đi làm, ngôi nhà thờ cho gia đình cô đến thờ phượng Chúa. Đâu phải tự nhiên có một miền đất tươi đẹp an lành cho cộng đồng người Việt tỵ nạn dung thân. Bỗng dưng cô Hai nhớ lại con tàu Mayflower và những người Pilgrims can trường mạo hiểm đã trải qua những ngày đông buốt giá, thiếu thốn mọi bề. Đói và lạnh đến nỗi phân nửa trong số 102 người của họ đã không qua nổi mùa đông đầu tiên đó. Nhưng họ đã dũng cảm đối phó với mọi gian khổ để được tự do tín ngưỡng.
Chương trình lễ tốt nghiệp kết thúc. Mọi người kéo ra ngoài. Lại chụp hình. Nhưng lần nầy coi bộ nhộn nhịp hơn. Các bé xúng xính với vòng hoa trên cổ, bằng tốt nghiệp và bó hoa trước ngực. Bong bóng thì nhiều ơi là nhiều, đủ kiểu và rực rỡ sắc màu.
Những sợi nắng vàng mơ hãy còn vương vấn đó đây. Bầu trời trong veo không một gợn mây. Gió nhè nhẹ mát rượi. Cô Hai năn nỉ bé Ân cho cô mượn tấm bằng để cô ôm chụp hình làm oai, nhưng bị bé phụng phịu từ chối làm cô Hai quê một cục. Bộ tịch cô bẽn lẽn, tẽn tò coi rất mắc cười.
Bữa tiệc đã sẵn sàng ở nhà. Món ăn “thiệt” là nồi cháo gà, cần nói rõ hơn là gà đi bộ, thơm và mềm. Ngoại còn làm thêm những món ăn “chơi” như bánh khoai mì, chè trôi nước, bánh bò. Tất cả đều được ăn kèm với nước cốt dừa. Ai cũng xuýt xoa, mèng ơi ngon quá ngon quá ta ơi, ngon hơn ở tiệm nhiều ta ơi.
Mẹ cười:
- Nghề của ngoại mấy nhỏ mà.
Bà ngọai cũng cười nhưng coi bộ hơi lúng túng. À, hình như ngoại
đang cố giấu giọt nước mắt sắp lăn ra khóe. Không sao ngoại ơi, cứ để giọt nước mắt vui mừng thỏa nguyện kia chảy dài trên má. Đâu phải người ta chỉ khóc khi buồn đau.
Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện. Đề tài đầu tiên là bé Ân tốt nghiệp Mẫu Giáo. Người thảo luận một cách nồng nhiệt nhất với sự kiện nầy là cô Hai. Cô Hai hớn hở lắm. Cô dẫn dắt tới vấn đề giáo dục. Theo cô, giáo dục là lãnh vực quan trọng nhất trong các lãnh vực hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong mỗi gia đình. Cô tuyên bố một cách hùng hồn rằng, bước vào một căn nhà, ta có thể thấy được sự quan tâm giáo dục của bậc cha mẹ đối với con cái qua cách sắp xếp bàn học, kệ sách dành cho trẻ. Và cũng qua đó, có thể biết được mức độ thành đạt của con cái họ.
Cô hăng hái thuyết trình rằng, sở dĩ nước Mỹ giàu mạnh là nhờ có một hệ thống giáo dục tuyệt vời. Là nhờ bản thân những người dẫn đường có nền giáo dục tuyệt vời. Nước Mỹ được như thế nầy là nhờ họ chú trọng đầu tư vào giáo dục… Ưu tiên hàng đầu cho giáo dục. Cô liệt kê ra nhiều quốc gia trên thế giới để đối chiếu, so sánh.
Bé Ân là thính giả nhiệt tình nhất. Ân say sưa nghe cô Hai thao thao bất tuyệt, dù nó chẳng hiểu tí tẹo gì. Nhưng có điều, nó biết chắc rằng cô Hai của nó đang chứng minh cho mọi người thấy lễ tốt nghiệp của nó là vô cùng quan trọng. Cho nên bữa nay bé Ân dành cho cô Hai vinh dự lớn lao là nó ngồi im trong lòng cô, nó đang rất yêu thương và tin cậy cô. Dễ gì có được ưu ái nầy. Bao nhiêu người giành ôm Ân vào lòng chớ bộ!
Ba chậm rãi:
- Xứ sở nầy đượm sữa và mật là nhờ dân Mỹ đa số tin Chúa. Đặc biệt, các tổng thống Mỹ khi tuyên thệ đều đặt tay lên cuốn kinh thánh. Chỉ có John Quincy Adams là ngoại lệ, dù ông rất mộ đạo. Adams đã đặt bàn tay đặt trên quyển “Volume of Laws” khi tuyên thệ nhậm chức. Thực ra, ông có viết trong nhật ký rằng sở dĩ ông chọn cuốn sách luật vì đã đưa ra lời thề sẽ bảo vệ Hiến pháp. Tóm lại, nền tảng của nước Mỹ là lời Chúa, nên nước Mỹ được ơn.
Dì Út sôi nổi:
- Nước Mỹ được như vầy là vì có tự do tôn giáo. Bởi đạo nào cũng khuyên dạy con người hướng thiện, làm lành, tránh dữ. Nhờ có nhiều đạo nên đất nước nầy được nhiều đấng thiêng liêng phù hộ.
Chú David nãy giờ bận thưởng thức các món ăn, giờ mới ngẩng lên:
- Cũng có thể nước Mỹ trở thành một cường quốc là nhờ những vị lãnh đạo thông tuệ, tài giỏi, nhìn xa trông rộng.
Ba, một người ham đọc sách và có trí nhớ tuyệt vời:
- Đặc biệt họ hành xử nhân đạo, đàng hoàng, tử tế. Bằng chứng là khi cuộc chiến nam bắc Mỹ kết thúc, tướng Lee và tướng Grant đã bắt tay nhau tại phòng họp. Sau nầy tướng Grant kể lại rằng ông không hề vui mừng trước thất bại của một địch thủ đã dũng cảm chiến đấu cho lý tưởng của họ. Phần tướng Joshua Chamberlain, người đứng ra nhận sự đầu hàng của quân miền Nam, cũng kể rằng đội quân miền Bắc đã không hề kèn trống reo mừng chiến thắng. Theo ông, trong một cuộc nội chiến, chẳng có bên nào thắng, mà tất cả đều bị thua thiệt.
Cô Hai gật gù:
- Cuộc nội chiến đó là một vết thương sâu hoắm, đau nhói trong lịch sử nước Mỹ.Và họ đã tìm mọi cách xoa dịu, rịt lành vết thương đó.
Ông nội, vốn là nhà giáo, từng là sĩ quan Thủ Đức, đã suýt chết nhiều lần trong các trại tù khổ sai của Cộng Sản, trầm giọng:
- Nói đâu xa, ngay trong nước Việt mình, hồi kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi với tư cách là vị quân sư lỗi lạc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thay vua Lê Lợi viết bài Cáo Bình Ngô, đã kể lại việc dân mình mở cho giặc con đường sống. Không những vậy, mình còn cấp thuyền, phát ngựa cho họ trở về quê. Hoặc khi vua Quang Trung đánh thắng quân Thanh, cũng đã hết sức nhân hậu với kẻ thù. Nhà vua ra lệnh đối xử tử tế với tất cả tù binh, hàng binh trước khi tha họ về nước. Vua còn sai quân lính thu gom xương cốt quân Thanh tử trận chất thành gò đống, rồi lập đàn cúng tế biểu thị sự thương xót thân phận người lính phải bỏ mạng nơi tha phương. Vậy là ông cha ta ngày xưa cũng đã dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận, dù đó là quân ngoại bang.
Tất cả bỗng lặng im, có lẽ những hình ảnh ông nội vừa khơi gợi mở ra bao hoài niệm về chốn quê nhà xa lắc.
Khá lâu, ba nhỏ nhẹ:
- Xin trở lại đề tài nước Mỹ. Có một vài điểm cần nhắc đến là người Mỹ rất ý thức về sự tự do và tính công bằng. Vào những năm 1800, phụ nữ Mỹ vẫn chưa được là những công dân thực sự theo nghĩa đầy đủ các quyền công dân. Lúc đó họ chưa có quyền độc lập về kinh tế. Mọi tài sản riêng của người phụ nữ đang có đều trở thành tài sản của người chồng khi họ lập gia đình. Tiền bạc của người phụ nữ kiếm được cũng đều thuộc về người chồng. Đặc biệt họ không có quyền bầu cử. Rồi chính bà Susan B. Anthony đã thấy rằng phụ nữ cần phải bình đẳng với nam giới về mọi mặt, phải bao gồm cả quyền đi bỏ phiếu bầu cử thì xã hội Mỹ mới tiến bộ. Vậy là năm 1920, phụ nữ đã được quyền bầu cử.
Bộ nhớ của ba thật đáng khâm phục!
Chú David cười hì hì:
- Hễ được đằng chân lân đằng đầu. Giờ các bà lấn lướt các ông quá trời. Chắc đàn ông trên nước nầy phải làm một cuộc cách mạng nam quyền mới được.
Ba đang hào hứng, bỏ qua ý kiến chú David:
- Phải công nhận nước Mỹ đã làm nên những điều thật kỳ diệu. Từ việc bà Rosa Park, một phụ nữ da đen bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng vào năm 1955, đến việc bà Condoleezza Rice, phụ nữ Mỹ gốc Phi làm Bộ trưởng Ngoại giao thứ nhì vào năm 2005, chỉ trong vòng 50 năm!
Ông nội gật gù:
- Ừ, nghe bây nói ba mới nhớ ra. Hình như những người Mỹ gốc Phi bị đưa đến nước Mỹ để làm nô lệ trong khoảng thế kỷ 17, 18 thì phải. Hồi nào đọc “Túp lều của chú Tom", ba xúc động lắm.
Thằng Chính tò mò:
- Chú Tom là ai hả nội?
- Là một nô lệ da đen. Cuộc đời chú Tom trong thân phận người nô lệ vô cùng khốn khổ, tủi nhục. Chú phải lìa xa gia đình, bị bán từ nơi này đến nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng chú Tom bị đánh chết trong đồn điền trồng bông ở miền Nam nước Mỹ. Vậy mà giờ đây, nước Mỹ đã bầu ông Barack Obama làm tổng thống. Như vậy lịch sử nước Mỹ cũng đã có những vũng sình lầy, nhưng điều quan trọng là họ đã biết lấp đất san bằng và xây dựng những lâu đài ngay trên sình lầy.
Ba:
- Dạ, con nhớ là trước thập niên 1950, nước Mỹ vẫn sống dưới bóng tối của chế độ nô lệ và nạn kỳ thị chủng tộc. Có điều… ta thử làm phép trừ, năm 1968 Martin Luther King, Jr., bị ám sát. Năm 2009, ông Barack Obama được bầu làm tổng thống. Ừm… bốn mươi mốt năm. Bốn mươi mốt năm trong chiều dài lịch sử của một dân tộc xem ra chỉ là cái nháy mắt.
Dì Út, vốn đùa rất duyên:
- Ủa, thằng Chính rửa chén hả? Giỏi quá ta! Dì Út thấy cứ mỗi lần rửa chén, Chính đẹp trai thêm một chút. Nghe nói Chính đang chuẩn bị vào chuyên khoa tim phải không?
- Dạ phải.
- Chính! Nghe dì Út biểu nè. Con ráng học thiệt giỏi, ráng sống thiệt đàng hoàng để mai mốt ra ứng cử tổng thống nước Mỹ nghe con. Làm tổng thống Mỹ cũng có nghĩa là tổng thống thế giới đó con.
- Dì Út nói chơi hay nói giỡn vậy?
- Ơ, cái thằng nầy bày đặt chơi chữ với dì Út hả? Dì nói thiệt đó. Nếu vậy con sẽ là tổng thống người châu Á, và là người Việt Nam đầu tiên ở nước nầy. Con sẽ đi vào lịch sử. Lúc bấy giờ trong tiểu sử của con sẽ có tên dì Út để dì mở mày mở mặt với thiên hạ chơi.
Mọi người nhao nhao:
- Phải rồi. Chính thông minh, học giỏi. Hạnh kiểm, đạo đức tốt. Lại bảnh trai trai hết biết. Chà, coi bộ Chính làm tổng thống có lý à nghen. Một bác sĩ tim lên làm tổng thống coi cũng ngon lắm chớ bộ.
Ba nhẩm tính các tiêu chuẩn để ra ứng cử tổng thống Mỹ, rồi kết luận:
- Thằng Chính chỉ còn thiếu tiền thôi. Mà tiền lại đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống ở Mỹ.
Dì Út nhìn Chính, giọng chắc như đinh đóng cột:
- Chính không phải lo lắng tiền bạc. Để dì Út lo.
- Wow! Dì Út giàu dữ hén. Vậy mà nào giờ con hổng biết.
- Dì mà giàu có cái nỗi gì. Nhưng chắc chắn dì Út sẽ trúng số.
Chính nhoẻn miệng cười hiền queo, thật dễ thương:
- Dì Út ơi, theo con được biết dì Út hổng bao giờ mua vé số.
Dì Út mắng yêu Chính:
- Ơ, cái thằng nầy chọc quê dì Út hả? Con cứ ra ứng cử tổng thống thì dì sẽ mua vé số. Hiểu chưa? Rồi dì Út sẽ tài trợ cho con tranh cử. OK?
Mẹ đang chạy tới chạy lui lo việc tiếp đãi, cũng lên tiếng:
- Chính đừng ham làm tổng thống con ơi! Mệt bở hơi tai đó con! Lại mau già nữa. Đó, mấy ông tổng thống sau khi nhậm chức chẳng bao lâu tóc bạc trắng, mặt xếp lớp nếp nhăn.
Bà nội chậm rãi:
- Bay nói nghe có lý đó. Đừng biểu Chính làm tổng thống nữa. Tội nghiệp thằng nhỏ.
Dì Út:
- Ờ hén. Thôi, bỏ qua việc Chính làm tổng thống. Còn nhiều việc còn quan trọng hơn. Chính há.
Chính thở phào nhẹ nhõm:
- Dạ. Mà việc quan trọng nhất là… cưới vợ.
- Ơ, cái thằng nầy mới bây lớn bày đặt te rẹt vợ con. Nè, còn nhiều việc quan trọng, con biết không. Ví dụ ở Việt Nam mình biết bao trẻ em, người già đang lang thang đói rách. Hàng triệu cô gái phải bán thân, sống đời ô nhục, phải đi ở đợ nơi xứ người tủi hổ….
- Dạ, con biết chớ. Nhưng mà dì Út ơi, những việc đó lớn lao quá. Một mình con hổng làm nỗi nên con cần có người vợ giúp con, giống như ông Adam cần bà Eva vậy.
Bà ngoại khen:
- Mèng ơi! Thằng nhỏ nầy lanh trí lẹ miệng thiệt!
Bà nội biểu mẹ đóng gói thức ăn dư để ai thích thì “to go”. Nội luôn nhắc nhở mọi người rằng, đổ bỏ thức ăn (dĩ nhiên là chưa bị hư) vào thùng rác là mang tội. Trên thế giới nầy rất nhiều người đang không có cái để ăn.
Bé Hà, lọt thỏm trong lòng bà ngoại, chợt há miệng ngáp dài. Bé Ân liền nghiêm nghị ra dấu cho em, ý là phải che miệng khi ngáp. Nhưng bé Hà hổng thèm dòm chị, mặt đã méo xẹo, cặp mắt díu lại vì buồn ngủ.
Sáng nay, Hà thức dậy trước chị Ân. Bé nhẹ nhàng nhón chân chạy ngay xuống phòng khách, bắt ghế trèo lên bóc tờ lịch cho ngày hôm nay. Rồi, cũng giống in chị Ân, Hà tỉ mỉ xếp tờ lịch của ngày hôm qua thành con thuyền nhỏ xíu xiu, xinh xắn, cất vào hộp giấy.
Hôm dạy cho bé Ân và bé Hà xếp thuyền, mẹ nói nho nhỏ, như nói với chính mình, rằng mẹ rất yêu hình ảnh những con thuyền. Bởi những con thuyền gợi lên không gian bao la, tự do. Kích thích sự mạo hiểm, lòng dũng cảm. Những con thuyền hôm nay chở đầy ước mơ cho ngày mai. Những con thuyền kiếm tìm bến bờ hạnh phúc. Mẹ biết hai đứa chưa thể hiểu hết những gì mẹ nói nên sau đó, mẹ đã ghi vào “Trang nhật ký ngày mai” cho các con của mình: Hãy biết ước mơ, hãy dám mạo hiểm. Hãy dũng cảm để đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tịnh Tâm
(*) Bài hát “Suối Tóc” của nhạc sĩ Văn Phụng
Rất mong tác giả Tịnh Tâm viết nhiều hơn nữa.
Cám ơn Việt Báo đã có mục nầy để người Việt mình đọc chuyện của người Việt trên đất Mỹ. Hay lắm.
Mong tác giả tiếp tục viết.
****************************************************
==============
Vui lòng không viết hoàn toàn bằng chữ in. Bài viết với hoàn toàn chữ in sẽ không được hiển thị.
Rất cảm ơn. VB Admin
Tôi thực sự xúc động trước cách nhìn, cách nghĩ đó. Bài viết gợi tôi nhiều suy nghĩ tích cực.
Mong người viết tiếp tục gửi đến người đọc những thông điệp cao quý , ý nghĩa.
Đọc tới câu này làm tôi mắc nghẹn, thật buồn cho tiếng Việt mình.
Tác giả phải viết là "trí nhớ" thay cho chữ "bộ nhớ", hay tác giả muốn ám chỉ người cha như cái máy PC.
Thân chào...