Hôm nay,  

Đi Một Ngày Đàng

29/08/201200:00:00(Xem: 213107)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.

Dù từ chỗ tôi ở lên tới Seattle chỉ có hơn một tiếng lái xe vậy mà mấy năm rồi tôi chưa đến được.Lý do là tôi chẳng có việc gì để lái lên đó mà thăm bạn bè cũng không.Mấy người quen ở gần tôi thườnhg lái xe lên đó để …đi chợ cho rẽ.Tôi thì ngán nhất là tình trạng kẹt xe mà như ngày nào cũng bị ở đoạn Freeway I-5 gần tới Seattle.Lý do đây là điển tập trung dồn về sở làm của các công nhân làm cho các hảng Boeing và Microsoft.Không ngờ là Thứ Tư vừa rồi tôi lại có dịp lên tận Seattle.

Số là Dì Tư, người dì ruột của vợ tôi, bị nhiểm trùng túi mật phải được chở trực thăng gấp lên bệnh viện lớn Harbor View ở Seattle. Vợ tôi nóng lòng muốn đi lên thăm nhưng tôi thì ngại lái xe xa và sợ cái cảnh xe tấp nập của thành phố lớn rất dễ bị tại nạn.May sao vào ngày nghỉ của vợ tôi, Cường, con trai lớn của dì, trên đường đi nuôi mẹ ghé qua chở hai vợ chồng tôi lên bệnh viện.Tôi mừng vô cùng.Sau hơn một tiếng đồng hồ xe chúng tôi tới bệnh viện ngừng ở trạm lấy vé vào khu gỡi xe rồi vào thang máy lên lầu năm nơi bà dì đang nằm.

Qua một dãy hành lang tấp nập y tá qua lại thăm bịnh ở các phòng chúng tôi tới phòng 502 thì thấy ông dượng đã ở đó đó từ tối hôm qua. Hôm nay trông ông bơ phờ vì mấy ăn, mất ngủ lo cho dì. Từ khi dì bị ngã bịnh đốt ngột cách đây ba ngày thì duợng, hai đứa con trai, Cường và đứa em trai, thay nhau chăm sóc cho dì mà phần lớn là nhờ sự tận tâm và kinh nghiệm chăm sóc bịnh nhân của Cường.Cách đây vài năm, vợ Cường bị biến chứng khi sanh con nên Cường phải chăm sóc vợ trong một thời gian dài ở bịnh viện này nên có được rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc người bịnh. Chính cường là người đã yêu cầu và liên lạc với bác sĩ ở Harbor View để đưa mẹ mình từ bịnh viện ở Olympia lên đây để làm phẩu thuật. Điều mà tôi xin nói ra ở đây là tôi chưa hề thấy ai chăm sóc người mình tận tâm và có hiệu quả như vầy. Dĩ nhiên tận tâm là đối với người nhà nhưng sự chịu đựng với những bực dọc không căn cứ của người bịnh khi bị đau đớn thể xác , rối loạn về tâm lý trở nên gắt gỏng mới là khó.

Vài ngày trước đó ở bệnh viện tại Olympia, y sĩ giải phẫu ở đó đã không thực hiện được hữu hiệu khi lấy chất độc ở mật rồi làm túi mật bị bể, đưa bịnh nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tánh mạng.Lúc đó Cường Cũng có mặt trong phòng mỗ và vì thấy tình hình đáng ngại như vậy liền cương quyết yêu cầu chuyển bịnh viện.Thế là dì được máy bay trực thăng tải bịnh nhân lên thẳng bịnh viện Harbor View. Từ lúc đó cho đến mấy hôm sau Cường túc trực ngày đêm để nghe lời giải thích và hướng dẫn của y sĩ và ý tá trực để chăm sóc cho mẹ mình.Nhiều lần vì chìu theo ý mẹ làm trái lời căn dặn của y sĩ, Cường bị lời quở trách, lại có khi vì không dám làm trái lời căn dặn, Cường lại bị mẹ mình cáu giận.Thật đúng là cảnh bị“dưới buá trên đe”! Vậy mà Cường vẫn giữ được bình tỉnh dù hứng chịu nhiều lời khó nghe.Cường nói:


- Em tập được chiêu “nói lỗ tai này cho qua lỗ tai bên kia” nên everything ok!

Chỉ ở điểm này thôi, Cường hơn tôi rất nhiều vì tính tôi không chịu đựng được đến mức như vậy. Đó là chưa nói đến việc ngày đêm tận tâm chăm sóc cho mẹ mình thì tôi phải học ở Cường rất nhiều. Tôi nghĩ lại thì tôi chưa bằng một góc của Cường trong việc chăm sóc cho ba tôi khi ông bị bịnh nằm liệt giường. Trước sự tận tâm của Cường đới với me, tôi thấy mình đang học được một bài học “sống” và vô giá để tu sửa con người của mình. Đây là điển hình cho một người con hiếu thảo đối với cha mẹ của mình mà tôi thấy có lẽ rất hiếm có ở thời buổi này và ở xứ này. Những thể hiện cụ thể của đức tính cao đẹp đó làm cho tôi thấy phải suy nghĩ lại những gì thiếu sót mà mình đã làm và những gì mình phải làm từ đây.

Trong thời gian chờ đợi ngoài phòng bịnh, tôi để ý thấy các y tá tới lui, hết đo mạch rồi ghi chép trên biểu đồ rồi chạy sang phòng khác không ngừng nghỉ. Chỉ nhìn họ đi đi lại lại mà tôi thấy chóng mặt.Ở phòng kế bên , ya tá phải giúp cho một người bịnh trở mình vì nằm một bên đã qúa lâu.Tôi nghe tiếng rên la, cự nự người y tá của bịnh nhân vì bị đau mà tôi cũng thấy xót ruột. Nhớ lại những lúc mình làm việc không chú tâm, lơ đểnh mà tự thấy kỳ. Làm việc đúng lương tâm chức nghiệp của mình quả là một niềm tự hào và đáng hảnh diện. Thêm một bài học cho tôi.

Từ khi về nhà đến giờ hình ảnh của một người con hiếu thảo vẫn theo tôi ngày cũng như đêm. Tôi nhận thấy dì dượng Tư có phước khi có được con mình hiếu thảo. Tôi cũng cảm ơn Cường đã cho tôi có cơ hội thấy phải sống như thế nào khi cha mẹ hay người thân của mình khi lâm cảnh đau yếu.Đợi đến người thân của mình qua đời rồi mới hối hận và tìm cách chứng tỏ tình thương của mình bằng vật chất thì vừa vô nghĩa và lại vừa vô ích vì đã quá trể.

Tôi cảm ơn tất cả những người và sự việc xãy ra hôm lần đi thăm bịnh lần rrồi.Chỉ một lần đi trong ngày mà tôi học được cho bản thân mình nhiều bài học bổ ích cho mình. Với những bài học “sống” như vậy có sức mạnh cả vạn lần hơn những gì tôi đọc trong sách bấy lâu nay.Tôi thấy mình phải làm khác đi những gì vẫn làm từ trước đến nay để trước tiên cho hạnh phúc của chính mình rồi cho hạnh phúc của người sống chung quanh mình. Thường thì “muốn nhận thì phải cho trước” nhưng giờ tôi thấy được là “cứ cho mà không mong chờ được nhận” mớithực sự niềm hạnh phúc thực sự.Cái hạnh phúc mỗi đêm có được một giấc ngủ ngon sau khi mình đã phục vụ hết mình không bị dằn vật vì những tính toán so đo.

Người xưa hay nói “Đi một ngày đàng học một sang khôn” còn tôi thì thấy mình “đi một ngày đàng học được vô vàn điều hay.” Có nhiều bài học trong đời sống có mảnh lực làm biếc cải cả một lối sống và lói suy nghỉ. Tôi may mắn đã học được một trong những bài học đó./.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
11/09/201222:32:33
Khách
Theo ý tôi, đây là bài có chất lượng nhất của tác giả. Lành thay !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến