Hôm nay,  

10 Năm Viết Về Nước Mỹ

26/08/201200:00:00(Xem: 73702)
Bài viết của
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Chánh Chủ Khảo sáng lập giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.

Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi từ 30 Tháng Tư năm 2000, và vị chánh chủ khảo trong ba năm đầu tiên là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Từ 2003 tới 2011, tuy sống cùng gia đình tại San Jose, hàng năm Ông đều trở về Little Saigon dự họp mặt với giải thưởng. Năm nay, đúng ngày họp mặt năm thứ 12, ông từ trần tại tư gia ở San Jose vào lúc 8 giờ 15 sáng Chủ Nhật 12-8, hưởng đại thọ 92 tuổi. Tang lễ của nhà báo lão thành đã được cử hành tại San Jose ngày Thứ Tư 22 tháng Tám 2012.
Để tưởng nhớ vị chánh chủ khảo đầu tiên, mời đọc lại bài “10 năm Viết Về Nước Mỹ.” do ông viết vào Tháng Tám 2010.
vb8_26-8_son-dien_nghia
Nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban tuyển chọn giải thưởng Việt Báo và vị tiền nhiệm, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, trong cuộc họp mặt năm thứ mười, 2010.

Mười năm không phải là một khoảng thời gian nhỏ, 10 năm đã trôi qua kể từ buổi họp chung kết lần đầu tiên tại Thư Viện Nixon. Giải “Viết về nước Mỹ” đã do Việt Báo tổ chức từ ngày 30 tháng 4 năm 2000 kỷ niệm đúng 25 năm người Việt đã bỏ nước ra đi tị nạn Cộng Sản. Tôi từ xa về Westminster tham dự buổi họp giải chung kết và Ra Mắt Sách năm 2010, nhớ lại những kỷ niệm cũ từ thuở ban đầu, lòng rộn lên một niềm vui khôn tả. Tôi đã thấy những tiến bộ rõ rệt, nên thầm nghĩ chương trình khích lệ độc giả viết về nước Mỹ của Việt Báo sẽ còn tiếp tục dài dài và còn phát triển mạnh hơn nữa.

Lòng tôi nao nao nhớ lại buổi họp đầu được tổ chức tại Thư Viện Nixon. Chúng ta đã biết mỗi ông Tổng Thống Mỹ sau khi hết nhiệm kỳ đều có một Thư Viện mang tên ông. Thư Viện chỉ là một cái tên, nhưng tôi nghĩ sách và báo chí ở Thư Viện cũng có một giá trị không kém gì những bảo vật lưu lại cho hậu thế chiêm ngưỡng trong các Bảo Tàng Viện. Sách báo chỉ là mặt nổi, cũng giống như mặt nổi của những tác phẩm các ngành nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, thi phú, điêu khắc, điện ảnh v.v... để trong các Bảo Tàng Viện ở các đô thị lớn của nhiều nước trên thế giới ngày nay. Nhưng tác phẩm nghệ thuật ngoài mặt nổi còn có mặt chìm của nó phải nhìn cho kỹ mới thấy. Mặt chìm đó làm say đắm lòng người, người xem rán mắt nhìn rất lâu, có khi cả giờ đồng hồ. Tại sao vậy?

Tôi đan cử thí dụ một tác phẩm hội họa đã lừng danh thế giới, nay thường được gọi một cách bình dân là “Nụ cười của Mona Lisa” do danh họa Leonardo Da Vinci từ thế kỷ 15 đã để lại cho hậu thế. Đó là bức hình của một phụ nữ đẹp thời Trung Cổ, khuôn mặt đẹp, đôi mắt cũng làm say đắm lòng người, nhưng có nụ cười lôi cuốn làm sao khiến người xem dán mắt nhìn, chân bước đi không nổi. Đôi mắt đó không phải chỉ có bề ngoài mà còn có một chiều sâu thật lạ lùng. Đôi mắt đó đã nói lên cái gì ẩn kín trong thâm tâm người đẹp? Đó là một niềm vui mãn nguyện, hay một nụ cười mỉa mai cho cuộc thế, hay che dấu một nỗi uất ức, oan khiên, hờn oán trong cuộc đời của mình? Người đứng xem ngừng chân lại thưởng thức rồi miên man suy nghĩ về nụ cười của người đẹp, ở lại rất lâu như quên cả thời gian.

Hãy trở lại với chủ đề của bài viết này mang tên “Viết về nước Mỹ”. Đây chỉ là một tựa đề ngắn gọn để tiện dụng, thật ra “Viết về nước Mỹ” là viết về cái “tôi” của tác giả kể từ lúc rời khỏi Việt Nam bằng mọi cách, nguy hiểm như các thuyền nhân đã lén rời khỏi nước lúc đầu, kế đến chính thức như các chương trình đoàn tụ gia đình hay vì lý do nhân đạo. Người viết thường kể lại nỗi gian truân khi vượt biên, chúng ta đều biết không ít những người đã chết hay mất tích khi còn lênh đênh trên mặt biển. Khi tới nước Mỹ, người viết thường nhắc đến những kinh nghiệm nhập cư từ lúc đầu, những khó khăn trong việc sống trong một xã hội xa lạ, khó khăn về ngôn ngữ vì nhiều người nhập cư đã phải học tiếng Anh cấp tốc, rồi lo ổn định sự sống gia đình mặc dù đã có tiền trợ cấp tạm thời.


Những bài viết dự thi đó phần lớn không phải do các cây viết nhà nghề gửi đến, vậy mà có những bài viết rất hay. Ở đây tôi muốn nhắc qua đến việc làm của ban Giám Khảo mà chính tôi đã từng tham dự với tư cách trưởng ban trong 3 năm đầu, nhưng sau vì có việc riêng trong gia đình phải về ở hẳn tại San Jose, tôi không thể ở lại Miền Nam California nữa. Làm giám khảo mà không ở liền với tòa soạn thật bất tiện vô cùng. Dù vậy tôi đã biết rõ ban Giám Khảo làm việc như thế nào. Tất cả những người trong ban đều tôn trọng một luật lệ chung là chí công vô tư, đặc biệt vào giai đoạn chót các giải chung kết đều có sự đồng ý chung.

Trong mấy năm sau dù tôi không còn trực tiếp với ban Giám Khảo, tôi vẫn theo dõi chương trình từ xa. Tôi có một vài ý kiến riêng xin trình bày dưới đây. Tôi nghĩ một số bài dự thi chương trình viết về nước Mỹ cũng có chiều sâu của nó giống như các tác phẩm nghệ thuật mà tôi đã đề cập đến ở đoạn trên. Những chiều sâu này chỉ phảng phất thôi, vô tình để lộ ra chớ không phải cố ý làm như vậy. Đây cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên, vì khi nhắm vào một vấn đề nào có sẵn trong thâm tâm thì cứ việc nói ra cho rõ, không có lý do gì phải giữ kín. Lẽ thường là như vậy. Thế nhưng ngược lại, có những bài viết đã để lộ ra những chiều sâu rất quan trọng mà chính tác giả không ngờ tới.

Các bài viết ngay từ buổi đầu 10 năm trước đây đều viết bằng tiếng Việt, về sau này nếu có những ấn bản tiếng Anh, đó là những bản dịch từ tiếng Việt. Với việc tham gia chương trình “Viết về nước Mỹ”, các bạn đã làm một việc chưa từng có là phổ biến Việt ngữ trên Trái Đất này.

Trước biến cố năm 1975 ở Việt Nam, rất ít có người gốc Việt Nam ra nước ngoài làm ăn sinh sống. Chúng ta đã biết những quốc gia hiện nay từ Bắc đến Nam Mỹ đều là sự tập hợp di dân đa chủng. Trên lãnh thổ của một quốc gia ta vẫn quen gọi là nước Mỹ phần đông là gốc người da trắng từ Âu châu như Anh, Ái Nhĩ lan, Pháp, Hòa Lan... đến đây định cư. Những dân tộc ở Á châu, chẳng hạn dân gốc Trung Hoa đã đến đây định cư chỉ ít lâu sau có bản Tuyên Ngôn độc lập của nước Mỹ khoảng trên 200 năm trước. Kế đó có thể là những người dân gốc Nhật Bản đã nối gót ngay từ thuở ban đầu.

Người gốc Việt Nam đến định cư ở Mỹ hơi muộn, nhưng đặc biệt đã đến từng đoàn ào ạt chỉ trong một quãng thời gian rất ngắn trong lịch sử. Chính vì thế ngôn ngữ Việt Nam ngày nay đã nở rộ khắp nước Mỹ và cả trên thế giới. Đó là nhờ, báo chí, sách Việt ngữ phổ biến ở Mỹ và cả ở những vùng xa xa như Úc châu, Đông Âu, Bắc Phi theo gót chân người gốc Việt đến đinh cư từ cuối thế kỷ trước.

Và quan trọng hơn nữa, nếu con mắt là cửa sổ của tâm hồn, tôi xin thưa “Ngôn ngữ là cửa sổ Văn Hóa” của một dân tộc. Văn hóa không phải chỉ là văn chương hay văn học mà thật ra là nếp sống, phong tục tập quán. Văn hóa Việt Nam lan nhanh hơn cả ngôn ngữ, hội nhập với nền văn hóa rất đa dạng của nước Mỹ. Chúng ta đã thấy những quán ăn Việt Nam ở Mỹ thường có những người gốc nước ngoài đến ăn uống. Món phở của chúng ta đã lan truyền mạnh thành một món ăn quốc tế trong một thời gian ngắn, nhanh hơn cả các món cá sống Sushi hay Sashimi của Nhật Bản.

Văn hóa còn, dân tộc còn. Văn hóa chết, dân tộc chết. Vì thế bất cứ nhóm người nào, phe đảng nào độc tài cai trị nước Việt Nam trong một giai đoạn nào đó, nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam vẫn còn, vì nền văn hóa của chúng ta rất vững mạnh như lịch sử đã chứng minh.

Chương trình “Viết về nước Mỹ” đã góp một phần lớn trong việc phổ biến nền văn hóa của chúng ta khởi sự từ bốn ngàn năm trước cho tới ngày nay, một nền văn hóa luôn luôn tiến bộ để theo kịp đà phát triển tư duy và những phát minh mới của loài người vào những năm đầu của thế kỷ 21.

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Tháng Tám, 2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến