Hôm nay,  

Do Hừa – Dừa Ho

19/08/201200:00:00(Xem: 73170)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả vừa nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012 -hình bên- với bài viết "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994 khi đã 19 tuổi. Sau khi tốt nghiệp cao học hai ngành: Lịch Sử Truyền Khẩu & Cộng Đồng tại CSUF.; và Nhân Chủng Học tại Đại học Stanford, cô hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ và tham gia nhiều sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Trangđài Glassey-Trầnguyễn cũng là một nhà thơ, có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

- Cưng gọi Mẹ (ặc ặc) mắng vốn Mẹ dùm em được hôn? Mẹ chỉ thuốc dỏm làm cho em khổ quá đi! Mà thuốc (ặc) có hiệu nghiệm gì đâu! Thuốc gì mà đắng muốn chết! Em có uống mấy thì cũng vẫn còn ho như cánh cửa gẫy bị bão gió dập nè.

- Anh sẽ gọi mà!

Nhưng anh đã không gọi. Linh Dương không bao giờ nói điều gì phật lòng người thân. Nói cho cùng thì vợ anh cũng đang khuấy tí khôi hài đau thương đấy thôi. Có con gái nhà nào mà gọi mẹ mình hỏi liều thuốc nam rồi lại đi mắng vốn mẹ đâu. Ngò Gai của anh thì lại càng không. Nhưng những lát chanh còn vỏ chưng cách thủy với tí muối quả thật đắng hơn hỏa ngục. Ngò Gai không đỏm dáng tiểu thơ, nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Quả thật chanh lát chưng cách thủy mẹ bày cho em tối qua không giúp gì cho em cả.

Cho nên, sáng hôm nay, em tìm về liều thuốc chính quy, mà tối hôm qua tuy mẹ đã gợi ý từ đầu, nhưng em không có đủ vật liệu vì các tiệm gần nhà đều đã đóng cửa. Nằm nghiêng 45 độ trên giường, em nhờ chồng đi mua một trái dừa và ít gừng. Giọng của em khàn đi sau mấy tuần mất ngủ và ho suốt.

- Cưng mua dùm em gừng già (ặc ặc, ặc ặc ặc). Nếu Cưng thấy có sợi xơ chìa ra (ặc) ở đầu, là được rồi (ặc ặc). Và nhớ chọn một trái dừa ngon nghe.

- Chắc chắn rồi, Cưng.

Họ vốn bình đẳng nam nữ. Họ gọi nhau bằng một cái tên chung, Cưng, và làm cho sự ngăn chia giới tính trở thành vô hiệu. Bằng hữu thường nói rằng họ đã vượt qua nhiều định chế xã hội. Nửa giờ đồng hồ trôi qua. Em ngủ chập chờn. Cuối cùng, cửa mở. Linh Dương vào, hớn hở đi đến giường.

- Anh tìm được hai trái dừa!

Ngò Gai kéo anh về phía em và giữ lấy anh trong cánh tay mình. Có lẽ em cần một vòng tay ôm chặt hơn là bất cứ linh đơn diệu dược nào trong lúc này. Họ đã sống ở hai bờ của nước Mỹ trong hai năm rưỡi qua. Em vừa đến tối hôm qua sau buổi đọc thơ ở Chicago. Họ không thể mừng ngày Tình Nhân với nhau, nhưng đối với một đôi vợ chồng lãng mạn đến tội nghiệp như họ, thì mỗi ngày đều là một tuần trăng mật. Đó chính là lý do tại sao em chán ngán sự xa cách, chán ngán cái thực tế phải luôn luôn thay đổi vì có/không có anh, và chán ngán cái sự vô lý rồ dại của biệt ly. Cho dù có lãng mạn hay không, bất cứ ai trong cuộc cũng thấu cái nỗi đau của một mối tình Tương giang đầu Tương giang vĩ. Và bây giờ, anh đã xin từ chức, bỏ công việc vững vàng và nhiều triển vọng ở Manhattan để đoàn viên với em ở La Jolla. Nếu cần, em nói, thì họ thà đi khất thực dưới phố cùng nhau, còn hơn là sống (ngay cả trong lầu son gác tía) ở hai nơi khác nhau.

Nghe Linh Dương nói đã mua dừa, Ngò Gai thấy hãnh diện vì chồng. Rốt cuộc thì anh cũng biết cách chăm sóc cho em. Em luôn cảm thấy anh như là một cậu bé con – và em phải chỉ bảo anh. Ai cũng cần phải tập làm vợ làm chồng sau ngày cưới (hay là trước đó, tùy theo hoàn cảnh mỗi người). Nhưng đối với anh, dường như anh cần phải thay đổi nhiều để thực sự hòa mình vào đời sống hôn nhân. Anh kể, lúc mười mấy tuổi, anh đã biểu tình không giúp việc nhà, vì muốn làm một nhà tư tưởng! May quá, anh đã bỏ biểu tình từ lâu, nhưng việc nhà thì ôi thôi, vẫn chưa chịu thạo! Em từ từ đi vào phòng khách và đến chiếc bàn gỗ nơi hai vợ chồng dùng cơm với nhau. Cái bàn này mua từ Ikea, nhưng nó cũng dùng được, và hợp túi tiền của những đôi vợ chồng mới ra riêng. Nằm đó, giữa những cái tách màu xanh Đan Mạch và hoa quả đủ loại, là hai quả banh nâu tròn lông lá trừng mắt nhìn em. Em hét lên:

- Cái gì đây (ặc ặc)? Cái gì đây?

- Dừa anh mới mua! Linh Dương trả lời, đầy hãnh diện.

- Cưng mua dừa (ặc ặc) khô hả? Nhưng em có bao giờ mua dừa khô cho Cưng (ặc) uống đâu! Em chỉ mua dừa tươi (ặc ặc ặc) thôi mà!

- Anh chỉ tìm được có loại này thôi.

- Dừa này vô dụng! (ặc, ặc ặc)

Em thấy liều thuốc ho của mình tan thành mây khói. Vô vọng. Ngay trong giây phút mà em nghĩ rằng anh có thể cán đán được một việc rất nhỏ em nhờ, thì anh lại làm hỏng việc ngay. Em có thể trông cậy ở anh điều gì đây? Ngay cả việc phân biệt dừa khô và dừa tươi cũng không làm được! Trời ạ, em đã chặt dừa cho anh uống cả hai năm rưỡi nay. Ngay cả khi em ở bên bờ bên kia, em cũng chặt trước rồi để vào từng hộp nhỏ, cất vào tủ đá để anh tận hưởng khi em vắng mặt. Em nổi giận:

- Em làm gì (ặc) với của nợ này? Cưng đem trả lại cho (ặc ặc) C-Town đi!

- Anh sẽ trả.

Anh lẳng lặng đem dừa vào bếp cất, không nói gì để vuốt giận em. Em gọi Mẹ trên điện thoại cầm tay. “Mẹ coi đó. Ảnh đi vác dừa khô về (ặc ặc)!” “Không, không được. Phải dừa tươi kìa.” “Con đã nói ảnh rồi!”

Tối hôm qua, sau khi cắn răng nhắm mắt ăn hết phần chanh đắng, em hỏi anh:

- Từ nhà mình đi Phố Tàu (ặc ặc) mất bao lâu hả Cưng? Một tiếng rưỡi (ặc)?

- Khoảng đó.

- Ngày mai nếu em vẫn ho (ặc ặc) thì Cưng có đi Phố (ặc) Tàu mua dừa cho em hôn?

- Anh chắc chắn sẽ đi, Cưng. Anh sẽ làm bất cứ điều gì cho Cưng.

Thế nên hôm nay, khi anh không thể chọn đúng loại dừa, em bực lắm. Bất cứ điều gì cho Cưng – nhưng xin đừng mua dừa khô mà! Em nấu tí nước sôi, nuốt ực, rồi trở lại giường, dung dưỡng cái bệnh cảm mà em mong là nó đừng đến. Anh lộn lui lộn tới một hồi, rồi tất cả âm thanh lắng xuống quanh em. Em thiếp đi, và trong giấc mơ, em thấy một người bạn cũ đang gặp nguy. Em đau lòng, và thức giấc. Em gõ vào thành giường. Anh chạy vội ra cửa trước, mở cửa, rồi khi không thấy ai, anh chạy ngược vào phòng ngủ.

- Cưng mới gọi anh hả?

Em không nói gì, chỉ chìa tay ra. Anh kéo em dậy. Họ đi đến bàn ăn. Có hai trái dừa thật lớn nằm một cách bàng quan trên bàn.

- Anh kiếm được ở trong chợ kế bên đường rày xe lửa. Tiệm nằm trên đường Center.

- Dừa ngon quá (ặc).

- Anh phải đi hỏi chủ chợ đó. Họ không có bày bán. Người quản lý phải đi vô trong kho để kiếm cho anh. Anh nói ổng chọn dùm trái nào tươi và nặng nhất.

- Cám ơn Cưng.

Em đi vào bếp, nhón chân lấy con dao lớn nhất, đặt tấm thớt lên kệ bếp, đứng lên ghế mà em thường dùng để lấy đồ trên những ngăn tủ trên cao, và giữa nhịp điệu đứt quãng của những cơn ho, em chặt phẳng một đầu của trái dừa. Em bắt đầu bằng cách khứa một vòng tròn xung quanh, rồi dùng con dao cắt bánh mì để xén vào lớp vỏ dừa có xơ xốp. Cũng không khó. Nhưng đầu kia mới khó hơn. Nhưng rồi cũng xong. Tuy vỏ có chỗ đã nâu đi, nhưng trái dừa vẫn còn rất tươi và dễ cắt. Em dừng tay, quay qua anh đang rửa chén trong cái bồn bên cạnh em.

- Dừa này ngon lắm Cưng (ặc)! Và gừng cũng ngon nữa! Em thấy nó (ặc) già lắm.

- Cám ơn Cưng!

Em vạt dừa xong, thì cắt một khoanh tròn làm nắp. Xong, em gọt gừng. Đến lúc đó thì em mới phát hiện ra rằng gừng đã bị hư gần hết. Già thì già đó, nhưng đã hư rồi. Không thể nào chỉ nhìn thoáng qua việc gì mà có thể tin tưởng Linh Dương được. Trước tiên và nhất thiết, cần phải tìm hiểu chất lượng của việc anh làm một cách kỹ lưỡng. Đang tập sự đi chợ, nấu thuốc mà. Anh kinh ngạc:

- Anh đâu có biết nó bị hư rồi đâu!

- Dĩ nhiên là Cưng không biết rồi (ặc). Không có sao. Lẽ ra em nên nói trước. Nếu nhìn gừng trong như vầy (ặc ặc), thì đã úng rồi. Lần sau thì Cưng sẽ biết.

Một chút gừng gọt tỉa được từ cái củ đã ung giữa được sắc mỏng và để vào trong nước dừa. Khi em đã chuẩn bị xong tất cả, Ngò Gai đặt trái dừa phẳng đít lên bếp điện tân thời và mở điện. Một dây khói mỏng bay lên. Rồi hai dây. Rồi thêm nhiều dây nữa. Những giọt nước trượt khỏi vỏ dừa và bốc khói trên mặt lò. Hơi nóng ép nước chảy ra từ vỏ. Linh Dương phóng thoắt tới:

- Không được đâu Cưng! Đâu có đốt lửa giữa nhà như vậy được! Làm sao mà lau chùi đây!

- Em sẽ chùi (ặc)!

- Nhưng nó sẽ không hết đâu!

- Thì sao chứ! Em cần (ặc) thuốc mà!

- Nhưng cả căn hộ sẽ ám khói!

- Có sao đâu (ặc)! Mở cửa ra là hết hôi thôi (ặc ặc ặc)! Mà cái này là khói (ặc ặc) tự nhiên. Cưng phải trả tiền thêm cho pizza nướng lò than. Đây là (ặc) khói tốt!

- Nhưng Cưng đâu có làm như vậy trong nhà được! Với lại khói này còn làm cho Cưng ho nhiều hơn.

- Không có! (ặc ặc) Mà em cũng không muốn bàn cãi! (ặc ặc ặc) Em không nói được! (ặc ặc) Cổ họng em đau lắm! Em chỉ cần nấu dừa này (ặc ặc ặc). Để cho em làm đi. Cưng cứ đi dạo nếu thấy cần (tiếp tục ho). Đừng đứng gần bếp.

- Anh không đi dạo đâu! Lỡ Cưng có chuyện gì thì sao?

Càng nói, thì khói càng xông lên dày đặc. Linh Dương giật nẩy người chạy đi tìm tất cả mọi vật trong tầm với để đuổi khói. Anh chạy vào nhà tắm và giật lấy cái khăn lông lớn nhất, căng nó ra giữa hai cánh tay, và đứng đóng đô tại lối vào nhà bếp. Ngò Gai vặn giảm độ nóng xuống, và đứng canh trái dừa. Mùi thơm từ vỏ dừa bị cháy cho em một cảm giác thân thương của quê nhà. Thật là tuyệt đẹp! Em cảm thấy như mình được đưa về lại mảnh đất mà em đã lớn lên, nấu cơm với củi lửa và vỏ dừa khô, sống nương vào đất và ôm lấy thiên nhiên. Ngò Gai chợt nghiệm ra một điều: có Linh Dương cho riêng mình, nhưng khi bệnh vẫn cần linh dược. Mà Linh Dương dám cản trở không cho nấu linh dược, thì phải kiên quyết thôi!

- Ít ra, Cưng cũng phải để trái dừa vô một cái nồi chứ. Sẽ dễ rửa hơn.

Linh Dương nhẹ nhàng đề nghị. Ngò Gai dứt khoát:

- Em đã nói chuyện rửa ráy (ặc) không quan trọng. Em phải nấu (ặc) cho đúng. Đây là thuốc mà!

- Cưng để vô cái nồi fondue này đi, nghe. Lỡ cháy nhà thì sao?

Không chần chừ, Linh Dương với tay lấy nồi fondue ở tầng trên của tủ bếp đối diện với lò. Anh quay thoắt lại, nhấc quả dừa lên và đặt nó vào cái nồi có hình những con bò và hoa xuyên tuyết được vẽ bằng tay. Khói lại dày thêm và bay mù mịt sau khi anh đặt trái dừa vào nồi. Mùi cheese khét ngự trị cái bếp nhỏ lọt thỏm giữa hai bức tường. Những giọt cheese vàng nhỏ ra từ cái nồi đất, vây quanh trái dừa. Ngò Gai la lớn:

- Coi kìa! Mùi cheese (ặc) khét nghẹt à! Chắc em chết quá! Cưng coi, làm sao thở đây (ặc ặc ặc)!

- Không phải cheese khét! Dừa khét đó Cưng!

- Cưng nhìn đi thì (ặc) biết!

Linh Dương nghiêng mình, giơ tay xua khói để nhìn cho rõ. Trời đất! Đây đúng là một kết hợp nhuần nhuyễn của cheese nướng raclettte và cheese nấu fondue, hai món quốc hồn quốc túy của quê hương anh. Anh chạy ngược chạy xuôi, duy trì công tác quạt khói liên hồi. Rồi thì Ngò Gai cũng sớm bỏ cuộc. Em bưng trái dừa ra khỏi bếp, lấy nước vào nồi, rồi để trái dừa cháy đít vào đó. Chán chưa! Làm sao mà thuốc còn linh được! Nhưng ai chịu nổi cái ông Linh Dương kia chộn rộn như Sở Cứu Hỏa Hoàng Gia vậy! Anh thiệt là!

- Cưng đóng cửa dùm em đi (ặc ặc). Em lạnh quá!

- Nhưng còn hôi khói quá mà Cưng! Khói còn đầy nghẹt kìa!

- Chút nữa mình sẽ (ặc) mở cửa sổ tiếp. Nhưng bây giờ thì đóng cửa đi.

- Anh mở sưởi cho Cưng nghe!

- Thôi đừng! Máy sưởi làm cho (ặc) không khí khô và em lại (ặc) ho thêm!

Rồi mọi việc cũng lắng dịu. Khói bắt đầu tan đi, hay là vì bây giờ, chỉ có hơi tỏa ra từ cái nồi đang sôi ùng ục. Hết khói rồi. Đỡ quá! Linh Dương lấy lại bình tĩnh. Một cơn hú hồn. Có lúc, anh tưởng mình đã phải làm lính cứu hỏa. Cái nồi tiếp tục sôi sùng sục, và đôi vợ chồng trẻ ngồi xuống bên cửa kính với rèm cửa đã được vén lên. Bên ngoài, tuyết đang rơi nhẹ, bỡn nắng.

- Cưng có thích ngồi gần nắng không?

- Em thích!

Linh Dương đẩy vợ trên cái ghế computer có bánh xe về vách tường phía tây, cạnh cửa sổ ngập nắng. Rồi anh đẩy sofa đến gần cửa sổ, và kéo ghế vợ đang ngồi sang.

- Đây Cưng!

Em ngồi yên. Anh nhìn em. Em nhấc hai chân lên trong tư thế chuẩn bị được bế. Anh không nhịn được cười:

- Được mà! Sẵn sàng phục vụ em!

Khi em đã ngồi trên sofa, anh hỏi:

- Có nắng quá không Cưng?

- Không. Ở quê em, mặt trời còn nồng nàn hơn!

Phải rồi, mặt trời nhiệt đới thì dĩ nhiên ăn đứt mặt trời mùa đông của thành phố New York rồi. Nhưng mà nên tận hưởng cái gì mình có. Em cười. Linh Dương chọc, “Làm sao anh kham nổi khi Cưng cấn thai đây? Mỗi lần có tháng, em đã muốn ăn dâu tây lúc 6 giờ sáng rồi. Khi ốm nghén, không biết em thèm đến thứ gì, và ở cái giờ ác nghiệt nào.” Nhưng hôm nay, em bị ho, anh lo. Em ho thì cũng là một chuyện nghiêm trọng như bất cứ chuyện nghiêm trọng gì khác. Mặt trời tưới trên họ.

- Cưng mang dừa thuốc (ặc) ra cho em đi. Cám ơn Cưng. Nhớ đặt (ặc) dừa trong một cái tô và cho em xin cái muỗng (ặc ặc) có cán dài nghe.

- Mình chỉ có muỗng ngắn thôi Cưng.

- Vậy lấy dùm em cái nào thon nhỏ.

Linh Dương vói tay lấy cái khăn bếp và xếp lại, nhấc trái dừa nghi ngút hơi từ trong cái nồi chưng cách thủy. Anh cẩn thận không để phỏng, đặt dừa vào cái tô bằng sành của Nhật mà hai vợ chồng mua ở phố Tàu để ăn phở mỗi lần em sang thăm anh. Anh mang dừa đến bàn ăn. Ngò Gai ngoắc anh đem qua chỗ sofa. Anh đặt cái tô xuống bên cạnh em, đề nghị:

- Anh cầm cho Cưng nghe!

- Chứ sao nữa!

Ngò Gai từ từ mở cái nấp trên trái dừa, chỗ mà em đã khoét để cho gừng vào. Em chu miệng thổi nhẹ rồi chiêu từng ngụm nước dừa ấm lung linh thơm cay gừng. Bắt gặp Linh Dương đang nhìn mình uống dừa một cách thèm thuồng, em an ủi:

- Thật ra thì nó cay lắm. Vì có gừng (ặc). Cái này là thuốc, không phải món tráng miệng đâu. Cưng mà ho (ặc), em sẽ làm cho Cưng uống.

Anh không tin vào tai mình, và trong một tích tắc, thốt lên:

- Tội quá! Em phải ăn dừa ngon như vậy một mình!

Câu trả lời ngắn gọn của anh thật đúng lúc. Cả hai cùng bật cười. Phải rồi! Nhất là khi em được ăn cả trái dừa nghi ngút ngọt, còn chồng em lại cầm dừa cho em – cầm món ăn mà anh thích nhất, mà chỉ được nhìn suông. Mỗi lần về thăm vợ ở Quận Cam, Mẹ vợ vẫn luôn làm rau câu dừa cho Linh Dương. Anh bị cả nhà ghen tỵ vì vụ đối xử đặc biệt này. Để giải vây cho cơn thèm của anh, Ngò Gai nói:

- Nhưng sao em vẫn thấy thèm mùi khói bếp!

Bếp mà không có khói thì lạnh lẽo và buồn thiu. “Bếp” của vợ chồng mới cưới, thế nào cũng có khói ngọt và khói cay, khói yêu và khói giận, khói nũng nịu và khói chiều chuộng. Nhưng khói tình thì… ặc ặc, dễ sặc lắm, coi chừng! Nhất là khi tân nương phải băng qua nước Mỹ để “rước” tân lang về dinh trong lúc bị ho ba tuần chưa khỏi.

Hết Chuyện!

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

Ý kiến bạn đọc
27/08/201205:31:06
Khách
Theo ý tôi, về nội dung bài viết thì cảm nhận mỗi người đều khác nhau. Tôi thấy bài viết này tuy không có gì đặc sắc nhưng cũng dễ thương, rất là phụ nữ tính.
Tuy nhiên lời bàn của 3vị đôc giả Thu, BàBà,và Phù Du thì xin có ý kiến như vầy:

Chữ nghĩa vốn vô tư và không có tội. Man rợ là con người đã lợi dụng chữ nghĩa, văn hóa trong những mục đích man rợ của họ, như cộng sản đã dùng mà thôi.
Ở đây cô Trang Đài dùng chữ “ căn hộ” để nói đến cái nhà của cô, khen cái gì tốt thì nói là “chất lượng”, vì cô được dạy như vậy từ thuở bé thơ. Những từ ngữ đó nằm sâu trong đầu, khi viết tự nhiên nảy ra… có cái gì là man rợ? Nó đâu có bắt bớ khủng bố ai? Đâu có đấu tố ai ? đâu có học tập cải tạo ai? Vậy thì nó có gì là văn hóa man rợ của cộng sản để khai trừ?
Nói tác giả Trang Đài khinh thường độc giả là khinh thường chỗ nào?
Trường hợp bạn không đồng ý với chữ dùng này xin đề nghị cô Trang Đài phải dùng chữ gì cho đúng?
Theo tôi thì tác giả không cần phải sửa đổi gì cả. Chữ nghĩa là chữ nghĩa, nếu viết thấy đúng, không phải lai căng, và diễn tả được cái ý muốn nói là được. Không lẽ bây giờ Việt Cộng sài chữ gì thì tôi không được quyền sài chữ đó? Bởi vì sài nó thì sẽ bị kết tội là khinh thường độc giả? Mà nghĩ cho cùng có đúng không? Thí dụ chữ chất lượng đã có từ lâu, đâu phải do cộng sản chế ra, và càng không thể trượng trưng cho văn hoá cộng sản. Nếu tôi muốn muốn sài chữ “ chất lượng” thì cứ sài chứ. Ngay ở tại Việt Nam ngày nay, cộng sản chưa chắc đã vạch lá tìm sâu như vậy, huống chi chúng ta chạy trốn cộng sản qua đến cái đất nước tự do này, bây giờ lại quay lại chính con em mình bắt bẻ từng chút, từng chữ một.
Theo tôi, muốn chống cộng sản, là phải toàn dân cả nước 80 triệu người cùng chống, không phải tập thể 1,2 triệu người ở hải ngoại mà làm được. Muốn vậy, chúng ta phải nói cùng một ngôn ngữ, dùng chung từ ngữ với nhnữg người trong nước thì mới có sự thông cảm thấu hiểu lẫn nhau chứ? Tại sao phải ngại dùng từ cộng sản ( nếu quý vị nói nó là từ cộng sản),?
Muốn dạy bảo con em chúng ta loại trừ văn hoá man rợ của cộng sản, theo tôi là cần phải có những tác phẩm văn chương hơn, hay hơn, có tính nhân bản, lôi cuốn nhiều độc giả hơn, từ đó không ai thèm đọc những tác phẩm của Việt cộng nữa, chứ không phải là chăm lo, bắt bẻ, không dùng từ ngữ trùng với cộng sản mà loại trừ được văn hóa cỗng sản đâu?
Trong tương lai, ai sẽ là người viết được những tác phẩm đó? Tôi nghĩ những tác giả có khả năng như Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Du Tử Lê … đã qua thời của họ. Có lẽ sẽ không còn một tác phẩm nào đáng kể nữa. Nhưng tre già thì măng mọc. Tôi chỉ e rằng những cụm măng mói nhú lên như cô Trang Đài này sẽ bị quý vị hè nhau chặt bỏ trước khi nó kịp lớn thành tre.
Còn nữa. Cô Trang Đài này là cao học hay là gì nữa, đâu phải là điều xấu mà quý vị mỉa mai như vậy? Cô ấy đâu có la làng khoe khoang gì đâu? Đây là Việt Báo giới thiệu tiểu sử của cô mà thôi. Vả lại, chúng ta từng hãnh diện về những tấm gương thành công của lớp con cháu ở hải ngoại. Tại sao lại mỉa mai cô này? Có bất công lắm không?
Và cuối cùng, kính thưa Bà Bà , tác giả bài thơ Bằng Cấp.
Em là con gái bà Hai
Đẻ ra nói ngọng từ ngày đảng VÔ
Lại thêm mắt lé răng hô
Được khen là cháu bác hồ thật ngoan …

Thưa Bà Bà, cô con gái bà Hai muốn hỏi rằng, nếu em có nói ngọng, hay mắt lé, răng hô, nào phải là em muốn như vậy đâu? Là phận phụ nữ với nhau đáng lẽ Bà Bà phải thương hại cho số phần không may của em mới đúng, cớ sao Bà Bà lại đem em ra để bêu xấu, để mỉa mai như vầy? Ngày em mới đẻ là đảng VÔ, em đâu có lỗi gì đâu? Em mới lớn lên, 7- 8 tuổi tới trường, họ bắt em vô đoàn vô đội, họ gọi em là cháu ngoan bác Hồ… Bà Bà nghĩ là em còn có cái choice nào khác không? Có dám chống đối không? Mà thực ra cũng không biết gì để mà chống đối? Em cũng là nạn nhân của cái chính sách nhồi sọ, trồng người của cộng sản thôi, thưa Bà.
Còn Bà Bà nghi ngờ cái bằng của em

…Sấp nầy "bồi dưởng" cho thầ
27/08/201204:54:45
Khách
Tôi nhận thấy những lời phê bình của Thu, Bà Bà và Phù Du rất nặng nề, không có thiện chí. Quý vị có thể không thích bài viết nhưng chỉ trích tác giả dùng "văn hoá vc" là vô lý nếu chỉ vì tác giả dùng các chử như căn hộ, chất lương. Tác giả còn trẻ, cô hạnh phúc trong tình yêu với người chồng không cùng chủng tộc, và cô chia xẻ những kỷ niệm vui vui đầm ấm trong gia đình. Câu chuyện cô kể không có gì sôi động nhưng cũng đâu có gì đáng chê trách mà quý vị chế giễu, mạt sát tác giả quá nặng lời! Việc tác giả học cao học lẽ ra là niềm vui vì con em chúng ta học hành thành đạt nơi xứ người, lẽ nào lại là một lý do để miả mai!
Tác giả Trang Đài. tôi đã đọc tất cả các bài viết của cô. Bài viết tôi thích nhất của cô là bài Cô em cùng dòng khác họ. Mong cô tiếp tục sáng tác nhé.

24/08/201201:16:55
Khách
Bài thơ Bằng Cấp của Bà Bà hay quá! và thật là thất vọng khi đọc xong bài viết của tác giả từng được giải danh dự :(
28/08/201213:00:28
Khách
(xin gởi tiếp phần cuối gởi đi bị thiếu hôm qua)

Còn Bà Bà nghi ngờ cái bằng của em

…Sấp nầy "bồi dưởng" cho thầy
Khỏi cần đi học có ngay cái bằng!

Thưa bà, tôi sợ là Bà Bà mới là người truyền bá văn hóa của cộng sản đó vì chỉ Việt Nam cộng sản hiện nay mới có nền văn hóa mua bằng bán cấp như vậy, chứ ở Mỹ này làm gì có.

Nguyễn Cali

11/09/201214:18:25
Khách
Tôi đọc bài này cảm thấy như ăn cơm bị mắc nghẹn. Tuy thu, Bà Bà, và Phù Du quá khó khi phê bình tác giả nặng nề, nhưng từ ngữ do vc dùng sau 1975 đọc nghe không suông tai. Từ ngữ do vc dùng sau 1975 là những chữ nhái theo tiếng chệt cộng sản, thí dụ như "chất lượng", "hộ" trong "căn hộ". Tuy tác giả bị giáo dục trong xã hội cộng sản, nhưng khi đến xứ tự do thì nên cố gắng giảm những từ ngữ kia. Hy vọng tác giả sẽ viết khá hơn trong những bài viết về sau.
04/09/201219:01:08
Khách
Đồng ý với Nguyễn Cali rằng không nên quá khắt khe với những gì con nít phải học trong thời VC và không phải chữ nào xuất hiện sau thời 1975 cũng sai và dở. Có những chữ xuất hiện sau này nhưng rất hay và ngắn gọn như "quý 1" thay vì "đệ nhất tam cá nguyệt".
Cái quan trọng là nên biết chữ nào hay để dùng, chữ nào không hay để bỏ. Tác giả có lẽ chưa đạt được tới đó, thí dụ câu "Trước tiên và nhất thiết, cần phải tìm hiểu chất lượng của việc anh làm một cách kỹ lưỡng" thí quả thật nghe rất tệ.

Bài viết này tầm thường, chỉ để mua vui, nhưng nếu chỉnh lại vài câu thì chắc đỡ phiền lòng độc giả
20/08/201215:22:35
Khách
Bằng cấp

Em là con gái bà Hai
Đẻ ra nói ngọng từ ngày đảng VÔ
Lại thêm mắt lé răng hô
Được khen là cháu bác hồ thật ngoan
Em đi "đăng ký" mua hàng
Gặp anh Hai Lúa chàng ràng hỏi thăm
Cưng ơi kẻo phải mua lầm
Hàng nầy đồ dỏm em cầm nhẹ tênh
Theo anh ta đến hàng bên
Hàng cao "chất lượng" lại bền lâu hư
Nhà anh buôn bán "vật tư"
Anh ngồi đếm bạc mỏi nhừ cả tay
Sấp nầy "bồi dưởng" cho thầy
Khỏi cần đi học có ngay cái bằng!

Thơ con cóc tặng cho những ai dùng văn hoá vc.

Bà Bà


20/08/201214:26:29
Khách
Tôi đọc nhiếu bài dỡ nhưng chưa bài nào dờ như bài nầy. Rất tiếc tác giã sống ở Mỹ cũng khá lâu nhưng dùng quá nhiều từ ngử của VC, chẳng hạn: căn hộ, chất lượng.v.v,. Viết như vầy thì quá xem thưởng người Việt chống cộng hãi ngoại, nhất là thủ đô của người Việt tỵ nạn cộng sản ở Little Saigon. Làm sao chúng ta dạy con em chúng ta khai trử được văn hoá mọi rợ của cộng sản. Tôi thì chỉ học lớp ba trường làng thôi nên có gì sơ sót xin bà cao học tha thứ cho.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,271,239
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến