Hôm nay,  

Chuẩn Bị Về Hưu Non

12/08/201200:00:00(Xem: 148271)
viet-ve-nuoc-my_190x135Nguyễn Duy An là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước My 2006. Ông cũng là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới. Năm nay, từ Washington D.C. tác giả bay về Cali tham dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Bài mới nhất của tác giả đề cập tới tình hình tài chính quá khó khăn của National Geographic và báo tin chàng chính thức về hưu non.

Chúc An và gia đình những ngày mới thanh thản và mong viết nhiều hơn.

Mặc dầu đã chuẩn bị tinh thần từ gần một năm nay nhưng tôi cũng băn khoăn lo lắng thật nhiều khi ông chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của National Geographic chính thức hẹn gặp riêng tôi để “mừng sinh nhật” và bàn thảo kế hoạch cho tôi nghỉ hưu non do tình hình tài chánh quá khó khăn trong sở vì ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ mấy năm gần đây.

Tôi thấu hiểu “gánh nặng ngàn cân” đã và đang đè nặng trĩu trên đôi vai của ông chủ tịch khi phải ký hợp đồng với hãng Fox để họ tiếp tục duy trì đài truyền hình National Geographic trên toàn thế giới với quyền làm chủ lên tới 70%, rồi phải bán School Publishing Division cho hãng Cengage để tìm thêm nguồn vốn hầu tiếp tục xuất bản National Geographic Magazine mỗi tháng với con số ấn hành đã giảm xuống chỉ còn lại phân nửa...

Người đứng đầu National Geographic Channel đã chuyển qua làm cho Fox. Vị lãnh đạo School Publishing Division đã ra đi trước ngày National Geographic chính thức bàn giao cho Cengage. Thêm mấy vị phó chủ tịch và giám đốc quyết định về hưu vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012; và cuối tháng trước, chính ông Chief Financial Officer cũng từ giã National Geographic. Tôi tự biết rồi mình cũng phải ra đi để nhường chỗ cho thế hệ đàn em trẻ trung hơn, tài giỏi và năng nổ hơn, và nhất là lương bổng và quyền lợi ít hơn “lớp” chúng tôi.

Tôi đang ở vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” vì mình chưa đủ tuổi để chính thức nghỉ hưu – cho dẫu là nghỉ hưu non, và tôi cũng chưa chuẩn bị đi tìm cho mình một công việc mới vì tình hình suy thoái kinh tế vẫn kéo dài...

- John... Anh ngồi đi. Tôi đã cho người chuẩn bị cơm trưa, chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện.

- Vâng.

- Như tôi đã nói sơ qua trong điện thoại... Như anh biết đó, tình hình khó khăn chắc chắn sẽ kéo dài, và hoàn cảnh của anh cũng rất đặc biệt nên tôi đã họp bàn với Hội Đồng Quản Lý Nhân Sự và Hội Đồng Tài Chánh để tìm ra một giải pháp thích hợp cho trường hợp của anh vì cá nhân tôi và cả Hội Đồng Quản Trị rất trân quý khả năng và những đóng góp của anh cho National Geographic trong nhiều năm qua. Tôi rất muốn giữ anh lại, nhưng hoàn cảnh hiện tại bắt buộc tôi phải...! Đây, anh xem qua rồi chúng ta sẽ bàn thêm chi tiết. Hy vọng anh không bị thiệt thòi nhiều quá.

Tôi vừa xem bản “hợp đồng nghỉ việc” vừa mừng thầm trong bụng vì những chi tiết khá tốt được ghi rõ trong đó. Có lẽ nhận ra nét mặt không đến nỗi tệ của tôi nên ông chủ tịch lên tiếng đề nghị:

- Chúng ta bắt đầu thảo luận được chưa? Cứ đi từ trên xuống dưới, chỗ nào anh thắc mắc, tôi sẽ giải thích chi tiết nhé.

- Vâng.

- Trước hết, như anh biết là với số tuổi hiện tại của anh, phải tới ngày 1 tháng 5, 2013 anh mới có quyền lãnh lương hưu của National Geographic. Do đó, Hội Đồng Quản Trị đã chấp thuận để anh có thể tiếp tục lãnh một năm lương... cho tới ngày anh đủ tuổi về hưu non (early retirement). Từ đầu tháng 5 tới hết đầu tháng 8 anh cố gắng hoàn tất việc bàn giao, sau đó anh có quyền lãnh toàn bộ 9 tháng lương còn lại một lần (lump sum); tuy nhiên, trong thời gian chuyển tiếp, nếu có việc gì cần, mong anh tiếp tục giúp đỡ...

Với bản “hợp đồng nghỉ việc” trong tay, tôi bắt đầu soạn thảo một kế hoạch phân tích thiệt hơn để bàn hỏi với vợ con và anh em bạn bè quen biết trước khi quyết định sẽ kiếm việc và đi làm thêm 10 – 12 năm nữa hay chính thức về hưu non để “làm những việc mình thích” nhưng chưa có điều kiện để “thực hiện ước mơ” vì quá bận rộn với công ăn việc làm kiếm sống qua ngày. Nếu quyết định tiếp tục đi làm, tôi sẽ phải bỏ ra 3 – 6 tháng để tìm kiếm một công việc thích hợp với khả năng của mình và cuộc sống sẽ “vũ như cẩn” cho tới tuổi về hưu bình thường như bao nhiêu người khác; tuy nhiên, liệu rồi tới lúc đó tôi có còn khỏe mạnh để “hưởng thú điền viên” nữa không hay chỉ ngồi xe lăn lặng lẽ nhìn đồng hồ đợi ngày đoàn tụ với ông bà tổ tiên! Nếu quyết định về hưu non ngay từ bây giờ, tôi cũng phân vân không biết có nên ở lại vùng Thủ Đô Washington, DC hay dọn đi Tiểu Bang khác. Tôi phân vân như một kẻ lữ hành đang đứng trước ngã ba đường trong một vùng đất xa lạ, không biết nên quẹo trái hay phải vì cả hai phía đều tối tăm mù mịt không biết con đường mới sẽ dẫn mình tới đâu.

Trong thời gian sắp xếp lại nhân sự và chuẩn bị bàn giao công việc ở sở, tôi cũng liên lạc với anh em bà con và một số bạn bè quen biết ở nhiều tiểu bang khác nhau để phân tích thiệt hơn trước khi quyết định dứt khoát. Sau khi bàn đi tính lại với gia đình, tôi quyết định sẽ dành vài ba tháng đi thăm một số vùng “ưu tiên” để tìm hiểu thêm…

- California: Cả hai miền Bắc và Nam California là nơi có nhiều người rủ rê chúng tôi dọn tới nhất mặc dầu nhà cửa đắt đỏ hơn những nơi khác nhưng anh em bà con và bạn bè rất nhiều, những sinh hoạt văn hóa và cộng đồng với nhiều công việc có vẻ hợp với cá nhân tôi… Có người mạnh dạn lên tiếng đề nghị “cứ tới nhà mình ở cho tới khi mua được căn nhà như ý”, có người rủ tôi dọn qua để làm báo, làm truyền thanh, truyền hình… cho vui. Hằng năm gia đình tôi vẫn sắp xếp sang California đi chơi – phải nói là vui lắm, nhưng nếu ở luôn thì không biết sẽ ra sao. Khó nghĩ quá! Nhân dịp về tham dự Lễ Trao Giải & Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ 2012 và Kỷ Niệm Việt Báo 20 Năm, vợ chồng tôi sẽ đi thăm vùng Little Sàigòn kỹ lưỡng hơn để xem xét tình hình và có lẽ sẽ chọn một dịp khác trở lại thăm miền Bắc California trước khi quyết định.

- Florida: Tiểu bang lý tưởng cho nhiều người Mỹ về hưu, và ở đó tôi cũng có một đứa cháu đang lập nghiệp gần thành phố Orlando. Thêm vào đó, một người bạn thân từ thuở còn thơ và một ông anh tinh thần, mặc dầu chưa về hưu nhưng đã mua nhà cho thuê trong lúc chờ đợi tuổi về hưu ngày ngày lên thuyền đi câu. Dọn về Florida còn thêm một ưu điểm nữa là không phải nộp thuế Tiểu Bang (State Income Tax) nhưng lại phải tránh những vùng hay bị bão chứ đã về hưu rồi mà cứ vài năm lại phải chạy bão một lần cũng “trần ai khoai củ” lắm! Nhân chuyến đi họp ở Florida vào tháng 6 vừa qua, một người bạn đã chở tôi đi “dò xét tình hình” nhưng có lẽ vợ chồng tôi sẽ trở lại vào tháng 9 năm nay (mùa giông bão) và ở lại lâu hơn để nắm vững tình hình…

- Georgia: Hai vùng tôi đến chơi nhiều nhất ở tiểu bang này là Augusta và Atlanta vì có rất nhiều anh em bà con đồng hương Bình Giả đang định cư tại đây. Tôi cũng đã từng đi thăm trại gà, trại bò… của những người quen trong vùng. Một lợi điểm của vùng này là nhà cửa rẻ, nhiều cơ hội cho tôi làm “consultant” và các con tôi cũng có rất nhiều bạn bè đang sống tại Georgia; thêm vào đó, nơi đây quy tụ nhiều cơ quan y tế và bệnh viện chuyên ngành thích hợp cho hai cháu lớn đang theo học y khoa. Mặc dầu mới đi thăm Atlanta vào cuối tháng 7, 2012 nhưng có lẽ chúng tôi sẽ phải trở lại “ở thử” trước khi quyết định vì một người thân có căn nhà đang “bỏ trống” nên mạnh dạn góp ý “vợ chồng cậu xuống ở một thời gian cho biết người biết ta.”

- Texas (Houston): Nóng! Nóng lắm… nhưng ở đây tôi có rất nhiều bạn thân, và gia đình bên vợ tôi cũng có nhiều người “xin chọn nơi này làm quê hương” thứ hai. Nhà cửa ở Houston rất rẻ, và cũng như Florida, người dân ở Texas không phải đóng thuế Tiểu Bang (State Income Tax). Cuối tháng 8 này tôi sẽ đi Houston tham dự đám cưới của một người thân trong gia đình nên sẽ ở nán lại một thời gian sau đám cưới để “dò xét” và nếm thử thời tiết mùa hè tại đây xem sao…

- Virginia: Tôi đã định cư ở đây gần 30 năm… quen người, quen cảnh, quen hết mọi sự. Thời tiết quanh năm đủ bốn mùa với Hoa Anh Đào nở rộ chung quanh bờ hồ và dòng sông Potomac tại thủ đô Washington, DC vào mùa xuân; rồi mùa thu với lá vàng, lá đỏ dọc hai bên con đường dài Skyline Drive; và mùa hè với những ngày oi bức nóng không thua gì Texas; nhưng mùa đông với vài trận bão tuyết là điều tôi sợ nhất! Nếu quyết định ở lại Virginia tôi cũng phải dọn nhà vì nếu ở lại căn nhà hiện tại, mỗi lần tuyết đổ, hai “vợ chồng già” chúng tôi không đủ sức cào tuyết và lái xe đi lên đi xuống hai ngọn đồi để ra đường lớn… Mấy tháng mùa đông nếu cứ ngồi trong cửa sổ nhìn mấy con nai vàng gầy ốm lang thang trong vườn tìm kiếm vài ngọn lá vàng hay cỏ khô còn sót lại từ mùa thu trước để dằn cơn đói thì mình cũng đói theo và buồn không bút mực nào diễn tả được.

Ai trong chúng ta rồi cũng có lúc sẽ “về hưu” và không cần phải di chuyển chỗ ở vì công ăn việc làm. Tôi may mắn tìm được công việc tốt, có “pension” (lương hưu) nên không phải chờ tới tuổi 65 / 66, cũng không phải tuỳ thuộc vào tiền anh sinh xã hội hay quỹ để dành hưu bổng 403B hay 401K nhưng công việc chuẩn bị để về hưu sớm cũng không đơn giản. Đi hay ở? Suốt mấy tháng nay tôi cứ bị dằn vặt vì câu hỏi quái ác này mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Vợ tôi chỉ mong được ở gần nhà thờ và chợ Việt Nam là đủ, vùng nào cũng được. Các con thì góp ý theo kiểu huề vốn là ở đâu bố mẹ thích là được.

Tôi chia sẻ với bạn những tâm tình này để giúp mình giảm bớt căng thẳng trong lúc “chuẩn bị về hưu non” và cũng ước mong những bậc đàn anh, những người đi trước giúp thêm ý kiến vì tôi vẫn còn phân vân như một kẻ lữ hành đang đứng trước ngã ba đường trong một vùng đất xa lạ, không biết nên quẹo trái hay phải.

Nguyễn Duy-An

Ý kiến bạn đọc
23/08/201219:06:47
Khách
i love it,
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,091,292
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến