Hôm nay,  

Tôi Vẫn Yêu Nhạc Đồng Quê Của Mỹ

09/08/201200:00:00(Xem: 233306)
viet-ve-nuoc-my_190x135Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.

Cô bạn thân trong sở ngồi kế tôi trong buổi họp trong lúc giải lao hỏi tôi "did you look for Kenny yet?"

Đang chuyển trạng thái tinh thần từ tập trung cao độ qua thư giãn vài chục phút, tôi ngẩn người nghĩ bụng "quái, cô này, mình có bao giờ giãi bày với ai mình yêu trộm, nhớ thầm ông Mỹ nào tên Kenny đâu nhỉ?"Tôi có kể về cái ông hàng xóm hay trêu tôi tên Richard chứ ông nào vào đây Kenny.

Sợ bị lộ là không nhớ ra ai khi cô hỏi, tôi chỉ cười cười. Cô tiếp tục, "he just released his new album, Welcome to the Fishbowl". Tôi thở ra, Kenny Chesney, thần tượng nhạc đồng quê của tôi. Mới đầu tôi cũng chẳng biết ông ca sĩ này là ông nào. Tôi và cô bạn thân này bao giờ cũng tìm chỗ ngồi kế nhau trong các buổi họp trong sở.

Từ bài viết lần trước, tôi yêu thích nhạc đồng quê vì lời nhạc giản dị của chúng nhưng thật sự phải nói là từ những bài hát tôi nghe được từ Việt Nam như The End of the World, Evergreen do các ca sĩ nhạc đồng quê hát ở đây theo âm hưởng riêng của họ mà tôi dần trải cảm tình mình theo những luyến láy trong lời hát của họ luôn. Một lần, cô bạn tôi cho tôi xem hình chàng ca sĩ Kenny Chesney trong cell phone của cô. Mới đầu cô đâu có nói đó là ca sĩ nhạc đồng quê. Cô ghẹo tôi đó là bạn trai của cô ấy. Tôi mừng cho cô ấy lắm, là bà mẹ độc thân đã bao nhiêu năm, nhưng thấy hình của Kenny có vẻ rất chuyên nghiệp, tôi hỏi thêm, "what kind of work he does for living?" Cô cười lớn trả lời tôi, country singer. Tôi cười chọc cô, "you love country music too". Cô tán đồng với tôi " very much". Tôi đã quên mặt ông ca sĩ đó từ ngay sau buổi họp. Đời còn khối chuyện phải lo.

Trong sở tôi các đồng nghiệp độc thân luôn có những người yêu thích nổi tiếng. Họ sưu tầm hình của những người này để vào computer nhiều lắm. Họ cho tôi xem với những tình cảm rất ưu ái cho thần tượng của họ. Tôi nghĩ chắc cũng giống tôi khi tôi rất yêu thích Bạch Tuyết, Thanh Sang hay Thanh Nga vậy.

Thật ra con đường đưa tôi đến nhạc ngoại quốc cũng có nguồn gốc của nó. Là sinh viên khoa ngoại ngữ trước khi xa xứ, một trong những cách luyện giọng hay nhất, dễ hấp thu nhất của sinh viên chúng tôi là nghe nhạc tiếng Anh, chép ra và hát lại giống y ca sĩ nước ngoài. Từ thói quen đó, sống ở đây, để rèn tiếng Anh mà không phải học hành nghiêm túc và bị chấm điểm như ở trong trường học tôi tìm cách chọn những bài nhạc do các ca sĩ hát dễ nghe và dễ hiểu chút mà mua. Nhờ trời, tôi hiểu cũng đủ thứ, dù mỗi thứ có một chút nhưng cũng từ một chút đó đã giúp tôi đi lên rất nhiều.

Nhiều ca sĩ tôi thích thật sự hát giọng Anh, cũng không phải là dễ nghe, nhưng vấn đề họ bàn trong bài thu hút tôi, tôi nghe nhiều khi đoán sai cũng phải tự nói với mình "what the hell?", rồi tìm mua cho bằng được cái disc đó nghe đi nghe lại coi ca sĩ đó nói gì, như cái cô Annie Lennox trong bài hát Primitive cô nhắc tới "bloodstain on a ageless sky" tôi thấy hình tượng đó quá kỳ bí nên dù thật sự không hiểu ý nhưng tôi vẫn thích. Bài hát Why của cô này rất thú vị khi kể về mối quan hệ giữa hai người yêu nhau có những mâu thuẫn rất bình thường trong đời sống và chỉ cần đừng nói những câu làm tổn thương tình cảm của nhau.

Từ những điều như vậy, với bản năng của một người hay viết, tôi có một nguồn cảm hứng thật sự khi đi vào đời sống những bài hát của các ca sĩ nhạc đồng quê.

Một lần tôi vào một siêu thị gần sở làm vào giờ giải lao, họ đổ ra bao nhiêu là disc nhạc bán hạ giá. Đang buồn ngủ đi vòng vòng như vậy lại gặp chiếu manh các đĩa nhạc bán sale, tôi bị thu hút vào cái rổ đĩa đó. Tôi thấy đĩa anh ca sĩ Kenny Chesney khá nhiều, từ những ngày anh còn rất trẻ, cậu bé mặt búng ra sữa đội nón cao bồi trông ngộ lắm kìa, nhìn anh ngồ ngộ xong, tôi nhìn qua giá tiền, thấy cũng phải chăng, tôi mua liền bốn đĩa của anh, từ hình đĩa lúc anh còn trẻ cho tới hình anh ngồi ngay bãi biển một mình. Về lại sở tôi mở ra nghe ngay. Ngày đó thật sự là một ngày rất vui trong cuộc đời tôi. Tôi nghe tâm sự trong những bài hát của anh mà như nghe một người bạn mới quen trải lòng họ ra với mình, rất thật, rất sâu và rất thấm, những nỗi niềm của một con người trong đời thường, đơn giản và chân tình.

Như cái bài Me and You, tôi tưởng anh viết cho anh và cô bạn nào đó. Đâu phải. Tôi tìm hiểu trên internet mới biết anh viết cho ông bà của anh và trở thành hit song của anh lúc mới bắt đầu sự nghiệp.

Trong Me and You, video anh hát, hai cụ già đi bên nhau thật hạnh phúc. Hình ảnh đó trong đời sống thường nhật của một công chức như tôi cũng khó thấy nếu không có sự tò mò về nội dung bài hát của anh. Lời kết luận trong bài hát đó đơn giản vô cùng:

Every day I live
Try my best to give
All I have to you
Thank the stars above
That we share this love
(Me and you)

Phải, mỗi người đi trong cuộc đời luôn đi tìm một nửa của mình. Có người bỏ cuộc vì từng tìm và ngộ nhận, có người nghĩ mình tìm được rồi nhưng đã mất thì cũng không muốn tìm thêm. Anh thì cám ơn dùm những ánh sao trời đã cho ông bà của anh một tình yêu vĩnh cửu và bền đẹp. Tôi thấy được một điều gì rất trân trọng cho sự may mắn ông bà anh đã nhận được. Với tôi, tôi phải tự cười cho sự nhận xét của mình về nét thi sĩ trong suy nghĩ của anh chàng cao bồi này vì tôi nghĩ anh chỉ có con ngựa, chiếc nón không rời trên đầu mình và những ngày rong ruổi của anh.

Từ nhỏ, tôi được dạy phải lo học hành để công danh rạng rỡ khi trưởng thành, hay có lỡ mà học dốt thì cũng ráng chau chuốt kiếm được ông chồng có công danh cho đỡ tấm thân. Thật sự khi lớn lên tôi hiểu điều đó là không đúng. Học cho mình thì đúng, nhưng học tài thi phận, lỡ phận học bình thường như tôi thì có muốn thành bác sĩ, nha sĩ như cha mẹ tôi mong muốn chắc cũng khó.

Tôi tới Mỹ khi chưa có gia đình, phải mài đũng quần trên ghế đại học đúng là 6 năm nữa mới kiếm được công việc có tiền đủ nuôi thân. Ở Oregon thì đi khoảng 5 cây số từ chỗ tôi sống chưa chắc gặp người Việt nam chứ đừng nói kiếm một người tử tế lấy làm chồng. Tuy nhiên ai cũng khuyên đừng nhìn cao quá chắc cũng thấy. Tôi thấy lấy chồng hay không thì một điều đơn giản là một người bạn chưa chắc tôi đã tìm ra nơi đây, hay có xa xôi, ít gặp nhau thì cũng lấy là do phải lấy cho có đôi có cặp.


Tôi học ở Kenny bài học đơn giản là anh không cần hiểu gì khác là anh có phải là ai hay không, nếu anh có thể tạo nụ cười cho người phụ nữ anh yêu là anh yên tâm rồi. Hạnh phúc là từ những điều nho nhỏ như vậy, nhà lầu xe hơi mà chăm chăm ly dị chia của tôi cũng không ham.

Heaven knows I ain't even close to bein' God's gift to women

But in your arms I feel like I am
I don't know it all, I sure can't solve
The problems of the human race
But I know how to bring a smile to your face
(All I Need To Know)

Kết luận của anh trong bài hát này cũng rất hay

That's all I need to know
In a world where most things come and go
I'll always have you to hold
And that's all I need to know
(All I Need To Know)

Trong đời sống hiện tại và mãi mãi về sau, những gì trân quý dù có muốn giữ mãi, điều đó cũng dần mất đi theo thời gian thì chi bằng hãy biết trân trọng những phút hạnh phúc hiện tại khi còn có nhau. Tôi cảm được hạnh phúc của đời sống nhiều hơn, bớt suy nghĩ lo lắng về tương lai khi chưa tới và biết bỏ qua những gì không vui đã qua. Ai có ngờ là Kenny giúp tôi làm được điều đó.

Kenny không chỉ nhìn vào tâm hồn và trái tim mình mà chia xẻ. Anh nhìn vào tâm sự người khác và chia xẻ suy nghĩ của anh với một cái nhìn rất nhân đạo và anh kể lại trong bài hát những điều anh nhìn thấy. Như trong bài "No Small Miracle" sự tan vỡ đang chờ sẵn, nhưng niềm hy vọng hàn gắn lại được từ những điều rất nhỏ nhặt, rất đơn giản mà đôi khi nhỏ quá trong đời sống thường nhật đến độ rất ít ai để ý và làm cho người thân của mình.

Its been uphill for a while
but he still makes her smile
every now and then
lately they been finding out
it`s the little things that count
and they do what they can
he tells her he loves her everyday
she says things will be ok
(No Small Miracle)

Một bài hát của anh tôi rất thích nữa là "When She Calls Me Baby". Trong văn hóa của người Việt Nam vợ hay chồng hay kêu nhau những chữ con cái kêu mẹ mình theo những vùng, miền khác nhau như Bu, Đẻ, Mợ, U... Bài hát này làm tôi nhớ những ngày còn ở Việt Nam, anh chị tôi gọi cha mẹ tôi bằng Cậu, Mợ theo cung cách người Bắc. Tôi thì không, nhưng tôi hiểu từ đâu họ lại gọi như vậy, và tôi hiểu cả Kenny khi người yêu anh gọi anh bằng những danh từ riêng khác nhau, rất đậm nét American trong văn hóa tôi được hấp thụ hơn 20 năm khi sống tại Mỹ.

She'll call me honey, when she needs a helpin' hand,
She might say darlin' if she needs someone who understands.
She'll call me sugar, if she's feelin' kind of sweet,
She'll say that I'm crazy over my little jealousy.
(When She Calls Me Baby)

Anh làm cho tôi hiểu sâu sắc hơn tại sao tại Mỹ 1st priority là phụ nữ, thứ đến là dog, và đàn ông thì chỉ có thể theo sau.

When she calls me baby, I just reach for the light,
And I'll hold her like a lady, thank God she's all mine.
With her arms around me, I can leave the world behind.
When she calls me baby, well, I know what's on her mind.
(When She Calls Me Baby)

Kenny trải lòng mình rất thật trong một số bài hát. Từ nhỏ tới lớn, tôi rất hiếm khi thấy đàn ông họ khóc. Đó là một sai lầm. Thật sự đàn ông cũng là con người, cũng vui, buồn, giận dữ, phải cho họ khóc, khóc ít, khóc nhiều tùy ông, nhưng nếu không còn cảm nhận và trải ra bằng nước mắt, có khi phải dùng tới những cách khác đôi khi lại có hại hơn cho người khác. Theo tôi con người còn khóc được là còn nhân tính dù ngay tôi đây, nhiều khi vì ngộ nhận khóc là yếu đuối và ai nhìn thấy mình khóc sẽ cho mình nhu nhược, tôi kìm những giọt nước mắt của mình lại. Trong nhiều trường hợp, nói thật là không hoàn toàn đúng.

Dear Lord above

Can you see I'm crying, tears in my eyes
Send down the clown.... take me to paradise
...
Lucky old Sun,
I have nothing to do
Roll around Heaven all day....
(That Lucky Old Sun).

Một đặc điểm trong nhạc của anh mà tôi thích nhất là tính nghệ sĩ rất cao. Người khác có thể gọi là hâm hay khùng, nhưng với tôi, đó là sự thật của một con người, trải bày ra hết những nổi lòng cúa mình để tìm được một cảm giác, một hình ảnh họ nghĩ ra và tin rằng họ sẽ tìm được dù có phải mất mát hay đốt cháy chính mình như trong bài hát " Always Gonna Be You"

I could climb a hundred mountains
Leave a hard ol' world behind
Wander right across some prairie
Like a man out of his mind
I could walk and stare into the sun
Let it all just burn me deaf and blind
But it's always gonna be you...
Always gonna be you I'm tryin' to find
(Always Gonna Be You)

Tôi hy vọng bất cứ sự hy sinh nào cũng có sự bù đắp không sớm thì muộn.

Văn hóa là ngôn ngữ, văn hóa là âm nhạc, văn hóa là con người. Con người bộc lộ mình qua ngôn ngữ và âm nhạc. Tôi thấy mình may mắn hơn Kenny chàng ca sĩ nhạc đồng quê này khi tôi đi từ cái gốc Việt của mình và hiểu được anh và nền tảng văn hóa anh có. Điều đó đến như một cơ hội, một thú vị, một hòa nhập mà tôi biết nắm lấy kịp lúc và biến nó thành của mình hồi nào không hay.

Kenny đã bốn lần được vinh danh là Artist of The Year của CMA (Country Music Award) vì nổ lực phục vụ của anh. Ai đó có thể cho anh ham kiếm tiền, nhưng có những lần đi tour mệt mỏi, anh cũng có những lúc phải tự nhìn lại trong lòng niềm vui thật sự cúa anh từ đâu.Anh là ca sĩ nhạc đồng quê có số lần trình diễn dẫn đầu trong dòng nhạc này. Trong một lần phỏng vấn trước khi trình diễn với Anderson phóng viên CNN, anh trả lời với phóng viên rằng anh hy vọng những bài hát, những lần trình diễn của anh sẽ thay đổi đời sống cúa giới trẻ với âm nhạc, giúp họ hiểu được sự tuyệt vời của âm nhạc đã thay đổi đời sống của anh và có thể sẽ thay đổi đời sống của vài bạn trẻ nào đó trong đêm trình diễn đó sau này.

Điều này không còn là ngộ nhận. Điều Kenny nói là sự thật đang xảy ra với tôi. Những dòng nhạc của anh đã giúp tôi hiểu thêm đời sống, làm phong phú đời sống tôi đang có và làm cho tôi hiểu và tin rằng nếu có lòng tin vào chính mình, tôi cũng sẽ làm được điều gì đó thay đổi đời sống xung quanh hay ít nhất là cho chính mình, hạnh phúc hơn, yêu đời hơn và tự tin hơn dù đời sống vẫn mang thử thách đến từng ngày.

Tôi yêu Kenny Chesney và âm nhạc của anh.

Tôi vẫn yêu và sẽ mãi yêu nhạc đồng quê của Mỹ từ cái gốc là người Việt Nam của tôi bạn ạ.

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến