Hôm nay,  

“Hôm Nay Em Làm Một Việc Thiện!”

07/08/201200:00:00(Xem: 252564)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

Sau đây là bài viết mới nhất.

- Đội trưởng, em mới làm một việc thiện. Em dắt bà lão qua đường.

- Tốt, còn em

- Dạ em cũng dắt một bà lão qua đường.

- Vậy à? Cũng được. Tốt lắm. Còn em kìa?

- Em cũng dắt một bà lão qua đường

- Hả? Tại sao cả ba em cùng dắt một bà lão qua đường?

Cả ba tranh nhau nói:

- Tại vì bả không chịu qua. Tụi em phải hợp sức đẩy bả mới chịu qua đường.

Haha!

Dĩ nhiên đây chỉ là một chuyện cười được phổ biến, nhưng trong cuộc đời Hướng Đạo Sinh của những năm trước 75, tôi cũng có một kỷ niệm vui, giông giống như vậy.

Lúc đó anh em tôi cùng đi Hướng Đạo và vào chung một đội. Một tuần nọ anh đội trưởng bắt tất cả đội sinh từ đây cho tới Chủ Nhật tuần sau họp lại, mỗi ngày phải làm một việc thiện và ghi xuống sổ tay đàng hoàng. Như vậy it nhứt mỗi đội sinh phải được 7 việc thiện. Thế là trọn một tuần sau đó từ quét cái nhà, rửa cái ly, chạy mua đường cho má…vân vân đều được kể là việc thiện, tụi tôi đều nhất nhất ghi xuống hết. Tuần sau đi họp, thằng em tôi có đủ 7 việc ngon lành trong sổ tay của nó có mang theo, còn tôi thì lớ ngớ thế nào lại để quên cuốn sổ ở nhà. Tới giờ báo cáo, sau khi thằng em tôi báo cáo thành quả xong xuôi, phiên tôi, không chịu thú thật để quên sổ tay, hùng hồn tuyên bố “ Ở nhà em tuần rồi, thằng em em làm chuyện gì thì em cũng làm chuyện đó. Nên em cũng có …7 việc thiện giống như nó”

Tôi vẫn còn nhớ gưong mặt ngơ ngác của anh đội trưởng lúc nghe tôi nói!

Tuy vậy, dĩ nhiên là tôi cũng có làm việc thiện thiệt chứ, nên vẫn còn nhớ chuyện này

Có một buổi trưa trời nắng chang chang ngồi trong nhà nghe tiếng cãi nhau ngoài đường, tôi chạy ra xem mới hay là có hai anh em đang đẩy một cái xe đạp xiêu vẹo trên đường nên đang đổ lỗi cho nhau. Hai anh em còn nhỏ chắc khoảng 9, 10 tuổi gì đó đẩy một cái xe đạp đầy những bao rác, lon, chai bể vv… Chúng nó đi lượm về chắc để cho ba má bán ve chai. Hai thằng nhóc trần trùng trục, đen thui thủi, đi chân trần… chỉ độc nhất một cái quần xà lỏn trên người. Tụi nó tham cái gì cũng lượm bỏ đầy mấy cái bao chung quanh thành ra nặng nề. Thêm vào cái xe thì cao, mà hai thằng thì lùn, nên không có cách gì giữ cho xe thăng bằng mà đẩy.

Thấy tội nghiệp thằng em cứ bị thằng anh nguyền rủa sao mày… yếu xìu, vô tích sự. Lại sẵn dịp đang ở trong tuần mỗi ngày làm một việc thiện nên tôi nảy ra ý đẩy dùm hai ông nhóc cái xe nặng nề này về nhà. Cũng được kể là một việc thiện chứ bộ. Hai ông nhóc kia thì dĩ nhiên nghe tôi đề nghị đẩy giúp cái xe mừng húm chịu gấp.

Tưởng là nhà tụi nó gần đâu đây, ai ngờ loay hoay cả nữa tiếng, quẹo trái quẹo phải, quẹo tới, quẹo lui cả 5,6 cái hẻm mới tới nhà bọn nó. Mà nào được đi một lèo đâu? Sẵn có tôi giữ cái xe nên anh em nó thảnh thơi vừa đi vừa đảo mắt kiếm thêm chiến lợi phẩm. Thỉnh thoảng tôi phải dừng lại đứng giữa trời nắng như thiêu chờ hai ông tướng bươi cái thùng rác bên lề đường một hồi mới lấy được một cái… chai bia bể dơ dáy đầy ruồi nhặng trong đó. Ghê quá! Vậy mà tụi nó tỉnh bơ.

Khi về đến nhà nó tận cuối hẻm, tôi thở phào cảm thấy…thoát nợ. Quay mình định đi thì thấy thằng em lắm la lắm lét nhìn chung quanh không có ai, tới nói nhỏ với tôi “ Anh cho em đôi dép nhe” Trời đất! đẩy xe cho tụi nó làm ăn nãy giờ, khát khô cả cổ chưa có miếng nước, lại còn bị xin đôi dép. Tôi định từ chối “Đâu được”, nhưng thấy bộ dạng thằng nhóc nhìn đôi dép tôi mang với vẻ háo hứt, thèm muốn, tôi cầm lòng không đậu, bấm bụng tháo ra cho nó (Hu hu!, thú thiệt, cho thì cho chứ mà tôi tiếc đứt ruột. Đôi dép này mạ tôi mới mua cho tôi có 1 tuần, còn mới, và tôi thích lắm!). Đang định đi thì thằng anh ý chừng mới uống nước xong từ dưới nhà chạy lên. Thằng này tinh ý lắm. Mới nhìn là đã thấy đôi dép của tôi đang ở trong chân thằng em. Nó hỏi “ Anh cho nó đôi dép hả” Tôi trả lời “ừ”. Nó nhìn thằng em với điệu bộ ganh ghét rõ rệt, và phân bì với tôi “ Anh cho nó đôi dép, mà…không cho em cái gì hết”


Thôi chết. Trong người tôi ngoài đôi dép, đâu có tiền bạc gì mà cho nó. Nhưng nhìn điệu bộ của thằng anh này thì tôi biết nếu tính không ồn chém chết là tôi đi xong nó cũng đè thằng em trấn lột đôi dép. Cuối cùng tôi cởi cái aó đang mặc cho nó, nó mới chịu tha cho tôi (và hy vọng là tha cho thằng em nó).

Hồi nãy lúc đi vô thì tôi quần áo dép guốc đàng hoàng, hai thằng nhóc kia thì mỗi thằng độc có một cái quần đùi. Năm phút sau đi ra thì tình thế đã đổi ngược. Hai thằng nhóc kia thằng thì có thêm cái áo mặc. Thằng thì có đôi dép mang. Riêng ThaiNC tôi thì từ trên xuống dưới chỉ còn độc cái quần đùi. May mà tụi nó chỉ có hai anh em, chứ lỡ mà khi đó có thằng thứ ba nũa thì …hic hic!).

Từ nhỏ đến lớn, tôi nữa bước ra đường đều quần áo đàng hoàng, chứ đâu có tồng ngồng như bây giờ? Ngượng đến chín người. Nhưng điều đau khổ nhứt là cái nóng của đường nhựa đốt bàn chân. Hai ông nhóc hồi nảy chắc là đã quen đi chân không giữa trời nắng, không sao hết, nhưng tôi đây là lần đầu nên nóng rát hết đôi bàn chân. Đi một đoạn ngắn lại phải tạt vào chỗ bóng mát xuýt xoa.

Tối qua tôi đưa một người quen tới bệnh viện vô khu cấp cứu Emergency. Tôi chỉ làm tài xế chở đi thôi, để nhỏ em gái theo vào bên trong với bệnh nhân. Đàn bà với nhau họ dễ ăn dễ nói hơn. Chờ đợi bên ngoài cả mấy tiếng đồng hồ chán quá nên tôi thả bộ chung quanh nhà thương đỡ buồn.

Lúc đó là khoảng một giờ sáng.

Ban đầu thì chỉ định đi gần gần thôi, nhưng dần dần tôi quên, nên cứ thênh thang đi tận đâu đâu. Giữa đêm khuya khoắt như vầy, tại ngay bin-đing Emergency còn đông đảo vô ra, chứ trong này thì…không một bóng người. Đáng ngại lắm.

Đang tản bộ thưởng thức không khí trong lành ban đêm, tôi bỗng thấy phía trước có một bóng đen đang nhúc nhích làm giật mình. Uý trời ơi, hổng lẽ mình linh đến độ mới nghĩ đến “nó”, là có “nó” liền sao ta !

Tôi chùn bước dừng lại quan sát.

Hình như là một người trên một cái xe lăn, cái wheelchair, cố nhích từng chút đi ngược về huớng của tôi. Chỉ có điều là nó đang đi ngược, tức là quay lưng về phía tôi.

Tôi ngoái cổ nhìn lại phía sau và thấy tòa bin-đing Emergency vẫn đèn đưốc sáng choang, rộn rịp bóng người, nên tạm yên tâm. Nhưng để chắc ăn, tôi thử nhắm mắt lại, rồi bất ngờ mở ra:

Trời ơi…hắn vẫn còn đó y nguyên. Hú hồn! Vậy là người rồi. Nếu là ma nó đã biến mất để hù tôi chớ.

Tôi bèn tiếp tục dấn bước đi tới. Khi đi ngang qua hắn tôi liếc mắt quan sát. Thì ra là một người đàn ông da trắng, râu ria xồm soàm. Thấy tôi nhìn hắn chào “ Hi!”. Tôi cũng chào lại “ Hi!”.

Đi một vòng xong ngược về chỗ cũ… hắn vẫn còn ở đó, hình như chỉ đi được có khoảng10 mét. Tôi dừng lại hỏi “Ông muốn tôi giúp gì không?” , “ Yes, yes, please!” Hắn nói rối rít. Tôi tới nắm cái xe lăn hỏi tiêp “Ông muốn đi đâu?” Hắn trả lời “ Tôi muốn tới Emergency”.

Đẩy cái xe lăn tôi mới hiểu tại sao nãy giờ hắn mới đi được chút xíu. Con đường này tới bin- đing Emergency phải lên giốc. Hắn lại thuộc loại vừa lùn vừa mập, nên đã nặng nề mà đôi chân lại ngắn không đủ để tống cái xe lăn lên. Chắc là đi 3 bước lại tuột xuống hai bước. Khổ vậy đó chớ.

Nhìn qua tôi biết ngay là một người Homeless, vô gia cư ở đây. Chung quanh cái xe lăn, hắn treo lủng lẳng nào quần áo, cái mền, vài hộp đồ ăn, chai nước vv… và một mùi không được thơm tho cho lắm. Cái xe lăn này làm cho tôi nhớ tới cái xe đạp tôi đẩy giùm cho hai thằng nhóc năm nào giũa một trưa hè. Tôi nghiệp, đã vô gia cư, tàn tật, mà còn bị bệnh gì không biết phải một mình giữa đêm khuya làm cách nào cũng lặn lội được tới đây.

Khi tôi đẩy cửa phòng và giao lại cho y tá. Hắn hỏi tên tôi là gì. Tôi trả lời đại “TOM”. Hắn nói không ngoái cổ phía sau được, tôi có thể tới cho hắn thấy mặt, nhưng tôi đã quay bước ra ngoài, hơn nữa người y tá cũng bắt đầu đẩy hắn đi nên chỉ nói theo “You take care!” và tiếp tục đi ra , chỉ nghe hắn rống lên bên trong “ God bless you, Tom”

Cám ơn ông bạn.

Tôi bỗng nhớ tới cuốn sổ mỗi ngày làm một việc thiện năm nào của thời niên thiếu Hưóng Đạo Sinh. Nếu có nó trên tay bây giờ tôi sẽ ghi xuống “Hôm nay em làm một việc thiện.”

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
07/08/201208:01:39
Khách
chuyện vui,cảm động và có ý nghĩa lắm.

Đọc xong đoạn đẩy giùm chiếc xe lăn của ông râu xồm tới Emgency ,tôi tưởng sẽ đọc tiếp thấy ông râu hỏi xin cái gì đó:vì ổng cũng thuộc loại thu nhặt...như ngày xưa hai anh em thằng bé đẩy xe đạp mà...

Thấy vậy mà hổng phải vậy:lần này thì không phải "hôm nay em làm một việc thiện" mà là"hôm nay "em" vẫn còn làm việc thiện"

Dí dỏm và khá lôi cuốn!

Cám ơn.
16/08/201202:09:13
Khách
Bạn Kim Quan, cám ơn ý kiến hay. Tôi rất đồng ý. Nếu Việt Báo chịu cho sửa lại thì tôi sẽ viết lại " Hôm nay em vẫn còn làm việc thiện".
Tứ hải giai huynh đệ, nên xưng là "bạn" cho dễ nhe. Hy vọng bạn cho phép.

Rất, rất Thân Ái Bắt Tay Trái Trâu Nước Lý Luận và Sói Vui Tính, Tôi ước chi cũng có thể ký một tên rừng như hai bạn, nhưng đời Hướng Đạo chưa đủ thâm niên để có dịp được đặt tên rừng.
Trưởng Nguyễn Mạnh Kym, có phải anh từng hướng dẫn thiếu đoàn Nam Hải, liên đoàn Diên Hồng của châu Santa Clara của những năm 1980's ?

Donna, hân hạnh được cô ghé qua.

17/08/201204:19:24
Khách
Cô Mimi thân mến, tui nghĩ rầng tác gả ThaiNC không đủ can đảm để nhân cái" Của Hậu Môn" từ ông homeless đó đâu!
hìhì
16/08/201216:56:39
Khách
Cảm ơn những mẩu chuyện rất vui của Chú. Nhưng trong chuyện nầy Chú mất một cơ hội rồi, ông Gia Homeless hỏi Quí Danh của Chú, Ông có của hậu môn, tìm người tốt để tăng. Chứ mấy người homeless đâu bệnh ban đêm họ đâu đi như vậy, họ thường gọi ambulance thôi. Nhưng cháu biết chắc của Hậu môn của Ông sẽ cũng có đôi dép và vài cái áo, thế là Chú được lời rồi... Chúc Chú dồi dào sức khỏe và viết thêm nhiều chuyện nữa.
14/08/201223:16:18
Khách
"Hướng đạo một ngày ,Hướng đạo một đời ".
Chúng ta một lời
tabtt,
Sói vui tính NMK
14/08/201203:23:21
Khách
hahahaha so cute anh ThaiNC
13/08/201207:58:33
Khách
Đọc xong cười thích thú và thấy có dư vị tình thương yêu phập phồng trong tim. Hay và có ý nghĩa lắm Bạn ơi.
Thân ái bắt tay trái
Nguyễn Đức Thắng - Trâu Nước Lý Luận.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến