Hôm nay,  

Bạn và Giấc Mơ Olympics

04/08/201200:00:00(Xem: 226705)
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.

Bạn người tầm thước, không cao, mảnh khảnh. Trong đội múa của trường, bạn là người mềm mại, uyển chuyển nhất. Bạn có thể uốn cong người ra sau hoặc trước mà vẫn giữ chân rất thẳng. Cuối năm lớp bốn, bạn còn tập được động tác nhảy từ trên cao xuống, uốn người một vòng trong không trung trước khi chân chạm đất. Vì vậy bạn được cả trường gọi là "người cao su".

Thời đó, kỹ thuật truyền thông chưa phát triển như hiện nay, chúng tôi không được coi live trực tiếp thế vận hội Olympics trên TV màu HD màn ảnh phẳng như bây giờ. Lâu lâu mới được coi chiếu lại trên TV (màu sắc còn nhợt nhạt) một vài hình ảnh các cô vận động viên gymnasts biểu diễn. Mỗi lần như vậy, bạn vẫn quả quyết nói với chúng tôi, nghe rất là người lớn :

- Sẽ có một ngày tao được đi thi đấu như vậy. Lúc lên bục nhận huy chương được thấy cờ vàng ba sọc đỏ của mình tung bay và nghe quốc ca của mình trổi lên chắc là vừa vinh dự vừa cảm động lắm.

Chúng tôi chưa kịp có ý kiến,bạn lại tiếp với ý tưởng của một đứa con nít "miệng còn hôi sữa":

- Nếu được huy chương vàng tao sẽ có tiền “bao” cả lớp đi ăn đậu đỏ bánh lọt cả tháng luôn.
afp_gabby_douglas
Gabby Douglas Thế Vận London 2012.
Tuổi thơ, nhìn đời toàn màu hồng, dễ mơ ước, dễ tin là đường đời khấp khuỷu, gập ghềnh với ai khác, với mình thì luôn bằng phẳng thênh thang, tất cả chúng tôi cùng khuyến khích bạn tập luyện trong phòng tập võ Judo của trường. Có lẽ vì "quyền lợi vật chất" : được ăn đậu đỏ bánh lọt free cả tháng; mà cũng có lẽ vì lúc đó chúng tôi vừa mới đọc "Bồn lừa" và "Mơ thành ngưòi Quang Trung" của nhà văn Duyên Anh. Tinh thần dân tộc dâng cao, và ước mơ của chúng tôi cũng dâng cao, cao ngất trời xanh. Cuộc đời dưới mắt tuổi lên mười, "muốn là được", còn hơn là câu ngạn ngữ “Vouloir cest pouvoir” của Pháp.

Ước mơ được đi thi đấu ở thế vận hội và đạt huy chương vàng trong môn gymnastics của bạn, được cả lớp ủng hộ, và khuyến khích bạn. Tất cà chúng tôi đều ngây thơ không biết là để có ngày được vinh dự khoác áo quốc gia đi thi đấu, có ngày được lên bục cao, cúi đầu xuống được khoác huy chương lên cổ, được thấy cờ của quốc gia mình treo ở vị trí quan trọng nhất, tai được nghe điệu nhạc quen thuộc của bài quốc ca, mỗi vận động viên phải trải qua nhiều năm trường kiên trì tập luyện. Mồ hôi đổ ra vì vận động nhiều, nước mắt đổ ra vì đau nhức các bắp thịt. Và quan trọng hơn hết phải sống với một chế độ tập luyện gian lao ngay từ lúc còn rất nhỏ, nhất là đối với môn gymnastics.

Chẳng hạn cô bé Shawn Johnson, người Mỹ, từ lúc 3 tuổi đã Shawn được cha mẹ ghi danh vào học một lớp gymnastics khi họ thấy cô con gái nhỏ con của họ thường thích leo trèo và nhảy xuống từ bàn ghế trong nhà. Lúc mới tập, chưa quen, Shawn té ngã nhiều lần. Cô bé 3 tuồi khóc thành tiếng, bao giờ cô cũng được mẹ an ủi vỗ về. Vòng tay nâng đỡ của mẹ làm Shawn có nghị lực đứng lên tập tiếp dù đôi khi vẫn còn đau. Nhiều năm dài sau đó, hai mẹ con cùng đến phòng tập, con tập trên sàn, mẹ ngồi trên hàng ghế đầu tiên, luôn đưa mắt khuyến khích con. Nhiều hôm Shawn tập đến lúc bạn bè đã về hết, huấn luyện viên cũng rời phòng tập, chỉ còn hai mẹ con.

Hơn một thập niên trôi qua, dù nắng đổ lửa vào mùa hè hay tuyết ngập đường vào mùa đông, Shawn được mẹ chở đến phòng tập đều đặn ít nhất ba lần mỗi tuần. Bà mẹ như một nguồn năng lượng không bao giờ cạn cho cô vận động viên gymnastics . Ở thế vận hội Olympics 2008, Shawn được vinh dự trở thành nhà vô địch thế giới về World Artistic Gymnastics. Mồ hôi nước mắt cùa mười hai năm dài đem lại cho Shawn Johnson một huy chương vàng và một huy chương bạc ở tuổi mười sáu tại Bắc Kinh năm 2008.
afp_shawn_johnson
Shawn Johnson 2011. (Photo AFP/Getty Images)

Trả lời phỏng vấn ai là người giúp Shawn nhiều nhất trong thành công ờ Thế vận hội 2008, cô bé vô địch về gymnastics đáp ngay không cần phải suy nghĩ:

- Mẹ tôi đã dạy tôi từ lúc tôi còn nhỏ là tôi luôn phải giữ thăng bằng trong tập luyện cũng như trong đời sống. Nếu tôi muốn thành công trong bất cứ việc gì điều trước tiên tôi phải yêu thích việc đó.

Mùa hè năm 2012 đến Luân Đôn, nhưng không thể tham gia đội tuyển do đầu gối bị chấn thương trong quá trình tập luyên, Shawn tuyên bố retired (giải nghệ), chấm dứt sự nghiệp thi đấu của một vận động viên thế giới chuyên nghiệp ở tuồi hai mươi, thuộc loại "cao tuổi" đối với môn gymnastics. Shawn chấm dứt sự nghiệp với lời khuyên vàng ngọc của bà mẹ đã sát cánh bên con suốt từ năm cô lên 3 tuổi, “Cuối cùng, khi con 50, 60 hay già hơn nữa, mọi người sẽ quên đi những cái huy chương, những cái bằng cấp, và những hào quang quanh nó nhưng người ta sẽ không bao giờ quên con như một con người.”

Hay như Gabrielle Douglas lên 3 tuổi đã biết làm theo động tác của chị mình khi cô chị tập luyện trong phòng những động tác căn bản từ một lớp gymastics. Với thiên khiếu sẵn có, chỉ "học lóm" nhưng động tác cùa Gabby (cách gọi ngắn của tên Gabrielle) đã nhuần nhuyễn và mềm mại hơn chị. Vì vậy lên 6 tuổi, Gabby được cha mẹ gởi vào học ở một lớp chuyên huấn luyện cho các mầm non gymnasts.

Nhiều năm học gymnastics, cô bé Gabby cũng nuôi ước vọng được tham dự Thế vận hội Olympics. Năm 2008, ờ tuổi 13, qua màn ảnh Tivi, thấy Shawn Johnson lên bục nhận huy chưong vàng, nhìn huấn luyện viên Yiang Chow tận tình với đội gymnasts của Mỹ, Gabrielle thuyết phục cha mẹ xin cho mình được qua Iowa học ở Chows Gymastics and Dance Institute nơi Shawn Johnson đã được đào tạo . Không ai muốn gởi cô con gái mới 14 tuổi đến sống với một gia đình lạ cách xa cha mẹ gần ba ngàn miles (khoảng 4.800 km) nhưng với ước vọng của con, cha mẹ của Gabrielle gởi con qua học trường gymnastics đã đào tạo rất nhiều nhà vô địch thế vận hội đem về cho Hoa Kỳ nhiều huy chương vàng.

Chìu con, Mẹ của Gabby đưa con từ Virginia qua Iowa, gởi con ở nhà một bà mẹ cũng có con gái học cùng lớp gymnastics với Gabby. May mắn là với kỹ thuật đưong thời, mỗi ngày mẹ của Gabrielle có thể nói chuyện và "nhìn" con qua webcam.

Có những lúc quá nhớ nhà, Gabby khóc lóc đòi về. Cũng đặt nhiều hy vọng vào khà năng gymnastics của con, và đã đầu tư quá nhiều tiền bạc vào cô con út, bà mẹ an ủi, vỗ về con :

- Cố gắng một chút nữa thôi, một ngày nào đó, con sẽ được lên bục nhận huy chương như cô Shawn Johnson, con có muốn vậy không? Cuộc đời không bao giờ dễ dàng, con phải chiến đấu và không bao giờ bỏ cuộc.

Cái hào quang của Shawn ở thế vận hội 2008 ở Bắc kinh làm Gabby tạm quên đi nỗi nhớ nhà, lao vào tập luyện.

Một ngày cuối thàng 7 năm 2012 ở thế vận hội Luân đôn, mọi cố gắng của Gabby và sự hy sinh của cha mẹ cô được đền bù xứng đáng. Cô bé Gabby nhỏ con, mảnh khảnh nhất đội tuyển Gymastics của Mỹ lên bục nhận huy chương vàng toàn đội.

Qua màn ảnh TV, nhìn khuôn mặt mới lớn của Gabby Douglas, khuôn mặt trưởng thành của Shawn Johnson, tôi bỗng nhớ khuôn mặt thanh tú còn nét trẻ thơ của bạn tôi và giấc mơ Olympics ngày chúng tôi còn học ở bậc Tiểu học.

Nếu không có biến cố tháng 4 năm 1975 có lẽ ở thế vận hội Olympics lần thứ 23 năm 1986 ở Los Angeles, có thể bạn tôi cũng đã được lên bục nhận huy chương vàng, biến giấc "mơ thành người Quang Trung" và niềm tự hào Việt Nam thành hiện thực. Tôi tin như vậy khi nhìn bạn kiên trì tập luyện,có lúc ứa nứoc mắt vì đau, vì té ngã.

Buồn thay, vào mùa hè năm 1979, bạn cùng cả con tàu vượt biển chìm xuống đại dương trong một hành trình tìm tự do không bao giờ đến đích. Chắc là trước khi vĩnh viễn từ giã trần gian, bạn tôi vẫn thấy hình ành lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phời giữa một rừng cờ ở thế vận hội, và có cái huy chương vàng tròn trĩnh đeo ở cổ bạn như giấc mơ của thời thơ dại...

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
08/08/201202:38:46
Khách
Đoạn cuối buồn quá, làm tôi muốn khóc. Xin cám ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,268,537
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến