Hôm nay,  

Những Gì Còn Lại Trong Tôi

02/07/201200:00:00(Xem: 198558)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã góp nhiều bài viết với kiểu “viết như nói” và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Mỗi ngày bạn tìm niềm vui ở đâu, trong công việc làm, trong ánh mắt các con bạn hay những từ những ngày nắng tốt, cây cỏ xanh tươi xung quanh có thể cầm giữ trong bạn một lòng tin. Bạn có hỏi lại tôi, mỗi ngày tôi tìm niềm vui nơi đâu ở một nơi dù tôi đã sống nơi đây hơn 22 năm sau ngày xa xứ, bạn tin hay không tùy ý, tôi cũng không biết mình có vui, đã vui và mỗi ngày có thể tìm được niềm vui từ đời sống thường nhật của mình hay không nữa. Thật tình mà nói, mỗi ngày tôi chạy theo công việc hàng ngày từ sáng tới chiều, lâu lâu nhức mỏi mình mẩy vì những thay đổi trong cơ thể khi đối đầu với số tuổi ngày một tăng, có những tối tôi nghĩ mình nằm xuống sẽ ngủ ngon lắm vì quá mệt mà cũng chỉ mở mắt nằm đó chờ sáng cho một ngày làm việc mới. Những ngày cuối tuần thì nấu ăn cho cả tuần, hút bụi, giặt giũ, ủi đồ đi làm và ủi đồ cho con đi học là hết sạch hai ngày cuối tuần.

Đời sống của một bà mẹ đơn thân như tôi là vậy đó. Ai không đơn thân thì cũng có khối việc để làm ngoài những việc cần làm. Tôi không so sánh và phân bì chi vì tôi hiểu, phước ai người đó hưởng, số ai người đó chịu.

Năm ngoái, tôi được cấp trên chọn cho đi học khóa đạo tạo lãnh đạo 9 tháng. Trong khóa học này tôi được học những phương cách đối phó và làm việc với con người sao cho có hiệu quả, tập và luyện cho mình ngày qua ngày trở thành những người tiên phong đi đầu trong những cải tiến cần làm để đời sống đồng nghiệp trong văn phòng và đời sống xã hội ngày xung quanh tôi một tiến bộ.

Trong bài viết xin dự lớp học tôi có thổ lộ tôi dùng những kiến thức sắp tới trong khóa học cho những dự án tôi muốn làm để hổ trợ cho cộng đồng xung quanh sau khi nghỉ hưu. Từ những bước như thế này, tôi thấy không nhiều thì ít, tôi cũng nhận ra đời sống của mình rồi sẽ đi tới đâu khi con lớn, khi nghỉ hưu. Tôi bắt đầu nhìn được xa hơn từ chỗ mình đang đứng dù vẫn đối đầu với những thử thách hàng ngày, có ngày cũng không dự đoán được thử thách gì sẽ tới ngày mai.

Ai nói ở đâu riết sẽ nói được hay viết được thứ tiếng bản xứ đang dùng. Cho tôi nói thêm là không có sự nổ lực của chính bản thân thì dù có sống ở đây cả là hơn nửa thế kỷ tôi cũng chỉ có sống mà không có thăng tiến gì trong công việc làm. Tôi dùng tiếng Anh khi tiếp xúc với khách mỗi ngày và viết tiếng Anh vào hồ sơ của họ, dù đã 19 năm, tiếng Anh của tôi cũng chỉ ở mức dưới trung bình. Tôi đã nhờ cái lớp học 9 tháng vừa qua để nâng cấp tiếng Anh của mình vì trong suốt 9 tháng, tôi phải đề xuất một dự án và hoàn thành dự án đó cùng với một đồng nghiệp cùng dự khóa học.

Từ sau khóa học, tiếng Anh của tôi có phần tiến bộ rõ rệt. Tôi thích đọc báo, đọc sách và tìm hiểu những điều xảy ra xung quanh mình, nhìn rõ từ những tư liệu cái gì đúng, cái gì sai. Tôi học được nhiều bài học thực tế rèn luyện bản thân mình qua các show truyền hình, học cách nhìn ra ai thành thật, ai dối trá. Cuộc sống với bản chất muôn mặt, muôn vẻ không còn đáng sợ nhiều như trước đây với tôi nữa.

Phải nói là cuộc sống với internet toàn cầu đã biến thế giới hiện đại thành một cộng đồng chung tuy rộng lớn mà quá nhỏ bé đến nỗi mà con người sống trong đó phải tập đối đầu với những vấn đề cũ cũng như những tinh xảo của thời đại do đời sống mới tạo ra.Tôi quá may mắn sống ở nửa thế kỷ trước và tự tin bước vào nửa thế kỷ hiện tại.

Đời sống hiện tại tập cho tôi tính năng động, uyển chuyển mà nếu không có niềm tự tin vào chính mình và không biết đúng sai, tôi nghĩ tôi không thể đứng vững được trong bất cứ vị trí nào trong xã hội, trong gia đình hay trong công việc.

Hồi nhỏ khi còn đi học, bạn bè hay chọc nhau khi thấy ai đó khác mình, hay nói rõ ra không có những điểm chung mà đa số trẻ con thường có. Thi' dụ người nào đó đen hơn người khác thì bị gọi là Xu đăng, dù thật sự có giỏi lắm con nít tụi tôi chỉ biết Xu đăng ở Châu Phi và Châu Phi thì dân da đen. Con nít tụi tôi ai mà biết là tại Nam Phi dân da trắng thiếu gì. Hay giống như ai nói tiếng Tàu thì suốt ngày, suốt buổi trong lớp thì bị chọc Ba Tàu lai, bị nhái tiếng. Khi chúng tôi bị thầy cô la về cái chuyện chọc ác bạn bè trong lớp ai không giống mình, đúng là phần nào chúng tôi cũng nhận ra mình sai nhưng vẫn có cái gì đó không ngăn được chúng tôi không làm như vậy vì thấy những người khác mình đáng bị chọc.


Điều đó ở đây tiếng Anh gọi là “Bully.”

Tôi nào có biết đâu. Tôi vẫn nghĩ qua tới Mỹ rồi mọi thứ đều có luật pháp và con người được bảo vệ.Có mà bảo vệ, ra tới tòa rồi nhiều khi không có tội vẫn phải nhận và vào ngồi tù thay cho kẻ phạm tội vì bị áp đảo tinh thần không chịu nổi khiến con người phải đầu hàng.

Tôi làm cho sở xã hội cúa tiểu bang đã 19 năm. Thật sự dân thiểu số như tôi đổi việc rất khó, do tiếng Anh, do giao tiếp và do muốn hay không.Người bản xứ người ta có cơ hội là đổi việc ngon hơn. Tôi ngồi một job hoài, tưởng được yên thân nhưng đâu có hay là cũng bị dân mới vô làm họ ăn hiếp. Tôi thuộc loại không thích nói nhiều, không thích lắm chuyện với ai, ai đã lắm chuyện với tôi tôi thề không nói chuyện không dính dáng với họ cho yên thân. Như ngạn ngữ có câu "không ai tắm một dòng sông hai lần". Tôi cũng không tới nỗi ngu đâu mà thấy khó khăn cứ đâm đầu vào.

Phải công nhận khi tôi không giao tiếp, tôi không thể hiểu hết con người. Nhiều phụ nữ bản xứ nhìn bề ngoài duyên dáng thế nhưng trong lòng nhiều khi lường không hết. Có hai cô trong sở ngồi cạnh tôi cứ rỉ rả bảo kiếm người giới thiệu cho tôi khi họ biết tôi độc thân. Ban đầu tôi nghĩ họ quan tâm hay tệ lắm là đùa cho vui. Sau cùng để biết sự thật tôi hỏi tại sao có một câu đó cứ hỏi tôi hoài vậy. Một cô cười ha hả bảo ngày nào tôi cũng nhìn không thần sắc và tuyệt vọng, cô ấy nghĩ tôi cần sex. Tôi tím mặt. Tôi không cho chuyện đó là đùa. Đùa gì thì đùa nhưng không được lấy tình trạng gia đình của tôi mà đùa mà lại ngay trong môi trường làm việc này nữa. Hai cô này lắm lúc giỡn nhiều điều tôi chịu không nổi. Tôi không muốn méc cấp trên vì nghĩ hại cho mình chứ chẳng khá hơn.

Tôi không muốn suy nghĩ đến nhức đầu về chuyện bị bully này nữa. Tôi tránh không nói chuyện với họ cho yên thân. Cũng như những người bạn lúc nhỏ của tôi phải chịu đựng những lời ghẹo tai quái của tôi cho hết buổi học. Nhưng mà đâu có yên. Bản chất của tụi đi bully người khác là lúc nó làm, lúc nó không, đó là niềm vui của nó. Trong đời nó không có gì vui ngoài việc lấy sự đau khổ hay thiếu may mắn của người khác để cười. Tôi nói thật, sex ai chả cần nhưng cần theo kiểu nào mới là chuyện đáng nói. Nói vài câu ra là tôi đã đoán được cách sống của họ nhưng tôi không phán xét và họ không có quyền bàn về đời sống cá nhân của tôi.

Tôi xin đổi chỗ đến ba lần trong sở để tránh những xích mích và chuyện không vui với họ vì phải gặp nhau mỗi ngày làm việc. Họ vẫn không để tôi yên. Là phụ nữ thuộc dân thiểu số trong sở, tôi tin tránh voi chẳng xấu mặt nào nhưng tránh hoài làm sao được.

Dần dần tôi phải học làm lơ họ, họ có chào cũng coi như không thấy. Ai bảo họ lịch sự. Lịch sự cái đầu tôi. Họ thử gan tôi thôi. Tôi đã từng biết những đồng nghiệp thật tốt nên tôi hiểu và phân loại được những ai không phải loại tốt.

Tôi không muốn tin thử thách làm người ta lớn lên và trưởng thành hơn thì giờ phải tin và luôn tin như vậy.

Bully là tệ nạn đang bùng nổ của xã hội. Con cái bạn bè tôi trong trường, có trẻ bị bully không dám tới lớp mỗi ngày.Chúng bị bọn bully chặn lấy tiền ăn sáng, bị ép đe nạt trẻ khác. Bao nhiêu thông tin về trẻ bị bully trên internet phải tự kết thúc cuộc sống của chính mình để không bị những trò tai quái đổ lên đầu nó nữa.Ôi nhà trường, ôi cha mẹ đâu là chỗ trẻ con có đủ tự tin để thổ lộ những điều mà người lớn và thầy cô phải có những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa để tránh hậu quả xấu nhất.

Tôi phải mất hơn hai năm mới vượt qua nổi những đau đớn từ những trò đùa giỡn vô nhân của đồng nghiệp và trong thâm tâm tôi muốn làm điều gì đó giúp những đồng nghiệp khác của mình hay chung tay với trường học ngăn chặn hành vi này.

Không nằm trong dự tính, đề án tôi chọn với một đồng nghiệp khác để tốt nghiệp khóa học lãnh đạo (Asprising Leader Program) là Raising bullying awareness at workplace. Ngoài luật về sexual harrassment, họ phải đề cập tới hành vi bully trong môi trường làm việc để bảo vệ những người thật sự muốn làm việc chứ không vào chỗ làm việc để đùa và làm người khác khổ tâm.

Sau khi đọc bài viết này, xin mời các bạn google chữ bullying, bạn sẽ hiểu ra nhiều điều khác và hy vọng khi đóng internet, bạn cũng sẽ có lòng tin như tôi là nếu bạn tin vào sức mạnh và khả năng của mình có thể đóng góp ngăn chặn những điều xấu xung quanh bạn, bạn sẽ làm được.

Đó là những gì còn lại trong tôi trong lúc này đó bạn.

Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
03/07/201207:27:24
Khách
Nghĩ tới thời gian hai năm tác giả phải chịu đựng những lời châm chọc của đồng nghiệp sao mà nặng nề tội nghiệp vô cùng!May thay;tác giả đã biết càch làm cho cuộc đời minh tươi sáng trở lại...

Tôi tin là ít nhiều gì mỗi người chúng ta đều trải nghiệm hoặc là bị hiếp đáp hoặc đã từng làm khổ người khác để làm vui rồi,chi bằng sau khi đọc bài này,thiết nghĩ chúng ta nên lưu tâm làm một cái gì để giảm thiểu tình trạng phải làm việc hoăc học hành ở những nơi khó thở như trong truyện.

Một vấn nạn được nhắc tới chứ chẳng phải chuyện đùa;cám ơn tác giả đã chia xẻ với chúng ta.

Chúc cô gặp nhiều chuyện vui trong cuộc sống (ngó bộ cô mình hiền lành lắm đây!)

Mong sẽ được đọc những tâm sự khác của cô.
05/07/201216:14:32
Khách
Không chỉ một mình cô bị đâu. Tui nữa nè. Tui nữ độc thân bị đồng nghiệp bully, bị đa số phụ nữ ganh tỵ nói xấu...Tui bây giờ khoẻ rồi, không cần phải lấy lòng ai nữa. Nó ghét mình, mình có tốt cách mấy nó cũng ghét. Tui không tiếp xúc thân thiện với ai hết, chỉ xã giao bên ngoài.
Đừng tin ai hết, nghe phải chọn lọc.
10/11/201216:45:25
Khách
Người hiền thường bị ăn hiếp. Sống ở xã hội nào cũng phải có bản lĩnh mới được yên thân nhất là tại một xứ sở đa văn hoá và đa chủng tộc này.
Chúc mừng tác giả đã vượt qua chính mình để có thêm sức mạnh đi tiếp đoạn đường đời không bằng phẳng này.
Bảo trọng!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến