Hôm nay,  

Vùng Đất "Cuốn Theo Chiều Gió"

18/05/201200:00:00(Xem: 165167)
Tác giả là cư dân Boston, bút hiệu của bà nhắc nhớ bài thơ nổi tiếng của một thiền sư Việt Nam. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nhất Chi Mai cũng là bó hoa tinh thần tưởng niệm một nữ trung uý Mỹ gốc Việt tử trận tại chiến trường Iraq: “Đóa Hồng Bạch,” phổ biến vào dịp Memorial Day 2011, tới nay đã có 22,468 lượt người đọc trên Vietbao Online. Bài mới của Nhất Chi Mai là một du ký đặc biệt về Atlanta, quê hương của tác giả “Cuốn Theo Chiều Gió”. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ túc địa chỉ liên lạc cùng sơ lược tiểu sử.

Từ lâu cũng như nhiều người tôi đã say mê đọc tiểu thuyết ““Cuốn Theo Chiều Gió””. Tôi đã xem không biết chán bộ phim cùng tên. Vì yêu thích tác phẩm của Margarite Michell mà tôi đã tìm đến Atlanta- quê hương của nữ văn sĩ.

Từ Boston theo cánh bay của hàng không tôi bay qua những vùng biển xanh biếc, bay qua những vùng đất có dải xanh sông biển uốn lượn cong cong lấp lánh ánh sáng , bay qua những nơi có núi trải dài, những thành phố nhà cửa nhìn xuống thấy nhỏ xíu, bay qua cả những vùng trời mây cuồn cuộn lớp lớp bồng bềnh... Để rồi chừng hai tiếng rưỡi bay không dừng tôi đã đến Atlanta.

Atlanta từ trên máy bay nhìn xuống khi sắp đáp tới mặt đất đã thấy thật nhiều cây xanh. Đến đây vào mùa hè thì ta sẽ cảm nhận ngay sức nóng oi nồng của mặt trời nơi có tên gọi - xứ sở Peach State. Georgia -cây thật xanh và nắng thật nồng.

Bước xuống sân bay Hartsfied-Jackson Atlanta Internaltional Airport chen trong dòng người đông đúc tới lui trên sân bay tôi mới thấy được sức sống nhộn nhịp của một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới. Những chuyến tàu cứ 1 phut 30 giây lại đến chở cho du khách đến các concoure A-B -C -D -T -Baggage Claim-Ground Transportation.

Tôi tìm đến vùng Jonesboro có địa danh 12 cây sồi nổi tiếng trong tác phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió”. Nơi đây có đại lộ Tara mang tên trang trại trồng bông ở quê nhà của Scallet.

Georgia có rất nhiều con đường lên xuống dốc thoai thoải với thông xanh chập chùng làm tôi nhớ tới Đà lạt. Không khí có một vẻ lãng đãng mơ màng, thanh vắng cũng như thế nếu ta chịu khó lái xe dạo qua nhiều con đường khắp các thành phố lân cận quanh thủ phủ Atlanta. Những ngôi nhà xinh xắn sáng sủa thấp thoáng sau những hàng thông xanh trước hay xung quanh nhà, với bãi cỏ rộng mượt mà bao quanh nhà, với carport hay garage rộng rãi. Nhiều nhà được những hàng cây cao to tỏa bóng xanh mát làm dịu đi cái nóng mùa hè gay gắt ở đây.

Nếu đến Geogia vào tháng 3 khi Boston còn bao phủ hơi lạnh mùa Đông chưa hết, vườn cây rừng cây vẫn còn trơ trụi cành nhánh khẳng khiu thì Georgia đã đâm chồi trổ lá non mơn mởn, một màu xanh lục nhạt mát mắt. Hoa của cây Dogwood nở trắng nở hồng cả cây, trông như những đàn bướm đậu rợp cùng khoe cánh xinh. Bước chân mùa xuân ở đây như đến sớm hơn nơi xứ lạnh.

ga12_200_medium

Thăm nhà bảo tàng Margeret Michel: Bàn trưng bày tác phẩm.
Đến Atlanta bạn không thể không ghé thăm nhà bảo tàng Margeret Michell. Từ sân bay Atlanta Airport tôi mua vé ở Marta Station chỉ có 6$ round trip, leo lên Red train to North , tàu chạy thật êm. Ta ngồi ngắm cảnh thành phố đang vào xuân rực rỡ, hoa đủ màu hồng, trắng, đỏ,tím... rợp cành. Màu xanh nhiều sắc độ của cây cối: xanh đậm vốn dĩ của thông , xanh vừa của cây đã trổ lá sum suê, màu lá chuối non của những cây vừa mới trổ lá mới , rồi những chồi nụ mới mở màu đo đỏ, nâu vàng... Tàu chạy đến Midtown ta xuống tàu , sẽ dễ dàng tìm thấy bảng hiệu chỉ dẫn Margaret Michell House, đi bộ một quãng ngắn là đến ngay 990 Peachtree street, Midtown Atlanta : Căn nhà nơi Margaret Michelle viết bản thảo “Cuốn Theo Chiều Gió” ngày nay là nhà Bảo tàng Margaret Mitchell.

Margaret Michell (08/11/1900-16/8/1949) là con của Eugene Michell và Mary Isabelle. Cha Margaret Michelle là một luật sư, mẹ bà là người đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ. Bà có một người anh tên Stephens lớn hơn bà 4 tuổi.

Thời thơ ấu của bà là ngồi nghe những cựu chiến binh và những người bà con đã từng sống qua cuộc Nội chiến Bắc Nam - American Civil War - kể chuyện. Sau khi tốt nghiệp trường nội trú Seminary Margaret Michelle theo học Smith College của Massachusette, 1918. Cô trở về Atlanta trông coi mọi việc nhà, săn sóc cha vì mẹ mất trong đại dịch cúm 1918.

Margaret Michelle có một người anh em họ xa mà bà đã dùng hình tượng để xây dựng nhân vật Asley.

Bước vào nhà ở ngay tầng một ta sẽ thấy nhiều hình ảnh của các nhân vật phim “Cuốn Theo Chiều Gió”, những bức tranh minh họa, quảng cáo bộ phim nổi tiếng đã dành được nhiều giải thưởng danh giá của giải Oscar, tiểu thuyết được tái bản, sổ lưu niệm có hình bà, DVD phim về cuộc đời Margeret Michell... Cũng như Scatlett, bà đẹp và đầy cá tính. Bà nhảy thật giỏi, đã từng là nhà báo, nữ phóng viên, tham gia thiện nguyện Hồng thập tự trong chiến tranh World War II, một người nhân ái âm thầm đóng góp hào phóng cho các học bổng và từ thiện. Tôi rất thích tấm hình chụp gương mặt bà khi trẻ với đôi mắt đẹp nhìn thẳng và tấm ảnh bà làm 1 nữ ký giả nhỏ bé đứng phỏng vấn những người sinh viên nam cao lớn.

Đi theo nhóm du khách bạn sẽ được vào xem căn hộ ở tầng một của ngôi nhà , nơi bà sống 7 năm từ 1925-1932 trong đó có những tháng ngày đầy hạnh phúc cùng người chồng sau -John Marsh. John đã đem về thật nhiều sách cho bà đọc khi bà bị tổn thương chân phải nghỉ việc, ở nhà bà đọc nhiều sách lịch sử,viết báo cho đỡ buồn chán và quên bớt đau , rồi ông khuyến khích bà viết cuốn sách của riêng bà. Thế là những trang bản thảo “Cuốn Theo Chiều Gió” đã ra đời: bà viết chương cuối trước tiên, rồi những chương sau tùy hứng, chương đầu bà viết sau cùng.

ga12_221_medium

Người viết bài và ảnh chân dung Margeret.
Nơi đây Margaret Michelle ấp ủ những trang viết cuốn tiểu thuyết để khi xuất bản năm 1936 đã được đón nhận thật nồng hậu, được tái bản thật nhiều lần với hàng chục triệu quyển, được dịch ra 40 thứ tiếng trên thế giới ;đã làm rung động con tim của hàng triệu người về câu chuyện diễm tình của nàng Scallet O'Hara và chàng Rhett Butler. Thư viện công cộng Quain Fulton Atlanta sở hữu nhiều đồ vật cá nhân của bà: máy đánh chữ, Giải thưởng Pulitzer Prize, giải thưởng sách Quốc gia, áo Red Cross, Thư viện cá nhân, bản in nước ngoài Gone with the Wind và nhiều ảnh, đồ lưu niệm.

Đạo diễn David O. Selznick đã mua bản quyền cho phim “Cuốn Theo Chiều Gió” từ Michelle, và sau những cam go gian khó chuyển thể bộ tiểu thuyết đồ sộ thành phim, ngày 15/12/1939 tại Atlanta phim này đã trình chiếu lần đầu tiên ra mắt công chúng với nữ văn sĩ là khách mời danh dự.

Bà bị tông bởi một xe ô tô tốc độ khi băng qua đường Peachtree street ở góc đường 13 của Atlanta trong khi cùng chồng John Marsh trên đường đi xem phim vào buổi tối 11 tháng 8 -1949. Hugh Gravitt người lái taxi say đã tông vào bà. Bà được an táng ở nghĩa trang Okland Cemetary cũng là một điểm nổi tiếng được du khách viếng thăm ở Atlanta, Geogia. “Cuốn Theo Chiều Gió” không chỉ thành công bởi biệt tài của Margaret Michelle khắc họa sâu sắc tính cách từng nhân vật mà còn bởi bà đã viết về cuộc Nội chiến trong lịch sử của Hoa kỳ (American Civil War 1861-1865) và Thời tái thiết Hoa Kỳ (Reconstruction Era of United States)cùng vấn đề nóng hổi của nước này là quyền lợi người da đen và sự giải phóng Giai cấp nô lệ. Tới ngày nay người ta vẫn còn bàn cãi về nguyên nhân và tên gọi của cuộc Nội chiến đẫm máu này. Theo thống kê đã có khoảng 970 000 người tử thương , trong đó 620 000 lính chết trận hay vì bệnh tật. Số binh sĩ Hoa kỳ chết trong cuộc Nội chiến này cao hơn tổng số binh sĩ chết trong các cuộc chiến khác.

Chính nữ văn sĩ Margaret nhớ lại thời thơ ấu theo mẹ đến Jonesboro bà tận mắt thấy nhiều ngôi nhà to lớn của một thời đẹp đẽ sang trọng bị bỏ hoang ,đổ nát , những đồn điền bị đốt cháy, tiêu điều... Bà viết lại trong cảm nhận của nàng Scalett trên đường trở về Tara thấy khắp nơi hoang tàn , nhà bị đốt phá, loang lỗ xiêu vẹo. Đói , đói khắp nơi trong cơn đại khủng hoảng của nước Mỹ. Scalett đã băn khoăn lo lắng: Liệu Tara có còn đứng vững nổi hay bị cuốn theo cơn gió quét khắp Georgia ?.

Bà đã viết về một nền văn minh của một thời đã cuốn theo gió, cơn gió của Chiến tranh, của thời thế. Nền văn minh của thời có những ông bà chủ giàu có tốt bụng với những người nô lệ trung thành ; thời tình yêu thơ mộng của những thiếu nữ thanh niên con nhà giàu cuộc sống sung túc thanh nhã với khiêu vũ - âm nhạc - tiệc tùng... Đời sống thấy trù phú, đông vui , thanh bình với những trang trại rộng lớn , những đồn điền bông vải trải dài bất tận bởi đất ở đây thật phì nhiêu, lòng người ở đây thật cởi mở đáng yêu. Đọc và xem phim lòng ta ngậm ngùi tiếc thương cho một đời sống văn minh đẹp như mơ đã bị tàn rụi tức tưởi trong chiến tranh với danh nghĩa giải phóng giai cấp nô lệ, nhưng sâu xa là sự tham lam tàn nhẫn của các thế lực tài phiệt vì lợi nhuận. Ta thấy rõ ,cảm nhận nỗi đau của bà lên án sự tàn ác của chiến tranh , của lòng thù hận đã hủy diệt bao nhiêu thành quả cuộc sống thanh bình của người dân vô tội.

Atlanta bị đốt phá toàn bộ cơ sở vật chất hạ tầng bởi quân miền Bắc trong cuộc Nội chiến .Nhưng khi chiến tranh kết thúc Atlanta đã khắc phục vươn lên khá nhanh; một nhà quan sát đã ghi nhận ngay từ tháng 11 năm 1865: "một thành phố mới mọc lên với tốc độ mau chóng đến kỳ diệu". Atlanta đã hồi sinh từ trong đổ nát nặng nề , đến 1880 đã là một trong 50 thành phố lớn nhất của Mỹ.

Ngày nay Atlanta là thành phố thương mại chính và là giao điểm giao thông chính của miền Đông Nam Hoa Kỳ. Nền kinh tế của Atlanta được xếp thứ 15 trên những thành phố tầm cỡ thế giới và thứ 6 của Mỹ. Sản phẩm nội địa GDP là 270 tỉ. Atlanta là trung tâm của dịch vụ, thương mại , giáo dục cao cấp , kỹ thuật thông tin , tài chính. Thành phố này tập trung lớn hàng thứ 3 của các công ty xếp hạng trong Fortune 500, và 75% của các công ty xếp trong Fortune 1000. Atlanta là trụ sở thế giới của tổ hợp Coca-Cola, Turner Broad-casting, Homedepot, UPS, Havertys Furniture, Waffle House and Delta Airlines.Được xếp thứ 7 trong những thành phố được viếng thăm nhiều nhất của Mỹ , Atlanta cũng nổi tiếng bởi thế chế văn hóa mạnh mẽ, thời tiết dịu , sự bao phủ cây cối xanh rậm và lòng mến khách. Lại chứa đựng một cộng đồng quốc tế lớn và phát triển với số người sinh ở nước ngoài chiếm 13% dân số. Nó có nhiều nick name như Hotlanta, Gate City hay City in a Forest -Thành phố trong khu rừng . Sự phục hồi của tầng lớp trung lưu được khuyến khích từ Summer Olympics 1996, đã được tăng cường vào thế kỷ 21 theo nhiều sự chọn lựa về văn hóa ,hình ảnh ,thống kê, dân số. Atlanta đã làm dự án xây dựng nâng cấp công viên , thể thao và giao thông cho Thế Vận Hội Mùa he 1996.Càng vào gần downtown tim bạn như tăng nhịp với số lượng xe vào ra đông kẹt cứng dù mỗi bên 7-9 lane thường, 1-2 lane for emergency. 1996 Summer Olympics đã đem lại cho Atlanta bộ mặt rất phát triển về hạ tầng cơ sở.

ga12_057_medium

Cùng cháu nhỏ bên xe cổ trong phố ngầm Atlanta.
Khoảng 2000-2009 xung quanh Downtown Atlanta 3 dặm có 10 ngàn cư dân tuổi 25-34 có ít nhất 4 năm Đại hoc; tăng 61%, lớn thứ 6 trong sự phát triển quốc gia. Bảo tàng cấp cao nghệ thuật cấp 2 có đạt được liên kết với những viện bảo tàng chính như Lourve, NewYork Art.

Atlanta nổi tiếng với Aquarium Atlanta là một bể cá nhân tạo lớn nhất thế giới , có tới 500 loài cá cùng phong phú đủ loài sinh vật biển , mà mặt tiền Aquarium có hình mũi tàu Titanic.Có những hồ xây hình vòm bằng kính trong suốt , ta ngước mắt ngắm các loại cá lớn nhỏ bơi lượn đẹp mắt. Những hồ nước nền xanh biếc da trời với san hô đủ loại tha hồ cho nhiều loài cá màu sắc thật đẹp lạ bơi lượn : cá màu hồng tươi, hồng tím, màu lục, cam, xanh , cá hình dáng xinh đuôi vàng. Trong làn nước trong xanh ánh sáng chiếu những tia đủ sáng để xem ,trông cảnh tươi đẹp làm cho người xem mê say thưởng ngoạn và chụp hình.

Ta có thể tham quan nhà máy World of Coca- Cola trụ sở ở đây, đủ loại thương hiệu sản phẩm từ nguyên thủy đến thời thượng đáp ứng cho lòng ưa chuộng một tên tuổi nước giải khát hàng đầu thế giới. Côca - Côla đón hàng triệu du khách vào tham quan qui trình sản xuất nước giải khát , xem lịch sử hơn 100 năm của tên tuổi Coca -Cola. Tháng 5-1886 lần đầu tiên sản xuất nước giải khát giống một loại siro đến nay cho ra rất nhiều sản phẩm đủ mùi vị mà ta có thể nếm thử những hương vị khác nhau tùy thị hiếu dân chúng ở các nơi trên thế giới14 block của Peachtree street, Midtown là địa chỉ shopping sang trọng.Cũng con đường Peachtree lịch sử và định mệnh một hôm nữ văn sĩ tiểu thuyết “Cuốn Theo Chiều Gió” đi xem hát cùng chồng, một chiếc xe taxi đã đâm Xầm vào bà , bà bị đưa vào bệnh viện cấp cứu để rồi không bao giờ còn trở dậy nữa.

Atlanta là một trong những thành phố quốc tế hàng đầu của Mỹ. Sự kết hợp văn hóa độc đáo nầy thể hiện ở Bảo tàng Mỹ thuật cao cấp ,những quầy hàng bô hé miêng ở Centenial Olympic Park , sự chọn lựa cho bữa ăn tối đa văn hoá có thể tìm thấy dọc Buford Highway. Nơi Highway đây có rất nhiều tiệm ăn của người Ấn , Cuba, Đại hàn, Mễ, Tàu, Nga, Mông cổ và Việt nam. Nơi đường nầy cộng đồng Việt nam mình có nhiều chợ , cửa hiệu thương mại, quán ăn cho ta thưởng thức đủ những món ăn quê hương ngon lành. Hay là bạn thích kiểu ăn Buffet đủ loại thức ăn Hải sản, hoặc mì xào kiểu Mông Cổ, su shi phong cách Nhật... thì cũng có nhiều hiệu ăn Buffet sẵn sàng cho bạn và người dân đa sắc tộc ở các thành phố gần quanh thủ đô đến.

Khí hậu nửa nhiệt đới ẩm ở đây, nóng ẩm hè không tốt cho người suyễn , xếp mức ô nhiễm thứ 13.

Nơi đây người ta thích đi chợ Đại Hàn , chợ Hồng Kông thật lớn do người Việt nam làm chủ. Muốn tìm hoa Lay ơn để chưng Tết cho đỏ

rực ,mong nhiều may mắn cư dân châu Á lại tìm ngay đến chợ Hồng Kông nầy.

Phố Ngầm UnderGround là một nơi giải trí còn trưng bày các kiểu xe cổ lỗ , nơi dạo chơi , được nghe những người hát ngoài trời , có những quầy hàng bán đủ loại đồ lưu niệm. Nào những tượng khắc các loại thú vật trông rất dễ thương, mặt nạ ngộ nghĩnh, đồ chơi ,tranh, vật dụng các thổ dân... Rồi những người da đen bán bong bóng đủ màu đủ kiểu mà bạn và con cái có thể nghĩ ra là đứng chụp hình chung với họ làm kỉ niệm một cách đáng nhớ về Atlanta.

Atlanta được đánh giá là một trong những nơi lý tưởng để mua nhà.Tôi thích làm sao không khí mát dịu êm ả mỗi sớm mai thức dậy ở đây, nhìn ra cửa sổ thấy những tàng thông xanh mướt, vài tiếng chim xa gần lảnh lót. Nhà nào cũng có đất rộng sân cỏ mượt mà ,cây cối mát mẻ bao quanh. Mùa thu những con đường đầy lá vàng , lá đỏ thơ mộng.

Tôi và bạn vẫn còn muốn tìm đến nơi là tình yêu của nhà văn, bà quan tâm đến những gì xảy ra ở đó và bà đã sống suốt đời nơi ấy. Bà ngưỡng mộ nên viết về những con người thật tháo vát, nhiều nghị lực tìm ra đường đi của họ qua giai đoạn gian khổ để sống còn. Thật là thú vị khi được biết qua cuộc đời bà, Margarite Michell đã để lại dấu ấn khó quên trong hình tượng nhân vật chính bởi chính cá tính, tình yêu- cuộc sống, kinh nghiệm cá nhân của mình.

Vùng đất ấy là một nơi cho những người thử sức , đầy nghị lực , tìm cơ hội vươn lên; với tinh thần dám nghĩ dám làm như nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết “Cuốn Theo Chiều Gió” -Scalett O'Hara- đầy cá tính đáng yêu, vẫn mãi đáng yêu trong trái tim độc giả và tôi.

Nhất Chi Mai

Ý kiến bạn đọc
22/05/201211:15:17
Khách
Hi Nhất Chi Mai,
Bai viết súc tích và hợp với sở thích của tôi. Tôi cũng ở Boston nè. Contact được hông ? Nếu OK thì liên lạc với địa chỉ dưới . Cám ơn trước.
Kông Li
14/06/201219:37:34
Khách
Dạ, Nhất Chi Mai hân hạnh được làm quen với tác giả Kông Li , nhung mà đâu có thấy địa chỉ , làm sao đây ạ
?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,276,895
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến