Hôm nay,  

Tâm Sự Của Mỵ Nương

17/05/201200:00:00(Xem: 104347)
Người viết là một cô giáo dạy Việt ngữ tại San Jose, người gởi bài dùm là ThaiNC, tác giả bài “Công Chúa Mỵ Nương Sang Mỹ” đã phổ biến. Bài viết được Thai NC giới thiệu như sau:

Khi gửi bài viết kể trên tới Việt Báo cách đây mấy tháng, tôi có post lên một personal blog của tôi, chỉ phổ biến giới hạn trong vòng số ít anh em bạn bè mà thôi. Một số ý kiến phản hồi của các bạn tôi là ví các cô giáo đang dạy Việt ngữ mỗi sáng cuối tuần cho các bé Việt Nam tại hải ngoại như là những Công Chúa Mỵ Nương của thời đại. Các cô (và thầy), hằng tuần chịu hy sinh bỏ thì giờ vốn rất quý báu của ngày week end tự nguyện làm một công việc cao cả là bảo tồn tiếng Việt cho các thế hệ mai sau không bị mai một. Đây là một sứ mệnh, mà theo thiển ý, đòi hỏi một tình thương bao la và sự kiên nhẫn tuyệt vời mới đảm đương được.

Một trong những ý kiến tôi nhận được từ một thân hữu, dưới dạng một bài tản văn sau đây. Cô là một cô giáo đang dạy Việt ngữ, ký tên “Mỵ Nương San Jose”. Cô vốn không có ý dự thi Viết Về Nước Mỹ, mà chỉ muốn đóng góp và chia sẻ vài kinh nghiệm của bản thân với các đồng nghiệp, cũng như nhũng phụ huynh đang có con theo học Việt ngữ hiện nay.

Riêng ThaiNC tôi lại hy vọng rằng nếu có thể tặng cho các cô giáo dạy Việt ngữ ở hải ngoại cái tittle “Công Chúa Mỵ Nương” cũng không có gì quá đáng.

Tôi có một cháu gái đang là sinh viên. Mỗi sáng Chủ Nhật cháu cũng đi dạy Việt ngữ tại một chùa Việt Nam ở đây. Tưởng tượng nếu gặp cháu hỏi đi đâu. Thay vì trả lời cháu đi dạy Việt ngữ , cháu nói “ Dạ, con đi làm Công Chuá Mỵ Nương” nghe rất là dễ thương, có ý nghĩa, và tôi tin là từ đó sẽ có nhiều lớp trẻ tình nguyện dấn thân hơn. Tôi cũng hy vọng Việt Báo và nhất là anh chị Trần Dạ Từ- Nhã Ca sẽ ủng hộ để bảo trợ và phổ biến việc phong tặng “ công chúa” cho các cô giáo dạy Việt ngữ được rộng rãi trong các cộng đồng người Việt hải ngoại thì thiệt hay quá.

Có bạn sẽ hỏi còn …mấy thầy thì sao?
Xin dành câu trả lời cho bạn đọc.
Bây giờ mời bạn lắng nghe “ Tâm Sự Của Mỵ Nương”

Tình cờ đọc bài Công Chúa Mỵ Nương của TháiNC, và một số độc giả ví von các thầy cô dạy tiếng Việt ở hải ngoại chính là Mỵ Nương thời nay. Tôi không khỏi cảm động vì mình cũng là một Mỵ Nương…

Mỗi cuối tuần đến chùa để dạy Việt ngữ, tôi có không it kỉ niệm vui buổn với các học trò nhỏ, mà tôi xin được mượn tên là các bé Việt.

Thành thật mà nói, không phải bé Việt nào cũng thích đi học tiếng Việt. Các bé thường làu bàu, phụng phiụ mỗi khi đến trường. Có bé còn khóc mếu máo nữa. Có bé khác thành thực nói với cô giáo: “Con hỏng muốn học Việt ngữ nhưng mà ba mẹ bắt con đi!”. Đến lớp rồi thì Việt Một lo ra, hỏi luôn miệng : “ Khi nào break vậy cô?”, hay : “ Khi nào mình đi về vậy cô?”. Bé Việt Hai thì xin đi restroom ba bốn bận để có dịp lang thang sân trường. Việt Ba thì ngồi không yên, hết đạp ghế bạn đằng trước đến kéo vở bạn kế bên. Việt Bốn chỉ nói tiếng Mỹ mà thôi, và từ chối mọi sinh hoạt trong lớp bằng câu : “I dont understand Vietnamese”. Việt Năm thì rất yên lặng bởi vì đang mải mê nghe nhạc bằng i-phone….

Nhưng cũng có bé Việt Sáu, bé Việt Bảy rất ngoan, làm bài thì rất giỏi, nói tiếng Việt chẳng khác chi các em bé sinh trưởng ở Việt Nam…

Các bé Việt thường nói tiếng Mỹ riú rít vói nhau trong giờ chơi, bởi vì cô thầy nhắc nhở phải nói tiếng Việt trong gìơ học. Mà tiếng Việt thì khó nói quá nên để dành ra chơi các bé nói tiếng Mỹ cho khoẻ.Hiểu nỗi khó khăn cùa học trò, Mỵ Nương thường tìm cách khen thưởng, khuyên nhủ hơn là rầy la.Mỵ Nương nghĩ ra nhiều trò chơi để giúp các bé nói và viết tiếng Việt.Thí dụ như trò viết chính tả có thưởng kẹo,1 chữ đúng là thưởng 1 viên kẹo.Có thưởng nên các bé hăng hái giơ tay xin được lên bảng. Có bé Việt Tám thường ít chịu xung phong, nay cũng rụt rè giơ tay.Mỵ Nương mừng qúa liền mời bé. Bé Việt Tám đến bên cô thầm thì: “Con biết viết có hai chữ thôi,cô test con hai chữ đó nhe ”.Mỵ Nương cũng thầm thì hỏi lại hai chữ đó là chữ gì để rồi sau đó đọc to trước lớp, còn bé thì đàng hoàng viết lên bảng hai chữ :BA- MẸ,và sung sướng được thưởng hai cục kẹo.Sau ngày đó, ViệtTám bỗng siêng ra, học thêm đựợc nhiều chữ mới, không cần “thầm thì” với cô mà vẫn viết đúng để được thưởng kẹo.

Tất cả bé Việt đều thích nghe kể chuyện, nên Mỵ Nương thường kề chuyên lich sử hay dã sử Việt Nam. Các bé thích chuyện Phù Đổng Thiên Vương với hình ảnh cậu bé lớn nhanh để đánh giặc. Nhưng các bé Việt lại không thich chuyện của Hai Bà Trưng vì bé nói Hai Bà Trưng cuối cùng bị thua thì đâu có hay! Phe mình lúc nào cũng thắng hết mới đúng chứ!

Mỵ Nương không quên những khuôn mặt mệt mõi của các ba mẹ bé Việt, bỗng sáng bừng lên với nụ cừơi vui khi được nghe thầy cô khen ngợi con mình học có tiến bộ. Mỵ Nương còn nhớ hình ảnh một người cha sáng nào cũng hai tay cầm hai ly nước cho hai con, ân cần nhắc nhở: “Uống đi rồi vô lớp khỏi khát nước, con”. Có lẽ ba cho các con ăn sáng vội vàng đề kịp giờ đến lớp Việt ngữ? Có bà mẹ vì thương thầy cô nên gói tặng chiếc bánh Chưng ngày Tết… Sự ưu ái của các phụ huynh là một khích lệ lớn lao cho các Mỵ Nương trong sứ mạng đầy ý nghĩa này.

Khi nào còn các bé Việt thì sẽ còn có các Mỵ Nương, và các thế hệ sẽ mãi tiếp nối nhau tạo nên một nét đẹp độc đáo trong sinh hoạt người Việt hải ngoại.

Mỵ Nương San Jose

Ý kiến bạn đọc
28/05/201208:58:29
Khách
Một bài viết , một kinh nghiệm sống rất dễ thương . Thành thật khen ngợi các My Nương và các bé Việt . Hãy duy trì nét sinh hoạt tốt đẹp này cho thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,331,842
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến