Hôm nay,  

Có Công Mài Sắt

10/05/201200:00:00(Xem: 125703)
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.

Thắm thóat đã hơn 11 năm.
Nhớ lại ngày đầu mới đặt chân đến Mỹ, mọi sự đều mới lạ.
Đầu óc lâng lâng vì trãi qua một chặng đường dài trên phi cơ. Sự trái ngược giờ giấc khiến hai mắt tôi cứ muốn nhắm lại, trạng thái cơ thể lừ đừ như mất ngũ đã nhiều ngày.
Lòng tôi vô cùng xúc động, nước mắt chực trào ra từ trái tim thổn thức suốt chín năm ròng (Tháng 11-1992- tháng 8-2001.)
Chín năm, thật ngắn cho một đời người nhưng dài quá cho sự đợi chờ. Chín năm làm Ngưu Lang, Chức Nữ. Chín năm thời gian vừa đủ để đo sự chung thuỷ của vợ lẫn chồng.
Bài thơ “Xuân và cô phụ” nói lên nỗi lòng canh cánh của tôi khi đón xuân ở quê nhà trong cảnh vợ thiếu chồng, con thiếu cha.

Một quả địa cầu, phân bốn miền Nam, Bắc
Và Đông, Tây chia cắt đôi ta.
Bên em xuân ấm bao la.
Bên anh xuân lạnh tuyết sa lạnh lòng.
Quê nhà vợ nhớ con mong.
Nỗi niềm cô phụ gửi chồng trời Tây.
Xuân này anh đó, em đây,
Xuân nào ta được sum vầy bên nhau?
Nhìn xuân lòng chạnh nỗi đau
Tiếng con quốc quốc xuyến xao lòng sầu.
Bao giờ tháng bảy mưa ngâu,
Bao giờ ô thước bắc cầu Nữ, Lang?
Nỗi sầu cô phụ riêng mang.
Nỗi buồn bên ấy lòng chàng xót xa.
(Xuân 1995)


Chắc ai cũng hiểu được nỗi nhung nhớ của một gia đình chia cách. Con nhớ cha, vợ nhớ chồng. Mong từng lá thư, từng cuộc gọi để nghe được tiếng nói thân thương, để nhìn những dòng chữ thay người. Thời đó, tiền điện thoại rất mắc nên mỗi tháng cha gọi con, chồng gọi vợ chỉ có một lần, ba mươi phút sao nhanh quá.

Chồng ở Mỹ, ngày đêm thui thủi một phòng sầu, một gối chiếc, một đèn đơn. Vừa làm, vừa học, vừa lo cho bố mẹ, vừa lo cho vợ và hai con còn ở Việt nam.

Vợ ở Việt Nam vò võ trông chờ ngày đoàn tụ, vừa làm mẹ, vừa làm cha “Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân”; cốt sao cho không bị miệng đời dèm chê rằng “Con hư tại mẹ”

Bao nhiêu thử thách trăm bề thoạt đến rồi thoạt đi, để nhường chỗ cho ngày đoàn tụ hôm nay.

Gia đình sum họp, còn nỗi vui mừng nào hơn.

Trái tim tôi rộn rã với khúc hát yêu đời.

Máy bay sắp hạ cánh, con trai tôi nhìn xuống dưới và reo lên:

- A ha, ở Mỹ nhiều xe hơi quá, xe hơi đậu từng bầy, từng bầy như bầy vịt nằm phơi nắng kìa mẹ.

Chúng tôi bật cười vì suy nghĩ ngộ nghĩnh của đứa trẻ lên chín lần đầu được nhìn thấy parking xe hơi từ trên máy bay.

Tôi chồm người qua nhìn xuống, từng hàng xe hơi đậu thẳng tấp như là sân chơi của trẻ em, được các em sắp xếp những chiếc xe hơi bằng nhựa trên từng ô gạch vậy.

Con trai tôi đã có lần về thăm quê ngoại ở Đồng Tháp và đã có dịp thấy từng đàn vịt cậu Út nuôi hàng ngàn con, rủ nhau nằm từng hàng, từng hàng trong mấy mảnh đất trống sau khi đi đồng về (*).

Không hiểu sao bây giờ nhìn xe hơi mà con lại liên tưởng đến vịt (?) thật là đầu óc trẻ thơ.

Đặt chân xuống phi trường LAS, tôi vô cùng ngạc nhiên thấy sự rộng lớn ngoài tưởng tượng, lại có nhiều sắc dân tấp nập, kẻ đến, người đi, kẻ đưa người đón, nhộn nhịp như ngày hội. Vẫn biết nước Mỹ là “Hiệp chủng quốc” nhưng khó mà hình dung như thế nào.

Điều đặc biệt, mọi người cùng nói chung một thứ tiếng.

Dầu da đen, da trắng hay da vàng, dầu người Mỹ, Việt, Tàu hay Ý hoặc Ấn, người Á châu hay Âu châu hoặc Úc châu… vẫn có thể trò chuyện và hiểu nhau được vì tất cả đều nói tiếng Anh tại đất nước này.

Tôi bỗng nhớ đến câu Kinh Thánh: “Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng” (**).Lòng tôi thêm kính sợ Đấng tạo ra con người thật kỳ diệu.

Mặc dầu đã được chồng cho biết trước về những phong tục, tập quán, thói quen, cách cư xử, giao thiệp hàng ngày… vậy mà vẫn hết sức ngỡ ngàng khi đối diện.

Suốt thời gian ngồi chờ đợi đổi chuyến bay để về Michigan, điều làm tôi thật sự thích thú là: sự yên lặng và trật tự.Bản thân tôi chưa từng được đến các nuớc văn minh âu châu nên tôi không biết có nước nào trật tự và yên lặng hơn ở đây không(?.)Thâm tâm tôi vô cùng thán phục người dân Mỹ. Ở quầy thức ăn, quầy vé, nhà vệ sinh, chỗ uống nước công cộng, nơi cân hành lý… mọi người đều tự động xếp hàng chờ đến lượt mình trong yên lặng và trật tự (nếu có nói chuyện cũng nói nho nhỏ chứ không nói lớn như người Việt mình, ở đâu cũng réo gọi nhau ơi ới.)

Thêm 5giờ bay về Michigan thế là đã xa quê mẹ hơn nửa vòng trái đất.

Một tuần sau chúng tôi quen dần với giờ giấc, không còn cảnh ngày thức đêm ngũ nữa.

Sau một tháng ăn chơi, nghĩ ngơi, thăm thân nhân, ổn định việc học hành cho các con xong.

Đến lượt tôi, phải học để bắt đầu cho cuộc sống mới.Có nhiều điều qúađể học ở nước Mỹ này:học ESL, học cách tìm kiếm hàng hoá khi đi chợ, học trả tiền tự động, học nghề, học lái xe, học cách ăn đồ Mỹ, cách nấu thức ăn Mỹ…ôi đủ thứ.

Vì tiểu bang này rất ít người Việt nên mọi giao dịch đều phải nói tiếng Anh.Bao nhiêu vốn liếng tiếng anh của tôi: ba năm trung học, bốn năm đại học và mấy năm tự học trước khi đi Mỹ dường như quá ít ỏi khi đối diện với thực tế.Chữ thầy đã trả hết lại cho thầy một phần là do bệnh hay quên, một phần do không hứng thú và rất dở môn sinh ngữ nên như vậy đó.

Thật vất vả trong thời gian hội nhập này.

Còn nhớ, khi ấy chúng tôi ở tầng hai của chung cư, mặt quay ra đại lộ có ba lằn xe chạy mỗi bên.

Đứng ở lan can nhìn xuống đường, từng chiếc xe vùn vụt chạy qua, tôi muốn chóng mặt, nhìn chồng đau khổ.

- Anh à, xe chạy nhanh như vậy chắc mười năm nữa em cũng không dám lái đâu.- Tôi nói nhanh và nhẹ như gió thoảng.

- Sao vậy? Nữ kiện tướng ở Việt nam mà sợ à?- Anh ngạc nhiên.

- Ứ ừ…Ở Việt nam lái hon đa dễ ợt chứ đâu phải như ở đây.- Tôi cong môi.

- Lái xe hơi dễ hơn lái hon đa vì đâu có bị ngã, lo gì em.- Anh cả quyết.

Thế là đi thi bằng viết, rồi học lái. Anh nhẫn nại và kiên trì dạy tôi hàng ngày.Ba tháng sau tôi ẳm được cái bằng lái xe ngoài tưởng tượng của chính mình.

Hứng khởi hơn, tôi sốt sắng học nghề.

Sau khi có bằng nails, chồng tôi khuyến khích tôi học tiếp chương trình B.A online.Phần anh trở lại trường học thêm chương trình M.Div.

Anh học trọn thời gian.
Tôi vừa làm vừa học.
Bây giờ mới thực sư “vất vả” đây.

Học online đòi hỏi phải biết xử dụng máy vi tính khá rành và thông thạo, tôi chỉ biết chút ít: soạn thư, gửi e-mail, đọc tin tức.

Lúc đầu chưa rành xử dụng máy vi tính, tôi định bỏ cuộc, nhưng lòng ham học đã thắng hơn sự khó khăn. Tôi nghĩ, ở Việt nam biết bao người muốn học mà không được học, còn mình có điều kiện sao lại không học.

Tôi nhất định phải học khi nhớ đến câu tục ngữ:

“Đường đi khó không khó gì ngăn sông cách núi.
Mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”.

Tôi không thèm nhìn “con sư tử ở ngoài cửa đang chờ” mà cứ vững chân bước tới.

Sau một ngày làm việc, về nhà bận rộn với việc nhà, khoảng 10 PM tôi bắt đầu ngồi vào máy vi tính học cho đến khoảng 12PM.

Chồng tôi giúp mọi sự: cách đăng ký vào trường, đóng tiền học, vào lớp, vào nhóm thảo luận. Có mùa lấy 2 lớp tôi phải học đến 1 hoặc 2 AM mới đi ngũ. Chồng tôi khuyến khích và giúp đỡ tôi nhiều lắm nhất là về tiếng Anh, anh phải dịch sách cho tôi, phải góp ý để tôi hoàn tất các phần thảo luận, bài tập, bài viết cuối khoá v…v… Có hôm mò mẫm làm bài tập xong không nhớ cách gửi bài đi phải đánh thức chồng dậy chỉ cho cách gửi bài, ghi ghi chép chép vào giấy để nhớ.

Cũng cái bệnh hay quên, thỉnh thoảng quên save bài làm vào và lại lạng quạng nhấn nút delete nên bài viết biến mất, loay hoay mãi mất bao nhiêu thời gian cũng không biết cách tìm lại được. Chồng lại giúp.

Dần dà rồi cũng quen, cũng tự làm một mình được đủ thứ.

Khi xử dụng máy vi tính thông thạo hơn thì việc học dễ dàng hơn.Soạn bài, làm bài tập cũng nhanh hơn vì đã thuộc cách bỏ dấu: sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã. Biết cách chọn font chữ, cỡ chữ, biết trang trí một trang giấy, một bài làm.Biết cách dán thêm vào bài những hình ảnh cần thiết, biết tìm xem điểm, biết vào thư viện online, biết hẹn gặp giáo sư để hỏi bài v…v…

Không phải nhờ đến chồng con khiến tôi hào hứng hơn trong sự học.

Tôi thích nhất giờ thảo luận, thật sôi nỗi, có hôm ngồi hết lớp này qua lớp kia mà vẫn không buồn ngũ, xem lại đồng hồ đã ba giờ sáng, tắt máy lên giường nhưng vẫn chưa ngũ được vì nhớ lại lúc nãy khi vào lớp thảo luận bị các bạn dí rát quá trả lời muốn bí luôn. Tủm tỉm cười cho sự phản ứng chậm của mình rồi mang theo nụ cười vào giấc ngũ.

Bây giờ tôi mê chương trình online rồi, vì học online gặp gỡ được bạn bè Việt nam ở rải rác khắp các quốc gia: Pháp, ý, Canađa, Singapor, Thái Lan, Cam bốt, Lào, Liênxô, Malaisia, Trung Hoa, Bỉ, Đức, Úc, Na uy, Tây Tạng …Tôi không ngờ người Việt nam có mặt hầu như khắp mọi nơi trên thế giới, ai cũng mời có dịp đến thăm. Các bạn nói:

- Tên Hữu- Duyên nhất định phải thiên lý ngộ đấy nhé.

- Rất mong được như vậy.- Tôi thật lòng.

Tội nghiệp cho hai bóng đèn bàn của chúng tôi, đêm nào cũng thức trắng với hai vợ chồng tôi.

Mỗi người ôm một màn hình mà gõ gõ, nhấn nhấn, tiếng cộc cạch khi nhỏ khi to, tiếng rì rầm hỏi đáp, tiếng ngáp vắn, ngáp dài.

Khi nào nghe tiếng ò e như kéo gỗ là biết ngay người kia đã ngũ gục ngay tại bàn, mau mau lay dậy lên giường nằm.

Tôi, ngày làm, đêm học.Chồng tôi, học cả ngày lẫn đêm.

Gia đình chỉ trông mong vào đồng lương của tôi; chi phí nhiều, thu nhập ít nên phải thật dè sẻn. Tôi chỉ dám cho con đi mua sắm ở Good Will.Trứng gà, mì gói và hotdot là thức ăn chính của chúng tôi, các thứ ấy luôn luôn “hiện diện” trong tủ lạnh không bao giờ vắng.

Còn nhớ, mùa đông tuyết rơi trắng đường mà lái xe không có bảo hiểm (thật, chưa thấy quan tài chưa đỗ lệ), vì làm nghề nails ở xứ lạnh thu nhập mùa đông kém mùa hè hơn phân nửa nên không có tiền đóng bảo hiểm.

Những tháng ấy chúng tôi cắt hầu hết các loại bảo hiểm: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhà, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm nhân thọ…

Tạ ơn Thượng đế gia đình chúng tôi không ai bệnh cả.

Quả thật “sức khoẻ là vàng”, không có sức khoẻ thì cả kho tàng cũng hết.

Thời gian trôi qua, năm năm sau cũng rinh được cái bằng.

Một vị vua của Do Thái, vừa là nhà văn đã viết:“Phàm ở dười trời mọi vật đều có kỳ định. Có kỳ vui, có kỳ buồn, có kỳ khóc có kỳ cười…” (***)

Nước mắt tôi đã nhỏ từng giọt, từng giọt xuống bàn phím khi nhận được thông báo của nhà trường rằng tôi được xét tốt nghiệp nhưng còn nợ lại một lớp sẽ phải hoàn tất trong khóa mùa thu.

Cả gia đình đi Mcdonald để mừng thành tích học tập của tôi.

Hình chụp ngày tôi tốt nghiệp B.A in Theological Studies tại California năm 2008.

- “Núi cao cũng có lối trèo,

Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.”- Chồng tôi giải thích cho con trai câu ấy trong bàn ăn.

Tôi nâng niu mảnh bằng trong tay như nâng niu viên ngọc qúy vô giá, không phải là mơ.

Chồng tôi khuyến khích tôi học tiếp M.A.

- Có lẽ chờ anh học xong, một vài năm nữa Anh văn em khá hơn thì em sẽ học tiếp. - Tôi đắn đo.

- Đừng chờ, anh không bao giờ học xong đâu, anh học cho đến chết mới thôi đó, ở đất nước cơ hội này mà không học thì uổng lắm em à - Anh nhìn tôi cười.

- Em sẽ học tiếp sau vài năm nữa đã. OK? - Tôi quyết định sau mấy ngày suy nghĩ, tính tới tính lui.

- Em tính sao cũng được, cứ học, anh sẽ giúp em, hơ ny. - Anh bóp nhẹ tay tôi, ánh nhìn âu yếm.

Khi anh có việc làm, tôi chỉ đi làm ba ngày một tuần nên quyết định đăng ký học chương trình M.A Theology online.

Được bốn mùa, công ty của anh bị chậm xuống, những người làm việc với công ty từ 3 năm trở lên được giữ lại còn những người mới thì bị sa thải, anh cũng nằm trong số người mới.

Tôi trở lại làm việc 6 ngày một tuần để có thu nhập cho gia đình, anh tiếp tục học lên Doctor ngành tâm lý học (vì anh là người thích suy tư, nghiên cứu)

hời gian này chúng tôi chuyển về Cali sống.Tìm việc làm khó khăn vì Cali đất chật người đông.Với thời tiết đẹp gần giống khí hậu Việt nam nên hầu như đa số người Việt đỗ về đây.Nhất là những người không chịu học tiếng anh, khó hội nhập khi ở các tiểu bang ít người Việt.

Một điều quan trọng khiến mọi người vô cùng thích thú và ao ước được ở Cali là: có nhiều hàng quán, chợ, nhà băng dành cho người Việt nam, các văn phòng luật sư, bác sĩ, và các nhu cầu về pháp luật, có quán cà phê để rủ nhau ngồi nói chuyện thời sự, có đa số các dịch vụ đáp ứng cho đời sống. Kể cả các tiêu chuẩn ưu tiên cho người già, người bệnh cũng được cao hơn những nơi khác.Cộng đồng Việt nam ở đây đông và mạnh khiến mọi người yên tâm hơn.

Thời điểm này, 2008, kinh tế xuống trầm trọng, việc làm rất hiếm, người thất nghiệp cũng nhiều.Thật khó tìm việc làm cho người mới chân ước chân ráo về như chúng tôi. Trong khi chờ đợi đổi bằng nails, tôi xin đi làm đủ thứ, ngày nào cũng đọc rao vặt của báo, gọi phone xin giữ trẻ, giữ người già, giúp việc nhà, nói chung việc gì tôi cũng xin, không nệ hà hèn sang, nhưng thời gian thất nghiệp vẫn nằm ì ra đó.

- Bây giờ công việc làm ăn khó quá nên người ta ở nhà trông nom cha mẹ và con cái đâu có chỗ cho mình. Mấy năm trước nhiều lắm, lựa chỗ nào gần nhà, trả lương cao em mới làm chứ đâu như bây giờ. - Cô em gái hàng xóm tâm sự.

- Ở đâu cũng vậy em à.- Tôi góp chuyện.

- Thời gian trước dễ làm ra tiền nên ai cũng muốn đi làm, tiền chính phủ trả để chăm sóc người già con cái họ sẽ mướn lại người khác đến nhà chăm sóc cha mẹ vì đi làm tiền nhiều hơn $700.00 hay $800.00.Bây giờ họ bị thất nghiệp hoặc đi làm mà thu nhập kém nên ở nhà lấy số tiền đó và chăm sóc cha mẹ luôn. Còn trẻ em thì một trong hai người cha hoặc mẹ đi làm và một thất nghiệp ở nhà giữ con cho tiện.- Em cà kê giải thích.

Bây giờ tôi đã hiểu thêm một chút tại sao khó kiếm việc làm.

Tiền không vô nhưng bill vẫn cứ về. Xe vẫn phải chạy. Xăng vẫn phải đỗ. Ăn vẫn phải ăn. Sống vẫn phải sống… hu hu.

Thế là, tuần nào tôi cũng có mặt ở tiệm vàng trong khu Bolsa, tuần bán chiếc nhẫn, tuần bán sợi dây chuyền, tuần thì bán bộ simen yêu thích, lây lất qua ngày. Đến khi đổi được bằng nails tôi lại trở về nghề củ, ngày ngày vẫn dũa dũa, sơn sơn, xoa xoa, bóp bóp tay chân khách.

Chồng tôi cũng tìm được một việc làm partime (trả lời phone và tiếp khách cho văn phòng bác sĩ. )

- Tạm thời như vậy đi, để học xong rồi tính.- Anh chùng giọng.

Trở lại thời gian ngày làm, đêm học bên nhau, tuy kinh tế không hơn ai, nhưng tôi vô cùng thỏa lòng vì gia đình vẫn bình an, hạnh phúc.

Vợ chồng con cái cùng nhau học. Khuya có đói thì sẵn mì gói, ly sửa tươi hoặc trái chuối hay trái cam cũng đủ chất lượng rồi.

Thời gian trôi qua không bao giờ quay lại.

Đêm nay rằm tháng tám, sau khi ăn miếng bánh trung thu nhân hạt sen bùi bùi, thơm thơm, uống một ly trà nóng cho đở buồn ngũ, hai vợ chồng tôi cùng bước ra sân.

Đã khuya, trăng lạnh treo trên cao.Bầu trời lồng lộng, ánh trăng rằm vành vạnh, màu sáng vàng trãi tròn bao phủ vùng không gian đêm.Trăng len vào những kẻ của các cành hồng chiếu loang loáng xuống dưới sân.Hoa hồng đủ màu: vàng, đỏ, hồng, trắng, xanh, cam, huyết, ươn ướt những giọt sương lấp lánh dưới ánh trăng, mùi hương thoang thoảng nhẹ chui tuộtvào khứu giác.

Lòng tôi lắng đọng. Cảm giác thoả mãn và bình an đến ngự trị tâm hồn.

Tôi vươn vai hít sâu những hơi dài vào tận buồng phổi đã chứa nhiều mùi liquid, aceton và hoá chất ở tiệm nails rồi thở mạnh ra như muốn tống các chất độc đó ra ngoài. Hít vào, thở ra cứ thế…không gian xung quanh im ắng, vắng tanh.

Chồng tôi cũng đang làm một số các động tác dưỡng sinh. Chập sau anh đến bên, nhẹ vuốt lên mái tóc đã có vài sợi bạc của tôi:

- Còn hơn một năm nữa, cố gắng nhé em, em nghĩ xem hai đứa mình đứa nào đến đích trước?- Anh thì thầm.

- Chắc là anh, vì em có ít thời gian học hơn anh.- Tôi dụi mặt vào ngực anh.

- Khi viết luận án tốt nghiệp anh sẽ viết chủ đề: “Tâm tình của người vợ và người mẹ Việt nam” nha, em nghĩ sao?

- Hay quá, nhưng không được lấy em ra viết đó. – Tôi ngước nhìn anh, ánh mắt tràn nét cười.

- OK, nhưng anh viết về mẹ của con anh được không? – Anh bẹo cằm tôi.

- Tuỳ anh vậy.- Tôi nhướng mắt tìm chị Hằng đang núp trong gốc đa.

- Em cũng nên chọn đề tài cho em đi chứ. Trước sau gì em cũng sẽ học xong, có ngày khai trường thì sẽ có ngày bế giảng mà.

- Em sẽ viết về “Con người và Đấng sáng tạo”, em đang suy gẫm về đề tài ấy.

- Tốt. Bây giờ em phải thưởng anh gì đây vì đã có công khuyến khích em học?- Anh cười

- Anh muốn gì cũng được, nhưng phải đợi đến ngày em tốt nghiệp đó nha.

- OK, bây giờ ứng trước chút đỉnh đi mà.- Anh gắn lên môi tôi một nụ hôn thật ấm.

Chị Hằng hình như vừa che mắt lại, vừa nhoẻn cười với chúng tôi.

Tôi lẫm nhẫm trong lòng: “Có công mài sắc có ngày nên kim.”

Nguyễn Thị Hữu Duyên

Ghi Chú:

(*) Ở miền quê Việt Nam, nhà nào sống bằng nghề nuôi vịt thường hay lùa vịt vào những cánh đồng đã thu hoạch lúa xong để vịt ăn những hạt lúa xót sau khi gặt lúa.Người chủ vịt sẽ trả tiền cho chủ ruộng về khỏan này.

(**) Kinh Thánh sách Sáng thế ký đoạn 11 câu 1.

(***) Kinh Thánh sách Truyền đạo đoạn 3 từ câu 1-8.

Ý kiến bạn đọc
18/05/201215:57:57
Khách
Bài viết của HD mang nhiều nét phấn đấu và là tấm gương cho những ai muốn nhận nơi này là "Miền Đất Hứa"
Một vài điều cần bổ sung với HD nhé: "có công mài sắt (sắt thép) chứ không phải sắc (sắc bén) - câu kết" và nguyên văn "đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" là của (Nguyễn bá Học) trong sách Giáo khoa chứ không phải tục ngữ. Ngoài vài lỗi về chính tả và đánh máy thì phần kết chưa rõ nét của HD giúp người đọc liên tưởng một "happy ending", hy vọng bài viết được nhiều người chú ý.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến