Hôm nay,  

Sa Thải

26/04/201200:00:00(Xem: 111721)
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2001 với bài “Có Một Người Anh”. Viết Về Nước Mỹ 2005, cô là tác giả được tặng giải danh dự, với “Bài viết Không Tên Về Nước Mỹ”. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

Sống ở Mỹ, hầu như ai cũng quen với từ "Lay off". Tôi nhớ có một người bạn đồng nghiệp của tôi đã nói, "Ở Mỹ không bị lay off ít nhất một lần thì không phải là người Mỹ". Sống khá lâu ở Mỹ, tôi hiểu lời anh ta nói là đúng.

Hơn hai mươi năm bươn chải, mưu sinh ở đất này, tôi cũng đã trải qua năm lần đổi việc: ba lần bị lay off, hai lần giận sếp mà bỏ việc. Con đường quan lộc của tôi xem ra khá gập ghềnh. Có lẽ do cái tính ương bướng, nóng nảy của tôi. Việc nào tôi làm cũng chỉ vài tháng đến hơn năm là có chuyện, không xích mích với sếp thì hãng thay đổi nhân sự đến phải sa thải nhân viên, mà không may trong đó thường lại có tôi.

Chán lắm! Đến lần này, trước khi nhận việc, tôi đã phải vào chùa van vái Trời Phật cho tôi được yên với công việc này cho đến ngày tôi nhận tiền retirement. Chả biết lời khấn vái có được bề trên chứng giám không, nhưng công việc tôi làm kéo dài hơn tám năm nayvẫn tương đối yên ổn. Có lẽ qua những kinh nghiệm xương máu trước, tôi đã học được cách làm việc với sếp và đồng nghiệp của mình.

Mấy ngày nay, hãng tôi lại sôi sục cảnh sa thải nhân viên để "gạn đục khơi trong" những nhân viên làm lâu trong hãng, lương cao, quyền lợi nhiều, và những nhân viên "làm chơi ăn thật". Không khí trong sở làm nháo nhào ngấm ngầm. Tin đồn đoán khắp nơi, đủ mọi kiểu, làm mọi người hoang mang.Thú thật, vì những kinh nghiệm không may đã qua, khiến tôi cũng lo lắng không ít. Trong bụng, tôi đánh lô tô với những tin đồn theo kiểu "tuy xa mà gần, tuy gần mà xa" của hãng. Chẳng biết tôi có yên ổn qua đợt "lay off" này không.Ngày qua ngày, chúng tôi làm việc trong sự lo lắng vô cùng.Khuôn mặt sếp thì vẫn lạnh lùng, kín bưng.Chỉ thỉnh thoảng tôi thấy ông ta ngó chúng tôi bằng con mắt khó hiểu.

Một buổi chiều, khoảng ngoài ba giờ chiều, trong lúc tôi đang cắm cúi làm việc, bỗng cô bạn đồng nghiệp đi đến bên tôi, khều tôi. Giật mình, tôi ngẩng đầu lên, nhìn thấy cặp mắt đỏ hoe của cô ta. Linh cảm báo cho tôi biết có chuyện không hay. Tôi hỏi nhỏ:

- ChuYện gì thế, Jennifer?

Cô ta nghẹn ngào, nói đứt quãng, giọng sũng nước mắt:

- Tao bị cho nghỉ việc rồi....

Tôi giựt mình buông vội cây viết xuống bàn, trố mắt nhìn Jennifer.Nó toan nói gì nữa đó, thì ông sếp và một nhân viên của phòng hành chánh (Human Resource) đi đến bên cạnh.Nó vội quay về cái cubicle của nó.Hai người kia đi theo.Không ngăn được tò mò,tôi đứng lên, chồm người qua cái cubicle của mình mà nhìn sang phía nó.Jennifer đứng soạn đồ một lúc, rồi tôi thấy nó đi ra bưng theo một hộp carton nhỏ.Nó cúi đầu đi không nhìn ai.Đằng sau nó là ông sếp tôi Và bà Hannie, nhân viên phòng ha`nh cha'nh.Cả hai hộ tống nó ra cửa.Đi ngang tôi, nó quay nhìn tôi bằng con mắt đỏ quạch.Tôi cũng nghẹn lời chẳng biết nói gì,chỉ đành nhìn theo cho đến khi bóng nó khuất sau cánh cửa phòng.


Ông sếp tôi triệu tập một bữa họp khẩn cấp với nhân Viên trong department.Ông cho biết: sở dĩ Jennifer bị sa thải vì nó phạm kỷ luật giờ giấc trong hãng. Nó đã lấy giờ hãng để đi công việc riêng mà không báo cáo cho sếp biết.Jennifer làm như vậy đã mấY lần rồi.Có lẽ nó nghĩ không dễ bị phát hiện vì nhân viên trong hãng có đến mấy trăm người, đi về bất thường.Không may cho Jennifer, nó bị nhân Viên phòng hành chánh theo dõi vài lần trước đó.Đến lần này, nó bị phát giác vi phạm và bị bà director của phòng hánh chánh quyết định đuổi việc.

Chuyện Jennifer ra đi làm cả phòng tôi đều bất ngờ và căng thẳng.Jennifer là một nhân viên mẫn cán, nếu không kể vụ vi phạm giờ giấc kia, nó rất siêng làm và thông minh.Công việc dù nhiều đến mấy, nó cũng cố giải quyết cho xong. Chưa ai phàn nàn gì về nó cả.Tôi thật sự tiếc vì cái lỗi mà Jennifer đã vi phạm đến mức phải bị cho nghỉ Việc.Thật không đáng so với sự mẫn cán của nó!

Sau buổi họp với Sếp, cả phòng của tôi đều nhìn nhau lấm lét. Dường như trong chúng tôi, ít nhiều ai cũng vi phạm cái lỗi mà Jennifer mắc phải.Có điều, Jennifer xui xẻo nên mới bị bắt gặp và bị đuổi việc. Trong thâm tâm, ai cũng cảm thấy có sự lấn cấn, ăn năn, xen lẫn sợ hãi vì có cảm giác phòng nhân sự đang dòm ngó mình. Mười mấy người trong phòng làm việc của tôi đều tránh nói tới Jennifer vì sợ "tai vách mạch rừng". Ai mà biết được những lời tâm sự, tán gẫu của tụi tôi có "bò" lên phòng nhân sự hay không?

Việc ra đi của Jennifer đã tạo ra một lỗ hổng khá lớn trong department của tôi.Chúng tôi bấn lên vì công việc cứ đổ dồn đổ đống trước mặt mà không sao giải quyết hết.Chúng tôi chạy như ma đuổi khắp phòng, vừa phải cáng đáng công việc của mình lẫn công việc của Jennifer đến mệt lữ.Nhìn bộ mặt "méo xẹo" của đám nhân viên, sếp tôi thương hại nên thông báo với chúng tôi là trong vòng một tuần sẽ mướn người mới thay thế Jennifer.Một tia hy vọng nhóm lên trong lúc cả phòng đang mệt nhoài vì công việc dồn đống.Tôi khấp khởi mong chờ người mới vào. Cái tên Jennifer hầu như ít ai nhắc đến như một sự cấm ky. Đôi lúc tôi tự hỏi "Vì sao vậy?".Thậm chí, khi tôi nói chuyện với những người bạn đồng sự về việc ra đi của Jennifer, họ cũng chỉ nói chuyện qua loa, dè chừng.Rồi sau khi lấm lét nhìn chung quanh, họ tìm cách kết thúc câu chuyện bằng cái giọng thì thào trong cổ họng:


- Thôi đừng nhắc chuyện này nữa, kẻo đám nhân vien HR (Human Resource) nó biết được thì mệt!

Ờ, nghe họ nói thế tôi đành ngậm tăm, không tiếp tục câu chuyện nữa. Nhưng trong lòng tôi có chút ngậm ngùi cho Jennifer. Mỗi khi đi qua bàn làm việc của nó, nhác thấy những bằng khen, những tấm plaque khen thưởng của hãng mà Jennifer vì vội vàng rời hãng nên không kịp lấy, tôi lại thấy có chút gì cay đắng cho nó.Có lúc tôi cũng đâm giận sự bất cẩn của nó vì cái tội phạm phải so với công sức nó đã bỏ ra cho hãng này. Sếp tôi, sau vụ sa thải Jennifer, có nói với đám nhân viên chúng tôi: "Trên đời này, chẳng có cái gì gọi là "công bằng" cả. Quí vị nhớ nhé. Vụ này là do cô ta tự hại mình. Quí Vị cần phải học bài học này, đừng ỷ i quá. Không ai cứu được mình ngoài chính mình đâu." Ngẫm lời ông ta nói cũng không phải sai.

Hơn một tuần sau, một người mới được mướn vào. Cô ta là một người Mỹ gốc Trung Đông. Nghe đâu, cha mẹ cô là người Jordanie, còn cô ta thì sinh đẻ tại Hoa Kỳ. Tôi ít khi nghe tới cái xứ này, mà cũng chưa từng biết nó ở đâu. Chỉ biết loáng thoáng là nó nằm trong Vùng Trung Cận Đông. Mảnh đất bé tí xíu nhưng rất giàu nhờ mấy mỏ dầu hỏa.

Tò mò về cô nhân viên mới.Quan sát cô ta, tôi đoán cô chừng hai mươi tám hai mươi chín gì đó. Hói chuyện thì cô cho biết, cô ra trường được hơn sáu năm.Năm nay, cô được hai muoi bảy tuổi.Hãng cô bỏ California để qua tiểu bang khác để giảm chi phí cho hãng.Cô không muốn đi tiểu bang khác nên đành bị mất việc.Bị sa thải hơn sáu tháng, giờ cô mới kiếm được việc làm mới.Cô lại đang có hôn phu ở Cali và sắp sửa làm đám cưới trong năm tới.Đại loại, nghe chuyện cô ta, tôi thấy cô đang vào đại hạn may mắn: tốt nghiệp ra trường, vừa bỏ việc, chưa ăn xong tiền thất nghiệp đã có việc làm khác.Co' Việc Xong lại sắp lập gia đình.Mọi sự có vẻ rất êm đẹp đối với cô.Tôi chúc mừng cô ta.Tên cô ta là Tarie.Cái tên nghe cũng lạ, nhưng hay hay, lại dễ gọi.Tôi nói với cô:

- Welcome on board, Tarie. Hôm nay, cô chưa phải làm gì nhiều đâu, nhưng ngày mai là cô sẽ phải bắt tay vào tập sự rồi. Công việc không khó, nhưng có nhiều phần cô phải nhớ. Nên tôi mong rằng cô sẽ cố gắng học thật nhanh trong giai đoạn ngắn nhất nhé. Ngày mai, Kelly sẽ bắt đầu dạy việc cho cô.

Cô gái trẻ nhìn tôi bằng cặp mắt tò mò, xen lẫn e ngại. Tôi mỉm một nụ cười khuyến khích cô rồi qua bàn của Kelly, nhờ cô sắp xếp thời gian cùng với tôi để "train" việc cho Tarie.

Sáng hôm sau, bắt đầu việc "training job" cho Tarie. Khi mở computer của Jennifer, tôi ngạc nhiên nhìn vào email của nó. Tất cả những email cũ của Jennifer đều biến mất không một dấu tích. Mở vào chỗ địa chỉ email của Jennifer cũng biến mất không còn. Quả thật, Jennifer không còn hiện hữu trong cái thế giới của hãng tôi nữa. Nó biến mất như chưa từng làm nhân viên trong hãng này. Không thể tìm một dấu vết mảy may nào của nó trong những files của hãng nữa. Tôi thấy lòng mình chùng xuống, như thể Jennifer đã chết rồi vậy, dù chi là cái chết trên mạng. Thấy tôi cứ tần ngần nhìn vào computer, Tarie tò mò hỏi:

- Tam (tôi tên Tâm), người làm việc trước ở đây là ai vậy?

Không nhìn Tarie, tôi buông giọng trả lời cho xong:

- Là một cô gái trẻ cỡ tuổi cô: Vừa tốt nghiệp và mới lấy chồng.

- Vậy sao cô ta bị sa thải? Tarie hỏi tiếp.

Tôi nhún vai, bịa một lý do cho dễ nghe:

- Vì cô ta phải dọn theo chồng về một tiểu bang miền đông.

Tarie im lặng không hỏi nữa, có lẽ vì thấy cách trả lời "nhát gừng" của tôi.

Còn tôi xen chút ngậm ngùi về sự biến mất hoàn toàn của Jennifer trong hãng, y như rằng nó đã chết hay chưa từng xuất hiện trong cái hãng này. Có lẽ, trong quá khứ, tôi cũng đã từng được chết đến năm lần mỗi khi đổi việc như Jennifer vậy!

"À, ra mình đã từng chết những năm lần khác nhau lạnh lùng, không kèn không trống rồi đấy!". Tôi cười khảy về cái suy nghĩ kỳ cục của mình.

Chợt nhớ đến lời một người bạn phàn nàn với tôi về đời sống nhanh như gió ở cái xứ sở công nghiệp bậc nhất nhì thế giới này. Anh ta bảo rằng: "Ở đây, đời sống quá nhanh, con người tất bật với cuộc sống quá, mệt mỏi quá thành trở nên ích kỷ. Chẳng ai còn muốn quan tâm đến ai nữa. Ai cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của riêng mình. Đời sống vật chất càng cao thì tình cảm con người càng khô cạn. Còn hãng xưởng thì bóc lột nhân công đến hết sức thì sa thải không thương tiếc."

Rồi anh chép miệng, kết luận:

"Tôi chán sống ở xứ này quá rồi. Mai mốt, gần tuổi hưu tôi sẽ về Việt Nam để sống nốt quãng đời còn lại của mình. Ở quê hương mình tôi vẫn thấy sướng hơn. Con cái còn nghĩ đến cha mẹ, lo cho cha mẹ. Bà con làng xóm sống có tình có nghĩa hơn ở đây nhiều."

Nghĩ lại lời anh nói, bất giác tôi cười mỉm một mình. Chỉ mong những ao ước của anh vẫn đúng sau hai chục năm nữa. Trong lúc Việt Nam cũng đang lao đầu vào công cuộc kỹ nghệ hóa đất nước để đưa đất nước tiến lên hàng những con rồng Xanh, rồng Vàng Châu Á. Cả nước đang cố nâng cao đời sống vật chất của người dân Việt Nam lên cho bằng chị bằng em. Liệu cái mộng ước của anh về một đời sống ngập tràn tình cảm làng xóm, láng giềng như ngày xua có còn sống với anh ta không, nếu theo cái phương trình của anh: đời sống vật chất tỉ lệ nghịch với tình cảm con người.

Trịnh Thu Hà

Ý kiến bạn đọc
04/05/201200:51:07
Khách
Chuyện phản ảnh về một phần của xã hội Mỹ hiện nay. Nạn thất nghiệp và sa thải đang báo động hàng ngày ở khắp mọi nơi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến