Hôm nay,  

Quê Hương Thứ Hai

12/06/200400:00:00(Xem: 131659)
Người viết: LINH ĐỨC
Bài số 559-1097 VB4090604

Tác giả Linh Đức là một vị cao niên đã 78 tuổi. Ông tên thật là Nguyễn đức Linh, sinh năm 1926 tại miền Bắc Việt Nam, di cư vào Nam năm 1954. Là sĩ quan QLVNCH, sau biến cố Tháng Tư 1975, ông đi tù Cộng Sản, bị lưu đầy ra miền Bắc. mãi tới 1994, sau khi ra tù, mới có dịp định cư tại Mỹ theo chương trình HO., hiện cư trú tại Oklahoma. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông viết lại những tìm hiểu, ghi nhận của một người Việt về hai đề tài “người Việt trên đất Mỹ” và về tiểu bang Oklahoma.
*

Người Việt trên đất Mỹ

Sinh trưởng tại miền Bắc VN, chúng tôi phải trải qua 2 lần di cư trong cuộc sống :
- Lần đầu ,1954 đất nước chia đôi miền Nam Tự Do, miền-Bắc cộng sản, di cư từ Bắc vào Nam. Sau tháng 4-1975 tôi lại được trông thấy đất Bắc qua lăng kính của người tù chính trị bị CS đưa đi tù tại dọc biên giới Bắc-Việt.
- Lần thứ hai 1994, sau ngày ra tù, di cư tỵ nạn chính trị theo diện HO. Rời khỏi VN, đặt chân tới Hoa-Kỳ, định cư tại Oklahoma city thủ phủ của Tiểu bang Oklahoma.
Hội nhập miền đất lạ, tuy nhớ chốn cũ, ngỡ ngàng nơi mới, nhưng được hít thở không khí thặt sự Tự-do, trút bỏ hết nỗi lo âu, tinh thần thoải mái.
Kể từ sau 30 tháng 4-1975, người Việt-Nam tỵ nạn Cộng-sản đã có mặt sinh sống tại khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là tại Hoa-Kỳ.
Người Việt tỵ nạn đã tìm được Tự do tại xứ người, nhưng họ đã phải trả giá bằng một hành trình đầy nước mắt, như “The trail of tears” của người Da Đỏ trên đất Mỹ của thế kỷ 19. Trải qua nhiều nỗi đắng cay, tủi nhục, nước mắøt, máu và kể cả sự chết chóc để đến được bến bờ Tự do.
Họ không phải là người di dân. Di dân có thể trở về xứ sở cũ của họ nếu cuộc sống tại xứ người bị thất bại. Người tỵ nạn thì không thể như vậy, cơ hội quay lại quê hương thật xa vời.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm sau ngày 30 tháng tư năm 75, trên nhật báo The Register (Nam Cali.) ngày 28 tháng 7-1995 đăng bài “Nhiều người Việt, trái tim của họ vẫn còn ở Việt-Nam.” Bài báo cho biết sau khi đã làm cuộc thăm dò thống kê tại Mỹ, có 65% người được hỏi ý kiến đã trả lời “Họ dự định trở lại Việt-Nam nếu chính quyền ở đó trở thành chính quyền Dân-chủ” 95% những người trả lời cuộc thăm dò là vẫnï cảm thấy họ là người Việt hơn là người Mỹ (dù họ đã nhập tịch Mỹ).
Người Việt tỵ nạn tại Mỹ vẫn giữ gìn những gì còn lại khi bỏ nước ra đi, những lề lối phong tục và văn hóa: “tiếng Việt còn, thì người Việt còn”. Nhưng đến nay năm 2004, sau gần ba chục năm sinh sống tại Mỹ cũng như tại các nước khác, nhiều gia đình người Việt đã dần dần hội nhập và đồng hoá vào nếp sống văn hóa của quê hương thứ hai. Một số giới trẻ VN đã lớn lên hoặc sinh đẻ sau này tại Mỹ, tại Pháp đã xa dần tiếng Việt.
Đây là mối lo ngại của đa số người Việt lưu vong, là các thế hệ người Việt sau này không còn giữ được tiếng Việt, chữ Việt. Tuy nhiên những người dễ quên nguồn gốc Việt chỉ làù một số nhỏ, nơi nào có đông người Việt sinh sống thì nơi ấy vẫn còn nhu cầu đọc chữ Việt, và nói tiếng Việt vẫn còn cao, sách, chuyện tiếng Việt xuất bản trước năm 75 nay được tái bản khá đầy đủ , cũng có những tác phẩm mới sáng tác sau này về lịch sử, truyện ngắn, truyện dài, nhật ký. .v . .vv . .. được xuất bản phổ biến khắp nơi trên thế giới .
Các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành ... đóng góp phần lớn cùng các gia đình có ý thức dân tộc trong việc bảo tồn tiếng Việt, mở các lớp dậy tiếng Việt trong các dịp nghỉ hè, thường xuyên nhắc nhở và phổ biến trong gia đình cũng như trong bạn bè thân thuộc, nguyên tắc “Chỉ nói tiếng Anh khi ở trường học, khi đi Shopping mua đồ, khi phải tiếp xúc với người Mỹ, còn khi ở nhà, mọi người chỉ nói tiếng Việt”
Thật cảm động khi nhìn thấy khung cảnh một gia đình người Việt ở Mỹ, trong ngày cuối tuần, họ tụ về xum họp trong một căn nhà đầm ấm, có đầy đủ già trẻ lớn bé, ông bà, cha mẹ, con cái,ï cháu chắt, tổng cộng 5 đời quây quần trò chuyện, cười nói toàn bằng tiếng Việt.

Quốc kỳ, quốc ca Mỹ

Trong cảnh đoàn viên ấy, có bà mẹ Việt khi ngồi học bài thi nhập tịch được cô con gái lớn nhanh nhẩu giảng giải cho mẹ về ý nghĩa của lá cờ Mỹ có 13 sọc (7 đỏ, 6 trắng) tượng trưng 13 Tiểu bang đầu tiên và 50 ngôi sao trắng trên nền xanh tượng trưng cho 50 Tiểu bang Mỹ hiện nay.
Bài Quốc ca của Mỹ có tên CỜ SAO” The Star-Spangled Banner” cũng là một câu chuyện cảm động. Bài hát này ra đời vào sáng sớm ngày 14-9-1814, sau màn oanh kích kéo dài 25 giờ vào pháo đài McHenry nằm trên bờ Tây ở cửa vùng biển Baltimore, pháo đài này phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh với nước Anh. Vào đầu tháng 9, anh chàng luật sư trẻ Francis Scott Key với lá cờ trắng giảng hòa đã lên chiếc tầu chiến “Tonnant”của Anh để điều đình về việc phóng thích vị bác sĩ già người Mỹ William Beanes, bị phía Anh bắt giam.
Trong thời gian thương lượng, Key biết cuộc tấn công Baltimore của người Anh đang được chuẩn bị. Nhưng Key bị lính thủy Anh giám sát chặt chẽ không thể cấp báo cho người Mỹ biết về cuộc tấn công sắp xẩy ra.
Sáng sớm ngày 13-9-1814, 16 tầu chiến Anh bắt đầu nã pháo vào cảng. Đạn rót vào suốt ngàý kéo dài tới sáng hôm sau. Suốt đêm trời tối không trăng sao, Key sốt ruột đi lại trên boong tầu cố tìm, theo rõi xem lá cờ Mỹ, mãi qúa nửa đêm tiếng súng mới tạm ngưng, Nhưng khi bình minh vừa ló dạng, làn sương loãng ra, Key nhìn ngay thấy lá cờ sao vẫn còn phấp phới trên pháo đài. Vốn không chỉ là một luật sư mà Key còn là một thi sĩ đã xúc động từ từ rút trong túi ra một phong bì cũ và sáng tác ngay một bài thơ 4 khổ về cuộc phòng thủ anh dũng của pháo đài McHenry, trong đó 4 lần nhắc tới hình tương cờ sao.
Sau trận đánh này vài ngày, bài thơ nhanh chóng được nhân bản và lưu truyền rộng rãi trên các phố phường Baltimore. Thời đó Mỹ rất thịnh hành 1 bài hát cũ của Anh “To Anacreon in Heaven”. Key đã lồng bài thơ của mình vào nền nhạc của bài hát đó. Vậy là một bài hát mới đãû ra đời vàø được trình diễn lần đầu tiên vào ngày 19-10-1814. Sau đó, nó bắt đầu vang lên trong các cuộc diễu hành, các nghi lễ chính thức, trong các trường học và cả khi khai mạc các cuộc thi đấu thể thao.
Hơn 1 thế kỷ sau, ngày 3-3-1931 Tổng thống G.Hoover mới ký sắc luật công nhận bài hát “Cờ Sao” là quốc ca của Mỹ. Trong nhiều năm sau đó, người ta vẫn phê bình bài quốc ca trình diễn rất khó, rất phưcù tạp vì phải hát ngân các nốt nhạc qúa cao. Người ta đã đề nghị một số bài khác thay thế, nhưng bài”Cờ Sao”với âm điệu làm xốn xang bao trái tim Mỹ, vẫn tiếp tục được sử dụng cho tới ngày nay.
Chuyện quốc kỳ, quốc ca Mỹ là đề tài thi nhập tịch công dân Mỹ. Mọi công dân Hợp Chủng Quốc thế hệ thứ nhất đều đã biết.
Khi "nhận nơi này làm quê hương ", như mọi đồng bào Việt khác, gia đình chúng tôi đã đồng lòng tự nguyện cố gắng ổn định cuộc sống, khắc phục những cú sốc khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và phong tục, tìm tòi học hỏi để sớm hoà nhặp vào đời sống mới. Nơi này, đất lành chim đậu đãï thật tình đón nhận chúng tôi một cách trìu mến, yêu thương và hài hòa. Chính tại vùng đất này, thế hệ thứ 2, thứ ø3 của nhiều gia đình Việt Nam đã ra đời, coi như cây đã bén rễ, đâm chồi nẩy lộc, tạo dựng cuộc sống thành công vững bền trong niềm tin yêu thương nhiều hạnh phúc.
*
Nơi chúng tôi định cư tại tiểu bang Oklahoma. Đây là tiểu bang thứ 46 của nước Mỹ, được công nhận chính thức vào năm 1907, dưới thời Tổng thống thứ 26 Theodore Roosevelt (nhiệm kỳ 1901-1909).


Trước hết, xin sơ lược về Oklahoma, quê hương thứ hai của chúng tôi :
Theo thổ âm của người Da Đỏ, OKLA nghĩa là NGƯỜI, và HOMA nghĩa là ĐỎ, là NGƯỜI DA ĐỎ. Người Da Đỏ là người chủ đầu tiên sinh sống tại Hoa-Kỳ trên hai chục ngàn năm . Họ có tới 250 bộ lạc, nói nhiều thổ ngữ khác nhau. Tổ tiên họ chính là những bộ lạc du mục từ Á-châu, đến lục địa Bắc Mỹ qua đường eo biển Behring (Alaska-Chukotsky thuộc Nga). Từ hướng này, những tiền nhân gốc Á đi dần về phía Nam và chỉ 1,000 năm sau họ đã chinh phục được toàn thể lục địa còn hoang vu. Sắc dân bản địa chính thống này đã có mặt từ Bắc tới Nam lục địa Mỹ châu. Họ thuộc về chủng tộc DA VÀNG , tóc đen và thẳng, da vàng nhạt, mình mẩy ít lông và mắt xếch. Gọi họ là “người da đỏ” chỉ là cách gọi theo lối nhìn đơn giản của những người da trắng.
Tại Oklahoma ngày nay, vẫn còn những bộ lạc lâu đời như bộ lạc Commanche, Wichita, Pawnee, Osage, Caddo, Crow, và các bộ lạc Chicasaw, Choctaw, Cherokee, Seminole từ miền Đông-Nam đến... Người Da Đỏ đã nhiều năm chiến đấu oanh liệt chống người da trắng chiếm đất để khai phá. Họ bị thua vì vũ khí thô sơ, dân trí lạc hậu đành để người da trắng làm chủ nơi này. Hồi thế kỷ 19, họ bị chính phủ Mỹ tập trung và lưu đầy vào miền đất hoang vu, vùng đó là Oklahoma. Cuộc di tản lưu đầy của họ được viết thành bản bi hùng ca "The Trail of Tears = Chặng đường đầy nước mắt." Oklahoma miền đất duy nhất ở trung tâm nước Mỹ được chỉ định để cho họ được cư trú vĩnh viễn. Họ sinh sống bằng nghề săn bắt trâu rừng, nhưng rồi cũng không được yên thân.
Năm 1889, dầu hỏa dược tìm thấy tại vùng này. Từ đây, mọi qui chế “an trí” dành cho người da đỏ thực tế bị cáo chung. Người Da Đỏ tiếp tục bị phân tán rồi bị đồng hoá, gia nhập đời sống của người da trắng.
Những trang sử đầy máu lệ của người da đỏ -hay đúng hơn, của tiền nhân gốc Á da vàng tại lục địa Mỹ- dần dà đã thuộc về dĩ vãng. Oklahoma ngày nay là vùng đất hiền hoà, mộc mạc, giống như một sơn nữ ngây thơ trong trắng, một đóa hoa tươi, nở giữa 52 đóa hoa khác của nước Mỹ .
Tuy không sắc nước nghiêng thành như các cô gái khác của xứ Cờ Hoa nhưng Oklahoma yên tĩnh, bình thản, thật dễ thương, dễthu hút và dễ làm say lòng người.
Đây là vùng đất nhiều đồi núi, đồng bằng thẳng cánh cò bay, hoa lá nở rộ khắp nơi.
Khoảng đầu thế kỷ 19, trong chúng ta, không có ai có thể tiên đoán là sau này có người Việt-Nam sẽ tới định cư tại Oklahoma. Vậy mà, thâp niên 70 gần cuối thế kỷ 20, sau tháng 4-1975, nhiều người Việt đã có mặt sinh sống tại miền đất đỏ mầu mỡ này.
Người Việt tỵ nạn ví Oklahoma giống như miền cao nguyên đất đỏ Pleiku của VN.
Ok-la ví tựa Plê-ku,
Tình người thắm đượm, nhập cư tốt lành.
Oklahoma phải cáiù tính hay đỏng đảnh, hàng năm nổi cơn giận hờn (tornado) lướt qua làm duyên mà thôi. Tuy nhiên bù lại, được cái tốt bụng nhiều chữ NHẤT :
- Mua nhà hoặc thuê nhà RẺ NHẤT õ.
- Giếng dầu có NHIỀU NHẤT. Aên uống nhiều thứ NGON NHẤT, mua bán thực phẩm RẺ NHẤT và "CON LỐC" cũng. . . NHẤT!

OK-LA. trải rộng chân trời,
Yêu thương thu hút tình người tha phương.
Hoa vàng, đất đỏ .dễ thương,
Tìm đâu hơn chốn hiền lương xứ này!

Oklahoma city là thủ phủ của Tiểu-bang Oklahoma. Lý lịch tạo dựng thủ phủ này thành một thành phố cũng là chuyện có một không hai trong thế kỷ 19.
Ra đời ngày 22 tháng 4 năm 1889, đúng 12 giờ trưa, tiếng kèn đồng hú lên, mọi người từ các nơi đổ tới thi nhau đóng cọc, dành nhau chiếm đất. Họ bầu ra Hội đồng Thành phố...
Thị trưởng đầu tiên là ông James Murray( tên của 1 quận hiện nay). Tên tuổi của một số người tiên phong được bầu vào Hội đồng Thành phố nay còn ghi lại trên các bảng tên đường phố như Classen, Shartel,Santa-Fe, .v. .vv. .
Chỉ từ 12 giờø trưa cho đến khi mặt trời lặn, Thành phố Oklahoma từ trong bóng đêm đã hiện ra, ánh sáng rực rỡ của muôn vàn ngọn đèn trong các túp lều dựng tạm nơi đất mới, thổiõ bừng lên một bầu sinh khí sống động bao trùm khắp nơi.
Lịch sử của Oklahoma city có lẽ cũng là chuyện lạ chưa từng thấy. Đây là thành phố được khai sinh từ một cuộc đua “thả cửa cắm dùi” rất đặc biệt, độc đáo:
"Người dân mặc sức tự do cắm dùi chiếm đất làm của riêng một cách hợp pháp, được nhà cầm quyền mở ra cho dân chúng chạy đua giành đất vào một ngày nhất định, Cuộc chạy đua lớn nhất, hào hứng nhất và có nhiều người tham dự nhất."
Khi dân tị nạn Việt được đưa tới Oklahoma city, thời “tự do cắm dùi chiếm đất” dĩ nhiên chỉ còn là huyền thoại, nhưng rồi nhờ cần cù, dành dụm, nhiều gia đình gốc Việt tại đây đã mua được nhà đất, an cư lạc nghiệp.
Oklahoma ngày nay có đầy đủ những thức ăn Việt-Nam. Cộng đồng người Việt sinh sống tại đây khoảng gần hai chục ngàn, hai ba chợ Việt-Nam lớn không thua gì chợ Mỹ, chợ Cao-Nguyên, Hồng-Kông, Chợ mới China town và chợ Trường-Thành cung cấp chẳng thiếu món gì, gạo "Nàng Huơng", gạo Nếp, gạo Lức, Mắm tôm. Mắm ruốc, Ngò gai (ngò Tầu), Ngò ta, Húng Quế, Húng lủi, rau Vấp Cá, Củ cải, xà lách, khoai lang, khoai sọ, thôi thì đủ cả. Nhà hàng VN nổi tiếng (restaurant) có Golden Palace, Lê-Sâm, tận tình phục vụ khách hàng "All you can eat" ăn thả dàn đủ thứ bún chả, bánh canh, bánh sèo, bánh cuốn chả, cà cuống, hủ tíu Nam-vang... Đặc biệt món "Phở" có các tiệm: Phở Hoà, Phở Ca-dao, phở Cao-Vân, phở Pasteur... chỗ nào cũng thấy có tiệm phở thi nhau nấu cho thật ngon: tái gầu, tái sách, nạm, gầu dòn, nước béo. Đồng bào Việt ở các vùng phụ cận rủ nhau lái xe cuối tuần về chơi OKC đi chợ mua đồ, thưởng thức món ïăn quê ta. Ai cũng khen Oklahoma city doanh thương VN thành công quá xá.
Trên đường NW23rd có một khu chợ Trời (Flea market) mở cửa sáng thứ bẩy và sáng chủ nhật (7-13giờ) hàng tuần, chợ bao phủ trên khắp qủa đồi trọc rộng lớn, bầy bán những món đồ đã dùng (second hand), đầy đủ các thứ: Dung cụ làm vườn, nhà bếp, bát đũa, nồi niêu soong chảo, khu này bán dụng cụ sửa chữa, xe đạp, xe hơi, máy móc, TV, tủ lạnh. Nơi kia bầy bán bàn ghế, tủ sô-pha, lơ thơ vài nơi bán cây giống : hoa vàng, xanh, đỏ, trắng, tím. Nhiều sạp bán hoa quả mũm mĩm tươi ngon. Cuối chợ là khu bán gà vịt nhộn nhịp tiếng gà gáy, vịt kêu, bò rống, thỏ dê. Giá cả được mặc cả thêm bớt thả cửa, tất cả đều vui vẻ cả làng, các vị khách hàng VN rất khoái mua gà, vịt, ngan (vịt Xiêm) ngỗng còn sống đem về nhà sào sáo, luộc chín hoặc đánh tiết canh, rau dăm hành tỏi, chấm muối tiêu chanh ớt, đưa cay chút whisky sếc, nhậu vui xả hơi cuối tuần.
Các cụ cao-niên tại đây sống thoải mái nhờ có các cơ quan bất vụ lợi phục vụ như Hội Cao-niên Á-châu, hội Công-Giáo USCC, hội Thân-hữu Việt-Mỹ/ Trung tâm phục vụ Cộng Đồng. Hàng tháng các hội này thay nhau tổ chức cuộc du ngoạïn ngoài trời, tham quan các nơi :thắng cảnh , bảo tàng viện, sở thú, công viên đầy hoa thơm cỏ lạï mầu sắc huy hoàng hoặc tổ chức các buổi hội thảo về Phương pháp bảo vệ sức khoẻ do các vị bác sĩ chuyên khoa diễn giải, những buổi giải đáp về "An sinh xã hội"do các chuyên viên INS đảm trách.
Nói về "quê hương thứ hai" của chúng tôi trên đất Mỹ này còn rất nhiều điều thú vị. Sau nhiều năm cùng gia đình sống tại Oklahoma, tôi thấy mình đã quyết định "đúng" khi nhận nơi này làm quê hương.
Oklahoma ngày nay là một nơi có nhiều sắc dân chung sống hài hoà và thương mến nhau, đúng là một phần của danh xưng Hiệp Chủng Quốc, một nước thật sự có tự do, dân chủ và nhân đạo, đã và đang mở rộng vòng tay đón nhận những người tỵ nạn từ bất cứ nơi nào, không phân biệt sắc dân hay chủng tộc.

LINH ĐỨC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,080,264
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.