Hôm nay,  

Cái Áo Ca Rô Tha Về Từ Chợ Trời

13/04/201200:00:00(Xem: 144673)
Tác giả là cư dân San Jose, cơng việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Ngày thứ bảy Tiếng nghỉ việc trong sở, ngồi ở nhà buồn, nó lái xe đến nhà rủ tôi đi chợ trời. Có người rủ đi chợ trời tôi mừng và nhận lời đi liền. Đó là cái thú tôi mê như người ta ghiền thuốc. Trước là đi bộ cho giãn chân giản cốt, sau là nhìn đám đông qua lại vui mắt.Một thích thú nữa là mua đồ dùng rẻ tiền mà có vật dụng lạ, khan hiếm nhiều khi ở cửa hàng không có mà ở chợ Trời lại tìm ra.

Bữa nay trời trong gió mát nên chợ Trời rất đông người. Bãi đậu xe rộng thênh thang mà xe đậu ngộp không còn chỗ trống. Bạn tôi phải vòng lên vòng xuống qua nhiều dãy mới tìm ra một chỗ parking lot do một khách hàng mới de ra. Giờ này mới non 8 giờ sáng mà vợ chồng ông bạn này mua hàng khệ nệ quay về nhà thì có lẽ hắn ta đến chợ phải lúc 5, 6 giờ sáng.

Bốn cửa bán vé dãy nào cũng sắp hàng dài như đuôi rắn.Ở đây đủ các sắc tộc trên thế giới nào Mễ, nào Mỹ, Tàu, Việt, Lào, Thái. Ấn… và nhiều người ngoại quốc lạ tôi không rõ dân tộc nào. Họ sắp hàng rất trật tự, không chen lấn, không xôn xao và từng nhóm người trò chuyện theo ngôn ngữ của nước họ. Người Tàu nói chuyện to tiếng nhất trong đám bị Tiếng chê:

- Ở đâu cũng có mấy ông Chệt! Mà chỗ nào có mấy ảnh chỉ là chỗ đó nghe rùm trời.

Tôi khách quan ca ngợi đặc tính dân tộc Tàu:

-Họ rất giỏi về lãnh vực buôn bán.

Tiếng lại biếm nhẽ

-Giõi gì! Giõi đầu cơ tích trử thì có!

Tôi chêm. thêm:

- Tàu Trung cộng chiếm Hoàng sa thuộc lảnh hãi cũa nước Việt Nam mình!

- Tiếng nói toạt:

- Hiện nay vấn đề Biển Đông các nước Thái VN, Nhật, nói chung khối Asian đang hội nghị phản đối tụi Tàu dữ dội lắm mày ơi!

- Vụ cái lưỡi bò vẽ vời rắn thêm chân đó mà!

- Tao hận lắm! Vậy mà người ở trong nước nói ra nguyện vọng chống thế lực bành trướng của Tàu thì bi Chánh quyền cầm tù, thế mới ức chớ!

Nói tới đó thì bị gián đoạn vì chúng tôi đã qua cửa xét vé lọt vào trong lòng chợ. Các sập bán hàng đặt san sát bên nhau. Thường họ trãi một nylon rồi bày hàng bán. Đủ thứ: Kềm búa dao kéo. Phụ tùng xe. Vật dụng nhà bếp. Dụng cụ học sinh. Quày hàng radio. Lò sưỡi. Máy cắt cỏ. Phim, DVD, Cải lương. Hài, phim Hàn quốc, Mexican, Mỹ,Ấn…Người bán hàng có thể là Việt Nam, Mẽ, Lào, người Châu phi… Của bán một đồng trả 50 cent cũng OK. Của bán hốt nên được giá lời ít cũng xong.

Tôi cầm con dao xắt bánh mì cắt khía hỏi giá::

- How much is this table knìfe?

Ông Mễ phình bụng ỏng thòng ra khỏi quần, đưa tay ra dấu, miệng ra giá:

- 2 Dollar

- 1, Okay?

- Okay!

Tôi xây qua Tiếng chắc lưỡi

- Rẽ bèo! Còn mới chán!

Tiếng ra vẻ sành sõi:

- Đồ goodwill đổ đống mấy con buôn mua thùng thùng rồi đổ ra bán sale. Được đồng nào bỏ túi chừng ấy.

Tôi qua một vựa đồ linh tinh bày lủ khủ quạt máy, ghế dựa, máy sưỡi, tranh ảnh tôi thấy có cả hình của tài tử lộng kiếng Elwis Pressley, đào Brigitte Bardo. Tiếng cầm lên tranh một nữ tài tử điện ảnh danh tiếng anh biết

- Tấm hình này mà ở tiệm thì không khỏi 1000 dô! Tài tử này hui nhị tỳ rồi!

- Mày mua thì trả giá!

- I buy this picture. How much?

Chị bán hàng thả đứa con rời khỏi tay mẹ, lẩm nhẩm:

- 15 dollar!

- Hứ! 4 dollar!

- Take it!

Tiếng mau mau vạch túi tiến ra đếm “One, two, three...”

Hai đứa tôi trôi theo dòng người xuôi ngược qua từng dãy một. Người người rất đông kẽ tới người lui rất dễ chạm mình nhau, chỉ cần một tiếng “Im sorry” là xong hết. Đi! Coi như nerver mind!

Chỗ này bán đồ hàng xén: Hộp sơn méo mó, ly, tách, dỉa, xà-bông, bàn ùi, đồ chơi trẻ nít, giấy vệ sinh, bàn chải răng, bàn cầu, xe máy….Thiên hã bụ rất đông. Cầm lên. Ngắm nghía rồi bỏ lại chỗ cũ. Không trả giá. Coi như người bán biết ý người mua. Thích thì trả giá. Không thì thôi! Đi! Khu thương mãi “Quốc tế” free.

Một bà Mễ tới gian hàng Việt Nam trả giá bộ ly tổng cộng chừng 5 cái ly và một ấm:

- 2 dollar for all?

Chị bán hàng chanh chua:

- Tomorrow!

Danh từ “Tomorrow “ có nghĩa “Mai ăn khỏi trả tiền” trong câu chuyện VN. Bà Mễ đi một nước ngọt!

Chị bán hàng ngoe nguẩy:

- Trả rẻ thúi! Tảng sáng gặp con mẹ chửa xui quá!

Vay qua đứa con gái bĩu môi:

- Đốt phong long đi Tiền!

Chúng tôi tới một nơi bán hàng người da ngâm đen có lẽ Pakistan:

- How much is this Auto charger?

- Fourty!

- 10!

- No!

Tiếng kinh nghiệm mua:

- Dè tụi Ấn Độ mà mày trả giá?

- Sao vậy?

Tiếng vừa đi khỏi vừa đánh giá:

- Tụi nó keo lắm mày ơi! Coi đồng bạc bằng bánh xe! Đi!

Hai tiếng đồng hồ qua tôi và Tiếng đã đi qua các gian hàng mỹ phẩm, chỗ bán bàn ghế, bán xe máy, xe hơi, bánh trái, hột vịt lộn, hột gà, bông, táo, quit, cam, chanh, tủ, bàn ghế, dưa, sắn, nho, thơm, ổi... Tôi mua được cái áo ca-rô 2 đô tuy cũ nhưng còn mới lắm! Tôi rất thích chiếc áo này màu trắng sọc rằn đen, cổ chemise mặc thử rất vừa và trông rất…handsom! Rất gentlemen!

Thấy tôi tay xách vai mang đồ đạc lỉnh kỉnh đem về từ chợ trời vợ tôi lo trở nên bực:

- Anh ơi! Anh mua cái gì mà lủ khủ vậy? Xách giống gì mà xệ tay xệ vai có bề nào thì phải là vợ con lo cho ông không? Tôi nói hoài đi chợ trời chơi thôi, hạn chế việc mua sắm, đầy nhà đầy cửa, mà chứng nào tật nấy mỗi lần đi chợ trời là tôi phải mệt với ông à!

- Bà nói sao? Tôi mua đồ kệ tôi ai biểu bà mệt rồi cằn nhằn cử nhữ?

Nghe tôi lý lẽ không rõ có bùi lỗ tai không nhưng vợ tôi không cải thêm. Tôi thấy không khí êm mở bọc ra khoe:

- Nè, bà coi. Tôi mua được cây có đầu nam châm để khỏi cuối lưng xuống đất chỉ dùng cây roi này chấm xuống…là rút đồ sắt lên liền. Mấy con óc vặn làm phiền quá! Nay có cái cần câu này tiện quá hả bà?

- Ừ!

Tôi trình làng:

- À! Con dao phay này rộng bản loại chopper để cho bà dễ dàng chặt dừa, chặt xương. Bà chịu chưa? Mỗi lần chặt đồ cứng là bà cằn nhằn nhức lỗ tai!

- Ừ!

- Đâu bà coi cái áo gấm này bà mặc vô có tiệp màu da không?

- Ừ!

Tôi mất hứng:

- Sao bữa nay bà ừ chớ không có tiếng nào khác không bà?

- Ông mua bao nhiêu?

- 5 đô mà thôi!

Vợ tôi nét mặt hớn hở:

- Rẻ quá ông há?

Tôi so sánh:

- Chợ Ross cũng xỉu xỉu ….50 đó nhe bà?

Được quà đúng ý thích bà tỏ ra săn sóc tôi:

- Còn ông mua được gì cho ông đâu?

Tôi lấy ra cái áo ca-rô mặc vào xoay qua xoay lại trước mặt kiếng;

- Coi phong không bà?

Vợ tôi tán dương:

-Tôi coi vừa vặn và hợp với màu da của ông lắm đó!

Tôi nở mủi:

- Để tôi chọn hàng thì ai vô đây mà hơn tôi được!

- Vậy sao!

Tôi máng cái áo ca-rô vào lưng ghế cho thẳng nếp rồi đi ngủ lấy lại sức vì đã đi bộ trong chợ Trời hơn ba tiếng đồng hồ. Thấm mệt!

-Tôi mua cái áo này ở chợ Trời mà! Tôi nào có lấy ái áo của ai đâu, sao ông nói vậy?

Tôi vùng vằn:

- Ông ơi! Ông đừng nói như vậy mà tội cho tôi. Tôi mua cái áo ca-rô này ở Flea Market mà! Ông đừng nhìn ẩu tôi không tha thứ cho ông đâu. Nè, giựt nè, cho mày …chết! Chết!

- Ba! Ba ngủ mơ gì vậy ba?

- Anh, anh nói gì mà tôi không hiểu gì hết vậy?

Vợ con lay tôi thức dậy nói cho tôi biết tôi nói chuyện phát thành tiếng. Tôi ngớ người, nhớ ra là trong mộng mị tôi đã cãi cọ với một người đàn ông đòi tôi trả lại cái áo ca-rô.

Vợ tôi sững sốt:

- Quần áo ông mua ở chợ Trời có thể là…

Con tôi nói hớt:

- Quần áo đồ dùng của người chết người sống giữ lại đem ra bán ở chợ Trời đó ba mẹ à!

Tôi nhớ lại trong khi mệt mõi ngủ gật đã gặp một thanh niên nhất định đòi lại cái áo ca-rô tôi vừa mua ở chợ Trời. Ông ta cho tôi biết ông hay mặc cái áo này mỗi khi đi dự tiệc. Ông rất yêu quý cái áo trên quyết giữ nó làm bảo vật. Ông ta giành giựt bóp cổ tôi thiếu điều nghẹt thở, tôi vẫn không buông áo và sau cùng tôi đạp vào bụng hất ông ta ra xa. Tôi nhớ rõ ông ấy mặc quần áo trắng. Tôi cố moi trí óc nhưng cũng không nhớ ra chỉ rõ một hiện tượng là tóc ông ta rất dài, dài quá gối. Đặc biệt ông không nháy mắt chỉ thấy một hố sâu trắng sát. Lưỡi ông ta dài, dài lắm lòe ra che càm. Miệng rộng để lộ hai hàm răng trắng cắn chặt, trợn trạo kèn kẹt. kèn kẹt.

Sáng hôm sau tôi ra phố bất ngờ bị một ông Mỹ sồn sồn ngoài 60 vịn vai:

- Ông Rowithgenton! Cái áo này anh mặc hơn 10 năm rồi mà cũng chưa rách. Thất là precious shirt đó anh Rowithgenton!

Tôi xoay lưng lại ông Mỹ nhận ra tôi là người Việt Nam, ông ta xin lỗi:

- Im sorry! I forgot! Oh! Mr. Rowwithgenton passed away more than 10 year!

Tôi hoảng hốt ba chân bốn cẳng chạy vội về nhà, vội vàng lột bỏ áo ca-rô. Vậy là sau giấc mộng, hôm nay gặp ông Mỹ “chào mừng” mới biết rằng cái áo này của Rowithgenton, một người đã chết cách đây hơn 10 năm!

Thôi thôi, đành phải từ giã cái sơ mi ca rô.

Trần Đông Thành

Ý kiến bạn đọc
15/04/201215:50:20
Khách
Cám ơn tác giả, thì ra người VN mình kiêng cử là chuyện có thật. Trước kia anh rể tôi chết, chị tôi rất giàu đồ đạc đem cho nhưng người VN không lấy còn người Úc không biết thì lấy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,555,855
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến