Hôm nay,  

Lưu Mã Gặp Lộc

05/04/201200:00:00(Xem: 280926)
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài mới của tác giả.

Anh Đức bạn tôi có hai đứa con, sinh cách nhau 5 năm.... lần nào vợ sanh cũng nhờ tôi coi giùm tử vi. Lá số hai đứa khác nhau nên số phận, công danh sự nghiệp cũng khác nhau. Cả hai đều qua Mỹ tốt nghiệp đại học, cùng có bằng y tá RN, cùng lấy vợ lấy chồng con nhà khá giả, cùng có nhà cao cửa rộng sau khi ở riêng, nhưng mức độ công danh sự nghiệp lại khác nhau.

Con gái nhờ phước đức đời trước, không làm mà lộc tự nhiên đưa tới ung dung hưởng, nằm ngửa cho trái rụng vô miệng ăn.. Con trai thông minh bản lãnh, nhưng kém phước hơn, phải làm việc mới có tiền, như ngừời phải nhổ cỏ, bón phân,tưới nước, cây mới có trái, rồi phải leo lên hái xuống ăn. Trung Lâm sinh giờ mùi,23 tháng 7 Qúi sửu 1973,có Hóa Quyền, Thái tuế,long phượng hổ cái tại Mệnh, nên đẹp trai, thông minh lanh lợi, thich chỉ huy nguời khác , đi làm nắm toàn chức leader, counselor, manager… nhưng hay bỏ job, mất job, tiền bạc xài hoang nên hay túng thiếu vay mượn ( Song Hao đóng cung Tài)… Yên Hà giờ tý , 25 tháng giêng, Mậu ngọ 1978, đại phúc tinh Đồng Lương đóng MệnhThân, nên hiếu thảo, thùy mị, phúc hậu, thương người, không cần đi làm vẫn có nhà cao cửa rộng, làm chủ cây xăng lớn buôn bán tấp nập ( Song Lộc đóng tại cung Điền).

Năm 1991, Trung Lâm học lớp 12, trở chứng không lo học hành lại bồ bịch trai gái, giao du bạn xấu, lái xe gây tai nạn, lãnh tickets liên miên,thi trung học rớt phải học lại hai lớp hè mới đựợc cấp bằng HighSchool . Tôi tài tử vi lúc đó còn yếu, nên bảo anh, “ lá số nó tốt lắm, ngặt vì đang ở đại hạn xấu 14-23 tuổi bị Triệt, có Tham lang hãm địa bị Không kiếp chiếu, nên mới bê bối như vậy, anh nên tới văn phòng một thày tử vi nổi tiếng ở Little Saigon nhờ giải đoán tương lai,hướng nghiệp cho nó”. Ông thày phán:

-Thằng này có nhiều cách hay, tuổi Sửu Mệnh lại đóng cung Sửu,có QUyền và tứ linh, Khôi việt,lại giáp Quang QUí .THÂN ở Phúc có Nhật Lương miếu địa ở Mão, được NGuyệt sáng,Hóa Khoa, Khúc, Mã ở Hợi tại THÊ chiếu lên, “ Âm dương xương khúc nhi đắc lực”, coi các cường cung chỗ nào cũng thấy khoa bảng,quyền hạn, danh chức…, sau này chắc chắn sẽ thành bác sĩ.

Ông nói như đinh đóng cột:

-Thân nó có THiên Lương + Thiên Y. THiên lương mà đi với Thiên Y…là Lương Y, là sô làm thày thuốc, cho dù có học ra kỹ sư, kiến trúc sư, business gì đi nữa rồi sau cũng quay về ngành thuốc thôi...Tin tôi đi. Thằng này hưởng ba đại hạn tốt liền, tức 30 năm đại phú đại quí, từ 24 đến 54 tuổi. Sô nhờ vợ, vợ vừa đẹp, vừa khoa bảng, vừa con nhà giàu.

Tôi góp ý:

-Tôi thấy nó “Mệnh Triệt, Thân Tuần”…mà tánh lại lười biếng ham chơi, xài hoang, con gái theo nườm nượp, ít khi thấy nó đọc sách hay cặm cụi viết lách …làm sao mà học bác sĩ cho nỗi.

Ông thày cười mũi:

-Hừ… như tôi thấy bên Việt nam, nhiều ông đâu có học hành gì mà cũng lên làm Tổng thống, bí thư, thủ tướng, bộ trưởng, tướng tá tùm lum ..…Mệnh bị Triệt thì ấu thơ lận đận, tánh tình lừng khừng, bất quyết..nhưng tới năm 24 tuổi, sang đại hạn “Nguyệt lãng thiên môn” ở cung THÊ tại Hợi, gặp “ Âm dương xương khúc khôi việt”, thì sẽ tha hồ hưởng vinh hoa phú quí….

Quả nhiên mấy năm sau, đúng 24 tuổi, tử vi vô đại hạn Nguyệt lãng thiên môn,tức “trăng sáng dạo ngang cửa Trời”, nó được tuyển nhận vào trường Y, nhưng là trường “ Y tá” 3 năm đào tạo “registered nurse”. Anh Đức cũng mừng, bảo tôi,” Thôi , cũng đuợc , không học nỗi bác sĩ , dược sĩ thì ít ra làm RN cũng quí, nghề này ở đâu cũng cần, sau này có tiền học thêm lên cao, lấy bằng nurse practionnner thì quyền lợi cũng ngang như y sĩ, có quyền khám bệnh cho toa.” Tôi cũng an ủi anh:

- Vô được chương trình RN 3 năm này đâu phải dễ anh, phải lấy hết các lớp general requirement, lấy thêm 7 lớp pre-requisites như biology, physics, chemistry,Toán, Tâm lý học….v.v.. với điểm A hay A- mới có hy vọng, một năm 4 năm ngàn sinh viên apply mà họ chỉ lấy có 55 người với điểm A cao nhất”.

Ba năm sau, Lâm tốt nghiệp B.S về Nursing, cọng thêm cái RN licence, chưa kịp lãnh bằng đã được một nhà thương lớn ở San Bernardino offer cái job hành chánh với lương 60 ngàn. ANh Đức kể Lâm chỉ deal với bác sĩ, ký giấy tờ,chỉ huy mấy y tá LVN dưới quyền, không phải chích thuốc, đo mạch, săn sóc bệnh nhân, lại được ông “xếp” Mỹ thương, chỉ dẫn truyền đạt kinh nghiệm,khen thưởng, cất nhắc. Sau 2 năm, ông “xếp” bỏ qua làm cho một nhà thương khác với chức “supervisor” lương cao hơn, ông gọi nó bỏ job,qua theo phụ tá cho ông, lương 65 ngàn, làm counselor. Chức vụ này nhàn hạ, chỉ ngồi bàn giấy khuyên nhủ các bệnh nhân ghiền rượu, xì ke, ma túy, nghiên cứu hồ sơ, ngân sách tiểu bang, rồi chuyển họ tới các trung tâm cai nghiện thích hợp..

Năm 32 tuổi, Trung Lâm cưới vợ, con gái của một nhà đại phú ở L.A. Anh Đức và ông bà xui gia phụ tiền giúp con cái mua nhà lầu ngói đỏ mới toanh 400 ngàn ở riêng. Lâm buồn chán với công việc giấy tờ tẻ nhạt và mức lương dậm chân tại chỗ so với mấy đứa bạn thân làm nha sĩ, kiến trúc sư giàu có. Nó lẳng lặng bỏ job, nhảy qua lãnh vực business, nộp đơn apply xin vào làm cho trung tâm bán lẻ Target, được interviewed tới 3 lần, đuợc ngay job mới 75 ngàn. Đại hạn 24-33 sáng trưng nên công danh cứ đi lên, bỏ job này có job khác tốt hơn ngay. Lâm làm supervisor cho một tiệm Target, quản lý việc mua bán, lo “supply” hàng hóa đầy đủ trong tiệm, thỉnh thoảng ra bến tàu ở Long Beach, khám xét hàng hóa xuất khẩu từ Trung quốc gửi sang, chỉ huy đâu khoảng hai chục nhân viên.Anh Đức thấy lương cao,Target là công ty lớn toàn quốc, cũng mừng.

Thời gian này Lâm rất bận, anh chị Đức than về hưu nhàn hạ,ở không cả tháng có khi không thấy mặt nó ghé nhà thăm. Nó kể công ty gửi đi tu nghiệp nhiều khóa về nghệ thuật chỉ huy ở San Diego. Nó kể cấp trên thường xuyên theo dõi , đánh giá tỉ mỉ thành tích tiến bộ của nó để quyết định sa thải, hay thăng chức, nên lúc nào đầu óc nó cũng căng thẳng, ngủ không ngon giấc . Cho nên, sau 3 năm “cày” cho Target , nó “quit” job, nghỉ nằm nhà ăn tiền thất nghiệp, mà dấu không cho anh biết.

Mãi về sau, Lâm mới tâm sự với ba nó thời gian 3 năm đó rất là khổ sở, điên đầu (stressful), chẳng những nhà xa chỗ làm tới một tiếng rưỡi lái xe trên freeway, chóp bu Target còn huấn luyện nó theo tiêu chuẩn tiên tiến,áp dụng kỷ luật nghiêm khắc, đòi hỏi supervisors như nó phải có tiến bộ rõ rệt, đầy đủ kinh nghiệm thương trường,biết cách tiết kiệm cho công ty, để trong tương lai đứng ra gánh vác đảm nhiệm công ty mẹ, khiến nó ngày đêm lo lắng, đến nỗi có lần gội đầu,soi gương, kinh hãi thấy chỏm tóc đen giữa đỉnh đầu rụng đâu hồi nào, lộ ra một đốm da tròn trắng hếu như nguời hói tóc. Bù lại, cũng nhờ Target gửi đi training nhiều nơi về nghệ thuật chỉ huy (leadership skills) mà nó có nhiều kinh nghiệm sáng giá về lãnh đạo, quản lý (management) nói năng rành rọt mới được SONY chọn.

Lâm kể sau khi bỏ Target, ăn ngủ thoải mái vô tư, tóc ở đỉnh đầu nó từ từ mọc lại đen như cũ, thật là kỳ diệu. Nó làm tạm manager cho workshop của cha vợ nó, chế phụ tùng máy bay cho chính phủ. Anh Đức luôn nhắc con nhớ “renew” cái RN licence 2 năm một lần, kết quả của công lao học 6 năm college, đừng để quá hạn tiêu tan công trình đèn sách.Tôi cũng nói vô, ”cháu cứ ráng giữ active cái licence RN, lỡ hãng có lay off, thất nghiệp, có thể trở về nhà thương, hay nursing homes làm director, 70 ngàn một năm cũng đỡ.” Nó chỉ ậm ừ dạ chứ không tỏ vẻ thích thú gì với nghề này. Một năm sau , nó nộp đơn xin vô quản lý điều hành cho SONY ở chi nhánh Los Angeles, lúc đó đang tuyển đám chỉ huy trẻ, thay thế lớp già sắp về hưu. Anh Đức lo lắng cằn nhằn:

-Con “nhảy” job hoài, họ không dám mướn đâu, coi resume thấy con nhảy hoài, họ sợ có ngày con lại nhảy đi chỗ khác trả cao hơn, uổng công lao họ “training”.

-Bên Mỹ là vậy đó ba à,càng làm nhiều chỗ khác nhau, rút tỉa kinh nghiệm đủ loại khác nhau,kiến thức nhiều, họ mới trọng mình, tin tưởng, giao phó cho mình chức vụ cao hơn.

SONY interviewed nó tới 4 lần, lần nào cũng năm sáu ông tai to mặt lớn ngồi quanh bàn thi nhau liên tục hỏi đủ mọi vấn đề của nghề quản lý điều hành thương mại. Kết quả được SONY nhận, cho làm “operarion manager” với mức lương 92 ngàn, nhưng làm “ca” khuya từ 10 giờ đêm tới 6 giờ sáng (graveyard shift).

Lúc đó là cuối 2007, Lâm 35 tuổi, kinh tế Mỹ bắt đầu có dấu hiệu sa sút,nhưng SONY vẫn làm ăn đuợc.Vợ Lâm có bầu lớn, thấy chồng được job tốt, bèn nghỉ làm, ở nhà chuẩn bị sanh đẻ nuôi con . Anh Đức tâm sự, mừng công danh con lên vù vù, nhưng lại lo sức khỏe Lâm suy xụp vì thức đêm liên tục, lấy đêm làm ngày, lấy ngày làm đêm.

Đùng một cái, qua 2009, ở tuổi 37 , Lâm bị SONY cho nghỉ việc vì kinh tế suy thoái, ngân hàng vỡ nợ, hãng bán không được hàng. Lâm dấu kín không cho cha mẹ bà con hay, nằm nhà ăn tiền thất nghiệp. Vừa may, vợ xin được job mới đi làm lại, giao con cho chồng giữ, nghe lời chồng dặn, dấu không cho cha chồng biết. Mấy tháng sau, do một lần hai đứa gây lộn, cãi cọ, thấy anh tới thăm cháu nội, nó mới hé môi xì ra sự thật. Anh tức giận la:

-Sao mất job mà nín thinh? Thất nghiệp có gì là xấu, thời buổi này ai mà lại không thất nghiệp?”.

Lâm đỏ mặt, lúng túng phân trần:

-Không phải. Tại con không muốn ba má lo lắng, nên dấu. Ba biết, sẽ lại bắt con làm y tá nữa. Ba đừng lo, nay mai sẽ có job khác bây giờ đó. Con đang tìm trên mạng.

Tôi thấy tình hình kinh tế suy xụp chung khắp thế giới, nhà cửa ở Mỹ đâu đâu cũng bị kéo lia chia, khuyên anh Đức thông cảm cho con. Mệnh nó có Hóa Quyền, tự ái cao, không muốn ai thương hại nó bị mất job. Bên Mỹ, đâu có ai giữ mãi một job suốt đời. Coi tử vi nó vô đại hạn 34-43, có THIÊN PHỦ. Thiên Phủ thì tiền bạc dồi dào, nhưng “Phủ mà gặp Tam không thì “tiêu”. Rõ ràng là Thiên phủ nó đang bị Địa không, Tuần không, Thiên không 2 ba phía chiếu lại, lại bị Đia Kiếp hãm địa trên cao đâm xuống nữa, bảo sao mà không mất job, vợ chồng lục đục, cãi cọ có lần đòi ly dị. Ngày xưa,còn trong đại hạn 14-23 lúc trẻ, Tham lang hãm địa của nó cũng bị Không Kiếp đó chiếu mà thi rớt,tông xe, què chân, chống nạng, bồ bịch trai gái, mượn tiền credit nhà bank thâm nợ phải khai bankcrupcy … làm cha mẹ điêu đứng hao tài. Có điều, đại hạn này Liêm Phủ đều “miếu địa”, thì căn bản tài chánh vẫn vững, có nhà cửa, xe cộ đắt tiền, có vợ đi làm, có bank savings, có cha mẹ vợ giàu, vẫn hơn ngày xưa lêu bêu tay trắng, đi xe cà tàng, ở chung cư nghèo với cha mẹ thất nghiệp. Anh Đức cũng tự an ủi: ”Thôi, trong cái rủi có cái may, như vậy nó khỏi làm ca khuya mất sức.Vả lại, Obama cho ăn tiền thất nghiệp gia hạn tới 18 tháng kia mà. Còn dư thời gian tìm việc mới.”

Qua năm 2010, anh luôn thôi thúc nó xin làm nhà thương lại, nhiều bác sĩ Vn qua Mỹ học lại y khoa không nỗi, muốn lấy bằng RN đi làm mà không được,tại sao mình chê, nó ấp úng thú thật cái RN licence quá hạn lâu rồi vì đã không thèm “renew”.

-Con không thích làm trong bệnh viện, suốt ngày phải tiếp xúc với con bệnh đau yêu rên rỉ, sơ sểnh để họ chết là gánh trách nhiệm, hố sơ có tì vết xấu, bị sa thải…Mà lương thấp nữa.

-Thì kiếm chỗ nhàn hạ mà làm…làm hành chánh lại đi.

-Ba không biết chứ lúc này bệnh viện ế ẩm,nhiều người thất nghiệp không có benefit bảo hiểm y tế.Medicare cho nguời già cũng cắt giảm, nên nhiều nhà thương phải đóng cửa, hay đuổi bớt y tá, bác sĩ.. Bệnh nhân có bệnh, tự đi mua thuốc ở pharmacies chữa, không tiền vô bệnh viện , nên y tá cũng thất nghiệp...

Suốt 12 tháng, Lâm cứ ngồi nhà giữ con, check Internet, apply các job về management,mỗi lần họ gọi đi interview, gửi con cho láng giềng babysit, hấp tấp lái xe đi , có lần vào được lần “final”, nhưng vì đòi lương cao quá tiêu chuẩn nên bị “xù”. Có lần công ty nhận nhưng bắt làm ca khuya, vợ nó không chịu. Anh Đức hỏi:

-Lúc interview, họ cho biết lương, hay hỏi ý con muốn bao nhiêu ?

-Họ hỏi ý con. Con nói cái “range” con muốn là từ 75 tới 85 ngàn. Họ nói ban giám đôc sẽ họp lại, rồi cho biết sau.Rồi họ trả lời hãng cần tái kiến trúc lại,ngưng tuyển nhân viên.

-Trời đất !. Thời buổi này mà đòi lương trên trời duới đất. Tiền đâu họ trả cho con giá đó.Sáu chục, sáu lăm là OK rồi

-Vợ con nó nói trả lương thấp đừng thèm làm,tốn tiền xăng lái xe tới hãng hai bận đi về, tốn tiền trả babysit, tiền ăn tiệm, lại bị đánh thuế nhiều,chẳng thà ở coi con còn hơn.

-Thì ai sao mình vậy …Phải tự đăt vào hoàn cảnh làm chủ business của họ trong giai doạn bấp bênh này chứ. Biết họ làm ăn lời hay lỗ mà trả nỗi lương cao ,họ còn trả tiền benefits bảo hiểm y tế cho mình nữa chứ đâu phải chỉ tiền lương thôi…Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Biết có mình thôi, thua là cái chắc. Thôi, lấy mấy lớp “update” lại cái bằng y tá cho rồi, kẻo sắp hết tiền thất nghiệp tới nơi là bay nhà bay cửa. Cái nhà một tháng trả tới 2500, một mình vợ con nó làm cực nó nhăn, rồi thiếu hụt nay mai lại sinh ra cãi lộn, đánh lộn ra tòa ly dị bây giờ. Trăm chuyện gia đình lủng củng đi tới bỏ nhau ở xứ Mỹ này,đa số đều bắt đầu từ vấn đề tiền bạc, làm con cái khổ lây.

-Để con ráng apply thêm...Con quyết đeo đuổi nghề này, hạp với khả năng con. Khi nào cùng đường, con sẽ lấy lớp “update” bằng nurse lại…

Tháng 6 năm đó, tiền thất nghiệp hết, Lâm vẫn nằm nhà giữ con, coi tivi, không thấy tia hy vọng nào le lói, anh Đức mỉa mai:

-Thôi không muốn làm y tá thì đi bán xăng cho Yên Hà cho rồi…Manager không phải là một cái nghề. Y tá, sửa xe, thợ diện, dạy học, computer…mới là cái nghề. Công trinh ăn học như thế là tiêu, con bây giờ khác nào đứa không có bằng cấp, chỉ có thể đi bán xăng, cắt cỏ như tụi Mễ.

Hôm Christmas tháng 12, Yên HÀ có bầu đứa thứ nhì gần sanh nên chị Đức bay qua Texas ở, giữ thằng cháu đầu cho HÀ rảnh tay ra coi tiệm, nó mời anh Đức và tôi tới nhà ăn reveillon, kể ba lần interview mới đây vô tới “final” cũng đều tuột luốt, cha mẹ vợ nó lại bao tiền cho hai vợ chồng với đứa con 4 tuôi đi tour Pháp chơi 2 tuần đầu New Year. Lâm than không có tiền đem theo, để ổng bã bao ăn hoài cũng kỳ, anh Đức thấy tội, mượn credit card cho nó 800$ mang theo.

Giữa tháng1 năm 2012 hai vợ chồng Lâm về lại Mỹ , anh Đức đang chuẩn bị sắmTết, nghe Yên Hà gọi qua, nói anh Lâm gọi xin mượn mấy ngàn trả tiền mortgage, trễ tiền nhà 2 tháng nay,đang bị nhà bank thôi thúc. Anh thất kinh, tức quá, mắng Lâm:

-Tôi nói có sai đâu. Đã nói rang đi học lại, update cái bằng RN , đi làm nhà thương ,kẻo mất nhà, cứ ngoan cố luời biếng nằm nhà, há miệng chờ sung rụng. Bây giờ đến nước này rồi làm sao đây? Thôi, cho họ “kéo” nhà cho rồi. Vay mượn càng ngày chỉ càng sa lầy thôi…Tôi cũng bó tay. Hay rao bán nhà đi, về ở chung nhà ông bà già vợ cho rồi.

Anh vùng văng bỏ về, cả 2 tháng liền không thèm gọi Lâm. Tết nhất buồn thiu, cha con không ai gọi thăm ai. Sáng 23 tháng 3 nghe bà xã báo tin Yên HÀ sanh baby gái, mẹ tròn con vuông, anh email đồng loạt cho các nguời thân báo tin vui, kể cả Lâm, nhưng không nghe bà xã nhắc gì đến Lâm, thắc mắc không biết vợ chồng Lâm có biết điều gọi qua chúc mừng em gái không, vì nó đã tử tế cho mươn tiền trả mortgage. Qua 24, trúng thứ bảy, nén tự ái, anh bấm số cell phone,gọi con dâu hỏi thì gặp ngay thằng con bắt phone.

-Có…con gọi nó chúc mừng rồi.

-Mắc nợ nó mấy ngàn, không chịu đi làm, rồi lấy đâu mà trả lại?

-Có việc làm rồi, 80 ngàn một năm, thêm bonus 10% 1 năm…Đầu tháng tới bắt đầu.

-Cái gì? 88 ngàn? Thiệt hay giỡn ? Hãng nào mướn?

-Hãng tên “Preferred choices”, gốc ở Illinois, có chi nhánh ở hầu hết tất cả các tiểu bang,tại Cali có 2 chi nhánh ở San Francisco và Los Angeles , hang chuyên cung cấp foods cho các hãng máy bay,hotels,xưởng thợ, và học khu trên toàn nước Mỹ. Hồi giờ con chỉ làm operation manager, bữa nọ apply đại cái job “general manager” này họ post trên mạng , ai dè sau 3 lần interview, sáng thứ sáu ,Human resources gọi offer job cho con. Con sẽ làm tại LOS,gần nhà, từ 6 am tới 4 pm. General là cao hơn operation 1 bậc. Con yêu cầu gửi văn kiện “job offer “ bằng giấy cho chắc ăn, họ liền email cho con in ra, con hẹn thứ hai sẽ trả lời.

Anh Đức nín thở, sững sờ nghe con kể, bán tín bán nghi. “ Cảm ơn Trời Phật”, anh lẩm bẩm. Lâm nói tiếp:

-Trước job này, cũng một hãng ở Illinois cung cấp phụ tùng thiết bị cho các giàn khoan dầu, qua đây interview con 2 lần, thích con, gửi vé máy bay khứ hồi, bao hotel ăn uống mấy ngày, mời con bay qua Chicago interview lần cuối cùng với một candidate Mỹ khác nữa ở tiểu bang xa, nhưng sau họ trả lời là con giỏi về technical hơn nguời kia, nhưng nguời kia có kinh nghiệm về Sales hơn con, và lại đòi lương thấp hơn ,nên đã chọn nguời kia. Ba biết, mỗi lần tràn đầy hi vọng,khấp khởi mừng, tưởng thắng lớn tới nơi, nghe họ “xù” một cái mà tai ù mắt mờ…tay chân bủn rủn muốn xỉu, châu thân rã rời như ai vắt hết máu trong người, kiệt sức gượng lại không nỗi nữa…bệnh mấy ngày luôn…NHưng con vẫn kiên nhẫn, tiếp tục apply hãng khác, lần này tình cờ cũng ở Illinois, nhưng chuyên ký giao kèo cung cấp thức ăn cho nhiều hãng máy bay, trường học, hotels…với giá rẽ, nên hi vọng hang sẽ không bị lỗ lã thất bại như SONY. Sony chở hàng từ Nhật qua Mỹ xa, tốn kém nhiều, nên giá thành mắc, bán không được mới lỗ nặng. Các hãng làm ăn bây giờ nhiều nên họ tranh nhau tiết kiệm cắt giảm sở phí, chuyên chở, nhân công, để trúng thầu hợp đồng cung cấp cho các nơi cần, managers phải biết cách tiết kiệm càng nhiều càng tốt cho hãng, họ mới mướn. Hãng này lấy công làm lời, nên không sợ lỗ như Sony. Ba biết, từ OM(operation manager) lên GM (general manager) là một khoảng cách rất xa, đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm, không phải dễ đâu,GM chỉ dưới Director một bậc, Director lên VP(Vice President), rồi lên President. Làm tới VP là nhàn lắm, đi thanh tra thôi,mà ăn lương toàn 200 ngàn trở lên…Con hi vọng vài năm nữa lương con sẽ lên 100 ngàn, ba thấy có ai mới 38 tuổi mà được như con chưa? GM như con là chỉ huy toàn bộ chi nhánh ở L.A, cai quản mấy trăm người, quyền hạn rất lớn .

-Làm manager cho hãng tư, trên 55 sáu chục tuổi là nó hay cho nghỉ việc, mướn tụi trẻ năng dộng tháo vát lên thay thế, lúc đó con sẽ làm gì? Lúc đó già rồi, ai mướn ? Còn làm công chức, nhà thương, càng già cáng nhiều kinh nghiệm, không thể cho nghỉ ngang được, có nghiệp đoàn bảo vệ, nên job vững tới già..

- Làm GM rất khó lay off, vì khó kiếm đuợc nguời GM có đủ bản lãnh kinh nghiệm điều khiển tổng quát. Bộ ba tưởng dễ làm đuợc manager lắm sao? Ba ở xa con 10 mấy năm nay, đâu có biết con thông minh và khôn khéo như thế nào. Con bỏ Target, Sony mà vẫn thường xuyên liên hệ tốt với ông boss 2 chỗ đó, nên sau khi họ interview con, check references hỏi hai ông đó về con, nghe khen ngợi con hết mình, mới cho con job này. Con trải qua 10 mấy lần interview với các tay gộc rồi, gặp ai lần đầu, chỉ nghe họ nói chuyện 2 phút là biết đụợc ngay họ thuộc loại nào, biết cách trả lời làm họ hài lòng, thích mình.. Ba chưa nghe con trả lời mấy ông già interview con đâu. Họ gật gù chăm chú nghe con nói, trong lúc nói, con luôn dùng chữ tắt của những từ chuyên môn về kỹ nghệ,kinh doanh con học được qua kinh nghiệm 13 năm làm với bệnh viện,Target,Sony, mà chỉ ai trong ngành nghe mới hiểu thôi, chẳng hạn như IET, ba biết là gì không? Là “Import & Export Transportation”vv…Hai năm nay thất nghiệp, ba tưởng con nằm nhà chơi không hả? Con vẫn tiếp tục học hỏi thêm trên mạng những sáng kiến mới, từ ngữ mới trong ngành management,.Không phải khi interview mình nói lưu loát là được job đâu. They observe the way you talk, see how strongly you believe in what you talk…They ask you tricky questions and bring up problems, see how you handle them, how quick- minded you are…You have to make them trust you and believe you can do what you say…

ANh Đức nghe Lâm huyên thuyên nói ,tự tin,rành rọt, tiếng Mỹ chắc nịch, mạnh bao, lưu loát y như dân Mỹ giám đôc,cảnh sát chính cống, há hốc mồm, choáng váng biết lâu nay đánh giá thằng con quá thấp, tưởng nó vẫn là đứa trẻ “playboy”ngày xưa nông cạn,lêu lổng hoang đàng. Té ra ông thày tử vi năm xưa coi sai, nó theo con đường làm giám đôc có vẻ thành công quá, đâu có chịu làm lương y. Qua thứ hai, anh gọi phone hỏi đã trả lời NHẬN job chưa, nó nói RỒI, hãng đã mua vé máy bay, book hotel sẵn 1 tuần bên Illinois mời nó qua ký giấy tờ, giới thiệu chóp bu, và training sơ khỏi.

Anh vui vẻ hỏi tôi năm nay đại tiểu hạn nó trùng phùng, có Phủ gặp Tam không,Địa kiếp mà tại sao lại “hên” vớ được job thơm, tôi cầm lá sô coi kỹ lại, thấy “Lưu niên đại hạn” nó năm nay đóng Mệnh, có HÓA QUYỀN ,Thái tuế, giáp Quang Quí,hội Long phượng hổ cái,Thiên Việt Thiên phúc, thì ra là nhờ cái này. Chưa hết, Lưu Thiên Mã nó năm nay đóng ở Dần, được Hóa lộc ở Thân chiếu thằng xuống thành cặp “Lộc Mã”. Lưu Lộc tồn nó lại đóng chung với Mã cố định ở Hợi. Năm nào mà Lưu Lộc gặp Mã , hay Lưu Mã gặp Lộc, không cứ Lộc Mã phải đóng ở cung tiểu hạn, là chắc chắn năm đó tiền vô ào ào. Có Quyền, có Lộc Mã, tứ linh,Thái tuế, là công danh tiền bạc bộc phát, đúng y chóc. Tử vi thật là kỳ diệu.Tôi trấn an anh Đức:

-Anh yên tâm ,nêu nó giữ được job này qua tới sang năm thì sẽ làm luôn tới hết đại hạn 34-43, vì sang năm 2013 tiểu hạn vô cung Thê, có “Âm dương xương khúc khôi việt” tha hồ bốc, năm tới nữa 2014 có Song lộc, năm tới nữa 2015 có QUYỀN. Hạn Thiên Phủ gặp Tam không này, như vậy chỉ tác hai nó có 3 năm vừa qua thôi, có lẽ nhờ cung Phúc đức tốt. Đại hạn 44-53 tới của nó có Bạch hổ miếu địa ở Dậu , còn thăng tiến bạo hơn, tiến lên Director,VP như chơi. Con anh Mệnh có Hóa Quyền, hai mắt to, sáng quắc, có uy, có biệt tài lãnh đạo,chí nó lớn như chim đại bàng, không phải chí nhỏ của con chim sẻ bồ câu mổ gạo dưới đất, cứ đê nó thử sức, tự do vùng vẫy trên trời đi, đừng bắt nó suốt ngày lẩn quẩn bên giường bệnh nhân làm job an toàn buồn chán. Anh thuộc thế hệ tỵ nạn thứ nhất, lớn tuổi an phận tri túc không dám ngó lên, chứ nó thuộc thê hệ thứ hai, suy nghĩ như Mỹ, có quyền nhìn cao hơn mình. ”Con hơn cha là nhà có phúc”, anh nên mừng vì con, thay vì trách cứ nó mới phải.

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
19/04/201222:03:59
Khách
Trả lời Tu lê:
Nhiều ngừoi ở vN vẫn tưởng nhà bên Mỹ, hễ mua là trả off hết, không biết rằng chỉ cần đặt cọc, DOWN 5% ,10% hay 20% giá nhà thôi, chỗ còn lại phải vay nhà bank theo phân lời 4%,5% hay 6%,7% rồi trả góp 30 năm mỗi tháng một hai ba ngàn $. Nếu mất job là không có tiền trả morgage hàng tháng, sẽ bị tịch thu sau 6 tháng, mất hết tiền cọc 20% lúc đầu.
Cha mẹ chỉ giúp cho tiền down thôi, làm sao đủ tiền cho nguyên cái nhà 400 ngàn đuọc. Chỉ có đại gia ở VN rửa tiền, hay giàu sụ, mới trả tiền mặt như vậy cho con qua Mỹ du học ở thôi.
20/04/201219:01:07
Khách
Văn chương gì mà lê thê quá! Thật hết nói cái ông thầy này!
07/04/201218:20:26
Khách
Con người không bao giờ biết đủ nên sẽ còn vất vả và lận đận dài dài. Cũng may ông này không đổi vợ như đổi job chứ nếu không thì cả đời không ra thể thống gì cả vì cứ chạy theo tiền tài và sắc dục.
06/04/201215:12:31
Khách
Mấy ông Bắc Kỳ này sao mà căng thẳng tiền bạc dữ vậy cà, phải này phải nọ, qua xứ Mỹ cho đáng đời.
12/04/201218:45:43
Khách
Cảm ơn t/g đã đóng góp một câu chuyện thực tế ở cuộc sống để có mà đọc.
12/04/201207:22:45
Khách
Chỉ có điều lạ la đa mua nhà 400000usd,phần sau lại nói là nhà sắp bi lấy vì o có tiền thuê
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,319,555
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.