Hôm nay,  

Show and Tell, và Giày Tím...

02/04/201200:00:00(Xem: 241503)
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả là một tự truyện gia đình thương yêu.

Các bạn ở Mỹ có lẽ đều quen thuộc với ba chữ “show and tell”, nhất là những bạn đã có con đến trường như tôi. Nhưng các bạn ở VN tôi không chắc lắm vì chương trình học có khác. Đây là một tiết mục dành cho học sinh Mẫu giáo, tập cho con nít dạn dĩ ăn nói trước đám đông. Mỗi tuần một lần, các em phải đứng trước lớp trình bày về một đồ vật mà em ưa thích. Một trong những đề tài quen thuộc nhứt là nói về món đồ chơi em thích nhứt: nó là cái gì, ai cho em , nhân dịp nào…Sau đó món đồ chơi ấy sẽ lần lượt chuyền tay cho các bạn xem qua. Tất nhiên em rất vui nếu món đồ chơi ấy được các bạn tán thưởng.

Lúc cháu lớn Kevin của tôi học mẫu giáo với cô giáo người Hoa tên là Ms.Wong tại nhà trẻ trực thuộc nhà thờ Cơ Đốc giáo của thành phố Milpitas, em gái Tường Vân Valerie đang nằm trong bụng mẹ chờ ngày ra đời. Mỗi sáng đưa đi, hay chiều đón về, chiếc bụng bầu của mẹ Kevin là một niềm vui chung cho cả lớp, kể cả cô giáo. Cả một lớp khoảng 20 em đều biết bạn Kevin sắp sửa có em và lấy làm thích thú hỏi han đủ điều. Em bé là con trai hay con gái? Khi nào sẽ ra đời? vv và vv. Mỗi lần mẹ Kevin có dịp ngừng lại lớp nói chuyện cùng cô giáo là in như cả chục cô cậu tò mò vây quanh cái bụng to tưóng sắp sửa khai hoa. Vài em cả gan xin được sờ vào bụng mẹ Kevin xem coi nó…cứng hay mềm. Mẹ Kevin cũng chiều tuốt. Một cô nhỏ đang thí nghiệm bỗng em bé bên trong chuyển mình đạp cho một cái làm cô bé hoảng hồn. Thế là cả lớp thích thú nối đuôi nhau xin được để tay với hy vọng được em bé bên trong… đá cho một cái.

Không biết bé Valerie có thích đùa với các anh chị hay không mà hầu như đứa nào cũng khoe là được em bé đạp. Có cậu Mỹ con còn suýt soa nói là nó đá tao mạnh quá bây giờ vẫn còn đau (!?). Một cậu khác lém hơn chỏ miệng vô bụng nói : “Hello, tên em là gì?” Xong cậu ta áp tai vô nghe mấy giây, rồi quay lại nói với mấy đứa bạn: Nó nói nó tên là Valerie. Mấy cô bé chung quanh dĩ nhiên là không tin, nhưng khi được mẹ Kevin xác định sẽ đặt tên bé là Valerie, đều sững sờ, đúng là không tin cũng phải tin dù đó…không phải là sự thật! Các cô quên rằng cậu bé láu lỉnh đó là bạn cặp kè buddy- buddy của Kevin trong trường thì chuyện gì mà không biết?

Thấy các bạn ái mộ em bé của mình quá xá, Kevin nghĩ ra một ý táo bạo: Đem em bé vô lớp để show and tell. Lúc bé Valerie được khoảng hai tháng tuổi, Kevin thủ thỉ xin với má. Chiều con, mẹ Kevin thu xếp mang em gái Valerie đến ngay giờ phút Show and Tell của Kevin. Cả lớp bất ngờ, reo mừng như gặp….baby! Cô giáo Ms. Wong cũng thích thú vô cùng. Cô dạy mẫu giáo gần hai mươi năm, chưa bao giờ có một show and tell nào có minh hoạ sống ở ngay hiện trường. Hôm đó là một ngày hội cho lớp. Cô giáo đem bánh ngọt ra chào mừng khách quý (Ngặt nỗi khách quý này có ăn được miếng nào đâu! Chỉ có mấy cô cậu với nhau tha hồ đánh chén). Ngay cả cô Hiệu trưởng nghe tin cũng ghé qua lớp để nghe cậu bé Kevin “ show and tell” em gái mình nặng mấy pounds, bú sữa gì, ngày ăn mấy bận, đêm khóc mấy lần… trong khi lúc đó bé đang ngọ ngoạy trong nôi ở trên bàn cô giáo. Hình như bé không đồng ý điều gì đó với anh Kevin nên thỉnh thoảng oe oe mấy tiếng phản đối. Tiết mục cuối cùng là cả lớp xếp hàng để lần lượt được rờ… chân em bé, những bàn tay 4, 5 tuổi nhẹ nhàng, âu yếm khẽ chạm chân bé, như muốn nhắc nhở có nhớ ngày xưa bé từng “đá” anh chị không?



Bé Tường Vân Valerie lớn lên được 5 tuổi, vì ngưỡng mộ sự dạy dỗ tận tâm của Ms Wong nên ba mẹ đưa bé vào đúng lớp mẫu giáo của Kevin năm xưa. Anh Kevin thì đang học lớp 5 ở trường bên cạnh. Mỗi sáng ba mẹ chở hai đứa tới trường, thỉnh thoảng dừng lại đôi phút trò chuyện cùng cô Wong để con có dịp gặp chào hỏi cô giáo cũ. Cô giáo Wong cho ba mẹ biết bé Valerie thỉnh thoảng khoe với các bạn chung lớp rằng “Tao quen cô giáo trước khi bọn mày ra đời!”. Nghe cũng có lý lắm chứ.

Bất ngờ cho cả lớp. Trong một buổi học trước khi em Valerie tốt nghiệp mẫu giáo, anh Kevin đã xuất hiện trước lớp, để trả lại mối nợ năm xưa cho em gái. Té ra Valerie xin cô giáo cho bé được show and tell lại ông anh của mình.

Bữa đó, buổi Show and Tell cuối cùng của niên khóa. Đứng truớc lớp, bé Valerie chững chạc kể cho các bạn nghe lý do tại sao mình lại mang ông anh ra show and tell.

Ba mẹ hôm đó cũng có mặt ngồi ở cuối lớp nhìn hai anh em tụi nó tính sổ với nhau, thấy như mới ngày hôm qua Kevin nhỏ xíu xiu đứng trước lớp hãnh diện giới thiệu cô em gái đang oe oe trong nôi trên bàn cô giáo. Vậy mà hôm nay, cái cục oe oe đó đang dõng dạc, tự hào giới thiệu lại ông anh của mình. Valerie đã nói gì về anh Kevin? Bé không nói gì nhiều về ngày xưa “5 năm về trước…” Bé chỉ nói về hiện tại: “Anh Kevin của em sinh năm con gà, đúng vào ngày Thanks-Giving nên rất thích ăn thịt gà, đặc biệt là món gà chiên Fried Chickens…” trong lúc đó anh Kevin ngượng nghịu đứng chiụ trận trước 20 cặp mắt tò mò, và tự an ủi: Ít ra tụi nhóc cũng không đòi rờ chân mình!

Thời gian như gió thoảng. Mới đó lại năm năm nữa trôi qua. Con gái Valerie của tôi đang vào lớp năm. Mỗi sáng tôi đưa con đi học trước khi đến sở làm. Đậu xe phía ngoài, tôi có thói quen nắm tay con dắt đến tận cửa lớp. Bước đi trên quảng đường quen thuộc hằng ngày, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ đến nhà văn Thanh Tịnh với bài “Tôi Đi Học” của ngày xưa

“ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gíó lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp…”

Ở đây cũng có những buổi mai văng vẳng sương thu và gió lạnh, xen lẫn trong những tia nắng hiền hòa của mùa hè còn sót lại. Và tại một nơi xa lắc xa lơ này của bảy tám chục năm sau, có một ông bố đưa con đi học …

Con gái rượu của ba,
Má nói rằng đêm qua
Con trăn trở lo xa
Nôn nao không ngủ được.

Sáng ra con dậy mau
Đưa lược ba chải đầu
Miệng con cười chúm chím.
Chọn ngay đôi giày tím.

Ô hay!
Con vốn yêu màu xanh
Thích màu áo thiên thanh
Nay thương thêm màu tím
Dù chưa biết hoa Sim.

Ra sân con vội vã.
(Còn ba thì tất tả).
Lưng đeo ngang chiếc cặp
Cha con ta đến trường.

Lá bên đường còn sương
Lung linh cây gọi nắng
Từng đàn trẻ tung tăng
Chân sáo tỏa phố phường.

Cổng trường ta dừng lại
Ngại ngần con khẽ thưa
Năm nay khác năm xưa
Ba không cần đưa nữa…

Khoan thai con dấn bước
Thầy cô chờ phía trước.
Không một chút vấn vương
Giày tím rảo sân trường.

Bâng khuâng ba chợt nhớ
Ừ thì con đang lớn
Như nụ hoa đang chớm
Sẽ nở những mùa xuân

Con đi vào đám đông
Đầy ước mơ sôi động.
Nhắn với bầu trời xanh
Chim non đang duỗi cánh.

Đường đời muôn vạn ngả
Đâu chỉ có mùa xuân!
Có trưa hè oi ả
Ba sẽ là bóng cả.
Có giá buốt đêm đông,
Má là tấm chăn bông
Cho con tròn giấc mộng.

Cỏ hoa dù ngập lối
Sỏi đá vẫn đầy quanh
Cuộc đời có quay nhanh
Má Ba là bến tựa.


Bây giờ thu sắp sang
Sân trường chưa lá vàng
Không nai vàng ngơ ngác
Giày tím bước sang trang.


(Má và ba làm bài thơ này cho con ngày khai trường -ThaiNC và Hương)

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
02/04/201201:56:56
Khách
Câu chuyện dễ thương ghê!
05/04/201201:23:03
Khách
Rất vui nhộn, đọc xong mà cười chảy cả nước mắt. Mừng cho tác giả có một cuộc sống đẹp như mơ khiến bao người thèm muốn. Mong đời mãi vui như vậy với mọi nhà.
17/04/201203:38:14
Khách
Cám ơn Hai Hoang và Phương Dung.
Chúc hai bạn một ngày vui.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,551,188
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến