Hôm nay,  

Hội Ngộ Khoá 6/68 Tại Little Saigon

01/04/201200:00:00(Xem: 136020)
Tác giả là cư dân San Diego, cựu sĩ quan VNCH. Trước 1975, tại Saigon, ông là Phóng Viên Hình Ảnh Chiến Trừơng Đài THVN9 và đồng thời là ký-gỉa các nhật báo Hòa-Bình, Xây Dựng, Tự Do... Tới Mỹ trong đợt đầu Di Tản Tị Nạn Cộng Sản 30 tháng 4 năm 75. Hiện nay, ông là một giới chức chỉ huy nhiều chuyên viên kỹ nghệ nặng trong ngành đóng tàu Hoa Kỳ, thuộc hãng Đóng Tàu Nassco, General Dynamics tại San Diego, Ca, USA.

Tôi đi dự hội ngộ 11-3-2012 khóa 6/68 Thủ Đức&Đồng Đế với tâm trạng buồn nhiều hơn vui.

Trong thâm tâm, tôi biết một cách chắc chắn rằng chẳng còn bao nhiêu ngừơi may mắn sống sót lửa đạn oan khiên giữa cuộc chiến quốc cộng VN sẽ có mặt ngày này tại Nam Cali, USA .

Tôi đựơc sự khuyến khích mạnh mẽ cũa Qúy Hương, bà xã ngừơi Huế “Anh phải đi để gặp lại các bạn đồng khoá, biết đâu có thể gặp lại anh bạn hoa tiêu trực thăng đã cứu anh dạo nào.”

Vậy là bà xã đã nhắc rất đúng chuyện tôi thường kể lại. Chính nhờ ngừơi bạn cùng khóa, sĩ quan hoa tiêu trực thăng thuộc SĐ2KQ mà tôi Chính Hoàng đã cứu tôi và thu hình viên Lê Chí Đức trong công tác phóng sự chiến trừơng tái chiếm Ban Mê Thuột bay ra khỏi Phước An, Ban Mê Thuột. Nếu không, chắc chắn tôi đã bị VC bắt sống chung với Chuẩn Tứơng Tư Lịnh SĐ23, Lê Trọng Từơng tại bộ chỉ huy nhẹ đóng trên đồi quận đừơng Phứơc An, cách phi trừơng Phụng Dực không bao xa. (Tứơng Từơng sau đó bị đày đi trại tù rừng thiêng nứơc độc Cao Bắc Lạng và khi thả về chẳng bao lâu đã mất tại VN.)

Tôi còn nhớ rõ mồn một sự kiện này. Đây là chiếc trực thăng biệt phái duy nhứt còn lại ở tuyến đầu cho Tứơng Từơng,TLSĐ23BB. Nhưng Ông đã không dùng nó để đào thoát bỏ anh em quân nhân thuộc cấp ở lại, mà đã chấp hành nghiêm chỉnh lịnh của thựơng cấp OK cho trực thăng về nơi an toàn đêm đó.

Ngày hôm đó, bộ tư lịnh quân đòan 2, dứơi quyền Thiếu Tứơng Phạm Văn Phú, đựơc thượng cấp ra lệnh “di tản chiến thuật” về hậu cứ Nha Trang. Tôi từ bộ chỉ huy LĐ/ BĐQ2 của Chuẩn Tứơng Tất ở phi trừơng trực thăng Holyway, Pleiku theo gunship hộ tống thu hình cuộc đổ quân trực thăng vận SĐ23BB tái chiếm Ban Mê Thuột nên không biết gì ráo. Hỏa lực phòng không CSBV nổ như mưa, trực thăng bị nhồi xốc như gặp phải phong ba bão tố, may mà không rớt bay ra đựơc Phứơc An.

Chiều đó, phòng nhì SĐ23 bắt sống một đề lô CSBV mặc quân phục của SĐ23, đeo lon thiếu úy, khai thác đựơc biết T54 đã dàn bên Buôn Hô và sẽ dứt điểm Phứơc An. Tôi có hơi lo, nhưng biết làm sao bây giờ. Đức sợ ra mặt. Bỗng dưng một Đại Úy phi công xuất hiện hỏi tôi “Có phải bạn là Chu-Mai…khóa 6/68 Thủ Đức”. Mẹ ơi, tôi nhìn thẳng mặt vị sĩ quan này và nhận liền

“Dạ, tôi là Chu Mai đây.”

Viên sĩ quan phi công vui vẻ bảo tôi:

”Tao là Hoàng học chung căn bản quân sự ở tiểu đoàn bảng đỏ Trần Bình Trọng, sau qua Thủ Đức đựơc tuyễn sang KQ huấn luyện thành hoa tiêu trực thăng. Hôm nay bay biệt phái cho Ông Tứơng Tư Lịnh.

Thấy chúng tôi trò truyện, Đức xen vô gạ liền: “Chừng nào Đại Úy bay ra khỏi đây cho tụi này tháp tùng nghen…”

Hòang rất thẳng thắn:

“Phần Tôi không có gì trở ngại, nhưng mấy anh phải xin phép OK cũa TT Tư Lịnh Sư Đoàn”.

Tôi nói với Hoàng:

“Bạn khỏi lo chuyện đó. Quan trọng nhứt phải thông báo cho tụi này biết lúc nào dzulu…”

Gần chạng vạng tối, mặc dù giữa chiến trừơng nguy hiễm, tứơng Từơng rất tốt bụng đã săn sóc ê kíp phóng viên THVN9 rất chu đáo mọi mặt. Ngòai đãi ăn, còn cho uống bia lớn con cọp và chuyện vã pha trò cừơi đùa vui vẻ như ở hậu cứ an tòan.

Nhân dịp này, tôi xin phép Ông theo trực thăng về hậu cứ nào đó để chuyễn đạt hình ảnh tin tức chiến trừơng sốt dẻo.

Dù cho đến chết, tôi cũng không thể nào quên hình ảnh hào hùng của Tướng Tường lúc ấy. Ông bưng cao ly bia lớn sủi đầy bọt giữa nơi tuyến đầu chới với sinh tử, hồn nhiên tiễn chào tụi tôi:

“Cạn ly bia cồ này đi, rồi dzulu”. Tứơng Từơng thúc giục.

Chưa bao giờ nhanh như thế, tôi và Đức ực một hơi cạn sạch ly bia lớn như uống nứơc lã.

Liền đó, chúng tôi chào kính tạm biệt hẹn gặp lại tại thị xã Ban Mê Thuột trong ngày chiến thắng rất gần. Ông chìa tay ra cho tụi tôi bắt. Lúc đó, tôi không hề có ý nghỉ “Đây Là Cái Bắt Tay Cuối Cùng với vị Tứơng TLSĐ23BB”.

Ngay sau đó, tụi tôi vọt theo Đại Úy Hoàng ra trực thăng đậu gần đó, thấy đã có Đại Tá Trịnh Tiếu, trửơng phòng 2 quân đoàn 2, và bà vợ của viên quận trửơng Phứơc An trên tàu. Trong lúc đi ra Hoàng cho biết sẽ đem tàu về Diên Khánh.

Tôi hỏi ngừơi sĩ quan đồng khóa: “Tại sao không về phi trừơng Cù Hanh, Pleiku mà lại về Diên Khánh Nha Trang…?” Hoàng cho biết “đây là đặc lịnh hành quân của thựơng cấp, miễn phân giãi ”. Lý do khiến Tôi hỏi một là vì muốn biết tin tức, hai là vì đồ đạc cá nhân của tụi tui còn gửi ở ban 4 LĐ2/BĐQ.

Khi trực thăng ầm ỉ cất lên cao nhìn ra cửa hai bên Tôi chã thấy gì, mấy dãy nhà tôn và lều bạt của quận Phứơc An đã bị màn đêm đen kịt nuốt chửng. Tôi coi đồng hồ tay đã hơn tám giờ tối. Độ năm phút sau, ở độ cao không ứơc định nỗi bao nhiêu,tôi nhìn xuống phía dứơi qua hai bên hông tàu thấy lửa rừng cháy hừng hực sáng rực bao quanh ngọn đồi trực thăng vừa rời bỏ. Tôi nghỉ ngay tới chuyện không lành sẽ xảy ra ngay tối nay. VC sẽ đánh hỏa công.

Khi chuyến trực thăng về được Nha Trang thì đã gần nửa đêm giữa tháng 3/75.

Như mọi ngừơi đều biết, sau biến cố Tết Mậu Thân,vì nhu cầu chiến trừơng đòi hỏi, VNCH động viên ào ạt thanh niên nhập ngũ, thậm chí quân trừơng huấn luyện sỉ quan Thủ Đức không đủ chỗ chứa phải trưng dụng gấp rút và biến đổi quân trừơng đào tạo hạ sỉ quan Đồng Đế Nha Trang thành trung tâm huấn luyện sỉ quan như Thủ Đức. Cho nên những khóa sỉ quan trừ bị sau năm 68 đều có chữ Đồng Đế kẹp theo.

Cho đến hôm nay, với ký ức gìa cả còn nhớ đựơc.Khóa 6/68 có hơn hai ngàn thanh niên trình diện nhập ngủ thụ huấn căn bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung sau đó chia làm hai.Một nửa qua Thủ Đức, một nửa ra Đồng Đế, Nha Trang.

Đại đa số thanh niên nhập ngủ lúc đó là học sinh, sinh viên trên tòan quốc.

Riêng tôi, nguyên là phóng viên thời sự phòng tin tức THVN9 bị tống đi trình diện trung tâm 3 tuyễn mộ nhập ngũ vì “loan tin Thủ Tứơng Trần Văn Hương khóc mùi mẫn trong chuyến kinh lý đầu tiên về thăm quê nhà Vĩnh Long gặp lại thầy giáo cũ sau Tết Mậu Thân”, trong bản tin giờ chót 10 giờ tối của đài.

Vụ này khiến Trung Tá Đỗ Việt, Giám Đốc đài bị bay chức, về lại tổng cục CTCT, làm phụ tá phát ngôn viên quân sự cho Trung Tá Lê Trung Hiền, hiện đang ở San Jose, Cali.

Về sau này, khi mãn khóa đựơc biệt phái ngoại ngạch về lại THVN9, thỉnh thoãng Tôi có gặp Ông họp báo ở trung tâm báo chí 15 Lê Lợi, và một lần rất đặc biệt ở phi trừơng Ái Tử, Quảng Trị trong cuộc hành quân Hạ Lào, Lam Sơn 719 đánh vào Tchepon.

Gần nhứt, năm ngoái, Ông tình nguyện làm “Taxi Driver” cho vợ chồng tôi đại náo kinh thành hoa lệ ánh sáng và đã cho rửa mắt show Lido De Paris ngay tại thủ đô Pháp, cách Khải Hòan Môn chẳng bao xa.

Tôi qua Thủ Đức, ở đại đội nào quên bẳng mặc dù hiện nay Tôi vẫn còn cất giữ căn cứơc quân nhân với cấp bực chuẩn úy với số quân vừa mới ra trừơng. Thực tình, chỉ nhớ mù mờ có tập trung một số anh em về THVN9 làm một show TV trình bày về những hoạt động huấn luyện sỉ quan của liên trừơng vỏ khoa Thủ Đức. Một số tên tôi còn nhớ:họa sỉ Mai Lộc, Hà Quốc Bảo, Lê Đình Cự, Phạm Thông, Nguyễn Tiến Chỉnh… vì những ngừơi này đã góp công chung sức đào hồ, tạc tượng, làm báo võ khoa Thủ Đức, và show TV.

Điễm đặc biệt, khóa 6/68 không đựợc đi phép một ngày nào, kể từ ngày đầu tiên bứơc chân vào Quang Trung cho đến khi tốt nghiệp ra trừơng chọn binh chủng phục vụ.Vì thế, sau khi thảo luận với một số anh em thân cận, Tôi đưa ý kiến trình lên Trung Tá Vũ Trọng Mục coi tờ võ khoa TĐ để xin chuyễn đạt lên Trung Tá Liên Đoàn Trửơng Lộ Công Danh (?)cứu xét, và sau đó đã đựơc chấp thuận cho chương trình xúc tiến nhanh chóng.

Nhờ công tác này, nhóm anh em chúng tôi đựơc cấp phép sáng đi tối về có sự vụ lịnh công tác đựơc quân xa GMC chở về Sàigòn sắp xếp phim trừơng và giờ thu hình, đồng thời nhờ họa sỉ Ngân Hà cùng Mai Lộc bài trí, dàn dựng cảnh. Phần lớn vật liệu cần thiết để làm phông cho show TV đựơc anh em đồng nghiệp THVN9 giúp đỡ tận tình. Đồng thời Tôi lôi tay trống Nguyễn Tiến Chỉnh vào gom anh em lại tuyễn lựa lập thành ban nhạc khóa 6/68. Sở dĩ tôi lựa Nguyễn Tiến Chỉnh là vì Chỉnh có ngừơi anh ruột là Nguyễn Tiến Thịnh, giữ chức vụ phụ tá hệ thống trửơng THVN đặc trách kế tóan hành chánh. Nhờ đó việc thu show TV của trừơng Võ bị Thủ Đức diển tiến một cách tốt đẹp với đầy đủ tất cả các tiết mục văn nghệ giải trí pha lẫn chương trình huấn luyện học tập CƯ AN TƯ NGUY của lò đào tạo sỉ quan Thủ Đức.

Mặt khác, trong suốt thời gian đi công tác, tụi tôi chia phiên nhau chuồn về thăm nhà hoặc nhắn thân nhân lên gặp ở sân vận động Hoa Lư, ngã tư Hồng Thập Tự và Đinh Tiên Hoàng, trứơc mặt THVN9.

Trong buỗi hội ngộ, đột nhiên Nguyễn Tiến Lập tới hỏi danh tánh tôi, và nhắc lại chuyện đi thu show TV, nhờ đó tôi mới biết mình thuộc đại đội 65 Thủ Đức khóa 6/68.

Một số bạn khác đi ngang bàn lấy tay xỉ vào mặt Tôi nói “Hồi xưa Ông mắc chứng gì cầm cờ đại đội đi lẹ qúa, báo hại mấy thằng nhỏ con chân ngắn cuốc theo bá thở…”. Bà xã Tôi đặt liền câu hỏi: “Tại sao anh kỳ dzậy…?” Bả đâu biết rằng đó là lẽ tự nhiên thôi. Sỉ quan ĐĐ trửơng lúc nào cũng lựa SVSQ cao nhứt cầm cờ đuôi nheo của đại đội đi đầu. Vừa đi vừa hát nhịp nhàng ăn rặp bứơc chân, tay thì đánh đòng xa thẳng tắp.Một hai ba bốn.Đừơng trừơng xa ta quyết xông pha… Sáng ra bãi đi tà tà, chiều về trại bụng đói lép kẹp phải bứơc dài để tranh thủ thời gian “Thao trừơng đỗ mồ hôi chiến trừơng bớt đỗ máu. Anh em ơi…”

Và, khi làm lễ mãn khóa ra trừơng những tên cao ráo đều bị bắt đi Hầu Kỳ ở kỳ đài. Mà theo lời đồn đại tên nào đi “hầu kỳ bị huông rữa cẳng lên bàn thờ sớm”. Vì thế một số SVSQ cao ráo đã xài lữơi dao cạo râu rạch đôi móng chân cái để không thể mang giày, khỏi đi hầu kỳ đài. Những tên này sẽ bị đưa đi nhốt chuồng cọp 302.

Vì tôi cầm cờ, tên lại lạ tai Chu Mai dễ nhớ nên hầu hết anh em trong đại đội 65 khóa 6/68 khó quên Tôi. Dịp này, tôi cũng hân hạnh đựơc gặp lại Phạm Thông, Hà Quốc Bảo.

Đặc biệt Đại Úy phi công Thành Cối nhận ra tôi và nhắc lại chuyến bay từ Đà Nẳng ra Huế xuyên qua đèo Hải Vân để tôi và Thu Hình Viên NVĐông quay phim cảnh xe cộ nghẹt cứng không thễ di chuyễn ở Lăng Cô,khi quân đòan 1 có lịnh Sài Gòn quyết định bỏ bộ tư linh tiền phương do Trung Tứơng Lâm Quang Thi làm tư lịnh ở cố đô Huế.Và ba sư đòan tinh nhuệ vùng hỏa tuyến:1, 3 và Thủy Quân Lục Chiến vì “di tản chiến thuật” mà mất khả năng tác chiến hữu hiệu.

Trong chuyến này, Tôi may mắn đưa đựơc gia đình Qúy Hương chạy khòi Đà Nẳng bằng chuyến Air VN cuối cùng lúc bốn giờ chiều ngày 29/3/75.Coi như tối hôm đó Đà Nẳng mất.Khi Tôi về tới Saigon đã nghe

BBC loan tin Đà Nẳng lọt vào tay Cộng quân.

Nhận xét chung buỗi hội ngộ khóa 6/68 đồng môn đông đão thuộc vềbinh chủng Không Quân và những ngừơi kẹt lại sau biến cố 75 qua Mỹ bằng chương trình HO.Thời gian hội nhập cách biệt nhau.Ngừơi nào cũng bạc trắng mái đầu.Trắng nhứt vô địch không ai bằng là Quốc-Võ.Ngạc nhiên hơn cả SVSQ Vĩnh Tân Việt ngày xưa bây giờ là ngừơi đẹp 100% với tên mới Bích Thủy.Một số anh em tận Canada cũng bay qua họp mặt.New York thì có Tiêu Nhơn Lạc.

Qúi vị phu nhơn dịp này đã đựơc các đấng phu quân bốc lên tận trời cao tặng hoa ghi ơn và chụp hình lưu niệm và đưa lên youtube.

Đặc san hội ngộ khóa 6/68 do SVSQ Nguyễn Quang Vinh thực hiện cũng đựơc phân phối ra mắt anh em đồng môn, mà Bích Thủy phải mang thùng lạc quyên đến từng bàn để anh em đóng góp chia xẻ tiền phí tổn in ấn.

Trứơc đó một ngày, khóa hội ngộ cũng tập họp ở tượng đài Việt Mỹ làm lễ tửơng niệm những bạn cùng khóa đã bỏ minh trong cuộc chiến và trên biển cả trên đừơng đi tìm tự do.Và đã đồng ý đóng góp qũy giúp đỡ anh em thương phế binh cùng khóa còn kẹt tại VN.

Rốt ráo, hơn hai ngàn SVSQ khóa 6/68, buổi hội ngộ hôm nay tháng 3/ 2012 còn lại tròm trèm trên dứơi hai trăm mạng sống sót.

Thựơng Châu Chu Mai

Ý kiến bạn đọc
01/04/201215:10:48
Khách
Cuộc chiến đấu cuối cùng của Sư Đoàn 23 Bộ Binh trên Đèo Khánh Dương

Để ngăn chận các đơn vị phản công của Sư Đoàn 23 Bộ Binh từ Phước An tiến về Ban Mê Thuột trên Quốc Lộ 21, Tướng Văn tiến Dũng điều động Sư đoàn 10 Bắc Việt từ Quảng Đức lên nghênh chiến. Các chiến sĩ Trung Đoàn 45 Bộ Binh hành quân nhanh chóng, nôn nóng bắt tay với chiến sĩ Trung Đoàn 53 tại Phụng Dực. Các đơn vị tiền quân của Trung Đoàn 45 tiến đến gần con sông Ea Nhiea, chỉ còn cách Phụng Dực 10 cây số, thì Tiểu Đoàn 2/45 chạm súng dữ dội với các thành phần của Sư đoàn 10 Cộng quân. Tiểu Đoàn 2/45 quyết tiến lên, quân giặc quyết chận đứng quân ta tại con sông Ea Nhiea, tiếng súng hai bên nổ vang vọng cả núi rừng. Chuẩn Tường Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh đích thân bay trên một C&C UH 1 quan sát và chỉ huy. Đạn phòng không của địch bắn lên đầy trời, chiếc trực thăng chỉ huy bị trúng nhiều vết đạn, Chuẩn Tướng bị thương nhẹ vào chân và lệnh cho chiếc C&C rời khỏi chiến trường. Từ giây phút đó, Trung Đoàn 45 Bộ Binh tận lực chiến đấu đơn độc, cấp chỉ huy cao nhất chỉ là vị Trung Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn 2/45 bị thiệt hại rất nặng. Nhận được tin Chuẩn Tướng Tường rời khỏi mặt trận và đang điều dưỡng trong Quân Y Viện Nha Trang, Thiếu Tướng Phú bổ nhiệm Đại Tá Nguyễn Văn Đức, Sĩ Quan Tham Mưu Quân Đoàn II quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh.
Xin tác giả bài viết hội ngộ Khoá 6 / 68 tại Little Sài gòn cho biết đoạn văn trên là của tác giả Phạm phong Dinh đúng hay sai ? Cám on
02/04/201221:33:56
Khách
Bài viết này quả là một sự sỉ nhục cho sĩ quan Quân Lực VNCH. Hồi tôi còn nhỏ, tôi thường nghe nói: "Nhỏ mà không học, lớn lên làm Đại Úy". Tôi đã không tin hoặc có chăng, tôi chỉ tin đó là câu nói đùa cho vui. Vậy mà ngày hôm nay, tôi đọc bài viết này, tôi mới thực sự nhận thấy :"Nhỏ mà không học, lớn lên làm Đại Úy" là một chứng minh hùng hồn hay tác giả cố tình sỉ nhục sĩ quan VNCH?????

Tác giả tự giới thiệu trước năm 1975, tác giả là sĩ quan VNCH. Tôi không hiểu tác giả có thực sự là sĩ quan VNCH hay không hay tác giả cố tình làm nhục cho sĩ quan VNCH. Bạn đọc hãy đọc thử bài viết này mà coi. Sĩ quan VNCH sao lại không viết nổi một đoạn văn ngắn. Bài viết đầy những lỗi chính tả mà một học sinh bậc tiểu học trước năm 1975 cần phải tránh. Dưới chế độ Đệ I và Đệ II Cộng Hòa, muốn được thi vào Đệ Thất trường công là phải thi đậu bằng tiểu học. Muốn thi đậu bằng tiểu học, là phải thi đậu bài viết chính tả. Tất nhiên, hỏi ngã phải rành mạch thông suốt.

Trong bài viết này, tác giả viết:
1. "trung tâm 3 tuyễn mộ". Ở đây, chữ "tuyển" là dấu hỏi, không phải dấu ngã.
2. "thỉnh thoãng". Chữ "thoảng" lại là dấu hỏi, không phải dấu ngã.
Còn nhiều, nhiều nữa, không biết kể bao nhiêu cho xiết.

Viết tới đây, cá nhân tôi lại chợt nghĩ ra điều này, hay là hay là.... Thôi đúng rồi, tôi hiểu ra rồi, tác giả của bài viết này muốn chứng tỏ mình là người có nhiều quyền lực mà người Mỹ gọi là POWER. Lúc nào anh cho hỏi mới được hỏi và... tất nhiên, lúc nào anh bắt ngã thì phải ngã.
03/04/201202:33:40
Khách
Đáp lời"Một đọc giả":
Xá gì một vài cái dấu hỏi ngã mới làm Đại Uý được hả bạn? Còn diễn đàn VVNM là của quần chúng chứ đâu
phải là của Hội Nhà Văn mà đòi hỏi dữ vậy? Nếu bạn cũng là Sĩ Quan QL VNCH thì chắc là không nặng lời như vậy!
Suy nghĩ cho kỹ trước khi viết. Mong bạn bình tâm.
Cám ơn tác giả đã đóng góp bài viết cho diễn đàn VVNM thêm phong phú
03/04/201222:10:33
Khách
Chào anh Thuận Hải,

Tôi mạn phép anh Một độc giả, xin có vài lời:

1. Câu anh viết: " Xá gì một vài cái dấu hỏi ngã mới làm Đại Uý..." sao nghe giống Việt Cộng quá. VC không cần học cũng có bằng Tiến Sĩ. Người Việt Quốc Gia chúng ta không được phép như vậy.

2. Anh nói đúng, tôi đồng ý với anh : "...diễn đàn VVNM là của quần chúng chứ đâu phải là của Hội Nhà Văn...". Nhưng tôi không hiểu anh có biết hay không, hay anh biết mà anh cố tình làm như không biết. Đây là một bài dự thi giải VVNM. Bài dự thi này nếu "chẳng may" được trúng giải thì sẽ được in thành sách và tác giả sẽ được vinh danh. Thiệt tình là tai họa. Thiện tai! Thiện tai! Các thế hệ trẻ hải ngoai, nếu đọc phải bài viết này, các em bắt chước y hệt, anh cảm thấy ra sao đây?

3. "Nếu bạn cũng là Sĩ Quan QL VNCH thì chắc là không nặng lời như vậy!".
Ông cha ta có câu:" Người nào chê ta, vạch ra điều dở của ta, đó là bạn ta. Người nào khen ta, chính là kẻ thù của ta vậy". Anh Môt độc giả nêu ra những lỗi chính tả là sự thực. Nếu tác giả là người biết phục thiện, nên nhận lỗi và sửa sai thì bài văn sau sẽ khá hơn. Anh lại bênh vực một cách mù quáng như vầy thì có phải anh vô tình hại tác giả hay không chứ?

4. Một bài văn ngắn, ngoài nội dung, cần phải có hình thức. Một ông sĩ quan, ngoài việc đánh giặc giỏi, khi ra trước bá quan văn võ, ông ta cần phải ăn mặc thật chỉnh tề. Đó mới tôn trọng mọi người, tôn trọng chính mình.
Nếu là một giới trẻ ở hải ngoại, viết bài văn đầy lỗi chính tả, văn pham như bài này, chúng ta nên "xá gì". Đằng này, tác giả lại là một sĩ quan QL VNCH, bài viết ngoài việc đầy lỗi chính tả, văn phạm thì lại chẳng ra làm sao. Anh Thuận Hải nên đọc cho thật kỹ lại bài viết này đi.
- Sau dấu phết lại viết hoa.
- Đầu câu thì lại dùng liên từ "Và", giới từ "Mà".
Tôi thiệt tình chán anh quá, anh tác giả ơi!

5. Bài viết được đăng lên đây, tất yếu phải có người phê bình. Nếu tác giả là sĩ quan QL VNCH, tác giả cần phải cẩn thận trước khi gởi bài. Nơi đây không phải là chỗ để tám muốn viết sao thì viết. Nếu tác giả muốn tám líp ba ga không cần văn phạm, chính tả, tôi khuyên tác giả nên vào Việt Báo Forum mà tám, tám đã đời, tám mệt nghỉ.
Quên nữa, tôi cũng xin giới thiệu, trong Việt Báo Forum cũng có "Trang của Lính" nữa đó, tác giả tha hồ vô đó mà tám.
Lại quên, nhắc liền, hông thôi lại không nhớ. Anh tác giả có vào Việt Báo forum để tám, anh nhớ đừng vô trang VĂN THƠ à nghen! Tôi hổng có giới thiệu anh trang VĂN THƠ đâu đó! Anh ba chớp ba nháng, anh nhào vô trang VĂN THƠ của người ta lại bị.....
Thiệt là đau lòng.
Chúc anh Thuận Hải và tác giả một ngày vui. Đừng nóng, người góp ý vạch ra điều xấu của mình mới chính là bạn mình đó.
Việt Báo Fan
04/04/201202:48:02
Khách
Cháu nghĩ bác “ Một độc giả” đã quá lời khi phê bình lỗi “ hỏi- ngã” của bài viết trên. Những lời phê bình quá đáng của bác chẳng những đã xúc phạm tác giả, mà còn cả quân đội VNCH nữa. Nếu bác có chút thiện chí, cháu nghĩ bác nên rút lại lời phê bình trên, và xin lỗi tác giả.
04/04/201207:06:18
Khách
Gởi ông Một độc giả
Tôi sẽ không viết những lời này nếu ông chỉ đưa ra những lỗi “ hỏi- ngã” và tiếc cho bài văn không được trọn vẹn. Tôi có lẽ sẽ đồng ý với ông, nếu ông phê bình tác giả vội vàng không chịu đọc lại cho kỷ lưỡng trước khi gởi. Hay ông có thể trách Việt Báo tại sao không dành chút thì giờ giúp các tác giả duyệt qua một chút trước khi đăng. Nhưng ông không thể vì những lỗi chính tả nho nhỏ của tác giả Thượng Châu Chu Mai mà liên hệ, đến cả một tập thể quân đội của một quốc gia như vậy. Đây là hai sự thể hoàn toàn khác đâu có thể gom chung lại như vậy được.
Những lời phê bình của ông rõ ràng không có một chút thiện chí nào cả, mà chỉ muốn công kích, diễu cợt cá nhân tác giả Thượng Châu Chu Mai nói riêng , và miệt thị quân đội VNCH qua câu nói “ Nhỏ mà không học….” . Mặc dù không phải ông sáng tác, mà chì nhắc lại một câu nói đã có từ lâu rồi trước năm 75. Đó là một cụm từ vô ý thức mà cho dù bông đùa cũng không nên nói tới huống chi ông lại mang lên diễn đàn công cộng như vậy? Và nhất là không phải để nói đùa.
Đó là ý kiến của tôi về vấn đề “ hỏi-ngã” ông nêu ra với tác giả Thượng Châu Chu Mai.
Còn chuyện ông nói “Dưới chế độ Đệ I và Đệ II Cộng Hòa, muốn được thi vào Đệ Thất trường công là phải thi đậu bằng tiểu học. Muốn thi đậu bằng tiểu học, là phải thi đậu bài viết chính tả. Tất nhiên, hỏi ngã phải rành mạch thông suốt.”. Thời Đệ I, tôi không biết. Nhưng năm 1970, tôi thi vào Đệ Thất trường công, ngay tại SàiGòn, không phải thi đậu một bằng tiểu học nào trước đó hết, và dĩ nhiên không phải thi đậu bài viết chính tả nào cả. Vì vậy mà việc hỏi ngã rành mạch thông suốt là chưa chắc đâu. Khi tôi thi vào Đệ Thất chỉ có 3 môn: Toán, Luận Văn, và Câu Hỏi Thường Thức.
Cám ơn ông và chúc ông vui khoẻ..

Nguyễn Phú Cát
Santa Clara , CA
04/04/201210:15:37
Khách
Chào anh Thuận Hải,
Tôi mạn phép anh Một độc giả, xin có vài lời:
1.Câu anh viết: " Xá gì một vài cái dấu hỏi ngã mới làm Đại Uý..." sao nghe giống Việt Cộng quá! VC không cần học cũng có bằng Tiến Sĩ. Nguời Việt Quốc Gia chúng ta không được phép như vậy.
2 Anh nói: "...diễn đàn VVNM là của quần chúng chứ đâu phải là của Hội Nhà Văn mà đòi hỏi dữ vậy? ". Tôi không hiểu anh có biết hay không, hay anh biết mà anh cố tình làm như không biết. Ðây là một bài dự thi giải VVNM. Bài dự thi này nếu "chẳng may" được trúng giải, được in thành sách và tác giả sẽ đuợc vinh danh. Thiệt tình là tai họa. Các thế hệ trẻ hải ngoại, nếu đọc phải bài viết này, các em bắt chuớc y hệt, anh cảm thấy ra sao đây?
3. Ông cha ta có câu:" Nguời nào chê ta, vạch ra điều dở của ta, dó là bạn ta. Người nào khen ta, chính là kẻ thù của ta vậy". Anh Môt đọc giả nêu ra những lỗi chính tả là đúng sự thực, rõ rành rành ra đó. Nếu tác giả là người biết phục thiện, nên nhận lỗi và sửa sai thì bài viết sau sẽ khá hơn. Anh lại bênh vực môt cách mù quáng và còn khuyến khích nữa chớ! Mèn ơi! Như vậy có phải anh làm hại tác giả hay không chứ?
4.Một bài viết hay, ngoài nội dung, cần phải có hình thức. Một ông sĩ quan, ngoài việc đánh giặc giỏi, khi ra truớc bá quan văn võ, ông ta cần phải ăn mặc thật chỉnh tề. Ðó mới là vị sĩ quan tôn trọng mọi nguời và tôn trọng chính mình. Cái kiểu "xá gì" của anh, tui nói thiệt nghe, chỉ có tụi bộ đội VC mới ăn mặc luộm thuộm, mang dép râu, đôi nón cối mà thôi!
Nếu là giới trẻ hải ngọai, viết bài đầy lỗi chính tả, văn phạm như bài này, chúng nên "xá gì" . Đằng này tác giả lại là một sĩ quan QL VNCH, bài viết ngoài cái chuyện lỗi chính tả đầy ắp thì lại mắc phải cái chuyện văn phạm chẳng ra làm sao. Anh Thuận Hải nghe lời anh Một độc giả nên đọc kỹ bài viết này đi. Anh coi nè:
- Sau dấu phết lại viết hoa.
- Đầu câu thì lại dùng liên từ "Và" rồi lại cũng đầu câu lại dùng giới từ "Mà".
Thiệt là tình, tui chán anh quá, anh tác giả ơi!
5. Bài viết được đăng lên đây tất yếu phải có người phê bình . Nếu tác giả là sĩ quan QL VNCH, tác giả cần phải cẩn thận trước khi gởi bài chớ! Hơn nữa, nơi đây không phải là chỗ để tám, muốn viết sao thì viết, bất cần văn phạm, chấm câu, hỏi ngã. Nếu tác giả muốn tám líp ba ga, không cần để ý tới hỏi ngã, văn phạm, tui xin đề nghị tác giả nên vô Việt Báo Forum mà tám, tám đã đời, tám từ sáng tới chiều, tám mệt nghỉ.
Ừa, quên nữa, tôi cũng xin giới thiệu, trong Việt Báo Forum có "Trang của Lính" nữa đó. Tác giả tha hồ vô đó mà tám.
Lại quên, nhắc liền, hông thôi lại không nhớ. Anh tác giả có vô Forum Việt Báo để tám, anh nhớ đừng vô trang VĂN THƠ à nghen! Tui không có giới thiệu anh trang VĂN THƠ đâu đó!
Anh ba chớp ba nháng, anh nhào vô trang VĂN THƠ của người ta rồi lại bị......
Chúc anh Thuận Hải và anh tác giả một ngày vui. Đừng nóng, người góp ý, vạch ra điểm dở của mình mới chính là bạn mình đó.
Thân ái,
Việt Báo Fan
04/04/201215:21:00
Khách
Tôi thấy ông tác giả bài này có viết như sau: " Trong buỗi hội ngộ, đột nhiên Nguyễn Tiến Lập tới hỏi danh tánh tôi, và nhắc lại chuyện đi thu show TV, nhờ đó tôi mới biết mình thuộc đại đội 65 Thủ Đức khóa 6/68."

Trời đất, Ông ta đi hội ngộ khoá 6/68 mà tới khi ông bạn Nguyễn Tiến Lập tới hỏi danh tánh, ổng mới biết là ổng thuộc đại đội 65 Thủ Đức khoá 6/68. Thương bạn bè, đồng đội mà ở đại đội 65 cũng không nhớ là sao?

Ông ta còn viết: "Vì tôi cầm cờ, tên lại lạ tai Chu Mai dễ nhớ nên hầu hết anh em trong đại đội 65 khóa 6/68 khó quên Tôi." Ai muốn nhớ ông ta thì nhớ, ông ta cần gì nhớ đến ai. "thuộc đại đội 65 Thủ Đức khóa 6/68", ông ta còn không nhớ nữa kìa. Chữ "tôi" trong câu này, ông ta muốn viết thường thì viết, muốn viết hoa thì viết. Sợ gì ai!

Chữ "buổi" dấu hỏi, ông ta lại viết là dấu ngã. Chắc ổng bị bệnh mất trí nhớ, Alzheimer, của người già rồi. Thông cảm, tuổi già mà. Già mà viết được như vậy là quá hay. Cho nên vụ lỗi chính tả hỏi ngã chắc là ổng quên thôi, chứ không phải ổng dốt đâu.

Hồi trước vào thời Đệ nhất Cộng Hoà có thi bằng Tiểu học, còn thi luận văn ở thời Đệ nhị Cộng Hoà, cũng xét nội dung và hình thức nữa, về hình thức đó là xét lỗi chính tả và văn phạm.

Mặc dù Việt Báo có nói: (vui lòng viết tiếng Việt có dấu) Tiếng Việt Còn. Người Việt Còn; nhưng thôi, thông cảm cho tác giả, chắc ông ta bị bệnh già, Alzheimer, viết được như vậy là giỏi rồi. Chúng ta cũng nên tôn trọng người lớn tuổi. Kính lão đắc thọ mà. Mai sau, chúng ta cũng già thôi, quý vị ơi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,314,866
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.