Hôm nay,  

Gõ Tiếng Việt Có Dấu Trên Mạng

21/03/201200:00:00(Xem: 135325)
Tác giả cho biết ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với một số bài viết về đề tài Du Lịch Nước Mỹ hoặc Trại Hè. Sau hơn 10 năm, ông trở lại với giải VVNM, với bút hiệu mới là Phạm Thái. Sau đây là bài viết thứ tư của ông trong năm.

Vào dịp tết Nhâm Thìn vừa qua gia đình anh chị họ tôi ở Đức bay qua Califonia thăm chúng tôi. Sau đúng hai tuần vui xuân ở miền nắng ấm có đông người Việt tỵ nạn nhất, tôi lái xe đưa họ ra phi trường Los Angeles trở về Đức, không quên trao đổi địa chỉ email với nhau.

Gần một tuần lễ sau trong bức email đầu tiên gửi cho tôi, anh Hưng chân thành hỏi tôi bằng cách nào đánh tiếng Việt bỏ dấu trên online như bức email của tôi đã gửi cho anh. Tôi chưa có thì giờ trả lời thư anh, thì vào buổi sáng cuối tuần còn nằm ngủ nướng giường anh đã phone qua thăm tôi. Trao đổi vài câu xã giao xong, anh mới bày tỏ hiện nay anh như một cầu thủ đá banh bị treo giò từ lâu, bởi chưa biết gõ tiếng Việt có dấu khiến anh như cùn bút, không thể sáng tác gì hết. Anh chỉ viết dăm chữ trên email thăm bà con, bạn hữu mà thôi, chứ không dám viết nhiều vì e ngại người ta đọc chữ quốc ngữ không có dấu một cách khó khăn rồi hiểu lầm thì nguy khốn. Và anh thú nhận chính anh cũng cảm thấy khó chịu và bực dọc khi đọc lại những gì mình viết bằng tiếng mẹ đẻ không có dấu, nói gì những người khác làm sao hiểu thấu được những gì anh muốn giãi bày. Vì vậy anh ao ước tôi có thể chỉ dẫn anh cách gõ tiếng Việt có dấu trên mạng để anh vui thú điền viên trong tuổi già bằng sự viết lách mà anh đã một thời góp mặt trên các văn đàn ngày xưa.

Anh Hưng tuổi gần đến thất thập cổ lai hy, trước năm 1975 là một giáo sư Việt Văn của một trường tư thục ở tỉnh Gia Định. Trước khi nhập ngũ những bài viết của anh đã từng xuất hiện trong các tạp chí văn nghệ, và giáo sư cũng là nhà soạn kịch Vũ Khắc Khoan có lần đã buột miệng khen văn phong anh bóng bẩy không kém nhà văn Mai Thảo là bao. Bây giờ thấy anh phải ngừng sáng tác vì không thể gõ dấu tiếng Việt trên mạng, tôi nghĩ đâu phải chỉ một mình anh mà còn rất nhiều người Việt trên khắp năm châu, có khả năng viết lách, phải rơi vào trường hợp bó tay nhìn thiên hạ phóng bút ào ào trên mạng. Vì thế bằng tấm lòng chân thành tôi ráng hết sức chỉ dẫn anh Hưng cách gõ tiếng Việt trên online, sao cho anh múa bút như Tạ Tốn đại hiệp múa gươm Đồ Long. 

Đầu tiên, trong bức email của tôi có đính kèm cái file hướng dẫn cách xử dụng tiếng Việt có hình ảnh rõ ràng bằng Powerpoint và rồi cần phải tải xuống máy computer của mình trang web www.unikey.org đánh tiếng Việt, thường được xử dụng nhất hiện nay.

Vài ngày sau anh gửi tôi một email nói rằng anh đã cố gắng tải xuống trang web đánh tiếng Việt unikey, nhưng thú nhận anh không rành rẽ việc download. Vì vậy anh vẫn chưa biết xử dụng đánh tiếng Việt có dấu với software unikey. Tôi đã căn dặn anh hảy đón chờ bức email mới của tôi, bởi tôi sẽ chỉ dẫn anh một phương cách khác.

Kế tiếp, tôi gửi anh một trang web như sau: 

http://www.angeltech.us/viet-anywhere/

Tôi cho anh biết trang web nầy không cần download gì cả, anh chỉ theo sự hướng dẫn trên đó rồi anh sẽ biết cách đánh tiếng Việt bỏ dấu như anh ao ước, và dặn dò anh hảy chọn đánh bỏ dấu theo kiểu VNI. Sau vài lần gọi phone cho tôi không gặp, anh gửi đến tôi vài dòng trên email than thở rằng anh lớn tuổi rồi không thể theo kịp với trào lưu mạng lưới toàn cầu ngày nay, nỗi mơ ước gõ tiếng Việt không thành dù tư tưởng mình luôn dâng tràng lai láng.

Tôi biết anh vẫn chưa gõ được tiếng Việt có dấu, suy nghĩ hồi lâu tôi gửi anh một email chỉ dẫn anh từng phần một như sau:

1- Mở trang web http://www.angeltech.us/viet-anywhere/

2- Chọn kiểu chữ VNI, tức là:

- Gõ số 1 là dấu sắc
- Gõ số 2 là dấu huyền
- Gõ số 3 là dấu hỏi
- Gõ số 4 là dấu ngã

- Gõ số 5 là dấu nặng
- Gõ số 6 là dấu mủ â, ê,ô,
- Gõ số 7 hay số 8 là dấu móc ă, ơ, ư
- Gõ số 9 là chữ đ

3- Đánh những hàng chữ vào trong ô màu trắng hình chữ nhật. Và nhớ gõ chữ trước, gõ bỏ dấu sau.

Xem thí dụ dưới đây:

a- Gõ dấu sắc: gõ chữ "cái máy" như sau: cai1 may1
b- Gõ dấu huyền: gõ chữ "Sài Gòn" như sau: Sai2 Gon2
c- Gõ dấu hỏi: gõ chữ "bải hoải" như sau: bai3 hoai3
d- Gõ dấu ngã: gõ chữ "dĩ vãng" như sau: di4 vang4
e- Gõ dấu nặng: gõ chữ "hoạn nạn" như sau: hoan5 nan5
f- Gõ dấu mủ â, ê, ô: gõ chữ "ân hận" như sau: an6 han56
g- Gõ dấu móc ă, ơ, ư: gõ chữ "trường hợp": truong27 hop57
h- Gõ chữ đ: gõ chữ "đường đi" như sau: duong297 di9

4- Sau khi đánh chữ Việt trong ô màu trắng xong, highlight hay select tất cả, bấm nút con chuột bên phải, rồi click chữ copy bên trái con chuột. Sau đó click chữ paste vào trong trang email của mình hay vào bất cứ nơi nào mình muốn.

5- Đây là cách đánh tiếng Việt có dấu trên mạng một cách gián tiếp, có nghĩa là:

- Phải mở trang web http://www.angeltech.us/viet-anywhere/
- Phải đánh chữ Việt vào ô màu trắng
- Và phải copy tất cả rồi paste vào nơi mình muốn.

6- Gõ đúng như cách chỉ dẫn trên vẫn không thấy dấu trên tiếng Việt, thì cần phải enable cái Javascript.

7- Trái lại, nếu không gặp trỡ ngại trong việc download www.unikey.org, sẽ đánh tiếng Việt có dấu một cách trực tiếp, không cần phải mở trang mạng http://www.angeltech.us/vietanywhere/

Tóm lại, biết anh Hưng gặp trục trặc khi tải xuống software unikey, tôi khuyên anh nên mở trang mạng http://www.angeltech.us/vietanywhere/ mà đánh tiếng Việt vào trong đó, và không quên dặn dò anh thêm lần nữa là nhớ đánh chữ trước và gõ dấu sau. Và trong việc gõ dấu, gõ dấu nào trước hay sau cũng được hết. Thí dụ muốn đánh chữ "được" có thể gõ như sau: duoc957, duoc795, hay duoc579.

Vào buổi chiều ngồi xem trận Super Bowl tôi nhận được phone anh Hưng từ bên Đức gọi sang. Anh cười sang sảng nói:

- Em mở ra xem email của anh chưa?

- Dạ chưa thưa anh.

- Anh cám ơn em nhiều lắm nhe. Nhờ em chỉ dẫn cặn kẻ anh đã đánh tiếng Việt có dấu được rồi.

Tôi chưa kịp lên tiếng đã nghe anh nói tiếp:

- Chị của em giờ đây hết còn chê anh nữa.

- Chị nhà chê văn phong anh sao? Thế mà em nghe ngày xưa chị xiêu lòng về nâng khăn sửa túi cho anh bởi những cánh thư chất chứa những câu văn ngọt ngào, lượt là của anh kia mà.

Tiếng anh cười ngất trong phone:

- Không phải chị chê bai văn phong của anh đâu. Bởi tại anh chê chị nấu phở không ngon, chị mới trả đũa lại đó mà thôi.

Rồi anh kể tôi nghe vào một ngày mưa tuyết mịt mùng không thể đi chợ được, biết anh thích ăn phở, vợ anh đứng mỏi chân nấu một nồi phở thơm ngon phưng phức. Nhưng khi ngồi trước tô phở nóng hổi anh bực tức buông lời :

- Ăn phở mà không có tương đen tương đỏ, không rau giá chanh ớt gì hết, dù bà có nấu nồi phở ngon đến đâu, chẳng ai muốn ăn đâu bà ơi.

Dù gì cũng là cựu nữ sinh trường Gia Long và có chân trong hội CTY, bà xã anh đối đáp lại ngay:

- Viết chữ quốc ngữ mà không bỏ dấu, dù ông có viết đúng, viết hay, viết chính xác đến đâu, chẳng ma nào muốn đọc đâu ông ơi.

Sau đó anh Hưng cười khà khà hỏi tôi bay qua Đức chơi vào mùa hè nầy được chăng, anh sẽ tặng tôi tấm vé máy bay khứ hồi, coi như phần thưởng tôi đã giúp anh đánh tiếng Việt có dấu trên online, để từ nay anh an hưởng tuổi già qua việc viết lách, bắt trí óc mình hoạt động thường xuyên cho giảm đi căn bệnh Alzheimer của tuổi già bóng xế. Bằng nỗi vui mừng lớn lao tôi cho anh biết bắt đầu từ đây tôi đợi chờ phần thưởng là các sáng tác giá trị, văn hoa và bóng bẩy của anh sẽ đều đặn xuất hiện trên Việt Báo online. Nghe tôi từ chối khéo tấm vé máy bay, anh Hưng cười to rồi nói để anh thưởng tôi hai câu thơ Bút Tre như sau:

“Online tiếng Việt không dấu
Sắc huyền hỏi ngã, nặng đầu lắm ru!”


Phạm Thái

Ý kiến bạn đọc
11/04/202410:52:00
Khách
wow level herbalism <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> herbalism leveling guid
11/09/201917:48:44
Khách
Trước năm 1975 miền Nam đã sử dụng Quốc Ngữ điện tín (dùng để gởi và nhận điện tín bây giờ gọi là Telex). Theo tôi nhớ bản tên của quân nhân quân lực VNCH cũng dùng cách bỏ dấu của Quốc ngữ điện tín. Năm 1975 tôi rất nhỏ chỉ nhớ man máng bản tên của ba tôi, không biết điều này có đúng không. Xin chỉ giáo. Cám ơn
21/03/201204:38:43
Khách
Cám ơn Ông Phạm Thái rất nhiệu. Tôi thử làm và làm được ngạy
27/03/201204:48:58
Khách
Cám ơn sự khuyến khích của Ông Phạm Thái. Hiện tại tôi rất bận, và không có hứng để viết. Năm 2001 tôi có viết hai bài :" Út Nương Tập Đàn" "Tôi Học Tiếng Spanish"
26/03/201203:00:13
Khách
Chú vui nhiều lắm khi biết cháu Mimi và các bạn cháu đã gõ được tiếng Việt trên online. Cháu thường xuyên viết tiếng Việt trên mạng, rồi thì một thời gian rất ngắn cháu sẽ nhớ hết cách bỏ dấu. Chúc cháu vui khoẻ luôn.
28/03/201214:23:42
Khách
Đánh tiếng Việt có dấu như vậy thì phải online. Mà đã online thì có rất nhiều cách. Thí dụ dùng vietuni. Chỉ việc search vietuini là có ngay (http://www.tcvn.gov.vn/webconvert/vietconvert.html )
06/04/201213:26:36
Khách
Đã từ lâu tôi muốn gõ tiếng Việt có dấu trên e-mail hay Facebook nhưng không biết làm sao. Nhờ bài viết của tác giả Phạm Thái mà giờ đây tôi có thể thực hiện được để gửi thư về cho mẹ tôi đọc dễ dàng hơn. Cám ơn sự chia xẻ của tác giả rất nhiều. Chúc sức khoẻ.
22/03/201204:16:17
Khách
Cảm ơn Chú bài viết chĩ dẫn quá rõ ràng, giúp tụi con được viết tiếng VN rồi... Con tự đọc câu thơ này để bỏ dấu: Sắc (1) Huyền (2) hỏi (3) Ngã (4) Nặng (5)
Ấ (6) ơi (7) Á (8) đi đâu (9)
22/03/201201:24:13
Khách
Lòng rất vui khi biết bà Nga D. đã gõ được tiếng Việt có dấu trên online. Và sẽ vui nhiều hơn trong tương lai được đọc các sáng tác của bà trên Việt Báo online.

Phạm Thái
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,676,512
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.