Hôm nay,  

Cô Giáo Xứ Mỹ

12/03/201200:00:00(Xem: 106016)
Bài số 3507-12-289557vb2031212 

Tác giả tên thật Nguyễn-Trần Ngọc Sương, tốt nghiệp Ban Đốc sự khóa 12 Học Viện Quốc Gia Chánh năm 1967. Trước 1975 tùng sự tại Bộ Xã Hội 8 năm. Đến Mỹ năm 1981, trở lại học đường và tốt nghiệp Đại Học Portland ngành Khoa Học Xã Hội. Phục vụ trong ngành giáo dục tại Portland, Oregon 20 năm và hiên đã về hưu. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả là một tự sự về nghề giáo tại Mỹ.

***

Ngày xưa tôi thường mộng lớn lên sẽ được làm cô giáo. Khi được là cô Tú hai sau mấy kỳ thi "trầy vi tróc vẩy " vào thập niên 60, tôi "hí hửng" nộp đơn thi vào Đại Học Sư Phạm và trường Quốc Gia Sư Phạm. Nhưng hỡi ôi, tên của tôi không được niêm yết trên "bảng vàng" của cả hai trường! Tôi đã khóc thật sự vì bị "hỏng thi" chứ không phải "khấp như nữ tử vu qui nhật" như các cô dâu thời xưa!
Thôi thì phải giã từ giấc mộng làm cô giáo để đi làm “xếp văn phòng” ở Bộ Xã Hội vì tôi đã được trúng tuyển vào Ban Đốc sự khóa 12 Học Viện QGHC năm 1964 và tốt nghiệp năm 1967.
Rồi vận nước đổi thay, tôi phải lưu lạc xứ người và định cư ở xứ " sương lam mờ đỉnh núi" Portland, Oregon đã gần 30 năm qua.
Bằng cấp ngày xưa kể như chỉ còn là "kỷ vật đáng yêu" để mà ngậm ngùi vì Đại học xứ người không chấp nhận bằng cấp của VNCH vì không còn "bang giao quốc tế" với nhau nữa. Một phần khác tôi cần có tiền để trả bill nhà, bill điện, cơm ăn áo mặc.... nên đành "giả dạng tiều phu" khai dấu văn bằng để được nhận vào Đại Học Cộng Đồng (PCC) vừa được đi học lại Anh Ngữ, vừa có tiền Basic Grant trả học phí, vừa được làm work study có tiền trả bill nhà, bill điện... So với bao nhiêu người còn đang đói khổ ở quê nhà vào thời điểm đó, tôi được sống tự do ở xứ người, vừa được đi học, vừa được có tiền, quả là "hồng phúc tề thiên" rồi, thì nhằm nhò gì cái chuyện “học đại” ở "Đại Học" xứ người.
Tôi đã qua cái tuổi "tam thập nhi lập" khi cắp sách trở lại trường. Hơn thế nữa, vì trải qua bao cuộc “biến đổi thăng trầm của thế sự,” đầu óc cũng lu bu nhưng vẫn đành "dấn bước thăng trầm" trên đường học vấn ở xứ người.
Dẫu đã cố gắng hết sức nhưng khi học lại Anh Ngữ, tôi vẫn khi nhớ khi quên chữ nghĩa tiếng Anh. Có những từ ngữ Anh Văn, tôi đã tra tự điển Anh-Việt 5-7 lần rồi mà vẫn quên nghĩa chữ Việt của nó, bởi vì một chữ Anh có nhiều nghĩa khác nhau tùy theo bài học ta đang làm, đang viết. Tuần này học được 10 chữ, tuần sau tôi học thêm 10 chữ mới nữa, thì 8 chữ học tuần trước đã "vỗ cánh bay xa" như "Ngàn cánh hạc" vậy, cho nên đành phải tra tự điển hoài là thế đấy!
Nhưng đã học thì phải ra trường. Tôi cũng “mũ áo xênh xang” tốt nghiệp "Đại Học Trường Làng" như những người sinh viên già, trẻ, lớn, bé, gái, trai Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ vàng khác vậy
Tôi ra trường với số điểm 3.65 trong ngành Computer Operator! Tự cho là ngon lành. Hy vọng sẽ tìm được job dễ dàng trong ngành compuer thời đó.
Nhưng.....bởi.....vì....tại....
Chữ nhưng quái ác này đã đưa tôi vào "thế giới học đường" thay vì " thế giới điện tóan" ở xứ Mỹ! Tôi bị từ chối khi đi xin việc trong ngành computer với lý do không có kinh nghiệm làm việc. Thế là "đi không lại trở về không"! Tôi lại phải ghi danh “học đại Đại học” lần nữa. Lần này là "Đại Học Trường Tỉnh" thứ thiệt tại Portland State University (PSU) để vừa được đi học vừa được có tiền trả tiền nhà tiếp tục. Sau đó, tôi cũng lại ‘mũ áo xênh xang” tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân về Khoa Học Xã Hội.
Trong thời gian đi học thì chương trình ESL của Sở Học Chánh Portland cần một phụ giáo Việt Nam cho chương trình Head Start, một chương trình Tiền Mẫu Giáo dành cho học sinh 4 tuổi của các gia đình có lợi tức thấp và chương trình ESL dành cho học sinh mới đến nước Mỹ. Tôi thương con nít nên tôi bèn nộp đơn xin việc và được tuyển dụng. Thế là tôi được hành nghề "vỗ đít con nít" một cách hợp pháp và từ đấy tôi là nhân viên trong ngành giáo dục của nhà nước Mỹ cho đến ngày hôm nay. Như thế có nghĩa là tôi được làm "Cô Giáo Xứ Mỹ" một cách bất ngờ vì không xin được “job computer”.
Thế mới biết cuộc đời như "Tái Ông mất ngựa", trong cái rủi đã có cái may trong đó vì giấc mộng làm cô giáo của tôi bây giờ mới thực hiện được!
Nhưng..... lại chữ "NHƯNG." Làm cô giáo xứ Mỹ không giống như làm cô giáo của "thuở thanh bình thịnh trị" ở Việt Nam ngày xưa vì học trò Mỹ không có tinh thần "tôn sư trọng đạo" như học trò Việt Nam ngày xưa đâu, bạn ạ!
Hơn thế nữa có những luật lệ của chú Sam mà ta phải "nghiêm chỉnh chấp hành", nếu không, thì cuộc đời dễ "tàn trong ngõ hẹp”!
Con nít xứ Mỹ là "Number One", kế đến là chó mèo, hoa cảnh, quí bà và chót hết mới là quí vị "anh hùng mày râu" , điều này nhiều người vẫn thường nói. Con nít xứ Mỹ thì dễ thương lắm vì lanh lợi, mập tròn, trắng trẻo, nhưng... cần phải "kính nhi viễn chi" vì nếu các bạn "thương yêu" chúng theo kiểu Việt Nam ôm hun chúng, vỗ đầu vỗ đít chúng, thì Bạn sẽ bị "rắc rối" với luật lệ "sexual abuse" ngay!?

Khi các "đấng nhi đồng" này làm một màn "Tarzan nổi giận" la hét um sùm vì không hài lòng chuyện gì hay khi nghịch ngợm quá sức, Bạn cũng không được quyền “uýnh" các vị nhi đồng đó, vì như vậy là đã phạm vào luật lệ "physical abuse," và sẽ phiền với mấy ông cảnh sát! Nếu đứa trẻ phạm lổi, thầy cô giáo chỉ được quyền "đôi lời tâm sự" giải thích lỗi phải cho chúng hiểu để chúng "tự sửa sai" chứ không được áp dụng chiến lược "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi " như kiểu Việt Nam đâu! Bởi thế, học trò xứ Mỹ không biết sợ thầy cô giáo gì cả và thầy cô giáo cũng không dám rầy la học sinh nhiều vì khi mấy "Ông học trò" này "nổi giận" thì thầy cô giáo và các học sinh khác sẽ được dịp thưởng thức "viên đạn đồng đen" vào một ngày "không đẹp trời" nào đó vì ở xứ Mỹ này chuyện mua súng và tàng trữ vũ khí thì lại dễ như "ăn cơm sườn" vậy.
Tuy nhiên có một niềm an ủi khi làm cô giáo xứ Mỹ là được thấy con em Việt Nam của mình học rất giỏi và vẫn biết nghe lời dạy bảo của thầy cô, dù rằng vẫn có một thiểu số học sinh VN bị "Mỹ hóa" một cách sai lầm, cứ tưởng rằng xứ Mỹ là xứ tự do, muốn làm gì thì làm. Thật ra, học sinh Mỹ nào có cha mẹ biết lo lắng dạy dỗ con cái nghiêm chỉnh, thì học sinh Mỹ vẫn ngoan ngoãn, lễ phép, dễ thương lắm và nhiều khi còn dễ thương hơn học sinh " Mỹ vàng cà chớn " nữa đấy! Thế mới biết sự giáo dục của gia đình râ't là quan trọng cho sự phát triển học vấn và hạnh kiểm của con em. Ông bà ta đã dạy: "Gia đình là nền tảng của xã hội" quả đúng không sai.
Cứ nhìn vào đời sống gia đình ở các nước văn minh hiện đại mới biết rằng xã hội bây giờ hổn loạn như thế nào rồi! Còn đâu cái cảnh hạnh phúc gia đình ấm cúng với hình ảnh "Cha ngồi đọc sách, mẹ đang thêu thùa" bên đàn con lể phép, ngoan hiền. Bây giờ sống ở một nơi mà mỗi giá trị đều được đặt căn bản trên sự thành công của tiền bạc, vật chất, nhà sang, xe đẹp. Có nhiều bậc phụ huynh đã phải "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật" mới có đủ tiền trả nợ nhà nợ xe, thì thử hỏi tình cảm gia đình làm sao mà gắn bó, thắm thiết như ngày xưa được nữa!?
Cũng may vẫn còn có một số phụ huynh quan tâm đến sự giáo dục con cái, vẫn tự hào về văn hóa, đạo đức Việt Nam, vẫn muốn cho con em của mình còn nói và viết được tiếng Việt, hiểu được những giá trị tinh thần và lịch sữ nước nhà, nên đã đưa con em đến học Việt Ngữ tại các trường dạy tiếng Việt như Trường Việt ngữ Văn Lang, Trường Giáo Lý và Việt ngữ La Vang v..v… thậm chí họ còn xung phong làm thầy cô giáo trong Ban Giảng huấn hay nhân viên trong Ban điều hành.
Người viết cũng đã từng đến dự những buổi lể Mừng Xuân, những buổi lể Tết Trung Thu, những buổi lể phát phần thưởng cuối niên học do Trường VNVL tổ chức trong sự xúc động chân thành khi thấy những mái đầu bạc của các bậc cha mẹ chen lẫn với những mái đầu xanh của đàn con trẻ, cùng ca, cùng hát, cùng cười bên nhau trong không khí ấm cúng thân tình Việt Nam.
Tôi là một cô giáo làm việc có lãnh lương của chính phủ, tôi cũng có tổ chức những sinh hoạt để giới thiệu và vinh danh Văn Hóa Việt Nam tại các trường học công lập nơi tôi làm việc, nhưng sự hy sinh và tinh thần phục vụ công ích của tôi làm sao sánh được với những người mẹ, người cha, những thầy cô giáo, những người làm việc thiện nguyện tại các trường dạy Việt Ngữ cuối tuần.
Bây giờ tôi đã về hưu. Những cô cậu học trò bé tí ngày xưa của tôi bây giờ đã trưởng thành, có người đang còn học Đại Học, có người đã “tay bế tay bồng”, có người đã là bác sĩ, kỹ sư, luật sư thành công trên đường sự nghiệp và cũng có người đã đi về lòng đất lạnh dù tuổi đời còn thơ dại. Mỗi lần tôi có dịp gặp lại phụ huynh hoặc học trò cũ ngày xưa của tôi, họ vẫn còn nhận ra tôi là cô giáo cũ ngày nào dù đã hơn mười mấy năm không gặp. Họ đến chào hỏi tôi một cách thân mật, lễ phép như xưa như trường hợp phụ huynh và học sinh Phạm thị Tố Tâm, cô học trò rất năng động, dễ thương trường Rose City Park ngày xưa của tôi và cũng là Hoa hậu Áo Dài Portland và nhiều phụ huynh, học sinh khác nữa v..v….
Đây là một niềm vui của một cô giáo xứ Mỹ như tôi vì vẫn còn có những phụ huynh, học sinh còn biết giữ gìn tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Chính là nhờ quí vị mà tinh thần “Kính Thầy, Yêu Bạn” của quí vị phụ huynh và học sinh nói trên vẫn còn được trân quí, giữ gìn nơi xứ lạ quê người.
Xin được chấm dứt bài viết này với lời thơ tâm sự chân thành của một cô giáo Việt Nam nơi xứ Mỹ:
....."Xin đừng mộng chuyện công hầu khanh tướng
Xin đừng mơ chuyện mưu bá đồ vương
Xin hãy làm một người Việt bình thường
Yêu Đất Việt vì ta là Người Việt”
(Thơ Sương Lam)
Xin chúc tất cả mọi người mãi mãi là Mùa Xuân của Yêu Thương và Hy Vọng.
Sương Lam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến