Hôm nay,  

Gia Đình Phương Đông

26/02/201200:00:00(Xem: 114084)
Bài số 3495-12-289545vb8022612

vb8-vvnm-large-contentTác giả là một kỹ sư hiện làm việc và cư trú tại San Diego" đãû hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ: Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2005. Và giải Việt Bút năm đầu tiên 2007, dành cho tác giả đã ”vượt được chính mình” khi viết hay hơn những bài từng nhận giải. Từ 2010, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ.
Hình ảnh: Phụ huynh và các em ấu nhi. Ái Liên vui chơi.

***

Con đường đất dẩn vô trại Mataguay năm nay vẫn đẹp với những hàng cây cao rực rỡ muôn màu. Trưa thứ sáu nắng còn lung linh nhưng những đám mây vây vần vũ xa gần cho biết tin tức thứ bảy có 30% mưa của đài khí tượng rất có thể trở nên sự thật.
Các anh trưởng và phụ huynh đoàn bắt đầu giám sát tin tức thời tiết và càng cận ngày, càng đông người rút tên ra khỏi danh sách tham dự làm Trưởng Lân có phần bối rối khi phải đối đầu với quyết định “đi” hay “không đi”? Sau ít giây phút đắn đo, anh quyết định “đi” vì anh tin rằng đây là cơ hội tốt để cho thiếu sinh của đoàn tập đương đầu với thử thách.
Thế là số phụ huynh ủng hộ “đi” bắt đầu ra tay chuẩn bị cho chuyến hành trình bện với thử thách này. Riêng tôi, chuyến đi nào trộn ít nhiều ẩn số vẫn gây trong tôi niềm nao nức khích động.
Chất đầy trang bị dụng cụ cắm trại, tôi đón Hà My lên đường. Kỳ này xe tôi lãnh thêm hai em trong ấu đoàn cộng thêm hai cô cháu, vị chi 4 người tất cả. Sau khi ra khỏi địa phận freeway 67, tẻ qua đường 76 về hướng ngoại ô, mấy nhỏ bắt đầu trầm trồ cảnh trí và thú vật bên đường. Những tiếng cười vang vang của tuổi thơ làm tôi xúc động hơn tiếng hát của danh ca nổi tiếng.
Liếc nhìn kính chiếu hậu, tôi thấy cô bé Ái Liên đang trố mắt nhìn những con bò ăn cỏ trong trang trại. Ái Liên là một cô nhỏ đặc biệt. Tự bẩm sinh cô bé đã bị phác giác có bướu trong màng não. Năm lên bốn, trước khi vô phòng mổ trục xuất cái bứu tai hại đó ra, bác sĩ cho em 10% sống sót, và tuy nếu có thành công, thoát qua cuộc giải phẫu hiểm nghèo, em sẽ mang tật nguyền, thêm có thể mù suốt đời. Ba Má em đưa bé vô phòng mổ xong chỉ biết cầu nguyện ơn trên ban phước lành. Lúc tỉnh dậy, bé khóc lên hãi hùng vì mở mắt thấy toàn màu đen. Con nhỏ nắm lấy áo Ba nó không dám buông vì quá sợ. Tội nghiệp ba mẹ Ái Liên đứng bên con gái luôn bốn ngày liên tiếp, và ơn trên như nhủ lòng với bao nhiêu lời cầu xin của con chiên trong nhà thờ, ban ân huệ xuống cho bé. Thị giác từ từ trở lại và hoàn toàn bình phục với bao nhiêu ngạc nhiên của bác sĩ trong y viện. Ai cũng cho đó là phép nhiệm mầu vì không ai trong y viện dám quyết đoán Ái Liên có thể bình phục hoàn hảo được.
Nghe con bé hát hò cùng bạn Long và Hà My trong gương chiếu hậu, tôi như đang thưởng thức một điệu khúc kỳ diệu.
Rời khỏi highway êm ái, xe bắt đầu dồng lên xuống sau khi rẽ phải tiến sâuvô khúc đường đất dẫn vô trại. Thằng Long cười nắc nẻ thích thú khi xe chiếc xe lắc qua lại theo nhịp đá sỏi trải đường. Long là một cậu bé đặc biệt. Tôi tình cờ thấy nó khi sửa soạn ra về sau phiên dạy tiếng Việt mỗi buổi sáng thứ Bảy ở trường Văn Lang năm ngoái. Hôm đó trường có buồi họp nên thầy cô về trể hơn thường lệ. Nổ máy sắp sửa lui xe, tôi chợt thấy một thằng bé con ngồi co ro trong góc sân chơi, vẻ mặt buồn xo. Lạ, sân trường vắng tanh con nít, có chăng vài em con cháu thầy cô chờ họp xong như Hà My, cháu gái tôi, nhưng đa số đã vô xe nghe nhạc hay chơi game. Tôi tắt máy, ngó quanh quất rồi bước ra khỏi xe đi về hướng thằng bé. Thấy tôi, nó càng rút lại như thể muốn tránh. Ái ngại, tôi ngồi xuống hỏi:
- Con tên gì?
Nó lí nhí:
- Long.
Tôi cúi sát gần nó để nghe rõ hơn:
- Con học lớp cô nào?
- Dạ, cô Trang.
- Long chờ ba mẹ tới đón hả?
Thằng nhỏ lắc đầu, không nói, cúi xuống nhìn đất cát.
Thấy nó lễ phép dễ thương, tôi hỏi tiếp:
- Thế em chờ ai tới đón?
Nó im lặng, đầu càng cúi thấp, thu gọn như con ốc sên. Không biết làm sao hơn, tôi đứng lên nói:
- Em chờ đây, đừng đi đâu nha hông? Cô đi lấy nước một chút rồi trở lại ngay.
Tôi đi cách nó khoảng 20 thước, gọi điện thoại cho thầy hiệu phó Duy hỏi về thằng bé tên Long. Thầy không biết, bảo tôi hỏi cô Vân, cô Vân kêu tôi hỏi cô Mỹ, rồi tới cô Trang… Cuối cùng từ mọi người, tôi đoán Ba Mẹ thằng Long đi làm cả ngày nên nó thường theo xe cô Trang qua sinh hoạt bên Hướng đạo cách trường Văn Lang khoảng 2 miles. Hôm nay cô Trang bệnh, không đi dạy nên thằng bé lỡ đò, đành ngồi chịu trận.
Hiểu chuyện, vơi lo, tôi bèn biểu nó lên xe, chở nó cùng Hà My qua tiệm bánh mì ăn trưa. Hỏi muốn ăn gì tôi mua cho, Long vẫn một mực lắc đầu, nói không muốn ăn, chưa đói bụng. Khi tới sân sinh hoạt, thả hai đứx xuống, tôi hỏi chuyện với Trưởng Việt, anh cả của đoàn Ấu. Anh kể rằng sau khi sinh hoạt xong, anh đưa thằng Long về nhà anh và tối ba em tới đón khi ông xong việc trong nhà hàng.
Tôi nhìn ra sân cỏ, lúc này Long nhập bọn với đám trẻ, anh trưởng Việt đang vỗ tay hát bài Hoan hô cùng các Ấu nhi. Phía bên trái, Trưởng Lân đang dạy các Thanh sinh phương cách cấp cứu khi băng rừng. Trưởng Đức đang dạy các Thiếu nhi cách thắc gút dây.

Nhìn các anh tận tụy dạy dỗ, sinh hoạt cùng các em. Tôi thật cảm phục tinh thần Hướng đạo sinh. Xứ này thời giờ là vàng bạc, ,ai nấy lao vào mưu sinh, thời giờ cho con em gia đình mình còn chưa có, huống gì cho ai khác. Các anh Trưởng của đoàn mỗi chiều thứ Bảy tới sinh hoạt bất chấp mưa nắng. Hàng năm cận ngày tết, các anh lấy vacation một tuần cùng các em lớn đi múa lân quyên tiền mua lều, mua dụng cụ và trang trải chi phí cho các chuyến cắm trại trong năm. Nhìn các anh khi ân cần hỏi han, khi nghiêm trang thi hành quy luật Hướng đạo lúc các em phạm lỗi, và có chứng kiến những lúc các em quay quần, ca hát, nô đùa kéo tay các anh, mới thấy rõ sự gần gũi pha trộn niềm kính thương các hướng đạo sinh dành cho các anh. Tôi thường tự nhủ rằng mình đang được may mắn chứng kiến một tình thương trong sáng nhiệm mầu hiếm thấy trong cuộc đời vật chất hiện nay.
Từ ngày hiểu được hoàn cảnh thằng Long, tôi lưu ý tới nó hơn. Mỗi lần đi cắm trại, thường thường các phụ huynh đi theo Ấu nhi ví các em còn nhỏ, chưa tự túc được như thanh và thiếu. Lúc mới gia nhập, Long còn lọng cọng nên nhóm phụ huynh bảo học, chăm sóc cho nó. Có lẽ vì mới qua Mỹ định cư nên nó chưa được tự nhiên như con nít xứ này, nó ít chơi cùng bạn vì chưa rành Anh ngữ, đa số chỉ đứng ngồi quanh quẩn phụ huynh. Tôi dặn các em nên rủ Long cùng chơi nhưng ánh mắt nó vẫn ẩn hiện nổi u uẩn đáng thương trên khuôn mặt ít vui của nó.
Kỳ sinh hoạt trong chợ Tết năm ngoái, tôi đi cùng Hà My tham gia chợ Tết cùng thầy cô trường Văn Lang. Như những lần trước đây, Long vẫn lắc đầu từ chối khi tôi hỏi nó muốn ăn, muốn chơi trò. Có lúc tôi mua đại dúi vào tay, nó vẫn một mực không ăn. Mãi rồi tôi quen, không hỏi ép nó nữa.
Hôm đó thấy quá trưa nó vẫn không ăn, tôi bèn lấy miếng pizza trên bàn thầy Duy đưa cho Long:
- Con ăn pizza hông? Free đó, không tính tiền đâu.
Ngần ngừ một giây, Long nhận, cầm miếng pizza ăn ngon lành.
Khoảng gần giờ rời sân chợ Tết, bỗng Long tới trước mặt tôi, tay vặn vẹo, ấp úng như muốn nói gì đó. Cúi xuống gần thằng bé hơn, tôi hỏi:
- Con muốn nói cái gì?
Nó đỏ mặt, ngượng nghịu lập lại:
- Cô cho con hai đồng được không?
Ngạc nhiên, tôi hỏi lại:
- Con muốn hai đồng? Con muốn mua cái gì?
Tôi nhớ không lầm các dĩa cơm, bánh mì, thức ăn vặt đang bày bán đều có giá cao hơn hai đồng. Thằng bé ngần ngừ một chút, rồi lí nhí:
- Con muốn mua nhẫn kim cương cho mẹ con.
Nước mắt tôi trào ướt mi. Thì vậy! Khuôn mặt nó lúc đó ngoan quá!
Nhìn thằng bé hí hững cất cái nhẫn kim cương vô túi, tôi nhớ lại cái vòng nhựa màu tím thằng con tôi tặng mẹ nó năm lên tám. Cái vòng tình thương vẫn làm tim tôi mềm mỗi khi giận thằng bé thời phải đương đầu với những sôi nổi tuổi của lứa mười mấy. Tôi hy vọng Mẹ của Long hiểu và trân trọng tình nó dành cho bà. Tôi hy vọng bà hiểu tình thương nó dành cho bà qua chiếc nhẫn hai đô la ấy.
Lần cắm trại này tuy thời tiết không có nắng đẹp hứa hẹn, anh trưởng Lân của đoàn Vạn Kiếp vẫn can đ ãm quyết định “tiến”. Qua hôm thứ bảy tuy có mưa lất phất, sau những sinh hoạt cho các Ấu, đám phụ huynh chúng tôi cầm dù, mặc áo mưa tranh thủ đi bộ qua những đoạn đường đẹp như tranh. Ai nấy trầm trồ, xuýt xoa khen cảnh trí khu đồi Mataguay. Chúng tôi hẹn nhau mùa Xuân cùng trở lại thưởng thức cảnh trăm hoa đua nở của trại này.
Cũng như những lần sinh hoạt trước đây, các anh Trưởng của đoàn Vạn Kiếp mang ba lô, chống cây đi bộ đi cùng các thanh, thiếu sinh vô rừng. Cả mấy đoàn vừa đi vừa hát bài Dô ta, dô ta… giọng ca hào hùng lồng lộng trong bầu trời ướt đẫm nước, những bước chân đang dẫm xuống vang lên mạnh dạn.
Thằng Long đi cùng đoàn với anh trưởng Việt. Nó cao hơn năm ngoái, dáng dấp tự tin trong bộ đồng phục quần xanh áo xám, tay cầm cái gậy dò đường, chân mang giày hiking bước đi trên con đường đất một cách chắc chắn. Đi ngang qua đám phụ huynh, các em vẫy tay chào. Tôi bắt được ánh mắt của Long. Ánh mắt sáng ngập tin tưởng và tràn niềm vui của một thiếu nhi. Nó gật đầu chào, tôi cười chào lại. Ái Liên mặc áo mưa, nhỏ nhắn trong đôi giày ủng cao gần đầu gối. Có lúc phải bước qua những phiên đá giữa khe suối, Ái Liên chống cây từ từ bước qua. Tôi biết con bé đang gắng hết sức mình đi cùng các bạn. Khó ai biết trước đó vài năm, bác sĩ cho biết cô bé gần như hoàn toàn không thể có đời sống bình thường được.
Ngắm theo đoàn thanh, thiếu nhi áo xám và áo xanh từ từ khuất sau những hàng cây thắm màu của con đường quanh co, lòng tôi dấy lên một luồng hơi ấm đầy tin tưởng cho tương lai của các em.
Nhìn Long biến thể từ một thằng bé buồn bả cô đơn lủi thủi năm ngoái, Ái Liên vượt bao nhiêu đau đớn hiểm nghèo của căn bệnh ung thư để trở thành những đứa bé hồn nhiên, tự tin, tôi chợt hiểu… Các em đã tìm được tình yêu thương và niềm dinh dưỡng tinh thần nơi các anh trưởng đoàn. Tinh thần các anh như những tàn cây tre mạnh lớn, giăng rộng che chở, hướng dẫn các em vốn như những búp măng nẩy nở.
Các em đã tìm được mái gia đình phương đông trong cuộc đời.

LêTường Vi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,968
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.