Hôm nay,  

Ông Bà Đón Cháu Đi Học Về

21/02/201200:00:00(Xem: 144955)

Ông Bà Đón Cháu Đi Học Về

Tác giả: Trần Đông Thành

Bài số 3489-12-289539vb3022112

Tác giả là cư dân San Jose, công việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Cha mẹ sanh con đươngnhiên lãnh trách nhiệm phải lo cho con hoàn hảo nghĩa là ngoài việc lo cơm ăn áo mặc cho con đầy đủ còn phải lo cho con học hành đàng hoàng. Sanh một đứa con cha mẹ có bổn phận và trách nhiệm lo cho nó từ thuở mới lọt lòng đến lúc trưởng thành. Tới đó cũng chưa đủ mình còn phải lo giai đoạn dựng vợ gả chồng tốt đẹp cho con mình nữa. Vì trách nhiệm nặng nề này, các cặp vơ chồng son thường ngần ngại khi quyết định sinh con.

Ở Mỹ cho ra đời một đứa con lọt lòng cha mẹ đi làm phải gửi vú nuôi. Chừng 5 tuổi phải mướn người đưa đi học rồi rướt về. Nếu có đủ điều kiện còn phải tìm thày cô dạy kèm. Vì vậy đầu lương của một người đi làm coi như đi đứt.

Thông cảm nổi khó khăn của con, tôi cũng như các bậc ông bà trong bao gia đình khác, đã tình nguyện mỗi ngày lái xe đến trường đón cháu về. 

Trường Kindergarden, lớp tan học lúc 11:55 cháu mới ra khỏi lớp. Tôi đến trường sớm để cháu khi ra khỏi đợi. Tôi thấy từ xa có nhiều ông bà tưổi 60, 70 như tuổi tôi đưa cháu đến trường học tới giờ đón về như một job không lương còn tỏ ra hạnh phúc! Mấy đứa nhỏ mũm mỉm rất kháu khỉnh đưa tay cho ông nội bà nội ông ngoại bà ngoại lụm cụm dẫn đi qua hình ảnh sống động rất dễ thương.

Trẻ con trang lứa 5 hay 6 tuổi vô tư vui vẻ đến trường, mỗi cháu mặc quần áo theo ý từng cha mẹ không ai giống ai. Cháu trai nầy mặc áo chemise đỏ, quần nỉ Jean sanh màu nước biển chạy viền trắng, cháu gái kia cột tóc cheval với chiếc áo xanh thêu bông và chiếc áo ấm vàng nền cổ đỏ, đầu đội mủ xanh thêu chỉ trắng trông rất thông minh và sáng sủa. Sân trường trồng nhiều bông hoa nở rất đẹp mắt thêm bày em bé y phục đủ màu sắc vừa đen, vừa đỏ, xanh, vàng, trắng, xám, hồng, tím đủ loại, đủ kiểu trông xa như một vườn hoa khoe màu sắc sặc sỡ.

Từ xa một hàng dài chữ nhứt, học trò sắp đôi, mặt mày hớn hở, lần bước về hướng tôi. Một người lớn đi theo hướng dẫn có lẽ là cô giáo, đàn học sinh bé nhỏ như chim non đi tới trong một hàng dọc trật tự và im lặng. Nề nếp này do một thói quen dạy dỗ ra đường phải chỉnh tề khuông phép. Học trò đến đứng sắp hàng thẳng lối trước một căn nhà lớn tam cấp đợi cô giáo kiểm điểm và cho phép từng đứa lần lượt bước vào. Thật là một thích thú khi tôi đứng nhìn quang cảnh các em nhường nhịn đến trước vô trước, không cải lộn, không tranh giành, không làm ồn ào huyên náo trông mát mắt làm sao!

Tôi biết đó là nhà ăn dành cho học trò, tới giờ thày cô đưa các cháu ăn lunch. Vào trong thấy được đây là một phòng rộng lớn treo tranh cảnh vật bông hoa rực rỡ, có thể chứa hơn 500 học sinh. Học trò bước vào đi theo hàng chiếc tuần tự đến mỗi nơi gắp thức ăn theo ý mình. Với Mỹ đó là Self service. Cách chiêu đãi rất thông dụng tại đây. Trạm hàng ăn bày biện trong ngăn thố phục vụ: Bánh mì, khoai tây chiên, nho, táo, juice, orange. Mỗi cháu một măm ngồi vào bàn ăn có lớp lang như khán giả ngồi trong rạp hát. Ở chỗ đông như vậy mà chúng không ồn ào, không cãi vã, không đánh lộn. Phần ai nấy ăn. Chỗ của ai nấy giữ sạch sẽ.

Một lớp tới giờ chơi cô giáo thả học trò ra sân chúng xúm xít bên nhau leo cầu tuột, nhảy số, chụp banh có đứa nằm sải tay chân tắm nắng. Nắng ấm vọi vào mặt mỗi em da mặt đỏ hồng trông xinh xắn và non mộng. Đàn trẻ quần áo đủ màu nô đùa hồn nhiên trông như một đàn bướm bay lượn trong vườn hoa; một bức tranh hoạt cảnh ăn sâu vào óc tưởng tượng đầy thú vị khiến tôi lòng lưu luyến cảnh thanh lịch của một buổi sinh hoạt trẻ thơ khó phai mờ trong ký ức.

Chừng 15 phút học trò tại phòng canteen tự động bỏ dĩa đồ ăn thừa ly giấy vô thùng garbage, clean up gọn gàng rồi cùng nhau sắp vô hàng chiếc thứ tự đi vòng con đường phía sau lưng về lại lớp học.

Trên đường đi một ông thày hỏi đứa học trò Mexican to xương trong lớp ông ta:

-Good appetite?

-Yeh!

-Are you still hundry?

Thằng bé tướng kịch cợm cười hai mắt nhắm híp:

-No! I'm fully!

Lớp học của cháu tôi mở cửa, học trò như đàn ong tung ra khỏi tổ nhưng trật tự và thứ tự. Quốc gia này thế giới ca ngợi là Hiệp Chũng Quốc thật không ngoa chút nào. Nơi đây đủ các khuôn mặt trẻ con trên thế giới: American, Mexican, Chinese, Korean, Japan, Thailand,Cambodian,Vietnam, Laos, Burmese. Dân đủ màu da vàng, trắng, đen, đỏ…Đủ ngoại ngữ Nga, Tàu, Anh, Pháp, Đức…. Ông bà hay cha mẹ của thế giới hòa bình, của các cháu đến đứng sẳn trước lớp học kêu tên và dẫn con về. Ông bà giúp cháu cầm xách kéo hoặc đỡ lấy áo ấm, nón, mủ các cháu tháo ra cầm tay. Một cô giáo đứng trong sân nhận diện phụ huynh, lịch sự chào hỏi ông bà cha mẹ của các em.

Một bà cúi lấy khăn lau mặt cho cháu thăm hỏi:

-Có mệt không con?

Đứa cháu ngước mặt lên nhìn bà nó có vẻ hớn hở:

-Thưa bà nội! Con không mệt đâu ạ! Vô lớp con có Jennifer, Lucky, Steven, Wen còn có Karden mập tròn vo dể thương lắm nội ơi!

-Con thích đi học không?

-Rất thích nội ơi! Sáng mai ông nội chở con đi học nhe nội?

-Ông nội không để con nghỉ buổi học nào đâu.

Thằng bé vỗ tay khoái chí:

-Hoan hô ông nội!

Một lane ưu tiên dành riêng cho xe đến đón các cháu đi học về. Nhiều ngày nhiều tháng các người đến đón con cháu mỗi ngày gặp nhau họ thành quen nhau, thân thiết như bạn hữu.

Nhiều lần các bạn già đem xôi, bắp hay bánh trái ở nhà làm đến “đãi” các bạn già đến trường không phải đi học mà để đón con cháu!

Môt ông có tướng đi không khỏe lắm đi gần bên tôi hỏi thăm:

-Ông đón cháu ngoại?

-Không! Cháu nội!

Ông hỏi làm quen:

-Xin lổi Việt Nam ông ở đâu?

-Dạ! Thủ Dầu Một!

Ông ấy khen Mỹ:

-Qua đây ông thấy Mỹ tổ chức trường sở có lớp lang không? Trẻ nhỏ 4, 5 tuổi hay dưới 17, 18 mà lang thang ở ngoài đường cảnh sát chận lại hỏi thăm liền.

Ông còn cho một nhận xét:

-Ông coi đó hệ thống giáo dục ở Mỹ rất là chu đáo. Trường học có sân chơi trẻ con tập thể dục, nhà ăn, sách vở tranh ảnh tập cho học sinh nhỏ phát triển.

Ông nói thêm:

-Có cả TV, chiếu bóng, computer...

Rồi ông ta nói một câu sau cùng trước khi mở cửa xe cho cháu của ông bước lên xe:

-Vô xe con nhớ phải làm gì nè?

-Da! Seat belt!

Ông xoa đầu cháu tán thưởng:

-Giỏi!

Rồi vay qua tôi: 

-Tôi thật bái phục Mỹ! Bái phục Mỹ! Hệ thống giáo dục Mỹ quá toàn bích!

Tôi cũng đóng góp thêm để ông bạn già có thêm sức mạnh tinh thần:

-Nước Việt Nam mình mà được như Mỹ thì đỡ cho con cháu mình biết mấy!

-Tôi cũng từng nghĩ hệt như ý ông!

Ông ấy bắt tay tôi xiết rất chặt.

-Chào ông! Còn nhiều chuyện hay hơn nữa về học sinh sinh viên ở Mỹ sẽ gặp ông và trao đổi sau về program mở giờ thêm dạy riêng cho những học trò ngoại quốc kém sinh ngữ. 

Trên xe cháu tôi kể lại câu chuyện hôm nay xảy ra ở nhà trường:

-Hôm nay giành sách nhà trường cho mượn thằng Kent đánh con!

Tôi lo:

-Rồi con có đánh lại nó không?

Cháu tôi lố mắt:

-No! Thày dạy không được đánh lộn trong lớp học!

Nó nghỉ một lát để nhớ lại, thưa:

-Nó tới excuse, xin lỗi con rồi!

Tôi lo xa sợ cháu tôi bị ăn hiếp:

-Nhưng mà con có thưa chuyện nó đánh con cho teacher biết để phạt nó không con?

Cháu Steve một lần nữa nhìn tôi phản đối:

-Nó biết lỗi xin lỗi con rồi thì nội kêu con thưa nó cho thày con biết chi nữa! Sau cùng con còn cho nó mượn cục gơm bôi của con nữa là! Tụi con là good friend, love together!

-Con phải thưa thày giáo để thày phạt nó chớ!

-Nó hối cài việc nó làm là được rồi! Mình phải có lòng tha thứ nội ạ!

Cháu nói ra ý nghĩ bao dung tôi mới thấy mình hố vì “Hỉ nộ” mà quên câu “Aí ố”. Còn để lòng. Còn giận hờn. Tôi xét tôi thiếu lòng vị tha, lối giáo dục của người Mỹ hay ở chỗ “Nhân ái” và phân biệt “Phải trái” trong cách xử thế ở đời! Dạy con từ thuở ấu thơ. Dạy cái “Best” chớ không cho vô đầu nó cái gọi là “Ugly”.

Trần Đông Thành

Ý kiến bạn đọc
21/02/201204:34:33
Khách
Trường Kindergarden, lớp tan học lúc 11:55 cháu mới ra khỏi lớp.

A kindergarten (from German Kindergarten (help·info), literally "children's garden") is a preschool educational institution for children.
21/02/201216:21:59
Khách
Bài này có quá nhiều lỗi chính tả, không biết do toà soạn đánh máy lại hay do phía tác giả. Tác giả bài viết và toà soạn nên xem lại bài viết cho đúng chính tả trước khi đăng bài. Đây là một cách tôn trọng độc giả vậy. Cám ơn đã chia sẻ tâm tình.
02/03/201223:36:21
Khách
Chú Thành ơi, cháu rất thích lối viết văn kể chuyện rất giản dị, mộc mạc, nhưng vô cùng có duyên của chú. Hy vọng sẽ đọc được thêm nhiều bài do chú viết nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến