Hôm nay,  

Trở Lại Với Cuộc Sống

25/01/201200:00:00(Xem: 236878)

Trở Lại Với Cuộc Sống

vb4_25-1-12_tro_lai_voi_cuoc_song-large-content

Tác giả: Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh

Bài số 3466-12-28936vb4012512

Truyện cho mùa xuân Nhâm Thìn của tác giả là bản ngợi ca tình thân yêu và cuộc sống tươi đẹp. Trước 1975, Cam Li từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Hình ảnh: Nhờ âÂm nhạc liệu pháp, music therapy, Ông đã trở lại với cuộc sống tươi đẹp, sẵn sàng cùng cuộc sống nâng ly chúc tết và hát “Ly Rượu Mừng.”

1

Màu đen thăm thẳm bỗng lui lại, tan dần, nhường chỗ cho một thứ ánh sáng dìu dịu. Ánh sáng của chiếc đèn chong nhỏ bên đầu giường. Ông nghe một cảm giác ấm áp ùa đến trong tâm tư đang trống rỗng. Không một ý nghĩ nào thành hình. Không một chữ nghĩa nào hiện ra. Chỉ "biết" là ấm, rất ấm.

Đây là đâu? Câu hỏi đầu tiên đã đến. Ông bàng hoàng khi nhìn thấy một người rất quen ngồi trên chiếc ghế cạnh giường. Người ấy đang ngủ gật. Ông vui mừng muốn gọi. Nhưng ai đây? Ông mấp máy môi. Không ra tiếng. Ông đưa tay phải toan gõ lên cạnh giường để tạo tiếng động. Không nhấc tay lên được. Ông muốn rướn người để ngồi dậy, chợt nhận ra những dây nhợ chằng chịt trước mặt, trên người. Ông hoảng hốt, ú ớ trong cổ họng…

Như có một cái gì xui khiến, người ngồi trên ghế mở mắt, ngó ông như để thăm chừng. Thấy ông đã tỉnh, người ấy reo lên, nhưng những tiếng nói từ miệng người ấy phát ra , ông không hiểu. Người ấy kê mặt sát với mặt ông, thổn thức. Ông nhìn thấy không trọn vẹn gương mặt của người ấy. Hình như có chút nhòa nhạt ở phần bên phải. Ông thấy người ấy nắm lấy bàn tay phải của ông. Không có cảm giác. Người ấy sờ lên chân phải của ông, như cố tìm kiếm một cử động. Tay và chân phải của ông như hai khúc đá của một pho tượng lạnh lùng.

Và đó là những giây phút đầu tiên ông trở lại với cuộc sống.

2

Có những người vây quanh ông. Trước thì họ khóc, sau thì họ cố gắng nói cười. Ông thấy những người này quen lắm! Nhưng trí nhớ mờ mịt như có cái gì cản trở trước mặt. Rồi dần dần, ông đã nói được một vài tiếng lơ lớ. Ông cũng nghe mình lơ lớ, những câu chữ vô nghĩa, chính ông còn không hiểu được. Ông vẫn phải nằm trên giường, chưa làm gì được cho chính mình. Ông dần ăn được, ban đầu nuốt khó khăn, từ từ ông tập nuốt từng miếng nhỏ. Và ông được giúp ngồi dậy. Tay trái ông bắt đầu cầm nắm vài món đồ nhẹ. Nhưng tay phải thì không.

Những người thân quanh ông như đã được báo trước về những gì mà ông đang tự chứng kiến. Ông nhận thấy nét chịu đựng trên gương mặt của họ. Ông không suy nghĩ được gì. Nhưng ông hiểu, không bằng ngôn từ.

Có một điều rất lạ, đó là ông không dám ngủ. Chỉ trừ khi nào quá rệu rã thì ông thiếp đi. Còn thì ông vẫn muốn mở mắt nhìn mọi người, nhìn khung cảnh xung quanh. Ông sợ ông lại rơi vào cái màn tối đen đặc kia. Cái màn tối không biết từ đâu chụp xuống đầu ông đột ngột, khi ông vừa mới từ hồ bơi bước lên bờ cùng với mấy đứa cháu. Ông cháu đang bình an vui vẻ, bỗng nhiên mọi thứ dừng lại hết. Ông như đã chết. Cái màn tối ấy không biết bao phủ ông bao lâu. Nhưng trong đó, ông đã thấy chính mình chơi vơi bay bổng, thực thực hư hư. Ông bay qua nhiều nấc của thời gian, của không gian, phiêu bồng như trong một đám khói. Và đến một lúc ông nghe tiếng nhắc nhở của chính mình, rất rõ: "Hãy trở về! Hãy trở về ngay!", và ông mở mắt ra. Ông đã thoát khỏi một cơn mê.

3

Một tháng. Rồi vài tháng. Ông ở trong trung tâm "rehab", trung tâm phục hồi. Ông tập nói. Ông tập nghe. Ông tập cầm nắm, cử động vùng bên phải đã bị tổn hại. Ông tập đi. Ông toát mồ hôi với những bài tập. Ông đớn đau với sự kiên nhẫn của chính mình. Đứa con trai lớn theo sát ông trong những buổi tập. Anh nói: "OK, ba! Ba tiến bộ nhiều rồi!". Cứ như là ông "sếp" khen lính của mình vậy! Ông cười sung sướng.

Nhưng có lúc ông đau khổ cùng cực. Tại sao ông lại phải tập tành từ đầu như một đứa bé thế này? Ông muốn hét vang. Ông đã dần dần nhớ ra mình là ai, có thể nhận diện người thân, diễn tả ý muốn và cảm xúc. Nhưng ông vẫn còn khó khăn lắm trong việc nói ra tên của mọi người và tên của những đồ vật cũng như về thời gian, nơi chốn. Ông còn nhầm lẫn rất nhiều. Đôi khi ông phát cáu vì thấy mình nghĩ một đàng nói một nẻo. Có khi ông xua đuổi hết mọi người. Có khi ông đòi gặp tất cả. Ông sợ cô đơn.

Và một ngày, ông được về nhà. Ông vẫn tiếp tục theo những bài tập, với sự giúp đỡ của nhân viên vật lý trị liệu định kỳ đến nhà. Thời gian còn lại, vợ con của ông giúp ông. Về nhà thì khá náo nhiệt. Ban ngày những đứa cháu nội cháu ngoại được cha mẹ đưa tới gửi ông bà để đi làm. Bà bận không ngơi tay. Ông không giúp gì được, nên ông hay rút vào phòng. Đôi khi ông lén nhìn bà chăm cho những đứa cháu. Chúng bi bô nghe dễ thương quá! Ông khôi hài tự nhủ: "Cháu tập tành, ông cũng tập tành".

Ông phải tập. Tập toát mồ hôi cũng phải tập. Tập nghiến ê cả hàm răng cũng phải tập. Nhưng người ta bảo: khi người lớn tập một cái gì thì cũng sẽ khó khăn hơn sự tập luyện của đứa trẻ con. Bây giờ ông có nhiều thời gian để chiêm nghiệm những điều ấy. Một thí dụ dễ hiểu là một người đến năm mươi, sáu mươi tuổi mới học đàn thì chắc là sẽ khó hơn đứa bé năm, sáu tuổi học đàn. Khó hơn, nhưng vẫn được. Ông nghĩ thế, nhưng phát ra lời không suông sẻ. Ông ôm ý nghĩ ấy, có lúc thấy vui, cười một mình, có lúc lại buồn quá, ông kềm tiếng khóc.

Thế rồi ông ngạc nhiên khi thấy mình càng kềm chế thì lại càng hay khóc hơn. Một tiếng nói to, một câu chuyện xúc động dễ làm cho ông khóc. Thậm chí bây giờ trong nhà không ai dám nói chuyện gì có thể gợi buồn cho ông. Chỉ có những câu nói vui, ngắn gọn là chấp nhận được. Những tin buồn mất mát đều không được nói. Ông không diễn tả nhưng ông hiểu hết. Ông biết có những việc nghiêm trọng mọi người giấu ông. Ông mãi chưa thoát ra được cái vòng rào bao quanh mình.

Có một ngày ông nhớ ra cảnh trong quân trường, khi ông là một sinh viên đang trong thời gian huấn luyện quân sự. Một cậu thư sinh chỉ biết miệt mài sách vở bỗng chuyển hướng đời sang cuộc sống quân ngũ, phải tập tành những điều mà cậu chưa từng biết. Nào những khi lội suối, nào những lúc dầm mình dưới bùn đen tới ngực, nào những buổi băng rừng sâu đầy muỗi và vắt… Nào bãi tuột núi, nào bãi thoát hiểm mưu sinh, nào bãi đi dây kinh dị và đi dây tử thần, lạ và khó khăn mà rồi cũng quen. Vậy thì những bài tập hôm nay ông đang lần mò, có khác gì? Lạ. Khó khăn. Rồi cũng sẽ quen thôi! Và ông lại quyết chí đứng lên, cố gắng đi cho vững với cái chân phải tê dại. Ông đã quen viết và cầm đũa bằng tay trái, làm mọi việc bằng tay trái, nhưng vẫn ra lệnh cho cái tay phải đau đớn mỏi mòn phục hồi lại chức năng của nó.

Ông đã lấy lại phần lớn trí nhớ. Bộ não của ông đang hoạt động trở lại. Những hồi ức trở về. Ông đã thấy lại hình ảnh của chính mình. Ông lăn xe đến trước gương, nhìn vào đó và nói với mình bằng ý nghĩ. Là tôi đó ư, người thanh niên trẻ trung tuấn tú thời đi học? Là tôi, người sinh viên sĩ quan Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt oai vệ? Là tôi, người chiến sĩ dạn dày trên các mặt trận? Là tôi, người Quận trưởng một thời được dân yêu lính mến? Ông không nói ra lời. Ông nghẹn ngào…

4

Ông tìm lời và sắp xếp câu nói không liên tục:

-Ba mong cho… mau lành bệnh… đi đứng được… làm việc được… để cả nhà… bớt… cực khổ.

-Ba nói gì vậy Ba? Ba ráng tập đi! Ba đừng sốt ruột.

-Nhưng… nhưng… Ba cứ… cứ… bập bẹ… như em bé … vầy nè… Ba không … không… gì nhỉ???

Ông không diễn tả được nữa. Người con trai lớn hiểu. Ba muốn tìm lại chính mình, đàng hoàng, nghiêm chỉnh, nề nếp. Anh xoa bóp cánh tay phải của cha, nói ôn tồn:

-Con hiểu mà Ba! Ba nè, Ba sẽ đi đứng lại bình thường, Ba sẽ nói chuyện với mọi người một cách bình thường. Ba sẽ…

-Sẽ… sẽ sao?

Người con trai reo lên:

-Ba sẽ ca hát.

-Con… con… nói giỡn… Ba …không nghe đâu!

-Ba nè, con nhớ ra rồi! Lâu quá nhà mình không ca hát. Để con đàn cho Ba hát nhé! Ba thích bản gì?

-Ba … thích … bản … rồi có… một… ngày...

Ông hát như đứa trẻ tập đọc bài học đầu tiên. Người con nhắc ông từng chữ một, rồi từng câu ngắn, rồi cả câu dài.

Ông cười vui sướng. Ông đâu biết con trai của ông đã miệt mài tìm hiểu về những biến chứng của stroke và cách chăm sóc hậu stroke cho một người. Những tháng ngày tập luyện khó nhọc của ông được cả gia đình nâng đỡ. Từ chỗ lạc loài như người mất trí, không thực hiện được những động tác đơn giản để phục vụ chính mình, bất lực với chứng mất ngôn ngữ, bây giờ ông đã khá hơn nhiều. Nhưng ông vẫn còn nhầm lẫn tên người, tên đồ vật, sắp xếp ý tứ và phát âm lộn xộn. Và những khi ông cảm thấy vô phương, ông lại phản ứng bằng cách khóc, nếu không, thì ông sẽ nhắm mắt lại và ngủ.

Người con trai xem kỹ đoạn video trên internet. Mười tháng sau khi bị một kẻ điên rồ bắn một viên đạn vào đầu, vùng bên trái, người nữ dân biểu Quốc hội đã nói năng khá suông sẻ bày tỏ ước muốn trở về với công việc. Một phần xương sọ bên trái của bà đã được thay bằng một mảnh xương nhân tạo. Viên đạn đi ngang qua phần điều khiển ngôn ngữ ở bán cầu não trái. Sau khi giải phẫu bà cũng đã từng hôn mê, từng không đi được, không nói được. Nhưng bà tập hát. Cùng với người chuyên viên đang tập luyện cho bà, bà hát những bài ca quen thuộc. Âm nhạc đến với người bị "chứng mất ngôn ngữ", aphasia, như một liều thuốc diệu kỳ. Người mất ngôn ngữ do bị bắn vào đầu như bà Gabrielle Giffords hoặc do bị stroke như Ba, bán cầu não trái bị tổn thương, sẽ có một con đường tốt nhất để tìm lại: "A freeway detour". Nó cũng ví như khi chúng ta ra xa lộ, không thể đi tới đích bằng con đường ấy, chúng ta sẽ ra ngõ "exit" và dùng những con đường nhỏ để đến nơi. Có khi, lại là con đường ngắn hơn. Âm nhạc chính là con đường đó.

Không có gì kích hoạt não mạnh mẽ hơn âm nhạc. Âm nhạc liệu pháp, music therapy, đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng, từ người bị thương do vũ khí, do bị tai nạn, đến người bị tai biến mạch máu não, người bị bệnh Parkinson, và cả những trẻ em không biết nói. Người mất ngôn ngữ có thể hát. Trẻ em không nói được… cũng có thể hát. Khó tin quá phải không? Những người này, giống như Gabby, giống như Ba, "have some words somewhere", có chữ nghĩa ở đâu đó, nhưng chữ nghĩa phải được dùng mẹo để "dụ" cho xuất hiện. Hơn thế nữa, vùng ngôn ngữ nằm phần lớn ở bán cầu não trái đã bị tổn thương, mà âm nhạc thì lại kích hoạt cả hai bán cầu não, kể cả vùng liên quan đến thị giác, đến vận động, và những vùng rất sâu trong óc điều khiển trí nhớ và cảm xúc. Thú vị lắm chứ, âm nhạc thần diệu đến như vậy!

5

Những người bà con không thể tin được ông sẽ từ Washington D.C. về Bắc California để dự hội Võ Bị Đà Lạt khóa 16. Vậy mà ông đã qua Cali thật. Ông bay qua cùng với vợ và người con trai lớn. Ông khóc khi gặp lại những người thân. Ông nói đúng tên hầu hết mọi người. Nhưng ông vẫn còn một số lẫn lộn về đồ vật, và vẫn gọi cái "walker", cái khung sắt giúp ông đi lại, là "cái điện thoại".

Mấy người cháu xúm quanh ông, hỏi ông:

-Chú đi dự hội Chú có lên hát không?

Ông lắc đầu, nói:

-Mình… quên trước quên sau… mà hát cái gì!

Bà nói:

-Tôi sẽ ghi danh cho ông lên hát đơn ca nhé!

Ông không chịu. Ông lắc đầu nguầy nguậy:

-Thôi, thôi! Nửa chừng… tôi mà quên… thì tôi… sẽ ngủ đó!

Mà bà ghi danh cho ông thật.

Họ đến buổi họp mặt cựu sinh viên Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt Khóa 16. Ông là người duy nhất đi với cái walker. Đa số cựu sinh viên tham dự trông còn rất khỏe dù tất cả đều trên dưới tuổi thất thập. Nhưng mọi người đều ngậm ngùi biết rằng còn những người không có mặt hôm nay, đó là những chiến hữu đã hy sinh trên mặt trận sau khi ra trường, hoặc đã bỏ mình trong các trại tù cải tạo; còn có người vừa mới chết hôm qua, khi đang có mặt tại Cali để chuẩn bị cho ngày dự hội.

Khi nghe giới thiệu đến tên mình, ông đĩnh đạc đứng lên, và cùng với cái "walker" ông đi lên sân khấu nhỏ. Ông đưa mắt nhìn bà, nhìn con trai, rồi nhìn những người cháu. Trong tia mắt ấy có một chút tự tin kèm theo một chút bối rối. Ông có sẽ mất nhận thức ngôn ngữ giữa chừng không? Ông có sẽ nhắm mắt lại, một phản ứng lâu nay ông vẫn thường dùng như một cách tự vệ trước những hậu chứng của stroke?

Rồi thì, như những người chiến sĩ tiếp bước vị chỉ huy của mình, bà và con trai, cùng những người cháu, đã đứng dậy đi cùng ông lên sân khấu nhỏ. Họ yểm trợ ông. Bà kề miệng sát tai ông, nói khẽ:

-Chúng tôi đi theo ủng hộ ông, nhưng ông vẫn phải là ca sĩ chính đấy!

Người con trai nói:

-Ba có quên lời thì Ba nhìn vào giấy nhé! Ba đọc chữ đã "ngon lành" rồi đó!

Ông tươi cười:

-Cầm giấy cho vui chứ Ba không cần đâu! Ba nhớ hết mà! "Rồi có một ngày, sẽ một ngày… chinh chiến tàn… "

Một cô cháu nói:

-Khoan đã Chú, khoan hát, đợi dạo đàn lấy "tông" rồi vào. Chú hát chính, tụi con hát "bè" phụ cho Chú thôi!

Ông không thấy cô đơn. Ông vững tâm bắt giọng cho câu đầu:

-"Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn. Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi ngoài con tim héo em ơi…"

Vợ con ông và các cô cháu phụ theo:

-"Xin trả lại đây, bỏ lại đây, thép gai giăng với lũy hào sâu, lỗ châu mai với những địa lôi. Đã bao phen máu anh tuôn, cho còn lại đến mãi bây giờ…"

Ông không thấy mình cô đơn nữa. Vâng, ông không cô đơn như trong cái ngày ông xách túi đi trình diện rồi vào trại tù cải tạo. Một người cầm súng chiến đấu đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, không bỏ anh em, không bỏ bạn bè. Một người lặng lẽ đi vào những trại tù ở nơi núi cao, rừng sâu, suốt dọc từ nam ra bắc. Mười hai năm nhọc nhằn. Mười hai năm bào mòn tuổi trẻ. Ông đã cô đơn trong mười hai năm. Giờ đây, sau một cơn mê và bừng sống lại, ông không còn cô đơn. Sự ủng hộ của gia đình và người thân đã giúp ông trở về. "Âm nhạc liệu pháp" đã giúp ông nhanh chóng hồi phục. Ông say sưa hát, không cần đọc chữ trong giấy. Như Gabby ao ước trở lại với công việc, ông cũng ao ước trở về với cuộc sống.

Cuộc sống, không đơn giản chỉ là ăn, ngủ, thở… mà có kỷ niệm, quá khứ, hiện tại, tương lai. Ông đã tìm lại chính mình. Ông say sưa hát. Dưới hàng "khán giả", nhiều người đưa tay lên gạt nước mắt.

"Để có một ngày, có một ngày cho chúng mình.

Ta lại gặp ta, còn vòng tay mở rộng thương mến bao la.

Chuông chùa làng xa, chiều lại vang.

Bếp ai lên khói ấm tình thương.

Bát cơm rau thắm mối tình quê.

Có con trâu, có nương dâu,

thiên đường này mơ ước bao lâu…" *

Ông đã trở lại với cuộc sống tươi đẹp.

Ông sẵn sàng cùng cuộc sống nâng ly chúc tết và hát “Ly Rượu Mừng,” khúc xuân ca bất tử của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

(Bài trích từ Báo Xuân

Việt Báo Tết Nhâm Thìn 2012)

(*) Trích nhạc phẩm "Một mai giã từ vũ khí" của Trịnh Lâm Ngân.

Ý kiến bạn đọc
25/01/201219:25:48
Khách
Cám ơn tác giả Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,204,867
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến