Hôm nay,  

Đám Cưới Con Gái

05/01/201200:00:00(Xem: 194281)
Đám Cưới Con Gái

Tác giả: Tịnh Tâm
Bài số 3448-12-28918vb5010512

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài viết mới của Tịnh Tâm là tự sự của một bà mẹ, vời lời ghi: Viết tặng các con yêu thương của má.

***

Rồi ngày cưới của con gái cũng đến sau mấy tháng chuẩn bị.
Bao nhiêu là việc! Đầu tiên là chọn nhà hàng để giữ chỗ. Theo sự giới thiệu của nhiều người, các con tìm tới nhà hàng Paracel Seafood Hoàng Sa trên đường Brookkhurst, Wesminster. Đây là nơi họp mặt hàng năm của nhiều hội đoàn cộng đồng Việt Nam, giá cả phải chăng, nhưng quan trọng nhất là chủ nhân rất dễ mến.
Việc in thiệp cưới cũng khá nhiêu khê. Nào chọn kích cỡ, cách trình bày, chọn màu nền, màu chữ, kiểu chữ… Ai cũng khen thiệp cưới các con đơn giản, rất ý nghĩa và mang đậm tính nghệ thuật. Các con chọn hình ảnh cây thánh giá và bông sen trắng in nổi làm nền cho hai nụ sen hồng uyển chuyển mềm mại vươn cao che chở bảo bọc hai trái tim bé bỏng lồng vào nhau nép mình bên dưới. Hai trái tim cũng cùng màu cánh sen, màu của tình yêu thanh khiết và bền vững. Rồi gửi thiệp. Sau khi đã gửi thiệp đi, nhà mình trông đợi hồi đáp. Việc xếp chỗ ngồi cũng không đơn giản chút nào. Người già, người trẻ; những mối quan hệ khác nhau như bà con gần xa, họ hàng hai bên, bạn bè… Chu đáo, cẩn thận lắm nhưng rồi cũng có vài trục trặc nho nhỏ.
Còn việc trong nhà thờ, dù được Hội Thánh hết lòng giúp đỡ, nhưng con gái má và chàng rể cũng phải chạy tới chạy lui hụt hơi.
Theo dự báo thời tiết, hai ngày cuối tuần đó sẽ mưa, nhưng phép lạ đã xảy ra, thứ Bảy đó bầu trời trong veo xanh biếc và nắng óng ả tươi hồng. Buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng tràn ngập niềm vui, cô dâu chú rể cùng ba cô phụ dâu và ba chàng phụ rể tha hồ dung dăng dung dẻ ra Mile Square Park thơ mộng ở Fountain Valley chụp hình. Tha hồ bấm những kiểu trẻ trung nghịch ngợm.
Cảm động quá chừng là cha mẹ chồng của con. Hai ông bà lo liệu mọi bề thật chu đáo. Đàng gái nhà mình được đàng trai đón tiếp một cách long trọng và thân tình. Cổng ngôi nhà đàng trai được trang trí bằng hàng trăm quả bong bóng màu đỏ và màu trắng đan xen nhau. Đâu đó rải rác những trái cầu to như những trái banh được kết bằng hồng trắng tinh khiết và hồng nhung đỏ thắm duyên dáng đong đưa trên cao. Chàng rể biết cô dâu vốn mơ mộng và yêu hoa nên khắp nơi, từ ngoài ngõ tới trong nhà, hoa tươi rực rỡ sắc màu giăng khắp, phảng phất hương thơm nhẹ nhàng. Rất sang trọng và lãng mạn. Mẹ chồng con là người tháo vát, chạy tới chạy lui, lo liệu mọi bề, còn má thì chậm chạp, tâm trí cứ để tận đẩu tận đâu, mơ mơ màng màng với bao kỷ niệm thương yêu biết chừng nào về tuổi thơ con. Đúng là luật… bù trừ. Hi hi… Má nhận ra con gái má thật có phước, được mẹ chồng yêu thương, lo cho từng ly từng tý, từ bộ áo cưới cho đến đôi bông tai. Càng có phước hơn nữa là chị chồng con, thương con như em gái ruột. Lòng má thật vui sướng.
Rồi lúc con ra mắt nhà chồng, lòng má xúc động lạ lùng, mắt má cứ rưng rưng. Chú rể quý của má chỉnh tề, nghiêm cẩn trong áo dài khăn đóng màu xanh nước biển, tượng trưng cho rộng lượng và chở che. Còn con gái cưng của má đằm thắm và dịu dàng áo dài khăn đóng màu đỏ, tay ôm bó hoa ly ly trắng nuốt, tượng trưng cho thanh cao và đức hạnh. Các con làm nên một cặp đôi vô cùng xinh đẹp. Sau đó đàng trai đãi đàng gái bữa tiệc trưa. Toàn những món ăn thuần tuý Việt Nam. Ai cũng khen lấy khen để. Hai họ vô cùng cởi mở, vui vẻ và thân mật.
Sau đó mọi người chuẩn bị vào nhà thờ. Náo nức nhất vẫn là bọn trẻ nhỏ. Đó là con cái của các cậu các dì. Bốn bé gái cầm hoa (flower girls) mặc đầm trắng tinh, xinh xắn dễ thương tựa những cô công chúa bé xíu: Bé Faith, Blessie, April, Kim, Emma; và hai bé trai Alex, Ethan cầm nhẫn (ring bearers) mặc quần tây đen áo sơ mi trắng khoác bên ngoài áo tuxedo đen. Trông ngộ nghĩnh đáng yêu như những thiên đồng!
Chị Kim Nguyễn, phối trí viên (wedding coordinator), dù có năm con thơ, nhưng đã hết lòng hết sức sắp xếp chương trình lễ cưới cho các con thật tuyệt vời. Chị luôn miệng đáp lời khen của mọi người rằng được như vậy là nhờ Chúa ban ơn.

Trong không khí nhà thờ thánh khiết, gần gũi, tràn ngập yêu thương, tiếng piano nhẹ nhàng thả từng nốt nhạc bài The Wedding, những nốt nhạc cao vút, trong veo và mềm mại. Hoa tươi được trang trí dọc hai hàng ghế và trên toà giảng, lan toả hương thơm tinh khiết. Nhìn chung, phối cảnh và phối màu rất hài hoà nhờ công sức và khiếu thẩm mỹ của cậu Dư. Hai họ, bà con và bạn bè dự lễ cưới lần lượt bước vào.
Buổi lễ bắt đầu với việc hai thiếu nữ xinh xắn lên thắp hai hàng nến trên toà giảng. Tiếp theo, hai đại diện của hai gia đình lên thắp hai cây nến hoà hợp.
Giờ là phần quan trọng nhất của buổi lễ, ba của cô dâu đưa cô dâu vào thánh đường. Bản nhạc Here Comes The Bride quen thuộc vang lên. Giai điệu đẹp tuyệt, mạnh mẽ mà ngọt ngào, ấm áp mà trang trọng, hùng tráng mà tha thiết…. Ba của cô dâu bắt tay chú rể rồi trao cô dâu cho chú rể. Con gái má e thẹn điệu đàng trong chiếc đầm cưới trắng tinh, kín đáo, dài tha thướt. Con rể má trong bộ vest cũng trắng tinh khôi trang trọng. Hai đứa ánh mắt long lanh nồng nàn hạnh phúc, nụ cười toả sáng niềm yêu thương và đón nhận. Dù không khí đang rất trang nghiêm, má cũng không thể không mỉm cười khi nhớ lại hôm diễn tập, bữa đó ba con nói đùa là ba đi trút “cái cục nợ” cho “chồng nó”. Má lại chợt nghĩ, ừ, gia đình chàng rể cũng đi giao “cái cục nợ” cho “vợ nó”. Vậy mới nói vợ chồng là “duyên” là “nợ”.
Mục sư chủ lễ có giọng nói thật hiền lành, giảng ngắn gọn, súc tích và sâu lắng. Đôi lúc lại nhẹ nhàng khôi hài đúng chỗ một cách thú vị. Má thấm thía với câu chuyện nhỏ mục sư nhắn nhủ hai gia đình thông gia: Một người nọ trồng mía bằng cách đặt những khúc mía nằm ngang rồi phủ lên lớp đất mỏng. Có người kia trông thấy, sửa những khúc mía đứng thẳng lên, người ấy đâu biết rằng, khi đặt nằm ngang, mỗi đốt mía sẽ nẩy lên một cây mía, nhưng khi dựng thẳng lên, khúc mía chỉ nẩy được một cây. Vậy đó, đôi khi ta tưởng giúp người, hóa ra lại hại người chỉ vì cạn cợt, thiếu hiểu biết.
Tốp ca nữ của chị Bích Trâm hát hay quá. Bài hát nầy được chính chị Bích Trâm sáng tác tặng riêng cho đám cưới của con, lời bài hát cảm động lạ lùng. Tiếp theo là tiết mục đơn ca với chất giọng êm mượt như nhung, giàu quyến rũ của chị Thanh Thuỷ. Đặc biệt thêm nữa là ngón đàn piano điêu luyện của chú Chung Tử Lưu. Ai nấy im phăng phắc lắng nghe lời ca điệu hát tiếng đàn. Không khí trong nhà thờ vừa thiêng liêng, tôn nghiêm, vừa ấm áp gần gũi. Con gái kể, lúc đó con gái rưng rưng nước mắt xúc động vì người hát vừa hát vừa âu yếm mỉm cười nhìn con, như muốn trao gửi tất cả lời cầu xin Đấng Quyền Năng ban cho các con hạnh phúc miên viễn.
Và các con trao nhẫn cho nhau. Sau đó hai con bước tới thổi tắt hai ngọn nến riêng để cùng thắp lên ngọn nến chung. Đúng vậy, hạnh phúc vợ chồng là phải gạt bỏ bớt cái riêng của mỗi người để kết hợp thành cái chung, gắn kết chặt chẽ. Phải luôn nghĩ về nhau và biết nghĩ cho nhau.
Vừa xong lễ trong nhà thờ, cô dâu chú rể cùng hai gia đình vội vàng đến nhà hàng để lo cho tiệc cưới. Thương quá mẹ chồng con, dù tuổi cao, vẫn nhanh nhẹn lăng xăng lui tới coi ngó, quán xuyến mọi bề.
Trắng và đỏ cũng vẫn là hai màu chính trong nhà hàng. Khăn trải bàn, vải bọc ghế màu trắng, khăn ăn màu đỏ. Kìa! Cô dâu chú rể được che bằng chiếc lọng đỏ, và được một đoàn thanh niên thiếu nữ lễ phục áo dài khăn đóng tháp tùng, đang tiến vào nhà hàng giữa tiếng nhạc chào mừng của ban nhạc và tiếng vỗ tay reo vui của mọi người. Nét mặt con gái má sáng bừng với nụ cười đẹp nhất, lộng lẫy kiêu sa trong chiếc váy cưới màu vàng, tay ôm bó hoa được kết thành hình chiếc lá, trên nền lá xanh, hoa cúc trắng xen lẫn với lan trắng gợi cảm giác bình yên và hạnh phúc. Con rể má trông cao lớn vững chải trong bộ vest đen, miệng nở rộng nụ cười hoan hỉ. Má cứ mải mê nhìn ngắm các con, lòng rộn ràng hạnh phúc.
Ừ! Hãy hạnh phúc từng giây từng phút, từng giờ từng ngày, các con nhé! Má vừa đọc được trên internet lời nầy, gửi các con yêu dấu của má nhân dịp năm mới
Chúc các con: Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào. Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường. Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là một con người. Vừa đủ HI VỌNG để thấy mình Hạnh Phúc. Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường. Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm. Vừa đủ BẠN BÈ để bớt cảm giác cô đơn. Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống. Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể chờ đợi trong hân hoan. Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại!

Tịnh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến