Hôm nay,  

Chuyện Trong Khu Thử Y Phục Nữ

31/12/201100:00:00(Xem: 123648)

Chuyện Trong Khu Thử Y Phục Nữ

Tác giả: Trương Ngọc Anh

Bài số 3443-12-28913vb7123111

Tác giả tham dự giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2002, với bài viết Tiểu Hợp Chủng Quốc. Bài viết mới của Ngọc Anh không chỉ là chuyện lạ, mà còn nêu những vấn đe rất đáng được suy ngẫm.

***

Khi mua sắm quần áo vào mùa lễ, quí vị phụ nữ có khó tánh giống tôi? Mỗi món đồ lựa chọn thật kỹ lưỡng và phải thử trước, ngắm sau thật vừa ý mới ưng mua, như vậy đỡ cái nạn về nhà bận không vừa phải mất công đem đổi.

Nhớ lần đó, tôi ghé một tiệm bán quần áo rất lớn, thuộc loại tiệm vừa túi tiền, dĩ nhiên phải tìm kiếm thật lâu, đẩy từng cái móc áo móc quần, lật nhãn coi size…, trước khi lấy ra, xong tà tà ôm đống quần áo còn thơm phức mùi vải mới vào phòng thử đồ, chọn một phòng trống để thử từng cái cho thật thỏa lòng. 

Nhân chuyện thử đồ, tôi xin kể hầu quí vị VVNM một câu chuyện bất ngờ, xảy ra trong khu vực thử quần áo phụ nữ.

Hôm đó, tiệm hơi vắng khách. Tôi chọn được vài chiếc áo đầm hè thật xinh, vì bán trái mùa nên giá rất vừa túi tiền. Ôm vô phòng thử, sau khi nhân viên phụ trách khu vực thử đồ kiểm soát xong, đưa cho tôi miếng thẻ nhựa nhỏ, ghi số bao nhiêu áo quần. 

Đang đi trong hành lang của phòng thử quần áo có đèn đuốc sáng trưng nhưng vắng vẻ, chỉ thấy bóng một cô gái tóc dài đang ngắm nghía trước ba tấm kiếng nhìn đủ ba chiều. Khuôn mặt, dáng vẻ là người Á Đônng, rất xinh đẹp, tóc mây dài, thân hình tròn trịa, làn da ngâm ngâm màu bánh mật nhìn rất mịn màng. Cô ta đang uốn éo trong chiếc aó đầm hè, thấy tôi vào, cô chận, vén tóc lên, đưa lưng nhờ kéo dây kéo phía sau lên dùm. Đây là chuyện bình thường trong khu vực thử quần áo phụ nữ, vì có nhiều kiểu đầm bó sát, xệ lưng, dây kéo hơi khó kéo tuốt lên trên, phải cần người giúp. Hành lang chỗ thử đồ hẹp té, cô ta lại đứng chàng ràng ngay giữa, mình đụng mặt thì phải cười một cái, do đó cô nhờ kéo dây lưng thì mình cũng làm dùm chớ có gì mà từ chối. Trong lúc kéo dây kéo lên, tôi thấy trên lưng trần của cô ta có hình xâm khỏa thân phần trên một cô gái tóc dài, cài cái hoa sứ đỏ Hawaii trên vành tai, nhìn thì biết ngay là cô.

Tôi khen:

- Hình xâm là cô hả, đẹp lắm.

Cô ta cười, bảo tôi kéo dây kéo xuống hết thì thấy nguyên hình xâm. Tôi có hơi tò mò, vả lại nghĩ rằng cùng là phụ nữ với nhau, có gì đâu mà mắc cỡ lôi thôi, muốn nhìn thấy toàn thể hình coi sao ...thì ...trời thần ơi muốn bỏ chạy ...vì nửa thân dưới hình xâm là lồ lộ ...đàn ông khỏa thân!

Đập ngay vào mắt!

Tôi giật mình, nhưng ráng bình tĩnh kéo dây kéo lên đàng hoàng cho cô ta, khen hình đẹp lắm, rồi bỏ đi một nước!

Đôi mắt cô ta nhìn tôi sáng rở, rõ ràng là cô dụng ý dụ cho tôi nhìn thấy hình xâm đó!

Các bạn thử nghĩ về trường hợp nầy mà xem, người đứng thử quần áo trong khu dành cho phụ nữ, mà có cái hình kỳ cục như vậy?

Lúc đó tôi có cảm giác hơi sợ, ngó quanh hành lang có cả chục phòng thử đồ mà vắng tanh, chỉ có mình tôi và cô ta! Vì sợ nên có nghĩ rằng mình có thể thưa với người manager là khách hàng nầy không được vào phòng thử quần áo của phụ nữ. Rồi lại nghĩ, chỉ là cái hình xâm trên người thôi mà. Đành nhịn.

Về nhà vẫn còn ấm ức, tôi lên mạng internet đưa câu chuyện ra mấy người bạn, hỏi thử xem nếu có ai gặp phải trường hợp nầy, sẽ phản ứng ra sao?

Một người bạn cho ý kiến

-Nếu em là manager... chị tới nói như vậy thì em nói thế nào hè...

Phòng này là cho Women, nếu “she women”, thì she xài được, còn chuyện tattoo, cái đó trên body her, làm gì được hè. Không biết em nói có đúng không. Nói chứ, tụi ở đây, sao thích xâm mình quá huh, chưa kể tới chuyện đau, mà còn có cơ hội để nhiễm bịnh AID (HIV) nữa.

Tôi biết những người đã có xâm hình trên thân thể thì không được hiến máu, dù cho họ có tình nguyện. Có thể là vì người ta sợ vụ lây nhiểm bịnh HIV như người bạn vừa nói, nếu người xâm đã dùng kim đó cho người bị nhiễm trùng? Nhiều chỗ xâm nói chỉ xài kim cho một người, nhưng lấy gì bảo đảm?

Một cô bạn gái khác hỏi cho kỹ lại, tánh cô vốn tỉ mỉ:

-Nói chính xác... cô ta có thể là "đàn ông qua giải phẫu chuyển hệ thành đàn bà" phải không chị? Nhiều cuộc giải phẫu chuyển hệ cho nam thì có thay đổi giới tính, nhưng có người chỉ độn ngực, không chuyển đổi phần giới tính, có thể bởi vì nhiều lý do, lý do tài chính là chính.

-Theo tôi nghĩ thì vậy. Cái hình xâm trên lưng cô ta lạ quá, chuyện nầy xẩy ra mới đây thôi hà. Hiện nay phong trào xâm hình trên thân thể là chuyện rất bình thường. Người ta xâm hình thì thường xâm bông hoa chim bướm, nhìn thấy đẹp mắt, đàn ông có người thích xâm hình thú hung dữ…chớ có ai là phụ nữ mà xâm hình lõa thể bán nam bán nữ kỳ vậy nà?!.

Một anh bạn khác kể thêm:

- Hôm cuốí tuần tôi với bà xã đi ăn ở một nhà hàng. Vì nhà hàng bán thức ăn theo lối "buffet, all you can eat steak" nên ăn uống tự do thả cửa mờ. Steak họ nướng rất ngon ngoài ra còn có bake salmon, gà tây, pot-roasted, tôm...rất nhiều món ăn phụ nên thiên hạ vào đây đa số là "thể thao gia" cho bắp thịt bụng. Hihihi nhìn những "shumo" hai tay bưng bốn đĩa vừa đi vừa ca "...lối xưa anh về, hành lang chật quá..." thì các bạn tưởng tượng được thức ăn ngon đến cỡ nào hen. Tôi cũng trên bước đường nhập họ "shumo".

Huuummm!!! Bữa đó thấy một chàng còn trẻ nhưng đeo một cái khoen hình móng ngựa ngay trên mũi, cái khoen đó vòng từ lỗ mũi này sang lỗ mũi bên kia và ở hai đầu là hai hòn bi bự cở cái đầu đũa. Hình ảnh người đàn ông với cái khoen trên mũi lạ quá! Chưa hết! Lại thêm một cặp chị gái ngồi ăn ở bàn đối diện với chúng tôi lâu lâu lại nhìn nhau cười cười rùi "kiss...kiss..." Má ui!

Câu chuyện kể của anh bạn làm tôi nhớ lại cô ta có vẻ rất khoái, khi để tôi nhìn thấy hình xâm kỳ cục đó. Vấn đề những người gặp trường hợp cần phải cải giống, cũng không có gì chê trách cả, nhưng chuyện không đẹp là họ muốn khoe cho người khác nhìn thấy, hay biết rằng họ là vậy, mới đáng nói.

Bạn khác góp ý:

-Có thểø trong số những người muốn chuyển đổi giới tính, có một số người tâm lý không bình thường. Điểm chung khá phổ biến ở họ là họ luôn muốn "phô trương" và "thi đua" với người thuộc phái tính mà họ muốn chuyển đổi thành. Tôi nói chỉ một số thôi, không vơ đũa cả nắm. Lý do là có những trường hợp mà xem là dị tật lúc bé, hoặc tình trạng đặc biệt cần phải xét nghiệm và theo dõi tâm lý để đi đến quyết định cho người đó thuộc về giới tính nào cho phù hợp giữa sinh lý và tâm lý. Trường hợp chuyển đổi cho đúng giới tính theo đúng tâm lý và trị liệu dị tật thì những người này họ không có biểu hiệu kỳ quái.

Quá trình phẫu thuật chuyển đổi giới tính, tôi cũng từng đọc qua. Những người chuyển đổi giới tính rất đau đớn lúc giải phẩu vì không được gây mê và sau khi phẫu thuật họ phải dùng thuốc bổ xung kích thích tố (hormone). Tác dụng phụ của việc bổ xung để thay đổi giới tính có cho nhiều hung hiểm, là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh nguy hiểm bao gồm cả cancer và đột tử. Theo thống kê mà tôi từng đọc qua thì thấy tội nghiệp họ lắm, tuổi thọ bị giảm từ 15 - 20 năm là ít, ngoài ra tâm lý, tánh khí cũng bất thường. Họ có thể cảm nhận ra được sự bất thường nhưng họ không thể tự chủ, kết quả thường dễ bị trầm cảm và đi đến tự sát rất nhiều.

Vài cô bạn khác cho ý kiến:

- Sự tự do giới tính bây giờ là chuyện bình thường, ai muốn làm đàn ông đàn bà thì cứ làm, không nên phê bình, mình sống thì để người khác sống.Trong sở làm của tôi cũng có một người “gay”, mà là người rất tốt.

- Hồi xưa em có cô bạn là lesbian. Vì là bạn nên em không thấy có sự khác biệt, cũng không để ý chuyện nầy nữa, mà còn mong nó có được người thương. Nhỏ bạn nầy tội nghiệp lắm, lúc học chung nó rất cô đon, con trai thì lánh xa, còn đám con gái thì không dám chơi với nó, chắc sợ mang tiếng lesbian? Còn người chuyển hệ thì em chưa gặp, nên không có ý kiến gì. Với lại theo em nghĩ chuyện đó cũng tốt thôi, nếu họ muốn có đời sống dễ chịu hơn. Mấy năm trước trên báo chí tin tức có nói vụ cậu nhỏ “gay”, thích mặc đồ con gái, lúc đi party quen với một người bạn trai. Lúc người bạn trai khám phá người bạn mình tưởng là gái chính thật con trai, nó đã set up giết cậu gay một cách rất thảm khốc. Đọc bài nầy em khóc nhiều. Nó đâu muốn vậy, nó chỉ muốn có bạn trai như mọi người thôi, sao giết nó tàn nhẫn? Có điều em nhận ra là lúc đầu chắc vì sợ người ta biết nên họ thường cố gắng che dấu, nhưng tới lúc bạn bè biết rõ ra thì nhận thấy đây là những ngườì bạn tốt nhất trong số các bạn. 

Chuyện tôi gặp thì đúng là người nầy không được bình thường về tâm lý. Hay là họ muốn thử xem người bình thường sẽ phản ứng ra sao khi nhìn thấy họ như vậy ?

Thử nhắm vào tôi là người chết nhát, thì tôi chỉ có thể bỏ đi mà thôi, tuy rằng vẫn đủ bình tỉnh mà không tỏ vẻ ghê sợ gì cả, còn khen hình đẹp nữa mà, phản ứng tự nhiên nên giựt mình vì nghĩ ngay trong đầu mình rằng ...đây là đàn ông, trong phòng thử đồ của phụ nữ! mà chung quanh tôi lúc đó vắng tanh chỉ có mình tôi và cô ta, một người lạ hơi bất thường.

Tôi nhớ năm ngoái, dịp cộng đồng người Việt nam tại Tiểu Saigon tổ chức diễn hành mừng Tết âm lịch, nghe nói có một số đoàn thể rút lui phần diễn hành của họ, vì lý do ban tổ chức đã nhận cho một nhóm người đồng tính diễn hành. Câu chuyện nầy cũng đã gây một số dư luận, kẻ lên án chống đối, người bảo ai cũng là con người bình đẵng như nhau. Riêng cá nhân tôi không chống đối những người nầy. Họ có quyền làm người và bình đẳng như tất cả mọi người. Nếu họ có sự khác biệt cũng không phải tự họ mong muốn mà họ sanh ra như vậy.

Một băng rôn của những người đồng tính diễn hành có câu nầy: "chúng tôi thương yêu nhau 17 năm, còn bạn thì sao?".

Tôi cũng đã xem qua nhiều tài liệu, ngay cả phim ảnh trên YouTube về vấn đề đổỉ giống nói trên, và lòng rất là cảm thương cho họ. Theo tôi nghĩ những người nầy đáng thương vì họ đâu muốn sanh ra như vậy. Thử nghĩ nếu tôi có một đứa con hay cháu trong gia đình không bình thường như người khác, tôi cũng sẽ hết mực yêu thưong và không coi việc đó là quan trọng tới phải tạo ra sự khác biệt trong cách cư xử. Chuyện tôi đã gặp có gây sự bất ngờ nhưng tôi vẫn giữ đủ bình tỉnh để không xẫy ra chuyện gì đáng tiếc. Nghĩ lại chắc cô ta chỉ muốn chia sẻ hình xâm chứ không có ý gì khác.

Thế giới bao la, và rất nhiều những chuyện ngoài tầm tay nhân loại. Những sửa chữa hư tổn nhờ vào bàn tay y học giúp rất nhiều người bị dị tật. Khoa học càng ngày càng tiến bộ, hy vọng sẽ khôi phục lại được những bất thường và mang lại đời sống bình thường cho những trường hợp ngoài mong muốn. Nhiều người vẫn chưa chấp nhận chuyện nầy nên môĩ tiểu bang mới ra những luật để bảo vệ quyền bình đẳng của con người, vì ai cũng được quyền sống theo ý mình.

Lần sau trong phòng thử đồ nếu có cô gái đẹp như tiên nào nhờ kéo dây kéo mà có hình xâm như vậy, không chừng tôi sẽ hỏi "ai xâm cho cô mà đẹp sắc sảo linh động vậy?

Một hình xâm thật là ngộ dễ gì được thấy lần thứ hai.

Ngọc Anh

Ý kiến bạn đọc
24/03/202101:54:17
Khách
gay và lesbian khác với Transgender !
04/04/202018:41:17
Khách
Mình muốn có quyền sống theo ý thích và sự chọn lựa của mình thì ngược lại phải tôn trọng ý thích riêng tư của người khác. Nhớ Đức Giáo Hoàng Francis đã từng nói "who am Ỉ to judge them?" vậy mà có nhiều người nhân danh các đoàn thể xã hội, tôn giáo không mắc mớ gì mà kỳ thị ghét bỏ miệt thị người ta , cái đó mới tệ vì họ tự cho là những người có đạo đức, văn hóa thông thái thì lẽ ra họ phải hành động một cách nhân bản trước mới đúng chứ! Cám ơn bạn đã có một bài viết có ý nghĩa, tôn trọng nhân quyền góp phần tạo một xã hội nhân bảng hơn là thù ghét, chia rẽ, tinh thần thượng đẳng.
02/01/201217:16:34
Khách
Chuyện lạ, có nhân bản.
Cám ơn tác giả đã chia sẽ để cẩn trọng.
04/01/201218:39:25
Khách
Theo thiển ý,những người có dị tật bẩm sinh,mọi người nên ủng hộ và tôn trọng.Còn những người ăn theo,đa hệ, họ chỉ mang chứng bệnh thời đại mà thôi,xin miễn bàn.
Cảm ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,304,207
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.