Hôm nay,  

Niềm Vui Mùa Giáng Sinh

27/12/201100:00:00(Xem: 258605)

Niềm Vui Mùa Giáng Sinh

Tác giả: Ng. Tâm Tâm

Bài số 3439-12-2899vb3122711 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với một truyện tình của một người cựu tù cải tạo. Mong Ng. Tâm Tâm sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

***

Người tù bước từng bước chậm chạp trên con đường quanh co từ lán trại ra thửa vườn trồng rau cải. Đôi thùng phân nặng trĩu trên đôi vai gầy. Trời nắng chang chang, không có lấy một ngọn gió, mồ hôi nhỏ từng giọt, anh cũng không buồn lau. Anh để cho chúng tự do chảy dài xuống má, xuống môi mặn chát…Mùi hôi thối bốc lên từ hai chiếc thùng làm mũi anh ngứa ngáy khó chịu nhưng phải ráng chịu đựng. Đôi chân trần bước trên đường phủ ngập lá thông, những lá thông nhọn cứa lên da thịt. Thưở mới bắt đầu làm công việc này, chân anh rộp lên đau đớn, riết rồi quen đi, chân anh đã chai sạn không còn cảm giác. Trong “tổ phân” của anh có mười người: Đạm, anh và một số bạn nữa giữ việc gánh. Thiếu tá Mai, Thượng sĩ Mạnh, Thượng sĩ Tuất... tuổi đã cao lại thêm bị bệnh thấp khớp nên giữ phần việc múc vào thùng cho anh và các bạn cùng tổ gánh ra rẫy, ở đó đã đào những hố sẵn. Khi hố đầy, các anh cho lá, cỏ, đất lấp lại, chờ cho phân hoai đi. Thời gian sau được mang bón cho những vườn rau, cải…Vườn cây chỉ dùng một loại phân duy nhất do con người sản xuất. 

Bước chân rã rời, cơ hồ đi không muốn vững. Người tù đặt đôi thùng xuống. Anh mệt mỏi ngồi trên chiếc đòn gánh tạm dùng làm đòn... Bỗng ..xa xa…Trên con đường mòn anh vừa đi qua, bóng một người con gái xuất hiện. Cô ta quảy một gánh khá nặng. Từ lúc vào đây,biệt lập với xã hội bên ngoài, hiếm khi thấy có người lai vãng, mà lại là con gái. Anh hồi hộp chờ cô gái đến. Hồi hộp như những lần ngồi chờ mẹ đến thăm nuôi. Cô gái đến, nàng đặt đôi quang xuống bên vệ đường. Cô thật tự nhiên lên tiếng hỏi:

- Anh là tù cải tạo phải không?

Anh đưa mắt quan sát người con gái, gật đầu không trả lời.

Cô gái mở cái mẹt bằng mây đang đậy chiếc rổ, lấy ra hai bịch chè nhỏ được gói trong bịch ni lông.

- Anh ăn gói chè cho mát bụng.

Anh vội vã chối từ:

- Cảm ơn cô, tôi không đói

Miệng nói “không” nhưng trong anh cồn cào. Hiện tượng tiết tâm linh xuất hiện. Cả hàng mấy năm nay, anh có hề được một miếng chè nào đâu!

Cô gái nằn nì:

- Anh cứ cầm lấy ăn đi, đừng ngại.

Chần chừ một lát, cuối cùng người tù e dè cầm lấy hai gói chè.

- Cảm ơn cô, tôi sẽ ăn sau.

- Cô đi đâu vào trong này vậy?

Cô gái mỉm cười, nụ cười thật tươi.

- Tôi nghe nói ở đây có một con đường mòn, có thể đi từ đây vào xóm kinh tế mới gần hơn. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi đi thử. Tôi mang mắm muối, khô cá, chè chuối mang vào đó bán. Từ này về sau, cần mua gì anh cứ hỏi tôi.

- Quý hóa quá. Lần sau nếu có thể cô mua giúp tôi một gói thuốc rê và vài cục đường thẻ.

Cô gái chào anh rồi quảy gánh đi trước khi nài nỉ anh cầm một gói thuốc Đà Lạt. Anh trả tiền nhưng cô nhất định không lấy. Từ ngày vào đây anh chưa tốn một đồng nào. Vì có chỗ nào cho anh mua đâu? Mỗi lần vào thăm nuôi, mẹ anh đều len lén dúi cho anh vài chục bạc. Anh cẩn thận khâu vào trong chiếc quần đùi phòng khi hữu sự.

Nhìn theo bóng cô gái đi khuất sau dãy đồi. Anh vội vã lấy gói chè ra ăn. Cho gói chè vào miệng, cắn rách đầu miếng túi ni lông, anh nhẩn nha mút…Vị béo của đậu xanh, của nước dừa trộn lẫn vị ngọt của đường, thêm mùi thơm dịu của vani từ từ thấm vào lục phủ ngũ tạng. Chao ơi ngon quá! Có lẽ đây là món chè ngon nhất trong cuộc đời anh. Từ từ nhấm nháp thêm gói chè thứ hai, người tù mới thong thả đứng dậy quảy đôi thùng đi nhanh ra hầm chứa. Sau đó, anh lại quày quả trở về trại gánh tiếp. Trời gần tối, công việc cũng đã xong. Anh sung sướng đem thùng ra bờ sông rửa. Lục tìm trong hóc cây sồi cạnh bờ sông. Anh lôi ra một cục xà phòng được quấn kỹ trong bọc nhựa...

Cởi chiếc áo sơ mi rách tả tơi và chiếc quần đùi may bằng bao cát, máng lên một nhánh cây. Anh nhảy ùm xuống sông. Con sông Đại Bình nước mông mênh. Vùng vẫy bơi lội trong quãng sông vắng. Anh thấy khoan khoái vô cùng. Trong ngày giây phút này là giây phút tuyệt vời nhất mà các bạn tù, ngoài tổ gánh phân ra có mơ ước cũng không có được. Trong tù tổ gánh phân là cực nhọc và chịu dơ bẩn nhất nhưng bù lại có đôi chút tự do và no đủ hơn cả. Quảy gánh lên vai, bước ra khỏi lán trại là họ có thể tạm quên những hà khắc, nghiệt ngã trong kia. Lúc đầu bọn anh đi đâu cũng bị cai tù kè kè một bên. Phải đi theo sau những thùng phân bốc mùi không chịu nỗi, thêm nữa qua theo dõi biết các anh không thể bỏ trốn. Họ để các anh vào tổ “ tự giác”.Anh cũng không có ý định trốn trại vì không muốn liên lụy gia đình. Anh chỉ cầu mong sao được về sớm để đoàn tụ với mẹ già đang sống cô độc, mòn mõi đợi con ngoài thị xã. Từ ngày được chuyển vào tổ gánh phân, anh khoẻ lên đôi chút, không bị những cơn đói lã hành từng đêm. Cơm ăn không đủ no, với sức thanh niên như anh mà mỗi bữa chỉ được một chén cơm trộn khoai hẩm làm sao anh chịu nỗi. Anh cũng không còn bị những cơn sốt rét mà lúc nóng lên anh đã gào thét như điên trong đêm tối. Cũng ở trong tổ này, sau khi lén lút đào những củ khoai, củ sắn ăn tại trận, bọn anh còn dấu diếm mang vào chia sẻ cho các bạn tù. Từ ngày bị đưa vào trại cải tạo này. Anh dường như phản ứng nhanh nhẹn hơn trước. Thường thường, sau khi tắm táp xong xuôi, quảy đôi thùng không trở về, đi ngang qua đám rau cải, bắp sú mà các anh tự trồng?( nhưng không được ăn). Mắt ngó trước, ngó sau. Anh dùng đôi tay lay gốc, nhổ nhanh một gốc sú, gốc cải. Dùng chân lẹ làng đạp văng cây sú văng ra xa, chân đè lên phần gốc, lấy tay bẻ nhanh phần ngọn. Nhanh như chớp, chiến lợi phẩm đã nằm trong thùng phân. Lúc ấy chỉ việc lấy chân khỏa lấp lớp đất mới bị lốc lên. Dùng sức ném nhanh phần gốc rễ thật xa cho chúng lọt tỏm xuống dòng sông đang chảy xiết. Vậy là yên tâm quảy gánh ra về. Trước khi vào cổng trại, anh cũng hồi hộp không kém. Nếu bị tóm chắc sẽ bị cùm nhưng nhờ trời khi thấy đội gánh phân đi ngang là bọn cán bộ vội lĩnh mất. Có lẽ vì vậy tội ăn cắp của tụi anh chưa bị phát hiện. Những rau quả tươi mang vào thường thì các bạn tù chia nhau ăn sống. Thỉnh thoảng bắt được con chuột, đập được con rắn, con gà rừng các anh đem ra sông làm sạch, mang về cắt nhỏ bỏ vào lon gô, chất đốt là những bị ni lông dự trữ khi lao động ở ngoài. Người thì đốt lửa, kẻ thì canh chừng cán bộ. Có một lần đang lúc tắm, anh bắt gặp một chú tắc kè khá to. Mừng quá anh bơi theo nó.Chụp bắt được con vật trong nước không phải là chuyện dễ. Vậy mà anh túm được nó. Vùng vẫy với con vật, nước cuốn đưa anh ra xa, xém chút cho anh đi thăm Hà bá nhưng anh vẫn không buông con tắc kè. Anh cố gượng, chống chỏi với nước và bơi được vào bờ…Tối ấy, nhóm bạn anh mỗi người được chia một đốt thịt bằng nửa lóng tay nhưng ai nấy đều vui vì có được chất tươi vào cơ thể đã lâu ngày không được ăn thịt. Nghĩ lại anh còn thấy sợ, dám đem mạng ra đùa giỡn với tử thần!!….

Hôm ấy, sau một ngày lao động trở về. Người tù mang theo niềm vui nho nhỏ, gặp được người con gái tốt bụng, “ rình” được một bắp sú lớn, còn được thêm gói thuốc Đa Lạt cùng các bạn hút chung. Ở trong tù được miếng thuốc rê đã là “ quá đ㠔 Đằng này lại là thuốc lá “ Đà Lạt”. Đúng là một cực phẩm!. Cực phẩm này chỉ có được vào mỗi kỳ thăm nuôi. Vậy mà hôm nay chỉ là ngày thường thôi, bọn anh cũng có được những giây phút đốt đời bằng khói thuốc, không có gì hạnh phúc cho bằng!.

Các bạn tù đều say trong giấc ngủ. Nằm yên lặng nghe những tiếng ngáy vang đủ cả giai điệu, âm điệu…anh không khỏi cảm thấy buồn cười. Anh thì gù gừ như như chim cu gù mồi. Chàng thì kéo như cưa xẻ gỗ. Có anh thì kéo như đàn cò, lúc lên bỗng khi xuống trầm…Đạm, người nằm cạnh anh trên chiếc giường tre ọp ẹp. Chiếc giường khẽ “ rên” khi Đạm trở mình. Anh đoán có lẽ hắn cũng đang khó ngủ như mình...Anh mỉm cười “ Chắc tại đi ngủ trễ, lại phải nghe giàn nhạc “ đại hòa tấu” thế kia, làm sao mà ngủ được” Riêng anh, bình thường sau một ngày quần quật lao động,mệt mỏi.. Tối về, anh dễ thiếp đi trong giấc ngủ…nhưng hôm nay lại khác, hình ảnh người con gái ám ảnh anh không thôi. Cô ta khoảng ba mươi, có thể lớn hơn anh vài tuổi. Chiếc áo bà ba màu nâu cô mặc đã ngả màu, cũ kỹ, khuôn mặt đen sạm vì nắng gió, chỉ có đôi mắt, đôi mắt cô đen láy, ánh lên vẻ tinh anh…Khi trao cho anh hai gói chè, cặp mắt của cô như mời mọc, như ân cần. Mấy năm ở trong tù, ngoài vài ba nữ cai tù mặt mày cau có, khó chịu, không thể nào có cảm tình được. Đây là lần đầu tiên gặp một cô gái có thể nói là cùng chung giới tuyến, tuy không xinh đẹp nhưng cũng khá dễ coi, lòng anh cảm thấy giao động. “ Mày nghĩ hơi nhiều về người con gái ấy rồi nghe Lâm”. Anh cảm thấy vui vui rồi mỉm cười đi vào giấc ngủ…

Mặt trời vừa ló dạng, khi tiếng kẻng vang lên báo hiệu thời gian phải thức dậy. Tất cả tù nhân thật nhanh chóng làm vệ sinh cá nhân rồi đi xếp hàng điểm danh, lãnh phần ăn sáng.Tiêu chuẩn cho một người là một nắm cơm vắt chỉ bằng một nắm tay cọng thêm vài hạt muối hột. Buổi tối đỡ hơn, được một bát cơm độn khoai hoặc hơi đầy đầy, một chén rau dền hoặc rau lang, rau cải trồng ngoài vườn. Mang tiếng là canh rau nhưng lỏng bỏng nước là nước. Bọn anh thường nói đùa là canh “toàn quốc”. Ăn uống thiếu thốn kham khổ, lại làm việc vất vả nặng nhọc nên anh nào cũng ốm như ma đói, mặt mày xanh xao bệnh hoạn. Có người chịu không nỗi đã phải bỏ mạng trong tù.

Sau hôm gặp gỡ cô bán hàng rong. Người tù đi làm với tinh thần phấn chấn hơn. Quảy đôi thùng lên vai, chàng đi thật nhanh, bước thật lẹ làng…miệng huýt sáo liên hồi. Buổi sáng qua đi. Sau buổi ăn trưa, chàng bắt đầu nôn nóng chờ mong, nhất là sau hai giờ chiều, khoảng thời gian mà ngày hôm trước anh gặp người con gái…Ngồi dựa lưng vào một gốc thông, anh đưa mắt dõi theo con đường ngày hôm qua bóng hồng xuất hiện. Ngồi thật lâu, không biết bao nhiêu bạn tù đã gánh vượt qua chàng mà người ta vẫn không xuất hiện. Một nỗi thất vọng dâng lên. “ Một cô gái nhan sắc tầm thường,chỉ vài câu thăm hỏi, hai gói chè,một gói thuốc lá…đã khiến chàng xao động? Đã khiến chàng ngẩn ngơ? Đã khiến chàng thất vọng khi người ta không đến? Có phải chàng đã yêu? Đâu vội vàng yêu đến vậy? Hỏi và tự trả lời. Thật buồn rầu. Anh uể oải đứng lên tiếp tục công việc của mình. Đôi gánh trên vai dường như nặng,nặng thêm…

Tháng ngày dần trôi,cô gái không một lần trở lại. Người tù vẫn tiếp tục trong kiếp sống đoạ đày, cực khổ. Mùa hè nóng nung người, gánh nặng oằn vai, mồ hôi nhễ nhại, nhớp nhúa. Mùa đông đến, lạnh lẽo, giá buốt. Sáng thức dậy tê cóng những đầu ngón tay nhưng những người tù vẫn phải thức dậy sớm, làm những công việc nhàm chán đó. Lặng lẽ, ít nói, chàng lại càng âm thầm lặng lẽ hơn.

Sau cái Tết thứ bảy û trong tù, rồi cũng có ngày anh được gọi tên trong danh sách cho về địa phương quản chế. “Nguyễn Xuân Lâ m”, Tổ phân Số…. Đúng thật tên anh vừa được xướng lên đó ư?

Nước mắt Anh chợt ứa ra trên khuôn mặt đen sạm, nhăn nheo qua những năm tháng tù đày khổ ải. Anh sẽ gặp lại mẹ già qua bao năm tháng tù đày xa cách. Anh sẽ gặp lại người chị gái tảo tần với đàn con dại. Và, một mơ ước mong manh, Anh sẽ tìm về những làng xã quanh Bảo Lộc tìm lại cô bán hàng rong đã cho anh hai gói chè, gói thuốc Đà Lạt tình nghĩa mà anh mãi không quên.

*

Được thả từ trại cải tạo ra Lâm không có thời gian đi xuống Bảo Lộc tìm cô bán hàng rong như dự tính. Gặp gỡ vội vàng, không biết cô ấy ở đâu, không biết tên tuổi thêm nữa cứ mỗi tuần, Lâm phải đến trình diện Công an phường một lần để khai báo giờ giấc, công việc làm trong một tuần lễ. Đi đến đâu, làm việc gì, thậm chí đi cắt tóc, đi khám bịnh cũng phải khai báo…nên chuyện tìm gặp người ta để đền ơn báo đáp cũng qua đi. Nàng vẫn như bóng chim, tăm cá….

Khoảng một năm sau, Đạm, người bạn cùng Tổ, cùng giường ở trong tù mời Lâm xuống dự ngày đầy tháng của con trai hắn, cũng nhằm vào Lễ Giáng Sinh. Nhờ một năm trời trình diện thường xuyên, Lâm được Công an cấp cho giấy phép về Lộc Phát thăm Đạm. Trong buổi tiệc nhỏ thân tình. Khi mọi người “ dzô dzô” cụng ly mừng Đạm sinh con quý tử thì Lâm chợt sững sờ…Nơi góc bàn một đôi mắt sâu sâu quen thuộc đang nhìn anh đăm đăm. Và rồi cả hai cùng bật lên tiếng. “A! Tôi nhớ ra anh rồi.” “A! Tôi nhớ ra cô rồi” Đúng là duyên kỳ ngộ!

Lâm không ngờ lại gặp nàng ở đây. Người con gái mà anh luôn nghĩ đến, luôn mong mỏi kiếm tìm. Thắm lại là em họ của bạn chàng. Cả bàn tiệc cười vui ghép đôi cho hai đứa. Thắm bẻn lẽn cúi mặt Riêng Lâm ngẩn ngơ suy nghĩ: Không lẽ định mệnh đã đem người con gái ấy đến với chàng thì dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu xa cách vẫn được gặp lại?

Tối ấy bên bếp lửa hồng nổ tí tách reo vui, bên máng cỏ mà gia đình Đạm kết vội vàng chào đón ngày Chúa ra đời. Có hai trái tim cùng chung nhịp đập. Lâm kể cho Thắm nghe nỗi mong chờ, ngóng đợi của mình, nỗi thất vọng thế nào của anh khi không thấy nàng xuất hiện Còn Thắm cho chàng hay, sau khi tìm vào vùng kinh tế mới, Thắm biết phần đông dân ở Kinh tế mới là vợ con của những công cán chính đang đi cải tạo. Tiền bạc không có phải nai lưng ra vỡ đất trồng rau, trồng củ..Phân tro không có, cây trái èo ọt…Thu hoạch không đủ ăn nên cuộc sống rất cơ cực. Tiền đâu mà ăn quà vặt! Mớ chè mang bán, Thắm mang cho hết lũ trẻ con trong xóm. Sau đó nàng quyết định đi nơi khác làm ăn.

Không ngờ gần cả năm trôi qua Lâm mới gặp lại người con gái năm xưa, người ơn của chàng. Gói thuốc lá, hai gói chè nàng cho anh không là bao, nhưng vào lúc ấy, lúc thiếu thốn, lúc đói lòng. Anh thấy ngon hơn cao lương mỹ vị. Một tình cảm nào đó không diễn tả nỗi mỗi khi anh nghĩ về nàng. Cái tình cảm đơn phương một chiều bỗng dưng hôm nay được đối tượng biết đến, thương yêu đón nhận. Còn hạnh phúc nào hơn? Mùa Giáng sinh đầu tiên ra trại Chúa đã ban cho Lâm một món quà tuyệt vời. Đó là tình yêu của một người con gái dành cho chàng- người thanh niên không có tương lai. Nói theo kiểu của xã hội lúc đó là “nguỵ quân, nguỵ quyền” Thắm đã đón nhận lời cầu hôn của chàng với niềm yêu thương, hãnh diện…Anh đã từng là một chiến sĩ oai hùng trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

*

- Anh ơi. Ngưng việc một chút, ăn đỡ chén chè rồi làm tiếp anh à.

Đang gò người, cố gắng may cho xong lô hàng giao gấp. Lâm ngưng lại đón chén chè từ tay vợ, Thắm âu yếm lấy khăn thấm những giọt mồ hôi trên trán chồng.

- Chả ai có thể nấu chè ngon bằng em. Đúng là anh lấy được em cũng nhờ hai gói chè tình nghĩa đó.

Thắm mỉm cười nói với chồng:

- Anh cứ nhắc mãi đến chuyện ấy. Cứ như là yêu hai gói chè, chứ chả phải yêu em.

- Ừm, yêu cả hai.

Hai vợ chồng Lâm được chính phủ cho qua Mỹ theo diện tị nạn. Mới định cư ở một xứ sở xa lạ, ngôn ngữ nước ngoài lại không rành nên cuộc sống của hai vợ chồng cũng khá khó khăn. Lâm vừa đi học vừa nhận hàng may thêm. Thắm cũng may vá, cắt chỉ…Nàng còn phải thay chồng chăm sóc mẹ già, đón đưa cô con gái đang học lớp bốn ở một trường tiểu học gần nhà. Gia đình họ thật ấm êm hạnh phúc. Lâm luôn cảm ơn Thượng Đế đã cho anh gặp nàng, người con gái bình thường nhưng hiền lành, tốt bụng. Thời gian mới cưới nhau, lúc còn ở trong nước. Người con gái ấy luôn ở bên anh, khích lệ anh khi tinh thần anh sa sút. Chăm sóc, lo lắng cho anh trong những lúc bệnh hoạn ốm đau…Bệnh hoạn, ốm đau là hệ lụy của những năm tháng trong tù ăn uống thiếu thốn, không cử kiêng. Bất cứ món nào có thể cho vào bao tử mà chặn được cơn đói là anh không từ. Thắm của anh đã phải tảo tần buôn bán, chạy ngược chạy xuôi phụ giúp chồng nuôi mẹ, nuôi con. Thắm như một nàng tiên trong chuyện cổ tích hiện ra nâng đỡ anh khi anh sa cơ thất thế. Lâm thật sự tin tưởng vợ chồng lấy nhau phải có duyên phận.

NG. TÂM TÂM 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,125
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến