Hôm nay,  

Niềm Mơ Ước Ngày Giáng Sinh

26/12/201100:00:00(Xem: 188986)
Niềm Mơ Ước Ngày Giáng Sinh

Tác giả: Sương Nguyễn
Bài số 3438-12-2898vb2122611

Tác giả đã nhận Giải Thưởng Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2011 nhưng không thể dự lễ phát giải ngày 31 Tháng Bẩy vừa qua. Bà cho biết nguyên là giáo sinh Sư Phạm Qui Nhơn năm 1975. Năm 1983 vượt biên sang Mỹ ở tại Houston làm nghề bán tạp hóa. Năm 2005 bị bệnh Parkinson không thể buôn bán nữa. Những giờ bớt đau nhờ thuốc, lấy việc viết lách làm vui. Kính chúc tác giả an lành.

*
Mỗi buổi chiều đi làm về Hòa đều ghé thăm ngôi thánh đường nằm ở đằng sau chợ trên đường trở về nha, chàng thích cái tịch mịnh của giáo đường,cái yên tĩnh của hai hàng ghế trống. Chàng quỳ xuống dưới tượng chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, gánh tội thay cho tội lỗi của nhân loại, Hòa nhắm mắt lại dường như cảm được nỗi đau đớn mà ngài đã phải hứng chịu,lâm râm cầu nguyện một lát rồi đứng dậy ra về. Khi bước ngang hàng ghế cuối cùng, chàng để ý có một cô nữ sinh trong chiếc áo dài trắng đang gục đầu xuống cầu nguyện trong giáo đường vắng giống như chàng.
Qua chiều hôm sau Hòa cố tình bước vào giáo đường trễ hơn mọi hôm, chàng đến hàng ghế cuối cùng cố ý ngồi gần bên cô gái. Sau khi cầu nguyện xong,cô gái ngẩng đầu lên khẻ gật đầu chào Hòa,Hòa gợi chuyện làm quen:
-Tôi tên Hòa, tôi làm ở Thủy Sản ở khu một, chiều nào đi làm về tôi cũng ghé thăm nhà thờ. Còn cô đi lễ mỗi buổi chiều?
-Em tên Hoài Hương, cuối tuần em phải phụ mẹ bán hàng ở chợ không thể đi lễ sáng chủ nhật được cho nên em xin lễ mỗi buổi chiều sau khi tan học.
- Hoài Hương thật ngoan đạo,tôi là người ngoại đạo nhưng tin Chúa, tôi thích sự yên tĩnh vắng lặng của giáo đường nên chiều nào cũng ghé qua cầu nguyện một lát rồi mới về nhà.
Hoài Hương tinh nghịch hỏi:
-Anh cầu nguyện những gì để em giúp anh chuyển lời cho chúa? Con chiên của chúa với đức tin khi cầu nguyện sẽ hiệu quả hơn .
Hòa đỏ mặt lúng túng :
-Hòa cầu nguyện cho chiến tranh sớm chấm dứt và sớm tìm được một người vợ dịu dàng, hiền lành và có đức tin giống như em.
Hòa đưa Hoài Hương đi dạo một vòng ở biển trước khi về nhà. Từ đó không hẹn mà gặp, giáo đường im bóng, không có cha, không có tín đồ, là nơi gặp gỡ của đôi tình nhân trẻ và điểm cuối chia tay là bùng binh của con đường Nguyễn Huệ.
Mùa Christmas năm đó, Hoài say mê nhìn Hoài Hương đóng vai mẹ Maria cùng với đám thiên thần có hai cánh trắng lấp lánh trong đội thánh ca, cầm đèn bạch lạp trắng đi diễn hành một vòng trước nhà thờ xuống biển rồi quay trở lại là vừa đúng lễ nửa đêm. Với khuôn mặt trái soan, nước da trắng hồng, với chiếc răng khểnh mỗi khi cười nàng trông duyên dáng, thùy mị giống như púp bê Nhật và quyến rũ vô cùng, đẹp không khác gì tượng Đức Mẹ Mẹ Maria trong nhà thờ .
Hai năm sau Hoài Hương tốt nghiệp Sư Phạm Qui Nhơn, nàng đưa Hòa ra mắt gia đình. Khi nghe nàng nói Hòa ngoại đạo, mẹ Hoài Hương sa sầm mặt xuống, đổi thái độ và không tiếp đãi ân cần như trước nữa. Chẳng trách gì bà, gia đình Hoài Hương theo đạo gốc từ ngoài Bắc và sau đó di cư vào Nam lập nghiệp .Bà hỏi chàng :
- Nếu cháu muốn cưới Hoài Hương phải theo đạo và làm phép cưới trong nhà thờ, cháu chịu không?
Hòa ngập ngừng, lúng búng thưa:
-Dạ! Con là con một, ba con giữ hương hỏa từ đường của giòng họ, mỗi năm phải cúng ông bà mười cái giỗ. Nếu bác gả Hoài Hương cho cháu thì sau nghi thức làm lễ ra mắt ông bà ngày kết hôn, sau đó đạo ai nấy giữ .
- Không được! cháu phải rửa tội và làm lễ cưới trong nhà thờ. Còn không hai đứa phải chia tay.
*
Hoà kể:
Hoài Hương mắt đẫm lệ tiễn tôi ra cổng. Vào thời bấy giờ con cái không dám cãi lời cha mẹ, chúng tôi chia tay trong lặng lẽ, tôi thôi không ghé giáo đường vào mỗi buổi chiều tan sở mà dù có ghé vào cũng không gặp nàng. Biết rằng cuộc tình không có đoạn kết, chúng tôi tránh cơ hội gặp gỡ, sợ gặp mặt sẽ làm đau lòng nhau hơn.
Đầu tháng Tư năm 1975, tôi đi tu nghiệp ở Vũng Tàu, khi đang ở trên tàu thử một loại máy mới, tạo ra những chấn động dưới lòng đại dương dồn cá vào lưới để đạt được năng xuất tối đa cho ngành thủy sản thì nghe radio loan tin bị mất nước, tất cả những kỹ sư và chuyên viên kỹ thuật trên tàu đồng ý không quay trở về mà đi thẳng đến chiến hạm của Mỹ ở ngoài khơi. Chúng tôi được đưa thẳng đến Đảo Guam và được định cư ở Mỹ một năm sau đó.

Giờ đây sau 37 năm ròng rã, thế sự thăng trầm, sống trong xã hội mới, lăn lóc với cuộc mưu sinh, tôi đã quên mình không biết mình là ai và đã có một quá khứ thật dễ thương với người tình đầu tiên bên một thành phố ven biển. Tôi quên mất đã từng nghe lời ru của biển, nghe sóng vỗ rì rầm trên bãi cát hay nhìn những cơn sóng cuồng nộ tuôn bọt nước trắng xóa trên ghềnh đá và hình như tôi nghe tiếng thì thầm của Hoài Hương: Hãy quay về! Hãy quay về! tìm em, Chúa bao giờ cũng muốn con cái ngài thương yêu lẫn nhau. Hãy yêu kẻ lân cận mình!
Tôi đã về hưu, vợ chết, con cái đã lập gia đình dọn ra riêng, tôi không còn vướng bân bất cứ chuyện gì, tôi quyết định quay trở về cố hương tìm Hoài Hương. Chắc cha mẹ nàng đã chết, không còn ai ngăn cản hai mái đầu bạc nguyện ước sống cho nhau trong những ngày tháng cuối cùng của đời người.
Qui Nhơn giờ đã đổi khác, đẹp hơn ngày xưa với hai con đường chạy song song mé biển với những công viên mượt mà xanh màu lá mơn mỡn. Tôi ngơ ngác nhìn những tòa nhà như dinh thự cất dọc theo hai bên đường, những cửa hàng tuy nhỏ nhưng trang trí nội thất tuyệt đẹp với hai cánh cửa gương dày cộm giống như những lối vào của plaza lớn bên Mỹ. Tôi lang thang qua những quán nhậu đầy nghẹt người từ trưa chiều đến tối với những tiếng ồn ào huyên náo dô! dô! thâu đêm, những buổi sáng nhìn những đầu đen đầy quán ngồi bên ly cà phê nói chuyện rôm rả cho đến giữa trưa, tôi tự hỏi không biết họ tìm tiền ở đâu ra mà uống cà phê, ăn nhậu suốt ngày trong lúc cả thế giới đang đắm chìm trong suy thoái, tiệm tùng buôn bán ở Mỹ như phiên chợ chiều vắng lặng, ế ẩm không có khách. Ở VN bây giờ nước thì nghèo nhưng một số người dân thì giàu có. Người nào lanh lẹ, biết bon chen thì tiền rủng rĩnh đầy túi mới sống một đời dễ dàng, hưởng thụ như vậy.
Tôi ghé thăm nhà Hoài Hương thì được biết cha mẹ nàng đã qua đời, còn nàng không lập gia đình đi tu trong dòng thánh Đa Minh, hiện nay là viện trưởng của viện mồ côi Thánh Tâm ở gần Kim Châu. Hòa rời khỏi nhà em trai của nàng mà lòng buồn vô hạn, niềm mơ ước mùa giáng sinh năm nay là được trùng phùng cùng người yêu có lẽ đã không còn hy vọng, bao nhiêu nỗi bồn chồn, nôn nóng gặp mặt Hoài Hương giờ đã tiêu tan như bọt nước, nhưng dù sao cũng phải gặp mặt một lần rồi thôi, để làm gì chàng cũng không biết.
Xe taxi ngừng trước cổng Cô Nhi Viện Thánh Tâm, tôi ngần ngại không dám bước vào, nhìn qua hàng rào tôi thấy người xưa của tôi, dáng đẫy đà hơn trước, đang nói cười rạnh rỡ, chơi đùa với các em, những em nhỏ tật nguyền, không được bình thường, bị cha mẹ và xã hội ruồng bỏ được các soeurs đem về nuôi dưỡng. Tôi nhớ mãi ánh mắt đầm ấm, dịu dàng, đầy nhân từ độ lượng của Hoài Hương lúc ấy tỏa ra như ánh hào quang của Đức Mẹ đưa tay ra hằng cứu giúp những trẻ em khốn khổ. Tôi biết rằng tình yêu trong nàng bây giờ không còn là tình yêu đôi lứa nữa mà là tình yêu bao la của thiên chúa dành cho nhân loại, đặc biệt là dành cho những trẻ em mồ côi dị biệt mà hễ nhìn là không ai dám ẳm bồng, nựng nịu.
Soeur viện trưởng tiếp tôi trong văn phòng, cũng vẫn nụ cười bao dung, nàng đã quên tôi, hình dáng tôi đã bị xóa nhòa dưới hình bóng của hai trăm em cô nhi đáng thương. Soeur hỏi tôi: Mục đích của chuyến viếng thăm cô nhi viện chiều hôm nay và soeur có thể giúp gì cho tôi. Tôi lúng túng, ấp a ấp úng không dám nhắc lại chuyện ngày xưa, sợ bây giờ quá tầm thường và làm vẩn đục đi tình yêu cao cả mà soeur đã dành cho các em.
Cuối cùng tôi làm được một việc từ thiện mà suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ làm, tôi lấy một ngàn đô để trên bàn nói với Hoài Hương là xin góp một bàn tay để xoa dịu nổi thống khổ của các em vì biết rằng cho đến hết đời hết kiếp không ai dám xin các em về nuôi dưỡng. Soeur Viện Trưởng lấy sổ vàng cho tôi ghi tên vào, khi thấy họ tên ghi đầy đủ trên sổ. Hoài Hương cười nói vui vẻ: ngày xưa soeur cũng có quen với một người trùng với họ tên như ông, nếu cha mẹ không cấm cản kết hôn, bây giờ soeur đâu có cơ hội để phục vụ cho chúa. Cô nhi viện của soeur vẫn được sự hổ trợ thường xuyên của đồng bào hải ngoại qua nhóm thiện nguyện Tình Thương. (1)
SƯƠNG NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến