Hôm nay,  

Bỏ Gì Thì Bỏ

11/12/201100:00:00(Xem: 161764)

Bỏ Gì Thì Bỏ 

vb8_vvnm-huu_duyen-large-contentTác giả: Nguyễn Thị Hữu Duyên
Bài số 3427-12-2887vb8121111

Tác giả sinh năm 1957, là cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: Chỉ Tại Cái Bằng. Bài thứ hai, trẻ trung hơn: “Chỉ Một Cú Phôn”. Sau đây là bài viết thứ ba, kể về hoàn cảnh những gia đình đông con, nhận trợ cấp tại Mỹ. Bài thứ tư của tác giả viết về sách, cho thấy cách viêt với tấm lòng. Hình bên: Tác giả và gia đình.

***

Nhân đọc bài "Cái chết của một nhà sách" của Trương Tấn Thành, tôi nhớ về chuyện "sách" của gia đình tôi mà muốn khóc .
- Bỏ gì thì bỏ không bỏ một quyển sách nào nha em. – Chồng tôi dặn mỗi lần dọn nhà. 
Có lẽ không ai dọn nhà nhiều như tôi ở xứ Mỹ này.
Lần đầu dọn đi không xa, cũng cùng thành phố, vì lý do ban quản lý chung cư không cho chơi đàn Piano. 
Moving.
- Bỏ gì thì bỏ không bỏ một quyển sách nào của anh nha em. - Chồng tôi căn dặn khi thấy tôi sắp soạn cho việc moving.
Sách của chồng tôi khoảng 20 thùng, mỗi thùng 30-40 quyển tuỳ theo dày mỏng. Đó là tôi đã lén anh ấy bỏ vô thùng rác bớt một số sách tôi cho rằng không quan trọng. Sách của tôi và hai con khoảng sáu thùng. Lần dọn nhà này chưa đến 30 thùng sách, nhưng đã thấy quá nhiều.
Lần thứ hai, dọn sang thành phố khác.
Lý do, nhà củ chỉ có hai phòng, vợ chồng tôi đã chiếm một phòng. Phòng kia hai chị em ở chung với cái giường hai tầng, em tầng trên, chị tầng dưới. Trẻ con mau lớn như trái bí, trái bầu, không đầy một năm, con trai tôi cao chồng ngồng vì đang ở tuổi “nhổ giò”, chung phòng với chị gái cũng bất tiện.
Con gái tôi rất thích vẽ tranh, ao ước:
- Khi nào có phòng riêng con sẽ đặt cái bàn vẽ ngay cạnh cửa sổ. Con muốn phòng có cửa sổ quay mặt về hướng mặt trời lặn. Hôm qua bố cho ra biển lúc mặt trời sắp lặn, con thấy mặt trời như trái banh màu đỏ rực đang trôi trên mặt biển, con sẽ vẽ lại cảnh này cho mẹ xem.
Thương con quá, sau nhiều đêm suy tới, tính lui, quyết định thắt lưng buộc bụng mướn nhà ba phòng cho hai vợ chồng và hai đứa con. 
Lại moving.
Chỉ một năm mà chồng tôi đã mua thêm khoảng năm thùng sách nữa. Còn hai con và cả sách của tôi đang học chương trình B.A online là 10 thùng, tất cả sách 35 thùng.
- Bỏ gì thì bỏ, đừng bỏ quyển sách nào nha em. - Chồng tôi nhắc nhở
- Anh thật là con mọt sách mà. - Tôi vừa sắp sách vào thùng vừa phàn nàn.
- Mỗi quyển sách là một người bạn mà em. - Anh giải thích.
Tôi cố gắng sắp xếp đem đi hết không bỏ sót quyển nào vì không muốn phải tốn tiền mua lại khi có cần.
Vì nhà nhỏ, phòng hẹp, thiếu chỗ bày những kệ sách, nên tất cả chỗ trống ở phòng khách, nhà bếp, phòng tắm cho đến phòng ngũ, chỗ nào có thể biến thành kệ sách là chồng tôi biến ngay. Ngồi đâu đọc sách cũng được, cứ quơ tay ra là đụng sách. Sách tiếng Anh, tiếng Việt có đủ. Sách khoa học, triết hoc, văn thơ, thần học, tôn giáo, tình cảm, trinh thám, lịch sử, tiểu thuyết, truyện ngụ ngôn, tự điển Anh Việt, Hán Việt, Hoa Việt, tự điển y khoa, tự điển thương mại, tự điển Kinh Thánh,… ai muốn thứ gì cũng có.
Mà lạ, các thành viên trong nhà đều ham đọc sách. Rảnh một chút là ôm quyển sách lên tay.
Trong tuần, chúng tôi có hai buổi tối cùng “chung” với nhau.
Tối thứ sáu cùng xem phim hài của Mỹ và ăn Pizza chung.
Tối thứ bảy cùng đọc sách chung tại phòng sách.
Trao đổi và kể cho nhau nghe những gì hay của quyển sách mình đọc. Chồng và các con đọc sách tiếng Anh, tôi thì bám kệ sách tiếng Việt.
Đọc sách khiến kiến thức mỗi ngày một thêm hơn, thật đúng “mỗi quyển sách là một người bạn”. Mỗi người bạn cho chúng ta những bài học khác nhau, và những tư tưởng khác nhau. Vô cùng thú vị.
Nhà này ở gần tiệm sách củ và tiệm Borders nên hầu như ngày nào trên đường đón con đi học về hai bố con cũng ghé vào mua sách, sách củ, sách mới đầy kệ. Bià sách đủ màu, nhìn vào như những bức tranh được trang trí bằng những sọc xanh, đỏ, trắng, vàng, lục, lam, chàm, tím thật đẹp mắt. 
- Khỏi tốn tiền trang trí là một mối lợi lớn đó em. - Chồng tôi dí dỏm
- Gia tài nhà mình chỉ có sách mà thôi. Anh đừng mua sách thêm nha. - Tôi năn nỉ.
- Ừ không mua nữa. - Anh ậm ừ cho qua chuyện.
Mấy hôm sau lại thấy một thùng sách mới order trên online gửi về .
- Anh à, có nhiều sách em thấy anh đâu đã đọc mà mua thêm sách mới chi vậy? Tôi cằn nhằn.
- Đâu phải sách nào cũng đọc ngay, thấy hay thì mua, khi nào có cần thì đọc, sách để làm tài liệu mà em. - Chồng tôi kiên nhẫn giải thích.
Thói quen cần tập rèn, ngoài sở thích đọc sách, chúng ta cần tập thói quen đọc sách. Mỗi khi thấy người Mỹ đứng ở bến xe bus hay ngồi đợi ở trạm xe hoặc chờ người nhà đi chợ họ đều đọc sách báo gì đó, chồng tôi chỉ cho vợ con:
- Người Mỹ họ có thói quen đọc sách, đó là thói quen tốt. Còn người Việt nam mình ít khi đọc sách nên ngồi lại toàn nói chuyện tầm phào, nói xấu nói hành nhau, thật đáng tiếc.
Nhà cửa tạm ổn định trong năm. Hơn một năm sau, có cơ hội đưa đến chúng tôi mua nhà mới, ngoài dự trù.
Lại moving. 
Lần này số lượng sách tăng gấp đôi.
- Bỏ gì thì bỏ đừng bỏ quyển sách nào nha em.-
Chồng tôi lại căn dặn.
Về nhà mới, diện tích hơn hai ngàn Square feet và 3 tầng: 1 lầu, 1 trệt và tầng hầm. Tầng hầm được dành trọn làm phòng sách, chồng con tôi hào hứng sửa sang, thiết kế như tiệm bán sách Borders. Có bàn ngồi đọc sách, tủ lạnh, ghế dựa dài, quầy uống nước, bánh ngọt, trái cây luôn có sẵn. Mỗi góc là một bàn đọc sách nhỏ, giữa phòng là bàn lớn cho nhiều người ngồi với ghế dựa, nệm êm.
Không gì sung sướng bằng được ngồi đọc sách trong khung cảnh êm đềm và bình an như thế.
Mấy tháng sau, vị Mục sư quen được nghỉ hưu và dọn sang tiểu bang khác để ở với con gái. Ông cho chồng tôi khoảng 3.000 quyển sách đủ loại, đa số là sách thần học. Thế là các anh chị sách nhà tôi và chúng tôi lại có thêm bạn mới chen chúc vào chật kín; phải sắm thêm kệ sách cho chúng có chỗ thở. Tầng hầm mỗi ngày một chật hơn vì thêm những hàng kệ mới. 
Hai cha con nhín từng chút thời gian rỗi rảnh chăm sóc cho “phòng sách” thật ngăn nắp, đẹp mắt.
- Sao, em có định thêm gì vào quầy sách của em không? - Anh nheo đuôi mắt đã thêm vài nếp nhăn hỏi khi thấy tôi ngắm nghiá quầy sách của mình.
- Em thấy…đủ rồi anh yêu. Cám ơn anh nhiều. - Tôi nhếch một vệt cười trên khoé môi, nhìn anh âu yếm.
Ba năm sau, chồng tôi tốt nghiệp M.Div.
Vì nhu cầu công việc của anh, chúng tôi phải đi sang tiểu bang khác, cách chỗ đang ở gần sáu tiếng lái xe. Buộc phải bán nhà.
Buộc phải moving. Có lẽ số tôi là số dọn nhà.
Bây giờ số lượng sách qúa nhiều, không đếm xuể.
- Bỏ gì thì bỏ không bỏ một quyển sách nào nha em. Chồng tôi dặn tới, dặn lui nhiều lần vì sợ tôi bỏ bớt mất sách
Mỗi tối đi làm về ngồi trước đống sách ngỗn ngang, sắp sắp, xếp xếp, trở tới, trở lui cho vừa vặn bỏ vô thùng. Tôi mệt muốn xỉu, người nhũn như cọng bún thiu. Nhớ đến lời của nhà thơ nào đó: “Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo…” Làm người dọn nhà hoài như tôi thà làm cây thông chắc sướng hơn thật!!!.
- Em mệt hả, công khó của em không vô ích đâu, em có công lớn cho gia đình lắm đó. - Chồng tôi vừa soạn sách vừa nhìn tôi động viên.
Tôi vươn vai ngáp dài đi rửa mặt cho tỉnh để tiếp tục cho việc dời nhà.
Rút kinh nghiệm mấy lần trước, lần này tôi chỉ đóng thùng nhỏ vừa bưng, không nặng lắm. Mướn thêm một chiếc U-HAUL lớn, cùng với bốn chiếc xe cá nhân chúng tôi chỉ lấy theo một số ít vật dụng cần thiết, đồ kỷ niệm, ngoài ra bỏ lại hết cho bạn bè. Số lượng sách chở đi gấp 3 lần số lượng vật dụng gia đình phải mang theo.
- Bỏ gì thì bỏ nhưng sách thì không bỏ nhe em. - Ngày nào anh cũng nhắc tôi câu ấy. 
Những người dọn nhà phụ, ai cũng ngạc nhiên khi thấy gia tài của chúng tôi mang theo chỉ toàn là sách, chất hơn nửa xe U-HAUL.
Về nhà mới, cũng có ba tầng. Tầng hầm cũng được dùng chứa sách, vì nhà thuê nên chúng tôi chỉ làm những kệ sách tạm mà thôi, chúng tôi mua những miếng ván dài, lấy gạch kê rồi xếp sách lên, thế là xong. 


Nhìn đâu cũng thấy sách. Tất cả mọi thứ đều được tận dụng làm kệ sách. Bàn, tủ, kệ người ta bỏ chỗ thùng rác tôi chở về để chứa sách, không kén chọn đẹp xấu, chúng còn chắc chắn là được. Tôi gọi đó là “phi vụ đêm”. Trên đường đi làm về tôi thường ghé qua những khu nhà giàu, mà thực hiện những phi vụ này, vì người Mỹ họ bỏ đồ còn rất tốt. Nếu ngày mai đổ rác thì đêm nay tôi tạt vào, gặp bàn ghế hay đồ dùng còn tốt để cạnh thùng rác và có dán chữ Free thì khiêng lên xe chở về làm kệ sách. 
- Sao em không mua kệ mới xài mà cứ đi nhặt về hoài vậy? - Chồng tôi không đồng ý.
- Đồ còn tốt quá không nhặt cũng uổng, vả lại hợp đồng làm việc của anh chỉ có năm năm, mình mua kệ sách mới hoài đến lúc moving lại bỏ, tốn tiền lắm. – Tôi nhẹ giọng giải thích.- Nếu mình không lấy thì người khác cũng lấy.
- Cứ để cho người khác lấy, ai không có khả năng mua thì họ lấy. Mình có khả năng, anh không muốn em làm như vậy nữa. - Giọng anh hơi gay gắt.
- Nhưng…đồ còn tốt quá sao họ bỏ uổng vậy?- Tôi thắc mắc. 
- Người dân Mỹ họ bày tỏ lòng yêu nước qua sự mua sắm. Có những món đồ họ chỉ xài một hoặc hai năm là bỏ đi mua cái mới. Họ mua sắm để các cơ sở sản suất bán buôn được, có tiền nuôi nhân viên, nhân viên có tiền thì tiêu xài, mua sắm, kinh tế muốn phát triển là kinh tế xoay vòng. Bởi vậy có câu “dân giàu thì nước mạnh” là thế.
Chồng tôi ôn tồn giải thích. 
Tôi hiểu ra vấn đề.
Tôi thật khâm phục tinh thần yêu nước của người dân Mỹ. Từ đó tôi không đi “phi vụ đêm” nữa. Mỗi khi cần thêm kệ thì ghé Target mua kệ mới về xài, tôi muốn thể hiện tinh thần yêu nước qua việc mua sắm. I love America. Đến thời điểm này thì ước tính tổng số sách của gia đình khoảng 4.000 quyển.
Một đôi lần khi quét dọn bụi trên các kệ sách, chồng tôi nhìn tôi cười cười:
- Khi nào thất nghiệp, số sách này đem bán rẽ cho nhà sách củ, ba bốn đô la một quyển, sống lây lất cũng được một năm đó em.
- Xì, ai mà thèm mua cho anh. - Tôi nguýt dài. 
Hơn hai năm sau, mọi việc đi vào ổn định, họ hàng nhà sách được thêm mấy kệ nữa.
Một biến cố quan trọng trong gia đình bên chồng xảy ra.
Vinh, em chồng tôi bấy lâu nay sống chung và lo cho bố mẹ, nhưng ngày 26-4 2009 đột ngột bị tai biến mạch máu não, không còn khả năng lo cho bản thân thì làm sao lo cho bố mẹ. Chồng tôi là con trai lớn, do đó chúng tôi phải về Cali để chăm sóc gia đình và chú em.
Lại moving.
Lần này, tuyến đường dài phải đi qua hơn 10 tiểu bang nên không thể nào mang hết sách theo được.
Chồng tôi tính tới tính lui không biết làm sao với đám sách ấy. Liên lạc gửi các xe truck chở hàng xuyên bang thì họ đòi nhiều tiền quá. Vả lại nếu có chở về Cali thì nhà của Bố mẹ cũng chật không có chỗ để chứa sách. Nhìn ánh mắt tiếc nuối của anh mà tôi không dám nói một lời, chỉ im lặng bày tỏ sự đồng cảm. Quyển nào anh cũng muốn mang theo, cầm lên đọc mấy trang rồi lại bỏ xuống lấy quyển khác. Phải chia tay với những bạn sách đã theo anh bao năm qua, anh bồi hồi xúc động. Có những quyển anh mua về nhưng chưa đọc tới, bây giờ cầm lên vuốt ve, lật xem vài trang rồi chép miệng bỏ xuống vì chưa cần.
- Hay là chỉ lấy những quyển còn mới, chưa đọc? – Tôi tiếc nuối gợi ý.
- Có những quyển cần hơn em à, sorry em. – Giọng anh chùng xuống thật thấp như trong hư vô.
- Bỏ gì thì bỏ chứ không bỏ quyển sách nào nha em. - Lần này chồng tôi không nói câu ấy nữa. Điệp khúc này hình như anh cố quên.
Cuối cùng thì cũng chỉ chọn những quyển có giá trị và cần thiết mà mang đi. Soạn tới soạn lui mấy tuần, quyết định khoảng 15 thùng sách quan trọng cần thiết, sách của tôi và con khoảng 10 thùng nữa. Tổng cộng 25 thùng sách là đã nặng xe lắm rồi. 
Tục ngữ có câu "Một lần cháy nhà bằng ba lần dọn nhà". Mỗi lần dọn thì bỏ bớt một mớ đồ, vậy xem ra câu đó có lẽ đúng lắm. 
Tôi nghĩ thầm "giống cháy nhà thật", mọi thứ như mới bắt đầu.
Chồng tôi tính nhẩm: 
- Đem số sách này bán cho nhà sách củ $1/1quyển thì mình cũng có được mấy ngàn về Cali mua sắm lại em à.
- Quyết định vậy đi, cho đở nuối tiếc. - Tôi cố làm ra vẽ vô tư nhưng thật tình trong lòng vô cùng xót của.
Anh bắt đầu gọi phone đến các nhà sách củ gạ bán nhưng không tiệm nào chịu mua cả. Họ bảo sách bây giờ rất khó bán, mua vô nhiều chiếm chỗ nhiều mà lại không bán được thì mệt lắm. Chúng tôi hạ giá xuống còn 0$50 cen một quyển nhưng cũng chẳng ai mua. Họ cho biết bây giờ khách hàng đa số mua sách trên online hoặc mua e-book nên họ không bán được.
- Đã vậy thì chúng tôi cho chứ không bán. - Chồng tôi quyết định. Nhưng hỡi ơi, họ cũng không lấy.
Hai hôm sau chúng tôi ghé vào một nhà thờ Mỹ trong vùng, ngõ ý cho số sách ấy. Họ nhận ngay, đến chở hết mấy ngàn quyển sách để mở phòng đọc sách cho tín đồ.
Chồng tôi thẩn thờ đứng nhìn theo như vừa chia tay với những bạn thân yêu qúi.
Tôi cũng bần thần không kém, vừa tiếc tiền, vừa tiếc sách.
- Đừng buồn em, tất cả rồi cũng qua đi, mọi sự rồi cũng không còn tồn tại đời đời. Anh ôm vai tôi thầm thì.- Chỉ có ba điều còn mãi đời đời mà kInh Thánh đã ghi lại: đức tin, hy vọng và tình yêu thương; em có nhớ không?
Tự dưng nước mắt rơi lã chã, tôi dúi mặt vào ngực anh như cố kìm chế con sóng muộn phiền vừa ập đến.
Bao nhiêu ý tưởng đức khúc trong đầu tôi, nhúc nha, nhúc nhích như trùng bị chặt làm mồi câu. Ôi, nhức nhối, nhức nhối. 
Thật ngoài suy nghĩ . Thời đại gì mà sách không bán được?
- Thời đại ngày nay người ta làm gì cũng trên online cả, mua sắm online, học hành online, quãng cáo, rao vặt online...kể cả đọc sách hay tra cứu hoặc tìm tự điển v.v... đều vào online cả em à. Con người càng ngày càng khôn ngoan như vậy mình nên vui chứ không nên buồn. Giọng anh lạc quan trở lại.
Lái xe bốn ngày ba đêm thì về đến Cali. Một đêm ghé nhà bạn, hai đêm ngũ motel. Tâm hồn tôi đã ổn định. 
Suốt đoạn đường moving, trước cảnh trời đất mênh mông rộng lớn tôi chợt thấy mình vô cùng nhỏ bé, nhỏ hơn cả quyển sách.
Tôi quên mất nỗi buồn về sách. 
Sáng nhìn hoa nở dọc đường, đủ màu đủ loại, lòng tôi bỗng trào dâng niềm vui mừng với một ngày tươi mới.
Từng đàn chim lũ lượt từ xa bay về trong ánh nắng chiều khiến lòng bình an khôn tả.
Đối diện với bóng đêm tâm tư sâu lắng lại, khoảnh khắc của đời người sao quá chông chênh.
Tôi chìm trong suy nghĩ, qua Mỹ 10 năm, dọn nhà năm lần. Bốn năm đầu dọn ba lần, sáu năm sau dọn hai lần. Không biết có còn dọn nữa không? Nếu dọn một lần nữa thì xem như tôi bị cháy nhà hai lần vậy.
Bây giờ nhà tôi không có nhiều kệ sách nữa, không có phòng đọc sách riêng, sách của ai để trong phòng ngũ người đó. Phòng ngũ tôi bây giờ chỉ còn hai kệ sách như trong ảnh này, mỗi kệ khoảng 500 quyển. Sách tiếng Anh của chồng tôi chiếm hai phần, sách tiếng Việt của tôi chỉ một phần nhưng cũng tương đối đủ các thể loại để tham khảo.
Bây giờ chúng tôi thường vào internet để đọc sách, chồng tôi cũng ít mua sách vì anh mua e-book đọc trên máy vi tính hoặc bỏ vào phone đọc. Đi đâu muốn đọc sách mở phone hoặc máy vi tính ra là có đọc ngay. Gần nhà tôi có mấy tiệm bán sách củ, chúng tôi ghé vào xem thử, giá 0$50- $1.00 một quyển mà cũng chẳng mấy người mua, họ bảo chờ hết hợp đồng thuê mặt bằng họ sẽ đóng cửa.
Mấy tiệm sách của người Việt thì đở hơn, khách hàng thường là các vị trung, lão niên, đa số không biết dùng máy vi tính, không đi đến thư viện, nên bắt buộc muốn có sách đọc thì phải mua.
Một hôm, tôi ghé vào nhà sách Tự Lực gặp hai ông độ tuổi 70, rủ nhau vào mua sách, hỏi thì được biết “Ở nhà một mình cũng buồn nên mua sách đọc cho vui”. 
- Nước Mỹ đang ở vào thời kỳ hậu hiện đại, thời kỳ của online. Không biết bao giờ Việt nam mới đến thời kỳ này. - Anh trầm ngâm thương cho đất nước.
Riêng tôi vẫn còn những giấc mơ đầy tiếc nuối với mấy ngàn quyển sách đã vuột khỏi tầm tay.
Nguyễn thị Hữu Duyên

Ý kiến bạn đọc
29/07/201606:29:22
Khách
rất hoan nghênh bài viết của Chị. Cuộc đời đọc và làm bạn với sách chả khác gì cuộc sống thật, buồn vui lẫn lộn và cuối cùng phong cách phải thay đổi cho kịp thời đại. Cái còn lại chỉ là thần của sách chăng?
12/02/201215:47:36
Khách
Khổ vì lòng tham! Đọc có hết đâu mà mua cho nhiều rồi tiếc nuối!
11/12/201107:39:48
Khách
Một bài viết rất hay về sách và những người yêu sách ở thời đại này...Nhà cứa, job jiếc thì lưu động, mà Vứt sách đi thì đau lòng, cứ goux mãi....Tôi cũng vậy, rât thông cảm cho vọ chồng tác giả...Bây giờ, collection of DVDs lại gọn nhẹ hơn sách. NHưng khi tuổi già đến, thì trước sau gì cũng phải thanh toán gọn nhà gọn cửa, từ giã bỏ lại hết, phải lo thanh toán sơm, cho bạn bè trẻ hơn, cho public libraries....vì con cái nó không biết và thích đọc sách tiếng Việt nữa...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,204,867
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến