Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Lễ Tạ Ơn Nhớ Mãi

07/12/201100:00:00(Xem: 798260)

Lễ Tạ Ơn Nhớ Mãi

hinh_vvnm-large-content

vvnm_-_ba_do_ke_giai-khuc_minh_tho-large-content

Tác giả: Phan

Bài số 3423-12-2883vb4120711

Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, và hiện đang bận rộn với tờ Thời Báo. Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nư8ớc Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Sau đây là bài Phan vừa viết về Lễ Tạ Ơn 2011 tại Dallas. Hình ảnh: sinh hoạt; Phu nhân cựu tướng Đỗ Kế Giai và Bà Khúc Minh Thơ.

***

Chiều 29 tháng 11, 2011. Cúp điện thoại của cô Thơ gọi báo cô đã về đến nhà. Lòng tôi nhẹ như người đi trên mây. Một Lễ Tạ Ơn nhiều ý nghĩa từ khi tôi định cư ở xứ sở dạy tôi hàng năm, hãy bỏ ra một ngày để tạ ơn những gì mình đã nhận. Nghe tiếng cô vừa quen sau một tuần gần gũi bỗng xa xôi, "Cô về đến nhà rồi! Cô gọi báo cho vợ chồng con biết để yên tâm!" Nghe giọng buồn so của cô, thấy thương."Buồn quá mày ơi! Về tới nhà là nhớ tụi bay bên đó. Vui quá!"

Vui thôi mà. Ba tiếng ưa nói chơi, nghe vui. Nhưng nghĩ đến cô trần ai 33 năm trời mới thấy được niềm vui thì đầu đã bạc, chân đã nương nhờ cây gậy trường chinh. 33 năm sóng gió đã kết thúc nhẹ hều trong 3 giờ 33 phút được vui với buổi hội ngộ tri ân bà Khúc Minh Thơ do thân hữu Dallas thực hiện. Biết là thiếu công bằng với người phụ nữ hy sinh nửa đời mình cho hạnh phúc của người khác. Cho dù đôi khi người ta không có quyền chọn lựa một lẽ sống khi lẽ sống đã chọn lựa mình. Đó là thiên mệnh của những người được trời đất sinh ra để chia sẻ khổ hạnh của người khác.

Tôi hãy còn lơ mơ với mớ bòng bong sau cuộc vui ngắn ngủi. Những túi bụi xà mòng với việc không tên đã qua, nhưng việc còn lại cũng không nhỏ. Dù sao, nhiều mùa lễ tạ ơn đã qua cũng có một mùa lễ tạ ơn nhớ mãi.

Có thể tôi đã bắt tay vào việc từ bài viết đã làm tôi giác ngộ hơn trong loạt bài viết cho cuốn kỷ yếu tri ân bà Khúc Minh Thơ. Đó là bài viết của nhà văn T.Vấn bên Kasas City đã khai đề "Cuộc hồi sinh của thế kỷ". Anh T.Vấn là một cựu sĩ quan chiến tranh chính trị Đà lạt. Tôi không nghĩ nhiều về tiểu sử người viết mà chú tâm vô nội dung những bài viết mang nặng ân tình cho phù hợp với chủ đề tri ân. Nhưng anh T.Vấn đã làm tôi tỉnh thức khi anh nhìn ra tầm mức; ý nghĩa của 33 năm sóng gió, thị phi, tỵ hiềm, yêu thương và đố kỵ mà cô Thơ đã chống chọi bằng mọi giá để đưa được hơn 300,000 tù nhân chính trị và gia đình sang định cư ở Hoa Kỳ và những nước tự do khác trên thế giới. Tôi nghĩ, có lẽ một đêm đông nào đó ở xứ mổ bò lạnh buốt xương khô; anh thường đi đắp mền cho hai con, tắt đèn phòng các cháu, hôn lên trán hai cháu bé và nói lời chúc con ngủ ngon…Khi trở ra bàn viết để trải lòng với những con chữ trên bàn viết T.Vấn, trong gian nhà nhỏ của người tù cộng sản năm xưa, hạnh phúc nhỏ nhoi của người lính cũ đã ghi ơn công sức người goá phụ tạo ra "Cuộc hồi sinh của thế kỷ". -Nếu ngược dòng lịch sử Việt Nam để trở về thế kỷ XX, suốt thế kỷ chiến tranh, phân hóa và hận thù đã kết thúc bằng sự trả thù man rợ của cộng sản vào mùa xuân năm 1975. Nếu không có Hội Gia đình Tù nhân Chính trị miệt mài tranh đấu thì không có chương trình H.O; cũng không có bà Khúc Minh Thơ lừng danh kim cổ. Không có cuộc hồi sinh của thế kỷ để anh T.Vấn canh cánh trong lòng món nợ ân tình.

Nhưng cái danh vô tiền khoáng hậu của bà Khúc Minh Thơ đã song hành với bao người chia chung gian khó; nước mắt song song với nụ cười theo tiếng thị phi, lời đố kỵ, thói đời…nghĩ mà thương cho những người hẹp lòng thiển ý. Thương rồi tội cho người mang nỗi khổ tâm đằng đẵng theo tháng năm dài, "Cô nói cho con nghe, cô tức trào máu họng chứ không tức cộng sản sao được! Nhưng bô bô cái miệng chửi cộng sản thì chỉ sướng cái miệng mình. Làm sao cứu được bao nhiêu anh em…Mắc chửi mà phải nhịn. Cộng sản mà con, chửi nó nó làm càn, trổ lì…trong khi hàng ngày có bao nhiêu anh em chết trong tù. Cô ráng nhịn tụi nó để được chuyện. Mà cũng không tức bằng anh em bên mình lại đi chửi mình thoả hiệp với cộng sản. Ứa gan không chứ!" Nếu ai nhín chút thời gian trò chuyện với người đàn bà tội nghiệp, có lẽ hết tỵ hiềm khi lương tâm thức giấc. Thấy cần nói một lời tử tế tự đáy lòng để chia sẻ cơ man với người đàn bà đơn sơ như bà Khúc Minh Thơ. Tôi từng thấy bà mệt mỏi nhưng cười gắng nụ bao lơn để qua đi đàm tiếu; cười gắng nụ oai phong để lên tinh thần anh em; cười gượng với cây gậy để giấu đi cô lẻ…Tôi không hiểu và cũng không rảnh để hiểu những người…đơn giản là trẻ nhỏ cũng biết người ta có thể chết; có thể già…nhưng tiếng đời vong ơn bội nghĩa thì còn mãi. Mớ tóc bạc trên đầu mà chỉ được thế nhân xem như con nít sống lâu năm là cái giá cho người thiển cận.

Tôi nghĩ miên man trong những ngày ngắn ngủi. Nhưng chẳng để làm gì khi phải đỡ cô Thơ xuống từng bậc tam cấp trước cửa nhà. Không biết lúc nào cú ngã định mệnh trước thềm nhà khi cô trở về DC, sẽ kết thúc một đời người mà cần phải nhiều đời sau mới nói hết về bà. Trong mùa Tạ Ơn này, trong những gia đình H.O đang êm ấm, hạnh phúc nhỏ nhoi của đôi vợ chồng già nhìn đàn con thành tựu, đàn cháu lớn khôn trong không khí tự do, có bóng dáng lặng thầm của người đàn bà goá phụ đã tạo ra cuộc hồi sinh vô tiền khoáng hậu. Có lẽ ở vị thế nhìn không thuộc gia đình H.O cũng không phải là cựu tù cải tạo nên dễ thấy trong sự công bằng; tình người ấm áp trong ngày hội ngộ chính thức thật vui với những chú bác thấy được sự đầm ấm của gia đình mình đã đổi bằng cơ man của người goá phụ. "Chị ơi! Đây là vợ tôi, đây là con tôi…gia đình tôi đến đây để nói lời cảm ơn với chị. Không biết nói gì hơn…" Bác H.O-người cựu tù đâu biết bác đã nói hết trong cái nắm tay đằm thắm dịu dàng, người ơn không mang ơn về trời; người thọ ơn không mang nợ ân tình về đất. Lời tử tế trong mùa tạ ơn như cây nến nhỏ nhưng thắp sáng linh hồn; thay lời mai tôi đưa chị hay chị đưa tôi vì ai cũng đã hom hem như nhau.

Tạ ơn trên vẫn nhiều người thấy được ý nghĩa của cuộc hồi sinh này. Câu chuyện cảm động hơn cả cái nắm tay của bác H.O với bà Khúc Minh Thơ là chồng cô Hương ở Fort Worth, bác trai chỉ mong ngày tháng qua mau để chóng đến ngày Đại hội Tù nhân Chính trị năm 2008, để bác được gặp và nói với bà Thơ lời cảm ơn ấp ủ trong lòng người cựu tù cộng sản. Nhưng sức khoẻ bác trai đã không kịp đợi chờ Đại hội ấy, nay bà Thơ lặn lội đến thăm người chị em goá phụ trong một chiều đông nghĩa nặng tình sâu…Một thế hệ đã giã từ vũ khí theo từng trang Phân ưu. Chú bác đã cho thấy tư cách, đạo đức của người lính cũ vì chú bác đại diện cho cái lớn hơn từng cá nhân là màu cờ sắc áo…Những chú bác đố kỵ, chống đối cô Thơ trước đây đã có mặt trong buổi hội ngộ tri ân bà Khúc Minh Thơ tại Dallas là điều con cháu sẽ nhớ mãi về thế hệ khói lửa mịt mù nhưng lòng người phân minh. Sự có mặt của chú bác đã từng chống đối cô Thơ không làm cho chân cô khỏi nương nhờ cây gậy nhưng làm cho tim cô ấp áp mùa tạ ơn tại Dallas này. Xin gởi đến các chú bác lòng biết ơn khi chú bác còn sống. Vì bài điếu văn nào đưa chú bác lính cũ đi xa người ta cũng đọc sang sảng rằng chú bác là tấm gương cho đời sau soi rọi -chứ không phải đời này. Thì sự hiện diện của chú bác trong buổi hội ngộ là tấm gương đời này chứ không phải đời sau. Lời cảm ơn hôm nay không nói nghĩa là đã trễ một đời.

Viết về cô Thơ, tôi chỉ nhớ cô qua đây (Dallas) vào trưa thứ Hai 21 tháng 11. Cô đủ tư cách và tình thương trong lòng thân hữu Dallas để cả rừng người, rừng hoa đón bà Khúc Minh Thơ ở sân bay Dallas-Fort Worth. Nhưng tánh cô không thích phô trương; thích ở nhà nghèo, ăn cơm rau mắm…nên người ít nói nhất Dallas được cử đi lặng lẽ đón cô về Garland, trọ trong một gia đình H.O đầm ấm để cô chứng kiến thành quả của mình sau 33 năm gian khổù. -Không có sự hy sinh nào vô nghĩa, chỉ có lòng hẹp hòi không dám hy sinh…

Bữa tiện đêm thứ Hai ở nhà Quốc Hương đã khai màn thân hữu Dallas tri ân bà Khúc Minh Thơ. Tiếp theo những lời mời liên tu bất tận nên tôi chỉ nhớ sáng hôm sau, đưa cô đi viếng chùa Đạo Quang, thăm thầy Tịnh Đức. Buổi hội ngộ với tỳ kheo khả kính ở địa phương, đơn sơ trong gian phòng thơm hương trà buổi sáng nhưng những lời ấm áp sẽ dài lâu, cô nói: "Thư thầy, hôm nay con mới có dịp trở lại viếng chùa, thăm thầy. Con đến để cảm ơn quý chùa và thầy đã hết lòng cầu siêu cho anh em chiến sĩ trận vong trong Đại hội Tù nhân Chính trị Dallas năm 2008. Mà nay con mới có cơ hội trở lại để cảm ơn quý chùa và thầy. Con nhớ lễ cầu siêu hôm ấy ở chùa này thật trang nghiêm và cảm động. Chắc vong linh chiến sĩ trận vong cũng được an ủi nhiều…"

Hôm sau nữa, cũng những lời chân thật đơn sơ được cô nói ra lòng biết ơn Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã đọc kinh siêu thoát cho vong linh tử sĩ trong Đại hội Tù nhân Chính trị Dallas năm 2008. Cha Tuấn ở Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã tiếp đãi ân cần và tặng sách cho bà Thơ. Cha vốn kiệm lời nhưng trọng tình quý nghĩa.

Cô đến đây để mọi người tri ân cô hay cô đi cảm ơn quý cơ sở tôn giáo, hội đoàn, những cá nhân đã một lòng với lính còn sống cũng như lính đã chết. Sự thủy chung, tận tụy của bà làm gương cho đời này, không phải đợi tới đời sau. Sự thân tình bằng hữu trong buổi viếng thăm gia đình cựu Thiếu tướng Đỗ Kế Giai. Tay bắt mặt mừng thật hệch hạc. Hai bà lão ngồi chung băng ghế, cầm tay nhau suốt buổi trò chuyện như chị em một nhà. 

Có thể cuộc hội ngộ tri ân bà Khúc Minh Thơ ở Dallas trong mùa Tạ Ơn năm nay là bữa tiệc cuối cùng trước khi cô về an dưỡng tuổi vàng. Những nơi, người ở Dallas mà cô cần đến nói lời cảm ơn thì cô đã đến. Những món nợ ân tình với Dallas địa linh-như cô từng nói, "Hôm làm cái Đại hội Cựu Tù nhân Chính trị năm 2008, Trúc Hồ và Việt Dzũng có nói cô đưa về Cali để Trung tâm Asia dễ dàng hỗ trợ. Nhưng địa linh Dallas đã có cơ duyên hội ngộ một lần những người cựu tù mà ai có mặt sẽ không bao giờ quên…Rồi hội ngộ tri ân bà Khúc Minh Thơ cũng diễn ra ở Dallas. Người khởi xướng cuộc hội ngộ cuối cùng này lại không có mặt…"

Đưa cô ra tới phi trường DFW để về lại DC sau hội ngộ, lần về sau 33 năm dấn thân vào khúc quanh lịch sử của dân tộc, minh trí sáng láng tìm ra con đường sống cho cả người không quen bằng trái tim thơ ngây của người goá phụ. Ba chữ Khúc Minh Thơ từ nay chỉ còn trong kỷ niệm của thân hữu Dallas với người cô; người dì, người chị, người em…đã làm nên cuộc hồi sinh thế kỷ cho cả người không quen…Người đàn bà đi vào lịch sử chông gai với hai bàn tay trắng đã đáp đền ân sâu nghĩa nặng với tổ quốc, đồng bào, người chiến sĩ VNCH và cả đàn con lai như một giấc mơ có kinh hoàng nhưng đầy nhân ái.

Phan

Dallas 01 tháng 12, 2011

Ý kiến bạn đọc
07/12/201117:26:53
Khách
Một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học hỏi và noi theo. Cầu mong bà Khúc Minh Thơ luôn mạnh khoẻ để tiếp tục làm những điều tốt đẹp cho cộng đồng. NMC
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,604,958
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.