Hôm nay,  

Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc

23/11/201100:00:00(Xem: 143830)

Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc

Tác giả: Phan Thuỷ

Bài số 3414-12-2874vb4112311

Tác giả là một giáo viên Pre- school tại Costa Mesa, tên thật Phan Bích Thủy , người đã hai lần viết về "Một thoáng Halloween" năm ngoái và năm nay. Bài mới của cô lần này là một thoáng của mùa lễ tạ ơn hạnh phúc.

***

Mười phút ngồi chờ nơi phòng cấp cứu bệnh viện sao lâu quá . Tôi sốt ruột , một tay thì xoa nhẹ chân Sang, con tôi, một tay thì sờ mãi lên trán nó.

Cái cảm giác nóng ở lòng tôi như chuyền vào trán Sang làm nóng hơn thêm.

Nhà có hai mẹ con, chưa gặp cảnh này, tôi quá bối rối , không biết làm gì hơn là ngồi chờ.

Vừa mới đây tôi đang dạy học thì nhân viên trường báo tin có điện thoại của trường con tôi đang học.

Thì ra con tôi trong giờ thể dục đã bị té bong gân. Nhà trường đã chuyển con tôi vào bệnh viện M. để cấp cứu.

Tay chân tôi rụng rời ,quýnh quáng ghi vội địa chỉ bệnh viện rồi xin phép trường nghỉ để phóng xe nhanh vào bệnh viện.

Nhân viên nhà trường đã sơ cứu cho cháu và làm mọi thủ tục với bệnh viện , kể lại sự việc rồi bàn giao tất cả cho tôi.

Tôi xót xa nhìn con tôi . Sang luôn kêu khẽ, nhăn mặt đau đớn làm tim tôi thắt lại từng cơn. Nước mắt tôi muốn ứa ra nhưng tôi cố kìm giữ sợ làm con tôi thêm sợ hãi.

Tấm màn ngăn các phòng kéo ra, hai nhân viên bệnh viện bước vào, một nam một nữ đều là Mỹ trắng . Người đàn ông lên tiếng :

- Bác sĩ David, phụ trách case này ( Xin chỉ viết đối đáp bằng tiếng Việt)

Tôi ah lên một tiếng ngạc nhiên, xúc động lên tiếng chào.

David nhìn tôi và tiến đến bắt tay, miệng mỉm cười :

- Không ngờ gặp Tâm ở đây. Còn bé này là gì của Tâm"

Tôi bối rối : Dạ, Đó là Sang, con trai tôi.

David đến giường khám cho con tôi.

David vừa khám vừa trao đổi với cô y tá về những việc phải làm.

Xong chàng bảo tôi :

- Cô đừng lo lắng quá, hôm nay cô phải ở lại chờ cháu chụp X Ray. Sau khi có kết quả sẽ được chữa trị.

Sang sẽ nằm lại đây 1 ngày để theo dõi rồi sẽ được về đi học lại. Có điều sẽ phải dùng nạng để đi trong vài ngày.

Bây giờ phải đưa bệnh nhân đi chụp hình. Cô có thể ngồi đây chờ hay vào phòng tôi một lát không"

Tôi đi như cái máy theo Bác sĩ vào phòng mạch.

Ngồi trên ghế, tôi rụt rè nói ngụ ý là không ngờ anh là Bác sĩ và làm việc ở đây. Nhờ bác sĩ cố gắng giúp cho con tôi.

David chống tay vào cầm nhìn tôi cười lặng lẽ :

- Cuộc đời hay thật ! Rồi có lúc tôi được giúp lại cô.

Cố nhiên, tôi sẽ làm những gì tốt nhất.

- Không biết nói gì hơn. Tôi xin cám ơn Bác sĩ

- Nếu cô cần trở lại trường thì cứ việc. Tôi sẽ săn sóc cho Sang và sẽ gặp cô sau tại nhà cô.

- Ồ không, cám ơn Bác sĩ, tôi đã xin nghỉ hôm nay và sẽ ở lại chờ tới khi xong mọi việc cho cháu.

- Vậy cô cứ ngồi đây mà chờ, đừng ngại.

Tôi e cô sẽ chờ hơi lâu, tôi xin phép đi làm việc tiếp.

Có tin gì tôi sẽ trở lại cho cô hay.

Chàng đi rồi, tôi mới hồi tưởng mối liên hệ của chúng tôi.

Tôi là cô giáo của Katie ,con gái của chàng ,lớp Pre-school 4 - 5 tuổi.

Cô bé tóc vàng, mảnh mai, mặt xinh như búp bê nhưng lúc nào cũng rụt rè, ít nói, thích chơi một mình.

Mỗi sáng tôi nhận Katie từ người cha đưa đến

Chàng đấy, người đàn ông mạnh khỏe, dáng dấp nhanh nhẹn nhưng gương mặt lúc nào cũng nghiêm trang lạnh lùng ít cười ít nói .

Chàng đưa bé Katie đến cho tôi rồi quay lưng đi ngay, họa hoằn lắm mới nói với tôi vài câu, thường là dặn dò thuốc uống hoặc giờ đón sẽ muộn...

Tôi chưa bao giờ thấy mẹ của Katie đưa đón con. Có lần tôi hỏi con bé thì Katie chỉ nói : Mẹ đi xa lắm không về nữa đâu.. Con bé ứa nước mắt khi tôi hỏi

- Bao lâu rồi em chưa gặp mẹ " Katie chỉ nói : Lâu rồi, và khóc thút thít.

Tôi ôm con bé vào lòng xin lỗi đã làm em khóc.

Từ đó tôi đặc biệt chăm sóc Katie hơn, theo dõi từng việc học ,việc chơi, từng miếng ăn, giấc ngủ... Đối lại Katie thương mến, quấn quít tôi lạ thường.

Katie luôn có mặt bên cạnh tôi trong lớp cũng như ngoài sân phụ giúp tôi vài việc.

Tôi giao cho Katie nhiều trách nhiệm hơn các học sinh khác và luôn khen thưởng. Cô bé dần dần hết nhút nhát, thành tự tin, vui vẻ, hồng hào .

Một hôm sắp tới giờ về, cha của Katie đến sớm hơn thường lệ. Chàng ra sân lặng lẽ ngồi một góc nhìn học sinh chơi đùa.

Tôi đang giúp các em đi thăng bằng trên những thanh gỗ dài.

Katie lăng xăng đỡ những bạn hụt chân ngã xuống cát. Bọn trẻ cùng cười hồn nhiên.

Katie nhìn thấy cha, xin phép tôi chạy đến với cha.

Chàng nắm tay Katie tiến đến trước mặt tôi mỉm cười chào . Lần đầu tiên tôi thấy chàng cười.

Chàng ngõ lời cám ơn tôi về những gì tôi đã làm cho Katie rồi nghiêm trang nói rằng:

- Vì Katie quá yêu mến cô giáo nên Katie muốn cô giáo có mặt trong tiệc sinh nhật lần thứ 5 vào thứ bảy tuần tới. Mong cô giáo nhận lời.

Nói xong chàng lấy trong túi áo tấm thiệp mời trao cho tôi.

Dù rất khó nghĩ nhiều ngày sau đó, nhưng cuối cùng tôi cũng đến vì ngày nào Katie cũng ôm lấy tôi, nũng nịu, nhắc nhở tôi mãi.

Bữa tiệc sinh nhật đó ngoài tôi và chàng, người lớn chỉ có ông Irwin là cha của chàng ( mẹ chàng đã mất ) và 3 em gái là học sinh cùng lớp của Katie.

Bọn trẻ rất sung sướng khoe với tôi những trò chơi và hình chúng nó vẽ cho nhau. Tôi cũng cùng chơi với chúng thân tình như lúc ở trong lớp.

Dù bận rộn, tôi cũng nhìn khắp căn phòng để ý tìm kiếm hình ảnh gia đình nhưng ngoài những hình của Katie, cha và Ông Bà Nội ra thì không thấy hình người đàn bà nào cả.

Tôi hỏi chuyện với cha chàng thì được biết mẹ của Katie là một người đàn bà rất đẹp nhưng thích vui chơi, thích làm đẹp hơn là chăm sóc con.

Hai vợ chồng thường gây gỗ vì mẹ Katie hay vắng nhà, không lo lắng cho con.

Khi Katie được 3 tuổi hai người ly dị, cô ấy lấy một ông nhà giàu lắm và theo chồng đi tiểu bang khác không một lần về thăm con. Ông còn cảnh cáo tôi :

- Con tôi nó ác cảm với đàn bà lắm đấy !

Bấy giờ tôi mới hiểu tại sao không thấy chàng cười và mặt cứ lạnh lùng khó khăn.

Nhưng từ sau buổi tiệc sinh nhật của Katie, tôi thấy chàng không còn xa cách với tôi nữa. Mặt chàng đã có sinh khí và hay mỉm cười khi nói chuyện với tôi.

Chàng lại còn hay đến đón con sớm hơn để ngồi nhìn Katie chơi đùa .

Thỉnh thoảng trước khi về chàng đưa cho tôi một món quà, khi thì gói kẹo, khi thì hộp bánh, khi thì một thỏi chocolate với mảnh giấy : Thank you for all you do for Katie

Tôi thực sự lo lắng khi chàng muốn đưa tôi về cho biết nhà. Bởi vì tôi không ngu đến nổi khi vẫn nghe các đồng nghiệp chọc tôi về sự thay đổi này nơi chàng.

Bởi cả năm học trước cô giáo nào cũng biết anh chàng lạnh lùng nghiêm khắc thờ ơ với mọi người này.

Nếu chàng thích tôi" Ôi, không được đâu vì tôi vừa được biết chàng mới 34 tuổi, trong khi tôi đã gần 40 rồi. Tôi đã có chồng, tuy chồng đã mất 3 năm nay, và con trai tôi đã 13 tuổi.

Cả trường không ai biết tuổi thật của tôi, cứ nghĩ tôi chừng 30 tuổi vì người Á Châu thường trẻ hơn tuổi, thêm nữa tính tôi rất sôi nổi vui vẻ trẻ trung.

Chắc chàng cũng tưởng tôi còn trẻ lắm, cho nên...

Ôi, nếu chàng biết... Không được đâu. Đừng nghĩ tới nữa.

Thế là từ đó tôi cố tránh mặt chàng. Chàng và Katie mời tôi đi ăn kem, đi ăn tối... tôi đều từ chối. Chàng mang hoa đến nhà, tôi tiếp chàng trong nỗi hồi hộp sợ con tôi đi học về nên cứ đứng lên ngồi xuống mãi không yên...

Và tới hôm nay, chuyện con tôi bị tai nạn bất ngờ gặp chàng ở đây tôi thật bối rối. Chuyện phải đối mặt không tránh được rồi.

A, chàng là bác sĩ, lại trẻ trung tuy có lạnh lùng, đẹp trai như thế, sao lại để ý thương tưởng tới cô gíáo lớn tuổi như mình" Tôi ghét số tuổi của tôi lắm!

Tôi buồn bã thở dài, vừa định đứng lên đi ra thì chàng bước vào.

Chàng cho biết Sang sẽ được bó bột, hình chụp cho thấy không nguy hại đến xương, vết thương không nặng nên chỉ ở lại bệnh viện 1 ngày, sáng mai sẽ được về.

- Giờ cô có thể về nghỉ ngơi ăn uống, hơn một tiếng nữa trở lại thăm cháu được.

Chàng nói đáng lẽ chàng đưa tôi về vì sợ tôi lái xe trong lúc bối rối không an toàn nhưng chàng chọn ở đây săn sóc cho Sang tốt hơn.

Tôi cảm động rối rít cảm ơn chàng, chỉ xin cho tôi vào gặp con tôi một chút.

Sang nằm im trên giường, mặt xanh xao, thấy tôi vào thì giơ tay đón lấy tôi, miệng rít khẽ vì đau. Tôi ôm lấy con an ủi:

- Không sao đâu Sang, bác sĩ hứa sẽ lo bó bột cho con ngay bây giờ, sẽ hết đau ngay. Đừng sợ nha, mẹ trở ra ngoài, khi bó xong mẹ sẽ vào với con.

Một giờ sau tôi trở lại, David chờ tôi ở cửa, hướng dẫn tôi vào phòng của Sang .

Gương mặt chàng tươi sáng hẵn, bảo tôi :

- Tôi trả chàng trai này lại cho cô tốt đẹp để trả ơn cô đã chăm lo cho con gái tôi được hạnh phúc.

Tôi cười tươi vì trông Sang sạch sẽ, hồng hào, thỏai mái lại, hoàn toàn khác với lúc tôi đi về nhà. Sang nói chân đã hết đau và cũng vừa được ăn uống xong.

Tôi nhìn con tràn đầy thương yêu và quay sang David nói lời cảm ơn với ánh mắt thành khẩn nồng ấm.

Cả ngày còn lại tôi ở bên Sang săn sóc, kể chuyện cho con nghe. Chàng cũng thường ghé vào phòng thăm và chúng tôi được một dịp ngồi nói rất nhiều về đời nhau.

Hết giờ làm, chàng ở lại cùng tôi nói chuyện say sưa tới khuya mới về.

Sang đi học bằng nạng chỉ 3 ngày thì đi đứng lại như thường.

Còn một tuần nữa là lễ Thanksgiving, David trân trọng mời mẹ con tôi đến nhà dùng cơm gia đình mừng lễ Thanksgiving.

Tôi bảo chàng :

- Lần trước sinh nhật Katie, anh đã mời tôi để trả ơn cô giáo rồi, lần này cho tôi được mời anh và Katie để trả ơn anh đã săn sóc chu đáo cho con tôi.

- Không, chúng ta không phải trả ơn gì cả vì là người trong gia đình, chúng ta phải lo lắng cho nhau. Thanksgiving phải ở nhà tôi mới đúng.

Tim tôi đập hụt một nhịp. Trời đất, tôi có nghe lầm không"

Chàng nói tiếp: Thêm nữa, hôm ấy có cả ba tôi đến dự để mừng cho chúng ta

Tôi đưa tay chận nơi ngực, tim đập thình thịch, ấp úng:

- Nhưng, nhưng mà... tôi có xứng đáng không"

- Tại sao không" Vì sao em nói thế"

- Vì... vì em đã có con lớn quá.

- Hahaha thì mình khỏi phải sinh con nữa.

- Nhưng mà anh có biết em lớn hơn anh tới...tới sáu tuổi.

Tôi mắc cỡ quá không nói được nữa.

Chàng ôm lấy tôi:

- Tội nghiệp em bé quá, vậy mà cũng e ngại. Anh không quan tâm tới điều ấy đâu .

Rồi chàng nhìn vào mắt tôi nói rất nghiêm trang:

- Điều anh quan tâm là em có trái tim lớn. Em yêu thương con em và con của anh rất thật. Và quan trọng hơn hết em đã làm cho anh yêu em.

Trái tim tôi vỡ òa, nước mắt tuôn tràn vì sung sướng.

Mùa Thanksgiving này thật trọng đại, huy hoàng trong đời tôi biết bao nhiêu.

Tôi đem hết tài năng, tâm hồn và tình yêu thương để cùng chàng nấu nướng, trang trí căn nhà lạnh lẽo bề bộn của chàng trước kia thành một mái gia đình ấm cúng, tươi sáng, vui vẻ.

Trong nhà chàng bây giờ đầy hương thơm của hoa cỏ, đầy màu hồng cam ấm dịu sắc Thanksgiving, đầy thức ăn truyền thống, đầy ánh mắt yêu thương nồng nàn và đầy tiếng cười vui của con trẻ.

Cảm ơn lễ Thanksgiving, cảm ơn cuộc đời.

Phan Thuỷ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,326,723
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến