Hôm nay,  

Thư Gửi Con Trai

03/11/201100:00:00(Xem: 117440)
Thư Gửi Con Trai

Tác giả: Trần Thị Canh Ngọ
Bài số 3400-12-28610vb5110311

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết sinh năm 1930 tại Bắc Giang, hiện “tạm tru”ù tại Costa Mesa, quận Cam. Theo năm sinh, bà đã “ngoại bát tuần” nhưng bài viê1át vẫn cho thấy sức trẻ trung, nhanh nhẹn. Kính mừng và mong bà tiếp tục viết thêm.

***

Đàn Đá thương yêu của mẹ,
Mới đó mà đã 10 tháng trôi qua, mười tháng là ba trăm ngày hạnh phúc mà mẹ được sống cạnh bên con cùng dâu cháu tuyệt vời.
Mẹ đã trãi qua 20 năm bên xứ người chỉ có núi, biển và hiu quạnh. Hai mươi năm với những tháng những ngày lủi thủi vào ra một mình một bóng như bao nhiêu người già đơn độc khác sống trên đất Mỹ, mà người già nào hầu như cũng con đàn cháu đống, mà cháu và con nào cũng có những việc riêng tư, những đời sống riêng tư rất là ... American.
Hai mươi năm, mẹ làm bạn với đám sách báo, với những băng đĩa ca nhạc, với đám cỏ cây trong vườn.
Hai mươi năm với những buổi cơm trưa, cơm chiều đơn điệu.
Hai mươi năm mẹ đã cố gắng hội nhập với đời sống được gọi là thiên đường xứ Mỹ, là phải chấp nhận và chấp nhận.
Mãi đến đầu năm con Mèo, mẹ đã được trở về quê nhà hưởng những ngày xuân rộn rã mà 20 năm dài mẹ không bao giờ có được.
Sáng mùng một Tết, tiếng nhạc xuân vang vang khắp ngõ, những chậu hoa vàng tươi thắm đó đây, những con cùng cháu hân hoan với những lời chúc tụng, những bạn bè xưa, những thân quen cũ làm mẹ tưởng mình đang bay bỗng trong giấc chiêm bao.
Những món ăn đầu năm quen thuộc mà đã lâu lắm rồi mẹ chưa được nhìn thấy trong những mùa Tết xứ người.
Này là miếng măng lưỡi lợn chính gốc Hà Nội nằm ngoan ngoãn bên những sợi miến trong vắt trắng ngần.
Này là những con tôm đỏ thắm nằm chen bên những sợi giềng thái mỏng như tóc tiên, chao ơi cái món tôm chua thịt luộc xứ Huế mà mẹ từng yêu thích từ thuở về làm dâu làng Kẻ Vạn Kim Long.
Này là miếng mứt khế trong veo mà khi cắn vào là cả một trời thương yêu mật ngọt.
Này là lũ me trắng bóc ngâm đường xếp ngay ngắn trong lọ thủy tinh chua chua ngọt ngọt làm mẹ nhớ đến lũ sấu trên những con đường ấu thơ Hà Nội.
Và mẹ cũng được nhìn thấy bàn thờ tổ tiên trưng bày đúng ý, nào hoa huệ thơm lừng, nào những oản bánh in gói giấy đủ màu, nào những khay trái cây ngũ quả đượm nồng tự tình dân tộc.
Mẹ cũng bồi hồi xúc cảm vì từ một căn nhà nhỏ mà con trai mẹ và con dâu đảm đang hiếu để đã xây dựng nên một cơ ngơi có cả sân trước vườn sau. Đúng là thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Ngôi nhà xinh xắn đã được một người bạn khi đến thăm đã cảm hứng viết ngay mấy dòng thơ thẩn:

Home Sweet Home

Khi tôi về
Ngôi nhà xinh hiện ra
như trong tranh cổ tích
giòng suối nhỏ rúc rích cười bên kè đá
khu vườn lộng gió khi mặt trời rơi
vào lòng đại dương
cây cỏ xôn xao những nốt nhạc
của đất trời
hạnh phúc lứa đôi bàng bạc
long lanh như những hạt sương buổi sớm
Và như thế
mỗi sáng
mỗi chiều
mỗi đêm tối trôi qua
Nụ hoa hồng vàng
nở môi cười viên mãn...

Sài Gòn 20 năm trở lại đã có quá nhiều đổi thay đến độ mẹ đã không nhận ra con hẻm để vào nhà con.
Tuy nhiên tình yêu con trai dành cho mẹ vẫn như thuở nào, con vẫn tận tình, chu đáo.
Mẹ cũng được mỗi sáng đi ra khu chợ chồm hổm gần chùa Giác Uyển mà nơi đó, có lần mẹ đã thấy những cụ già còn già hơn cả mẹ, có cụ lưng đã còng đi bán từng tấm vé số, có cụ ngồi bán vài lá trầu trái cau dưới ánh nắng chói chan của trời Sài Gòn chỉ để cầu mong cho có một bữa cơm trong ngày.
Quả thật có rất nhiều cảnh đời trái ngược trên cái cõi đời ô trọc này. Mẹ chạnh nhớ đến những người bạn già của mẹ đang sống no đủ bên xứ người nhưng thiếu thốn những ân cần thăm hỏi.

Mẹ cũng vừa đọc báo để biết ở bên Texas mới xảy ra một vụ thảm sát con rẻ bán chết mẹ vợ, em vợ, làm bị thương bố mẹ vợ.
Rồi bản tin Hà Nội có cô con dâu bỏ thuốc độc để giết mẹ chồng.
Mẹ cũng mừng vì mẹ cũng có được những người con rể biết điều, lễ phép, đạo hạnh. Những người con dâu của mẹ cũng vô cùng hiếu để. Nhất là dâu út của mẹ, không hổ danh con gái rượu của 1 vị đại tá trong QLVNCH, được dạy dỗ trong một gia đình đạo đức biết thương yêu chồng con, cư xử đàng hoàng, kính trên nhường dưới, kính nể bố mẹ chồng như bố mẹ ruột. Quả là một con dâu hiếm quí trong thời đại nhiễu nhương này.
Mẹ cũng vừa nhận được tin một bà bạn già của mẹ đã từ giã cõi tạm này từ một nhà dưỡng lão Cali, bác An, chắc con còn nhớ. Bác có 6 người con; ở Mỹ 3 người, ở Việt Nam 3 người. Khi bác An định cư ở Mỹ được 10 năm thì bác muốn về Sài Gòn sinh sống. Những năm đầu tiên bác được chu cấp tiền bạc rủng rỉnh nên cuộc sống cũng không có vấn đề, mãi đến khi các con của bác ở bên Mỹ bị thất nghiệp, bạc tiền eo hẹp nên bác An đã trở thành một vấn đề lớn, và bác đã phải quay về Mỹ và qua đời sau đó không lâu.
Và con ắt hẳn còn nhớ vợ chồng bác Thanh ở xóm nhà thờ Huyện Sĩ, có đến 10 người con. Hai bác đã lần lượt hy sinh bạc tiền cho các con vượt biên, được định cư ở Mỹ ăn học nên người. Vậy mà có một đêm không đẹp trời, hai bác đã "được" câu con cả và nàng dâu trưởng "mời" ra khỏi nhà trong đêm tối. Hai bác đã phải gọi cửa nhà hàng xóm gọi 911 giúp đỡ. Mà con có biết là ở Mỹ luật pháp có ghi rõ ràng: "bạc đãi người già là một trọng tội" khi phải đối diện ở tòa. Nhưng có tòa nào bằng tòa án lương tâm"
Mẹ còn nhớ ở Hà Nội có một ngôi chùa, từ ngoài cổng đi vào có rất nhiều tấm điêu khắc ghi lại cảnh 9 tầng địa ngục. Người nào làm nên tội gì thì khi chết sẽ bị những hình phạt nào... Tội nghiệp vợ chồng bác Thanh. Nhưng mà thôi, giáo lý nhà Phật có ghi rõ ràng luật nhân quả-ta gieo hạt gì thì sẽ hái quả nấy.
Ngẫm lại thân mình, mẹ thấy mình có phước hơn nhiều người khác, không phải bôn ba tất tả đi kiếm cơm như các cụ già mẹ gặp ngoài đường phố. Và hơn thế nữa mẹ đã có những dâu hiền rẻ thảo hơn người.
Mười tháng trôi qua là ba trăm ngày mẹ đi loanh quanh nghe ngóng đủ chuyện buồn vui của mọi người, đặc biệt là những mẫu chuyện của Việt kiều hồi hương, toàn là những chuyện cười ra nước mắt. Ba trăm ngày, đủ cho mẹ có cái cảm nhận nói ra thiệt là đau lòng: Việt kiều dù già hay trẻ, về quê ở chơi chút chút thì cả làng đều vui, mà ở hơi lâu chút chút thì sẽ trở thành một gánh hơi ... nặng nặng.
Dù sao thì mẹ cũng đã có một đoạn tháng ngày trùng phùng hạnh phúc cùng con, Đàn Đá yêu dấu.
Ngày mai mẹ phải giã từ con, giã từ căn nhà hạnh phúc, giã từ những sáng nắng chiều mưa của Sài Gòn, giã từ tiếng nói cười của đàn cháu nhỏ, giã từ hàng bún bò Thành Hội ở Hồ Con Rùa, giã từ quán cơm gà cổng xe lửa số 6.
Niềm mơ ước được ở lại quê nhà cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt đã không thể trở thành hiện thực.
Mẹ còn nhớ nhà văn Võ Hồng có viết như vầy: "Muốn có hạnh phúc ở đời thì phải biết hạn chế cái ham muốn. Khi không có cái mình thích thì hãy thích cái mình có." Đúng là một triết lý rất Phật.
Vậy thì khi không đạt được cái muốn được ở bên con mãi mãi, thì Đàn Đá ơi, mẹ phải "thích" cái đang có của mình là những ngày hiu quạnh nơi xứ người.
Có mong gì khi đến ngày cưỡi hạc về với ba con, mẹ có còn được nắm lấy bàn tay thon gầy của con, bàn tay đã từng vuốt nhẹ trên hai mươi bốn sợi dây đồng réo rắt...
Đã đến giờ mẹ phải lên sân bay. Giã từ con trai yêu của mẹ.
Viết tại Sài Gòn tháng 8, 2011, trước khi trở lại đất Mỹ.

Trần Thị Canh Ngọ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,980,701
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến