Hôm nay,  

Hai Bài Viết Ngắn

02/11/201100:00:00(Xem: 231454)

Hai Bài Viết Ngắn

Tác giả: Trương Tấn Thành

Bài số 3399-12-28609vb4110211

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ từ 2005. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là 2 bài viết ngắn của ông.

***

1. Cái chết của

một nhà sách

Hôm qua tôi có dịp qua vùng phía tây West side của thủ phủ Olympia, tiểu bang WA, khi ghé qua hiệu sách lớn nhất nhì của Mỹ là Borders mới biết là tiệm này đã đóng cữa vì mua bán thua lỗ. Khi đi bộ ra xe trong cơn mưa lất phất se lạnh tôi tư nhiên bổng thấy buồn. 

Tôi mê đọc sách lắm. Nhờ có chút vốn Anh ngữ kha khá nên tôi hay tìm mua đọc các loại sách bằng tiếng Anh tại các hiệu tiệm sách lớn như Barnes and Nobles hay Borders. Tôi chỉ mới biết Borders đây thôi, mấy năm trước tôi vẫn vào tiệm Barnes and Nobles. Borders năm gần khu thương mại lớn ở Olympia là Capital Mall. Tôi và vợ tôi thương ghé qua Capital mua để bà xã đi mua sắm. Trong khi đó tôi chạy qua Borders để xem sách. Đặc điểm của hai hiệu sách lớn này là khác hàng cứ vào tha hồ đọc sách mà chẳng cần mua. Trong tiệm lại có khi có ghế sofa hẵn hòi cho khác ngồi đọc, có sẵn wireless cho khách xài internet miễn phí. Tôi thương hay tìm một gốc vắng để đọc và ghi chú những quyển sách bán chạy nhất gọi là best sellers cho đở tốn tiền mua. Từ chỗ tôi ở chạy qua đến West side cũng cả nữa tiếng. Đối với người xài kỹ như tôi thì mỗi lần “đọc ke”' như vậy tôi coi như là bỏ công lái xe của mình!

Tôi chỉ mới ghé qua Borders năm sáu lần gì đó để mua mấy cuốn best sellers loại quản trị tài chánh và tâm lý thực dụng. Lần cuối cùng là khi tôi mua quyển tự điển y khoa giá đang sale, có minh hoạ, để tìm hiểu về cấu tạo của tuyến tiền liệt. Cách đó mấy tháng tôi có đọc được tin là Borders vì làm ăn thua lỗ nên sẽ đóng nhiều cử tiệm trên toàn quốc Mỹ. Đó là hậu quả của loại máy “điện thu”+ như hiệu Kindle của hảng Amazon hay các loại như Ebook như của hảng Sony đưa đến sự tiêu vong của các nhà sách, trong số đó có Borders.

Sách đối với tôi lúc nào cũng là món ăn tinh thần cần thiết và hơn nữa là một người bạn thân không bao giờ làm cho tôi thấy buồn chán, cô đơn. Còn hơn thế nữa, sách là “ông thay”^` của tôi, nhờ sách, mà tôi được như ngày hôm nay. Cái chết của tiệm sách Borders đối với tôi là cái chết của một người bạn thân trong cuộc sống tinh thần của mình. 

Mỗi lần bước cữa vào tiệm sách là tôi đang vào một thế giới khác. Một rừng sách báo đang bao quanh tôi. Khi ngồi xuống đọc quyển sách mà mình đã chọn là tôi quên hẵn đi thời gian. Một chân trời kiến thức mới đang mở rộng ra cho tôi. Không ai quấy rầy hay hối thúc và phải nói là người vào hiệu sách được tôn trọng và nhân viên trong tiệm cũng rất là trí thức. 

“Chúng tôi xin cáo lỗi vì chi phí quá cao nên chúng tôi phải đóng cữa. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã ủng hộ trong thời gian qua”. Đọc tờ thông tri dán trước cửa tiệm đã kéo màng phủ các cửa kiếng, bên trong tối om, vắng lặng, tôi thấy thật là buồn. Thế là những người yêu sách và có được những nơi tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu tri thưc bị mất mát lớn. Hay là mình cũng nên “để tang” một “người ban”. đã ra đi vĩnh viển" Tôi nghỉ trong đau…^` Kề từ nay tôi không còn được gặp bạn nữa. Đời tôi bị một khoang trống vắng, một thiếu thốn tri thức khó bù đắp. Tôi muốn bạn biết vậy. 

Tôi ngồi vào xe nhưng không mở máy vì thấy không biết mình lái đi đâu đây khi không còn nơi để tiêu khiển thời gian. Tự nhiên tôi nhớ câu “Sách vở ích gì cho buổi ay”^' mà thấy thật thấm thía. 

Bạn tôi đã ra đi không còn nữa

để lại trong lòng này lắm tiếc thương

chẳng biết nói chi ngoài lời cảm tạ

đã bấy lâu rồi mình thân thiết với nhau

dù bạn mất nhưng tình này không bao giờ mất.

2. Chuyện Chó

Và Văn Minh

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất

Trước tiên kính xin các bạn tha lổi vì đã nói đến đề tài có phần... thiếu tao nhã này về nước Mỹ. Đem cái ”không thơm tho nhất“để so sánh với cái hay cái đẹp nhất thì...cũng hơi không được bình thường nhưng khổ nỗi đây là chuyện tôi thực sự đã thấy, đã nghĩ. Thôi thì cứ kể ra cho nhẹ lòng.

Số là sáng nào tôi cũng đi ra một công viên gần nhà để ách xơ xai cho gân cốt giãn xả như lời bác sỉ dặn. Ngoài những người đi đến đây để đi, để chạy thì có một số bà cô có dẩn theo những cô những chú chó yêu mến của họ. Tay người nào cũng cầm theo một bao ny lông được cung cấp sẵn tại chỗ. Khi chó làm xong ”nghĩa vụ tự nhiên“là họ tóm gọn vào bao và bỏ vào thùng rác. Họ làm công việc này một cách rất tự nhiên và tự động không cần ai nhắc nhở. 

Thường thì với những ”của bỏ đi“này ai cũng lè lẹ tránh đi, kể cả người chủ nuôi, mà không cần biết là ai sẽ là nạn nhân của chúng. Đây là chuyện thường thấy, không chỉ ở các nước chậm tiến, mà còn thấy ở cả các thủ đô phương tây văn minh như Paris. Sau khi để ý quan sát nhiều lần và nhiều nơi, tôi phải tự nhận với mình là: chính cái việc ”xử lý của phế thải của chó“này đã nói lên được cái văn minh của xứ này. 

Trương Tấn Thành, WA.

Ý kiến bạn đọc
03/11/201106:24:42
Khách
Đọc sách cọp giết chết nhà bán sách. Ở VN trước năm 1975, đọc báo cọp giết chết luôn tờ báo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,128,195
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến