Hôm nay,  

Hai Mùa Xuân

27/10/201100:00:00(Xem: 123687)
Hai Mùa Xuân

Người viết: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Bài số 3394-12-28604vb5102711

Tác giả là cư dân một thành phố thơ mộng ven biển tại miền Nam California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ miền Nam thời chinh chiến, từng có chồng là quân nhân Mỹ, cũng từng có người yêu, em ruột là tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà.

***
1.
Nơi tôi ở là vùng đồi Palos Verder. Cảnh vật bao quanh thật giản dị và nên thơ. Trên cao nhìn xuống, cạnh bên là bải biển Redondo Beach. Dưới chân đồi, thành phố Torrance luôn nhộn nhịp. Đêm về, muôn vì sao lấp lánh toả ra, sáng cả một vùng rộng lớn.
Những buổi bình minh, thời tiết tốt, tôi hay đi bộ, nhìn trời, nhìn biễn và nhìn những căn nhà tráng lệ chung quanh. Ở đó, chủ nhân trồng nhiều loại hoa, nở đủ bốn mùa.
Hôm nay, như mọi buổi sáng, tôi thường ra vườn và cắt bỏ những đóa hồng héo, cánh đã tàn phai. Nhìn ra phía biền, mênh mông một màu xanh biếc. Màu xanh tuổi học trò, thơ mộng và đáng yêu như hai câu thơ của thi sĩ Nguyên Sa:
Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
Nhìn mây bay, lá rụng, liên tưởng tới tuổi học trò thời niên thiếu, tôi ngậm ngùi tiếc nuối xuân xanh. Bạn bè thuở đó, chẳng thường trêu tôi là lãng mạng, dễ lây buồn khổ hay sao!. Và có lẽ cũng đúng thôi, bởi quảng đời tuổi xanh của tôi bị nhuốm màu tang tóc của chiến tranh, để rồi buồn thãm theo một chuyện tình không đoạn kết...
Có lẽ là mùa xuân đang về, Đàn chim nhỏ, dạn dĩ quanh tôi, ríu rít tiếng kêu vui. Trên nền trời, mây bàng bạc lững lờ trôi. Gió nhẹ, từng cơn thổi như mơn man ve vuốt mấy khóm hoa sắc màu. Thật vậy, mùa xuân đang về trên xứ người, miền Cali nắng ấm.
Có hai mùa xuân tôi nhớ mãi và ấp ủ miên viễn trong ký ức mình:
Mùa xuân êm đềm, hạnh phúc, tôi đến sân trường Cal State trong bầu không khí tưng bừng, rộn rã như khúc khải hoàn ca. Con tôi sau bao năm miệt mài đèn sách, đang sắp hàng đi lên lảnh bằng tốt nghiệp. Khi trở xuống, con đến ôm tôi và nói: "Mẹ, con cám ơn mẹ, nhờ mẹ con mới có được ngày nàyï...". Lúc đó, hai giọt nước mắt tôi bỗng tuôn rơi trên đôi má mà bao năm qua tôi đã khóc cho nhớ thương buồn tủi. Giọt lệ mừng vui vì lòng đã mãn nguyện, đã tròn ước mong: Để cho con nhà cửa tiền bạc, không bằng để cho con số vốn kiến thức học vấn, hầu mai kia con ngẩng mặt với đời...".
Tôi nhớ như in mùa mùa xuân vui năm đó. Và mùa xuân buồn thảm khác thì tôi lại chẳng bao giờ quên.
Ngược dòng thời gian. Mùa xuân năm ấy. Tôi, người thiếu phụ trẻ, ôm con thơ, nức nở khóc trên chuyến tàu giã biệt quê hương mà lòng thì nặng trỉu tình yêu thương người quân nhân Mũ Xanh đang chiến đấu nơi miền trung khói lữa. Tình trạng Sàigòn ngày ấy, 26 tháng 4.1975 thật ngột ngạt, hổn loạn.
Theo dòng người tìm nơi lánh nạn, tôi đến toà đại sứ Mỹ. Bế con trên tay, đứng ngoài vòng rào, chìa ra giấy khai sanh của con. Tôi được người gát cổng cho vào trong. Nữ nhân viên toà đại sứ, sau khi xem xét giấy tờ hộ tịch, nhìn sang con tôi, bà nói: "Đễ bảo vệ em bé này, cô nên rời Việt Nam ngay bây giờ, cũng vừa kịp lúc đó. Một chuyến bay đặc biệt, sẽ rời phi trường Tân Sơn Nhất trong vòng một giờ nữa". Tôi hốt hoảng hỏi: "Có phải miền Nam sắp mất không"". Bà không trã lơiø, hối thúc: "Cô phải quyết định cho mau, chúng tôi không bảo đãm được gì cả. Càng không muốn một đứa con của người Mỹ kẹt lại Sàigòn... ". Tôi khũng hoảng, bối rối cùng cực, nghĩ đến người yêu lính chiến đang ở chốn lữa đạn xa xăm. Nhìn lại con thơ mới 4 tuổi, vô tư, tóc nâu, mắt đẹp như thiên thần: "Rồi đây, khi Việt Cộng vào, Mỹ lai như con tôi, có sống được hay không". Và tôi sẽ bị đày ải như thế nào..."". Lòng thương con dâng như sóng cồn, tôi hy sinh tất cả, kễ cả mối tình sâu đậm vơiù người chiến sĩ Mũ Xanh qua giọt lệ nhoà trên đôi mắt. Tôi bằng lòng ra đi. Người nữ nhân viên toà đại sứ đưa hai mẹ con tôi ra cổng sau, lên một chiếc xe Van, trực chỉ phi trường Tân Sơn Nhất. Xe chạy theo đường Duy Tân, ngang qua trường đại học luật khoa, tôi buồn nát lòng. Nhớ ngày nào, có lần về phép, người yêu đã đưa tôi tới trường xưa của anh trước khi vào quân ngủ, dự buổi họp mặt văn nghệ, thật vui và đầy kỷ niệm...
Bước lên chiếc phi cơ của quân đội Mỹ. Họ xịt thuốc khử trùng, khó chịu đến ngộp thở. Tôi kể như mình đã chết vì gia đình tôi và người tôi yêu còn ở lại với cộng sãn. Tôi đang bay đến khung trời tự do mà ngày gặp lại, ôi! biết đến bao giơ.ø
Mấy ngày lưu lạc trôi qua, tôi rũ liệt người, thê thảm, không màng gì đến việc chăm sóc bản thân cho tới khi đến trại Fort Chaffee của tiểu bang Arkansas ngày 5 tháng 5. 1975.
Sáng hôm sau, trời còn mờ sương, đã thấy đoàn nhà báo Mỹ có mặt. Họ phỏng vấn những người di tản, trong đó có vài ba nhân vật cao cấp, tướng tá của chế độ VNCH. Ai cũng đờ đẫn với vẽ mặt buồn tủi nảo nề.
Chiều ngày kế đó, trên máy phóng thanh, tên tôi được nhắc tới, báo tin có người nhà tìm. Tôi mừng kinh khủng. Nghĩ rằng có người thân nào đó trong gia đình hoặc người yêu mũ xanh của tôi từ miền trung khói lữa đã vượt thoát trước tôi chăng". Hân hoan tột cùng, tôi khoát vội chiếc áo đầm rộng thùng thình mà hội Hồng Thập Tự phát cho, và cũng không quên đánh vội chút phấn hồng, thoa nhẹ tí son môi, tóc bới cao gọn gẩy, hớn hở đến văn phòng trại. Vừa tới ngưởng cửa, tôi giật mình, sững sờ thấy người chồng Mỹ, ông chồng củ của tôi. Thật sự, không bao giờ tôi mong ước gặp lại ông, vì tôi đã dối gạt ông từ phút đầu cho đến phút cuối. Tôi nhận lời làm vợ ông, không bởi tình yêu mà hoàn toàn do tình cảnh đẩy đưa. Sau 3 năm chung sống. Tôi cũng có một đứa con và ông mãn nhiệm kỳ, ông rời Việt Nam nhưng để lại tiền bạc cho tôi cũng như hàng tháng vẫn gởi tiền bảo trợï cho mẹ con tôi sống. Ngoài ra, còn làm giấy tờ bảo lảnh mẹ con tôi sang Mỹ, nhưng tôi đã không đi.
Không có ông, tôi bắt đầu xây dựng lại cuộc cuộc đời mình, mua một căn nhà và mỡ một cửa hàng buôn bán. Người tôi yêu chỉ là một quân nhân, nhưng tôi yêu anh vì sự rung động chân tình của con tim. Tôi kính phục và hiến dâng anh trọn vẹn tấm lòng thương quí vô biên của tôi. Anh là mẫu đàn ông với đầy đủ ý nghĩa của nam nhi: "xuống Đông, Đông tĩnh; lên Đoài, Đoài tan".
Hai năm trong tình yêu mặn nồng, tha thiết của anh, tôi thật sự hạnh phúc. Nhưng vì con, trong cơn Sàigòn hấp hối, tôi đã vội vã lên đường mà hành trang mang theo chỉ là những giọt lệ tiếc thương ngập tràn nhung nhớ.

2.
Ngay hôm đó, người chồng Mỹ cũ đã đưa mẹ con tôi rời khỏi trại tị nạn. Trong tận cùng khổ đau vì thương nhớ quê nhà, nghĩ tới người yêu đang lặng chìm trong khói lữa ở Việt Nam, tôi thẳng thắn nói với người chồng Mỹ là tôi không mong gì gặp lại ông. Trái tim tôi, tình yêu tôi hoàn toàn đã thuộc về người chiến sĩ Việt Nam mũ xanh đang trong vòng kềm kẹp của kẽ thù ở quê nhà. Tôi yêu cầu ông để cho tôi được sống với mối chân tình của tôi. Nghe vậy, ông ta lặng yên không nói một lời. Tuần sau đó, ông lo cho mẹ con tôi một chổ ở và mua cho tôi một chiếc xe mới toanh, đồng thời nói: "Vì cô là mẹ của con tôi, nên tôi mới lo cho như thế. Nếu không phải vậy, tôi để cho cô sống tàn đời trong trại tị nạn. Bây giờ có xe đó, cô tự đi làm mà sống...".

Từ đó, tôi một mình sống với con, còn ông thì đi làm việc mãi tận Trung Đông.
Việc làm đầu tiên của tôi trên đất Mỹ là đi dọn bàn và rữa chén cho một nhà hàng Tàu. Làm ở đó một thời gian, tôi quen được một ông khách Mỹ. Ông ta bảo rất có cãm tình với người Việt Nam vì ông cũng đã từng hai năm tham chiến bên đó. Ông muốn giúp tôi rời khỏi công việc làm vất vã mà tiền lương thì ít ỏi này bằng cách là đưa tôi vào hảng xưởng nơi ông đang phục vụ, đồng lương cao hơn mà việc làm có tính cách lâu dài hơn. Nghe vậy, tôi mừng vô cùng. Hy vọng sẽ có tiền dư giã, hầu gởi về giúp đở gia đình nghèo khổ ở Việt Nam.
Hôm sau, tôi xin nghỉ ở nhà hàng Tàu một buổi để cùng với ông ta lo việc làm mới. Khởi đầu, ông chở tôi đi một vòng đường phố, rồi ngừng lại trước một Motel, bảo vào đấy nghĩ một chút hẳn tiếp tục sau. Tôi biết ngay tên Mỹ này định gạt mình rồi, lòng tức lắm nên yêu cầu hắn đưa tôi về, nhưng hắn cứ vòng tay qua, ôm tôi, nói lời đường mật dụ dỗ. Tức giận tận cùng, thừa lúc hắn đưa mặt định hôn, tôi níu cánh tay hắn mà cắn, nghiến chặt răng lại. Hắn đau, nên đè cổ tôi xuống. Tôi vùng vẫy, dùng hết sức mình, đưa tay lên cào mạnh vào mặt hắn. Hắn phản ứng bằng cách tát vào mặt tôi. Thừa lúc ấy tôi tung cửa xe và nhảy xuống đường với một chiếc giầy dính chân. Hắn hoảng sợ cho xe chạy vụt đi.
Tôi thẫn thờ đi chân đất giữa cái nắng như thiêu đốt của thành phố sa mạc Arizona. Cầm chiếc giầy đơn lẽ trên tay, buồn tủi cho số phận hẫm hiu cô đơn của mình mà nước mắt tuôn rơi trên những con đường tôi đi qua. Thuở ấy, 1975. Hầu hết người di tản Việt Nam đều phải ở trong trại chuyển tiếp từ 3 tới 6 tháng để được hướng dẫn cách sống trên đất Mỹ trước khi ra ngoài. Riêng tôi, chỉ ở có mấy ngày ngắn ngũi ở trại Fort Chaffee, và đã được người chồng Mỹ lãnh ra. Tôi đã không biết ơn, còn tàn nhẩn với thái độ như tạt nước vào mặt một người là cha của con tôi. Ông ấy sau bao năm xa cách vẫn gửûi tiềncho tôi nuôi con và mong ngày xum họp. Còn tôi thì mất quê hương, mất gia đình, mất cả người yêu. Tôi đau khổ tận cùng nên không thể chịu được người đàn ông nào ở cạnh tôi, dù đó là người chồng cũ. Bây giờ tôi mới biết ra mình đã có lỗi với ông ấy.
Ngày ở Sàigòn, một người bạn gái nói với tôi: "Tao lấy Mỹ vì thù đàn ông Việt Nam". Còn tôi lấy chồng Mỹ là vì tiền, vì hoàn cảnh tạo nên. Quê tôi, một làng nhỏ nghèo khó vùng Tiền Giang. Chiến cuộc thường trực xảy ra. Rồi một đêm quê tôi chìm trong biển lữa, hàng dừa xanh không ai đốn mà ngã nghiêng giữa đồng lúa chin vàng để lại hàng hàng hố bom thâm thẫm. Dân làng tôi vốn dĩ nghèo nàn lại càng thêm xơ xác, nên phải đành di tản phương xa. Gia đình tôi cũng lâm vào cảnh khốn cùng đó.
Tôi không còn đủ điều kiện để đi học nữa, đành gạt lệ từ giã mái trường thân yêu và bạn bè cùng trang lứa. Từ độ đó, đời tôi đã lật sang một trang giấy mới. Tôi phải lên Saiøgòn tìm việc làm. Gánh gia đình khốn khó, tôi mang nặng trên vai: Mẹ già và bốn đứa em. Tôi bôn ba ngược xuôi tìm sinh kế, làm đủ nghề để kiếm miếng ăn và phụ giúp gia đình. Vất vã khôn cùng, cho đến lúc tôi xin được một việc làm bán hàng trong sở Mỹ (PX) và chỉ 4 tháng sau, người con gái 19 tuổi lấy chồng Mỹ. Đời sống vật chất của tôi lúc đó không thiếu bất cứ thứ gì, đầy đủ mọi mặt. Nơi ở tôi là một biệt thư khang trang rộng lớn nằm trên đường Công Ly,ù Sàigòn. Dù không yêu chồng nhưng tôi luôn làm tròn bổn phận của mình. Tôi yên phận sống bên cạnh người chồng không cùng màu da, khác nhau tiếng nói. Dù có chung một đứa con nhưng đồng sàng dị mộng.
Sau 3 năm sống đời chồng vợ, người đàn ông Mỹ hết hạn viễn chinh, rời khỏi Việt Nam. Đứa con ở lại với tôi cùng mớ giấy tờ đủ điều kiện cho mẹ ïcon tôi sang Huê Kỳ. Nhưng tôi không đi. Ở lại quê nhà xây dựng lại cuộc sống mới của mình. Không bao lâu tôi có tình yêu thật sự với một quân nhân cùng trang lứa. Người trai hào hùng, chiến sĩ mũ xanh. Ngày tôi di tản, anh đã ở lại chiến đấu nơi vùng trời Quảng Trị.. .

3.
Thời gian ỡ My,õ tôi luôn tưởng nhớ về anh, hy vọng một ngày nào đoàn tụ. Nhưng tới năm 1977, qua tin một người bạn, tôi biết anh đã đền nợ nước tại chiến trường Quảng Trị trong những ngày cuối cùng binh lữa của tháng tư.1975. Cũng như người em trai của tôi, người chiến sĩ Biệt Động Quân, rời quân trường không bao lâu, đã tức tưởi anh dũng hy sinh tại mặt trận Phú Lâm trong tết Mậu Thân 1968. Những ngày sau đo, ù trong giấc ngũ chập chờn, tôi luôn mơ thấy bóng hình anh và khi thức giấc, với giọt lệ buồn.
Ngày nay, tôi đang sống trong một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi trên một vùng đồi thơ mộng, cạnh bên là biễn xanh chập chùng sóng nước. Liên tưởng về quê hương nghèo khó, buổi hàn vi của mình, thuở học trò túng thiếu, thường khóc buồn cho thân phận hẫm hiu, thiếu tiền mua sách vở, thiếu cả áo quần tươm tất. Thôi, mọi chuyện qua, đã là dĩ vãng. Hai người thân yêu miên viễn ra đi, chắc cũng đã phủ sạch nợ trần. Buồn chăng là người ở lại. nhớ mãi từ ngàn xưa cho tới ngàn sau.
Đến nay, đã ba mươi mấy mùa xuân tha hương trôi qua. Định mệnh an bày. Đau khổ theo với thời gian cũng đã phần nào lắng đọng cùng năm tháng. Mối tình với người chiến sĩ mũ xanh ngày nào, tôi xin khép lại, hẹn kiếp sau...
Trên đất nước tự do này, tôi vui vì đã lo được cho con ăn học nên người và dạy dổ con trở thành người lương thiện. Nhìn thành công của con, hạnh phúc của con, tôi hân hoan, mãn nguyện vô vàn. Tôi thấy mình, dù sao cũng đã đi đúng con đường. Nếu trước kia, tôi không vội vã quyết định ra đi thì con tôi biết ra sao". Đâu có được như ngày này. Bởi sau năm 1975, người ta có câu vè:" Đôi dép râu giết chết đời son trẽ. Nón tai bèo che khuất nẽo tương lai". Còn người tôi yêu thì trước sau gì cũng đã vỉnh viễn chia xa.
Nhìn bình minh rực rở ở đất tạm dung, mặt trời hồng chan chứa tin yêu. Biển rộng mênh mông với đàn chim tung cánh lượn bayï. Nắng vàng nhẹ trôi trên những cánh hoa màu sắc. Tôi bổng thấy mình yên ổn.
Được hưởng những tự do, những diều kiện tốt đẹp của đất nước người, tôi ước mong thế hệ mai sau của người dân nước Việt sẽ tiến bộ, thăng hoa, mang tài năng của mình mà kiến thiết, xây dựng lại quê hương. Xây dựng lại một Việt Nam thanh bình no ấm. Tôi sẽ trở về làng quê xưa của mình, thăm lại mộ em tôi, người quân nhân Biệt Động thuộc tiểu đoàn 38 BĐQ(1), tuổi xanh đã sớm đền nợ nước. Và tôi sẽ ra Quảng Trị tìm nắm xương tàn của người chiến sĩ mũ xanh thuộc tiểu đoàn 2 Trâu Điên TQLC (2), người tôi yêu đã anh dũng chiến đấu đến phút cuối cùng cho tự do dân tộc.
Nơi quê người, xin đốt nén hương lòng nhớ người năm củ, nhớ mùa xuân xưa.
Nguyễn Thị Thanh Tâm

Ghi chú

(1)Mậu Thân 1968. Tiểu đoàn trưỡng TĐ 38 BĐQ là Mũ Nâu đại uý Nguyễn Văn Bằng. Liên đoàn trưởng LĐ 5 / BĐQ: Mũ Nâu Trung Tá Đào Bá Phước. Chỉ huy trưỡng Binh chủng BĐQ là Mũ Nâu Đại Tá Trần Văn Hai.
(2) Những ngày cuối cùng chiều 30.4.1975, Tiểu đoàn trưỡng TĐ 2 Trâu Điên: Mũ Xanh Thiếu Tá Trần Văn Hợp (Khoá 19 VBĐL). Liên đoàn trưỡng Liên đoàn 258 TQLC là Mũ Xanh Đại Tá Nguyễn Năng Bảo. Tư lệnh sư đoàn TQLC là Mũ Xanh Thiếu Tướng Bùi Thế Lân.

Ý kiến bạn đọc
02/11/201103:32:26
Khách
Nghe như chuyện gái quê lên Sài Gòn bán ba lấy Mỹ thời chiến tranh VN...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến