Hôm nay,  

Từ Góc Nhỏ Của Một Phong Trào

24/10/201100:00:00(Xem: 191890)
Từ Góc Nhỏ Của Một Phong Trào

Người viết: Kông Li
Bài số 3391-12-28601vb2102411

vb2_11-24_foto_boston-large-contentKông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở Boston và New Hampshire. Bài mới của ông là chuyện về phong trào “Chiếm Đóng Wall Street”-hiện lan khắp 50 thành phố Mỹ và trên 80 nước- nhìn từ Boston với chi tiết đặc biệt: một cựu nữ sinh viên lãnh tụ Thiên An Môn dự phần khởi xướng. Hình bên do tác giả bài viết “chộp” được. Các nam nữ bị “bóc lột” tới mức chỉ còn xì và xú, dù tất cả đều đẹp trai đẹp gái. Mong sẽ có thêm nhiều bài viết khác về phong trào này.

***

Phải mất 9 tháng trời, mùi hương hoa lài của cuộc cách mạng Mùa Xuân 2011 ở Bắc Phi và Á Rập mới lan đến tận nước Mỹ xa xôi, bắt đầu bằng một cuộc biểu tình rầm rộ của 3000 người dân thất nghiệp, sinh viên không kiếm được việc làm, xuất phát từ Liberty Plaza, vùng Lower Manhattan, qua các đường phố ở New York, chủ yếu là Wall Street, rồi cắm dùi tại công viên Zuccotti, được mệnh danh là “Chiếm Đóng Wall Street”.
Từ đây cuộc nổi dậy của giai cấp nhà nghèo lan rộng đến hơn 50 thành phố ở Mỹ và khắp thế giới: Anh, Pháp, Nam Phi, Đức, ý, Úc, Đài Loan, Hồng Kông… tổng cộng có hơn 82 quốc gia.
Khác với các cuộc cách mạng oai hùng nhưng đẫm máu và hận thù ở Bắc Phi để lật đổ các chế độ độc tài, độc đảng, độc ác, đã kềm kẹp dân đen trên 30, 40 năm qua, cuộc biểu tình “chiếm đóng” là tiếng nói của dân khố rách áo ôm, chiếm 99% dân số. Họ lên tiếng bày tỏ sự bất mãn với chính quyền, chính khách bao che, tiếp tay với các tập đoàn tài chính, công nghiệp chiến tranh và dầu khí, gây chiến tranh vô cớ làm thâm thủng ngân sách, nợ tràn lan, sử dụng tiền thuế của dân để cứu nguy cho các đại công ty như CitiGroup, Chase, Goldman Sachs, UBS, Sally Mae, AIG, GM, Chrysler… bị vỡ nợ vì chạy theo siêu lợi nhuận bất nhân, gây nạn thất nghiệp triền miên.
Vì đang là mùa tranh cử chính, nên có nhiều lời đồn đại , chỉ trích hành động này. Phong trào được gán ghép là đòn phép chính trị của đảng này hay đảng kia, dùng để bôi bác nhau và kiếm phiếu hầu ngồi thêm vài nhiệm kỳ nữa. Việc phân tích, mổ xẽ nguyên nhân, động cơ, tiên đoán hậu quả, lợi hại thế nào là nghề của mấy ông bà rờ mu rùa trước Lăng Ông Bà Chiểu hay của các cha thất nghiệp, tưởng mình là Gia Cát Lượng hay Mao Tôn Cương trong các quán cà phê Dunkin Donut hay Mc Donald. Chúng ta là quan sát viên, nên chẳng dám lạm bàn.
Ở các nước dân chủ thật sự như Việt Nam anh hùng, Cu Ba vĩ đại và Bắc Triều Tiên cường thịnh, dân chúng luôn luôn “sống và làm việc theo Hiến Pháp lộng kiếng”, nên không bao giờ có biểu tình câm, biểu tình ngồi, biểu tình đứng gì cả, thành thữ Nhà Nước lúc nào cũng khỏe re!
Trong các nước dân chủ giả hiệu ở phương Tây, dân chúng luôn luôn sử dụng quyền công dân của mình và chính quyền không dám vi phạm quyền tự do đi lại, hội họp, phát biểu, chỉ trích chính phủ của họ như đã ghi trong Hiến Pháp từ ngày lập quốc.
So với tầm cỡ thành phố New York, cái nôi của phong trào “chiếm Wall Street”, thành phố Boston chỉ bằng 1/10 về diện tích, nên công viên Dewey nhỏ bé ngay trung tâm tài chính của thành phố, chỉ có lối 200 biểu tình người chiếm, dựng lên gần 100 lều trại đủ loại, đủ cỡ, hình thành “chiếm Boston” để ủng hộ phong trào phản đối thêm rộng lớn.
Tuy bị cảnh sát giới hạn trong phạm vi chật hẹp của công viên, “Cắm dùi Boston” cũng khá gọn gàng, ngăn nắp. Lều đủ màu, có cờ phất phới trên nóc, có đánh số và cả tên tuổi nữa. Đường chính trong trại có tên là Main Street, có nghĩa là đường của dân lao động, chiếm 99%, để đối chọi với số 1% dân tài phiệt, sống trên đầu cổ dân nghèo. Ngay cổng chính là lều thông tin, phổ biến các hoạt động trong ngày, tin tức của các “trại cắm dùi” trên toàn quốc và thế giới, số người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ ở các địa phương. Có lều tiếp nhận các loại quần áo, giày, áo mưa, khăn choàng cổ, găng tay, lều, bạt. Có lều tiếp nhận tiền mặt đóng góp để trang trải các phí tổn ăn, ở và chi phí xe cộ đến New York để tiếp sức phong trào. Lều to nhất và bận rộn nhất là lều nhà bếp. Đó là một cafeteria dã chiến, cung cấp thức ăn nóng và nấu sẵn, cho tất cả mọi người, bất kể ai, ăn bao nhiêu cũng được. Cũng có menu cho ăn sáng , trưa và tối. Có xe thường xuyên mang thực phẩm tới. Riêng cà phê, trà, nước ngọt, bánh,pizza, trái cây đủ loại. lúc nào cũng có để phục vụ mọi người suốt ngày.Lều cứu thương cũng không thiếu.

Vấn đề vệ sinh trong khu vực được giải quyết rất tốt vì “trại chiếm đóng” nằm kế bên nhà ga trung tâm của Amtrak và Greyhound và rác rến được dọn dẹp thường xuyên.
Có lều để sẵn hàng đống bút lông, cọ, viết chì, mực, sơn cùng giấy trắng, giấy cạt tông, bìa cứng…. để mọi người đến chọn, tự vẽ, viết khẩu hiệu mình thích, rồi cầm, đứng dọc lề đường, giơ cao để xe cộ đi ngang đọc. Tài xế thường bấm còi để ủng hộ và hoan nghênh.
Một số tình nguyện viên mang áo có phun sơn Occupy Boston sau lưng đi tới lui. quan sát làm nhiệm vụ an ninh trong khu vực.
Một nhóm sinh viên gồm 4 nam và một nữ thể hiện sự bốc lột có hệ thống của nhóm Wall Street đối với đại diện 99% dân nghèo, tàn mạt đến đổi nam chỉ còn mặc quần “xẹp’ và nữ thì phong phanh với “xì” và “xú” (hình đính kèm do tác giả chộp được)
Các tổ phóng viên truyền hình và báo chí địa phương thường bận rộn đến ghi hình và phỏng vấn các biểu tình viên và khách bộ hành qua lại. Cả Thống Đốc bang và Thị Trưởng thành phố cũng có đến “thăm dân cho biết sự tình”, và phát biểu những nhận xét vô thưởng, vô phạt.
Một bục diễn thuyết dã chiến được dựng lên sát bức tường của ngôi nhà cao tầng cạnh công viên, đàng sau là một biểu ngữ lớn với hàng chữ “ Hiến Pháp bảo đãm quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng của mọi công dân. Quốc Hội và các bang không được vi phạm các quyền căn bản này, nếu không có thủ tục pháp lý thích hợp. Cảnh Sát Boston không có quyền bắt giữ bất cứ ai biểu tình ôn hòa và không được hỏi tên tuổi và chính kiến của bất cứ ai”. Bên dưới ghi rõ: Ủy Ban Công Đoàn Công Nhân Mỹ”.
Bục diễn thuyết lúc nào cũng có người chực sẵn để lên bày tỏ bất mãn của mình về sự lũng đoạn kinh tế của tập đoàn tài phiệt, được sự tiếp tay của chính quyền và chính khách thoái hóa, gây thất nghiệp, cắt giãm ngân sách y tế, giáo dục, an ninh xã hội…. Một sinh viên cầm micro hô hào đã đão, tẩy chay, giải tán hai đảng chính trong Quốc Hội. Thính giả bên dưới vỗ tay , huýt gió tán thưởng nồng nhiệt. Anh sinh viên này, nếu phát biểu như thế ở xứ khác, không nhằm nơi, chắc chắn không còn một cái răng để ăn… bo bo.
Trong thành phố lều thì luôn ồn ào, trái lại bên ngoài thì một số cảnh sát mặc đồng phục, không dùi cui, hơi cay, súng ống, lơ đảng nhìn đám đông, coi như chẳng có gì xảy cả.
Có một điểm đáng ghi nhận ở đây là trong số người khởi xướng cuộc “cắm dùi Boston” có một phụ nữ, trước là một trong những sinh viên cầm đầu cuộc nổi loạn ở Thiên An Môn cách đây nhiều năm. Không biết bằng cách nào mà cô sinh viên này thoát khỏi mạng lưới dầy đặc của bọn công an, mật vụ chìm nổi đang bao vây quảng trường, không để một con kiến lọt qua, một con ruồi cũng không thể bay thoát, vượt biên qua Mỹ, được hưởng qui chế tị nạn, tốt nghiệp Đại Học Harvard và hiện nay là giám đốc một công ty tài chính khá thành đạt tại Boston.
Cuộc giằng co giữa 1% và 99% đang còn cù cưa sau hơn hai tháng đình đám, chưa biết khi nào chấm dứt và tỉ số ra sao. Chính quyền các nơi, dù bị ảnh hưởng khá nhiều về kinh tế, an ninh , lưu thông và môi trường, đang lúng túng, không biết xoay sở ra sao, chưa động thủ và làm mạnh, vì sợ phong trào nổ lớn hơn thì khó chửa. Họ chỉ còn hi vọng vài tháng nữa, mùa Đông khắc nghiệt của miền Đông Bắc sẽ làm tê liệt mọi hoạt động của phong trào. Riêng phe 1% thì vẫn bình chân như vại, bình thản cố thủ trong các biệt thự nguy nga, trên du thuyền tráng lệ hay phi cơ riêng, hút xì gà Cuba, uống Champagne Moet Chandon với trứng cá caviar, made in Liên Xô, chờ thời, để quậy tiếp. Nếu lỡ tham lam quá trớn, bị trật đường rầy, sắp sập tiệm thì có Ô Ba Má no. Vừa ăn hút vừa ca rỉ rả: “Anh không chết đâu em…” vì anh là thằng khổng lồ, không thể thua được. Anh mà chết, cả lũ chết theo. Anh mà rơi từ pantyhouse (tầng thượng ăn chơi tại những nhà chọc trời ở Mỹ) đám lớ ngớ qua lại phía dưới bị đè cũng vô phương cứu chữa.
“Too big to fail” mà lỵ.

Kông Li
Tháng 10/2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,668,586
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.