Hôm nay,  

Di Sản Người Lính

03/10/201100:00:00(Xem: 57928)
  • Tác giả :
Di Sản Người Lính

Tác giả: NMC
Bài số 3319-12-28559vb2100311

Tác giả lần đầu viết về nước Mỹ. Bài được chuyển tới bằng email. Mong NMC tiếp tục viết và vui lòng bổ túc địa chỉ liên lạc và sơ lược tiểu sử.

***

Cũng như mọi lần, Huy lại ghé ngang thư viện để mượn thêm vài cuốn sách cho đề tài nghiên cứu của mình. Trường đại học của Huy đang học có một vẻ cổ kính, trang nghiêm như trường đại học Oxford của Anh với những con đường dài giữa hai hàng cây cao có những nhánh vươn dài và đan vào với nhau như con đường Tú Xương một thời ở Sài Gòn.
Mấy hôm nay Cali hơi lạnh, cái lạnh đột ngột và se sắt khiến Huy phải bước nhanh để tiến vào thư viện của trường. Chàng ghé vào máy vi tinh và nhanh chóng tìm kiếm những danh mục có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Danh sách thì dài nhưng rồi Huy cũng tìm được những cuốn sách thích hợp và sửa soạn để rời khỏi thư viện.
Bổng chàng nghe một giọng Bắc nhỏ nhẹ đằng sau lưng:
"Xin lỗi, anh có phải là người Việt Nam""
Huy quay lại:
"Vâng, Xin lỗi cô cần gì""
"Em là Trâm, đang học năm đầu của ngành tâm lý giáo dục và em mới tới Cali được sáu tháng. Em đang muốn tới buiding E của Education department thì bị lạc đường. Anh có thể chỉ cho em lối vào Building E được không" Em có lớp học ở đó trong nửa tiếng nữa."
Huy hướng dẫn Trâm tới lớp học của nàng cách đó không xa và thế là từ đó hai người quen nhau.
Ngay từ buổi đầu tiên, Trâm đã cuốn hút Huy với dáng người mành mai, mái tóc dài ngang vai và giọng nói dịu dàng. Trâm có cặp mắt to với hàng lông mi dài và gợi cảm. Mặc dù mới hơn hai mươi lăm, Trâm có một vẻ trầm lặng và già giặn cũa một thiếu nữ ở lứa tuổi ba mươi. Nàng ít nói về mình, có vẻ khép kín. Cho tới một hôm, sau khi giúp Trâm thay bánh xe bể, nàng mời chàng về nhà ở gần trường để dùng cơm.
Căn apartment ở trong một khu phố cổ kính thật xinh xắn. Bên trong được bài trí một cách vừa phải, với những chậu hoa lan được cắt tỉa một cách khéo léo. Chàng được Trâm giới thiệu với bố nàng, một ngươi đàn ông gầy gò và lặng lẽ. Trâm khẽ nói:

"Bố em là như vậây đó với tất cả mọi người từ khi mẹ em qua đời cách đây hai năm. Bây giờ ông đã về hưu và chỉ lo chăm sóc những khóm lan mà thôi."
Từ từ hai người thân gần nhau hơn và Huy biết là bố nàng là môt sĩ quan không quân VNCH. Ong đã ở lại và nằm trong trại cải tạo hơn mười năm. Sau khi tới Mỹ trong diện HO, ông và mẹ nàng làm việc vất vả để nuôi dạy Trâm ăn học thành tài. Chẳng may khi Trâm ra trường và kiếm được việc làm thì mẹ nàng lâm trọng bệnh và ra đi đột ngột, Trâm nói với Huy:
"Em và ba vẫn còn đau khổ trước sự ra đi của mẹ"
Khi nàng nói xong, Huy thấy đôi mắt nàng đẫm lệ. Huy cảm nhận được sự xúc động của nàng vì chàng cũng rất là thương mẹ. Mẹ chàng mất cách đây năm năm sau môt cơn bạo bệnh. Bố chàng là một thương gia thành đạt ở Sài Gòn trước năm 75 nên Huy cũng không biết gì nhiều về đời sống của những gia đình quân nhân VNCH. Chàng lại may mắn rời VN trước 30 thang 4 nên cuôc sống ít gập ghềnh. Từ ngày quen Trâm, Huy mới hiểu hơn những sự đau khổ của những gia đình chiến sĩ VNCH và những gánh chịu họ phải trả khi kẹt lại VN. Chàng cũng nhận thấy là bố Trâm cũng từ từ chịu nói chuyện với chàng nhiều hơn khi chàng tò mò hỏi thêm về đời sống của những người quân nhân trong thời chiến. Ông kể cho chàng nghe nạn trầm cảm mà ông phải chịu đựng cho tới nay sau những năm tháng sống trong ngục tù đọa đầy của CSVN. Có những đêm Ông choàng dậy và vẫn cứ tưởng là mình còn nằm trong trại tù, đôi khi làm Trâm và mẹ sợ hãi cho tới khi Ông nhận ra là mình bị trầm cảm và tự tìm cách chữa trị cho mình qua luyên tâp Yoga, tâp thiền va nhờ sự trơ giúp từ bác sĩ tâm lý.
Một lần, ông gọi chàng ra và nói riêng với chàng:
"Huy à, Bác chỉ có Trâm là con gái độc nhất. Nếu sau này con lấy Trâm, con phải thương yêu và bảo bọc cho nó nhé."
Ba năm sau Huy và Trâm kết hôn. Đươc một năm sau thì Ông mất. Một trong những di sản Ông để lại cho hai vợ chồng là lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ mà ông luôn mang theo với ông sau ngày đặt chân tới Hoa Kỳ. Đây là di sản của người lính mà ông bố để lại cho con cháu.
NMC

Ý kiến bạn đọc
08/04/201202:33:29
Khách
Cang toi 30/4 ma cang thay buon....... Nhin dat nuoc cang ngay cang lun bai ma thay hoi tiec VNCH truoc 75, cang thay gian CS ban nuoc......
13/10/201115:37:01
Khách
Toi cung dong y voi tac gia ve nhung nguoi linh VNCH sau khi di hoc tap cai tao , ho co nhung am anh suy nghi ma khong giai thich duoc ??? Chung ta co lam gi de giup cho ho khong ??? May man cho nhung nguoi tu tim duoc mot loi thoat cho minh , cung nhu nhung nguoi hien dang song o nhung nuoc My , Canada ... du sao di chang nua chung ta cunh khong thuc su song tren que huong dat nuoc cua minh nen thay doi moi truong song cung la mot dieu khong phai de , phai rang hoa nhap vao cuoc song noi day .. Va cung cam on Viet Bao da giup cho cong dong VN o hai ngoai rat nhieu trong viec tao dieu kien de chung ta co the trinh bay nhung suy nghi , doc nhung tieu pham , nhung manh doi ...Thanh thuc biet on Viet Bao va nhung Tac Gia cua nhung tieu pham nay.
14/10/201100:07:40
Khách
Xin cám ơn TMT, tb và Hoàng Hoa đã đóng góp bằng ý kiến và thơ cho bài viết của tôi.
NMC
07/10/201116:57:18
Khách
Đây là một bài viết nói về bao nhiều người lính VNCH đã chiến đấu và hy sinh trong thầm lặng. Họ không cần được ca ngợi hay hô hoán lên là có tinh thần yêu nước. Họ đã lảm tròn nhiệm vụ với Tổ Quốc và Quê Hương.
tb
05/10/201103:10:09
Khách
Việt Nam ơi !


Hồn thiêng sông núi ! Việt Nam ơi !

Người dân khắc khoải, dạ tơi bời

Non xanh nước biếc, Tình muôn thuở

Gấm vóc giang sơn, biết đổi dời

Thời thế ! Thế thời ! Ôi ! mạt vận !

Anh hùng ! Trở bước ! Những sao rơi

Nao nao mây khói hoài xa thẳm

Man mác hương lòng , chứng chơi vơi


TMT
17/10/201112:23:55
Khách
Nếu còn những chiến sĩ VNCH anh hùng và thầm lặng như bố của Trâm thì đất nước ta đâu có nhục nhã bị Trung Cộng hà hiếp như bây giờ.
Trần
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến