Hôm nay,  

Thèm Quê

03/10/201100:00:00(Xem: 129997)
Thèm Quê

Tác giả: Liên Ngọc
Bài số 3318-12-28558vb2100311

Tác giả cho biết cô là một người làm thương mại ở Bolsa, và viết “Sự thành công trong việc kinh doanh của tôi có phần không nhỏ là do tôi hay đọc mục Viết về nước Mỹ của quý báo." Với bài viết về
cuộc đời một bà mẹ từng một mình lần lượt đưa 7 người con ra biển đi tìm tự do mà không nhỏ một giọt nước mắt, một bà nội tận lực để giữ cho con cháu nếp sống tử tế trong một xã hội nhiễu nhương, Liên Ngọc đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài mới của cô kể chuyện quê xưa, khi nỗi nhớ biến thành cái thèm những mùi vị từ quê cũ.

***

Chính xác, phải gọi là thèm quê thì mới đúng với tâm trạng của Hương. Bởi vì nỗi nhớ của Hương không phải là nỗi nhớ bâng quơ, lãng đãng, mà nỗi nhớ của Hương có đầy đủ mùi vị, xúc cảm, hình dáng … rất rõ ràng.
Người ta nói, ở Bolsa này không thiếu bất cứ món ăn Việt Nam nào. Điều đó có thể đúng với nhiều người, nhưng đối với Hương thì chưa đúng vì Hương đã đi thử hết các quán ăn ở Bolsa rồi, không ở đâu có món bún gạo gà như của dì Hai Lành bán ở xóm nhỏ nhà Hương, ở Sài Gòn. Hương đã ăn món bún đó từ lúc mới hai tuổi cho tới khi qua Mỹ nên nhắm mắt Hương cũng có thể diễn tả đúng mùi vì, hình dáng của tô bún đó. Một vắt bún nằm trong tô nước lèo nấu bằng xương gà trong vắt, có vài vòng mỡ gà lăn tăn phía trên, một nhúm tiêu, một muỗng hành phi với tép mỡ, mấy cọng rau xà lách ngắt nhỏ, vài miếng hành lá.. và đặc biệt lúc nào cũng có đúng năm sợi gà xé. Phải gọi là "sợi gà xé" mới đúng trong trường hợp này, vì với cái quán nhỏ trong một xóm lao động nghèo như nhà Hương thì gà không chặt miếng, mà phải xé sợi, một cái đùi gà có thể bán đủ cho năm tô bún. Vậy mà có khi mẹ không cho đủ tiền sáng, Hương phải xin dì Lành thêm miếng nước lèo, về bỏ thêm cơm, hai chị em Hương chia đôi tô bún. Hai mươi mấy năm, ăn tô bún của dì, mòn hết không biết mấy chục cái tô, sao mà Hương không thương không nhớ cho được cái quán nghĩa tình của dì. Cái quán mà bà chủ vừa múc nước lèo, vừa ghi sổ nợ vậy mà lúc nào bà cũng múc trúng phóc thói quen ăn uống của từng người khách. Người thích ớt, kẻ ghét hành, người thêm tiêu, người thêm tép mỡ…. Nhiều lúc nhớ tô bún của dì Lành, ra quán gọi tô miến gà cho đỡ nhớ, để rồi khi nhìn thấy mấy miếng gà mập ú đầy ắp trong tô, Hương lại thấy rưng rưng nhớ tô bún gạo gà trộn cơm ngày nào.

Ờ thì tô bún gạo gà có vẻ địa phương quá, nên Bolsa không có cũng đúng thôi. Nhưng có một món khác, không chỉ Hương, mà nhiều người Việt ở Bolsa này chắc cũng thèm. Đó là dừa xiêm Bến Tre. Hồi ở Việt Nam, món giải khát ưa thích của Hương là nước dừa. Món đó vừa ngon, vừa rẻ, lại rất sạch sẽ. Trưa, dưới cái nắng hừng hực của Sài Gòn, mà nhìn thấy cái quán nào có để quày dừa xiêm trước cửa, thì cứ như đi giữa sa mạc mà nhìn thấy dòng suối mát. Tấp xe vào quán, xin một ly đá lạnh, mượn con dao phay, chặt trái dừa còn lủng lẳng trên quày, phạt lớp vỏ dừa bên ngoài thành một cái chóp trắng bên trong, chặt ngang cái chóp, hớp liền một ngụm dừa ngọt lịm, cạp cạp lớp cơm dừa trên cái chóp. Trời ơi, nó đã sao mà đã. Xong rồi cho vào viên đá vào trong trái dừa, chờ lạnh lạnh, rồi hớp nước dừa, rồi cạo lớp cơm dừa non. Ta nói, không có cảm giác nào sung sướng hơn. Cổ họng đang khát khô, uống ngụm nước dừa mát lạnh, ngọt lịm. Nước chảy tới đâu, "cảm" tới đó. Nước làm ê răng, ê lợi, làm mềm cái lưỡi, làm dịu cái cổ họng đang khô cháy. Còn cơm dừa non, thì ngon khỏi phải nói rồi. Vừa béo, vừa ngọt, vừa mềm, không cần cắn mà cũng cảm được cái vị ngọt béo trôi trong miệng, trong cổ.
Hồi còn sinh viên, nước dừa là món mà bọn Hương chiếu cố nhiều nhất. Biết bao chuyện vui, chuyện buồn, và cả chuyện tình đã nảy nở từ những trái dừa này. Sinh viên thì chỉ có tiền mua một trái dừa cho hai đứa, hai cái ống hút, dành nhau mà hút, dành nhau mà cạo cơm dừa, có khi tiếc rẻ vì không vét được hết cơm dừa, phải nhờ chủ quán bổ ra làm đôi, cạo cho bằng hết trái dừa.
Ở Cali này cũng có bán dừa tươi, nhưng mà dừa nhập từ bên Thái, hay Nam Mỹ, nên mùi vị hoàn toàn khác dừa Việt Nam. Hương không thể nào uống hết một ly dừa ở đây. Vì nước dừa Thái có mùi gắt như nước dừa khô mà mẹ Hương hay dùng để kho thịt. Ngọt thì ngọt nhưng không ngọt thanh như dừa xiêm Việt Nam. Cơm dừa thì dày cùi, ăn rất chán. Có lẽ người Thái họ có tập quán ăn uống khác người Việt, nên để cho trái dừa già hơn họ mới hái ăn chăng" Người ta gọi dừa xiêm thì chắc là có nguồn gốc từ Thái, nhưng sao Hương thấy dừa Thái và dừa Việt Nam khác nhau quá.
Những người Việt phải ra nước ngoài sinh sống như Hương, chắc chắn trong lòng cũng có những nỗi nhớ nho nhỏ như thế. Giống như thím Năm, thèm món vịt đắp đất sét nướng, chú Ba thì thèm cá lóc nướng trui, thằng Tám thèm đi tát đìa, cô Bảy thèm ốc gạo luộc. Những nỗi nhớ đó, tưởng nhỏ mà không nhỏ. Nó giống như những viên than nhỏ vẫn âm ỉ cháy, dù bị lớp tro bụi thời gian hay những công việc bận rộn hàng ngày che lấp. Nhưng chỉ cần một giây tư lự, một giấc mơ thảng thốt thì những viên than đó sẽ bùng cháy mạnh mẽ.
Những nỗi nhớ đó, chỉ là một miếng mồi nhỏ nhóm lên một ngọn lửa lớn, nó cháy lan ra những kỷ niệm về thời ấu thơ, về những người thân yêu, về một vùng đất đã rất xa mà chúng ta gọi là quê nhà. Những lúc như thế, lòng ta lại có rất nhiều thứ cảm xúc đan xen. Có khi là thẫn thờ, có lúc lại da diết, thiết tha. Cũng có thể là hối tiếc, day dứt. Cũng có thể là sự bức rức, bất lực…. Nhưng có một thứ, mà Hương tin chắc là mọi người cùng có một suy nghĩ như Hương. Đó là những nỗi nhớ như thế chính là sợi dây níu ta không trôi xa khỏi mảnh đất hình chữ S thân yêu. Đó chính là cái tình yêu quê hương thiết thực nhất, gần gũi nhất mà không sách vở, thầy cô nào có thể dạy ta.
Liên Ngọc

Ý kiến bạn đọc
07/10/201121:27:09
Khách
ai thèm ai nho gi thi cu cuốn gói về vn. O cali ve ben do con le nua la. Chang ai muon giu minh lai day ma cung chang ai ep minh o mai chốn nay.
03/10/201118:59:54
Khách
Lien Ngoc o Bolsa ma con nho nhu vay. Nhung nguoi o cac tieu bang xa thi se con nho nhu the nao nua. Ban noi dung, co nhung chuyen rat nho, nhung lai nho rat nhieu... no khien minh nho minh van con mot que huong de nho. Cam on ban.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,567,334
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến