Hôm nay,  

Đám Cưới

11/09/201100:00:00(Xem: 119224)

Đám Cưới

Tác giả: N. Tâm Tâm Dalat 
Bài số 3353-12-28563vb891111

Tác giả tự sơ lược tiểu sử: sinh ra và lớn lên ở Đà lạt, cựu học sinh trường Bùi Thị Xuân, đã từng đi dạy học. Qua Mỹ hai mươi năm, từng làm nhiều nghề trên đất Mỹ: giữ trẻ, làm lặt vặt trong nhà hàng, làm móng tay....rất yêu mến quê hương thứ hai này. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của cô.

***

- Mina ơi xích ra cho em nhìn một tí!.
Mina đẩy Carolyn ra phía sau rồi nhón mình nhìn ra khung cửa sổ.
- Lyn cao hơn Mina mà! Ráng đứng sau vậy nhá!
Carolyn lẩm bẩm:
- Ngay đến giờ, cũng không chịu nhường mình nữa! Thiệt là...
Mina là chị gái của Carolyn. Cô đi lấy chồng xa, hôm nay về dự đám cưới của em.
Không phải chỉ hai cô mà cả hàng mấy mươi cặp mắt đang mở to nhìn qua cửa sổ. Phái đoàn nhà trai đang từ từ bước vào sân để đón dâu. Carolyn tay cầm áo dài cưới thắt chéo hai vạt áo lại với nhau. Mặt tươi cười. Cô nhón cao chân cố sức len đám đông nhìn ra ngoài. Miệng không ngừng lên tiếng:
- Cho Lyn nhìn một chút đi! Cho Lyn nhìn một chút đi mà!
Thu nhìn hoạt cảnh ấy không khỏi buồn cười: “Lấy chồng rồi mà con bé còn trẻ con thật!”.
Dì Ba vừa từ phòng ăn lên, kéo Carolyn ra khỏi đám đông.
- Dì tưởng con đang ở trên lầu sửa soạn đợi đàng trai đến. Ai ngờ còn đứng đây. Nhanh lên chứ!.
Không đợi cô bé trả lời, bà vội kéo Carolyn lên lầu. Cô bé tháo hai vạt áo ra, vừa đi vừa làm điệu phe phẩy tà áo trước trông thật hồn nhiên rồi nhanh chân chạy lên lầu.
“ Tách!... Tách!... Đùng!...” Pháo nổ rộn vang. Phe nhà gái dồn ra phía cửa chính và cửa sổ. Thu cũng nhanh chân đến nép một bên cánh cửa chính đang mở rộng nhìn ra ngoài. Hình như tất cả mọi người đều yên lặng, lắng nghe âm thanh dòn dã của tiếng pháo nổ. Cảm nhận được hương pháo cưới. Lòng rộn rã reo vui nhớ lại những đám cưới thuở xưa, những đám cưới hồi thanh bình trên quê hương yêu dấu.
“Tách!....Tách!...”Thỉnh thoảng gặp cây pháo tống. Pháo nổ “đùng” bắn xác pháo tung cao... rồi rải hồng trên thảm cỏ màu xanh mượt mà trước sân, trông thật đẹp.
Hai phong pháo, mỗi phong dài dễ hơn mười thước, được mấy cậu em họ của cô dâu chuẩn bị từ ngày qua. Pháo được treo trên hai thanh gỗ dài. Phần trên được đóng với một thanh gỗ chéo ngang. Hai cây treo pháo được đóng sâu xuống sân. Sáng nay mấy cậu dậy sớm mang pháo treo lên thanh gỗ. Để đám cưới có được khung cảnh xưa “ngày vui pháo cưới rộn ràng”, gia đình phải xin phép và được sự chấp thuận của thành phố từ mấy tháng trước mới được đốt pháo. Khá lâu rồi, đây là lần đầu tiên kể từ ngày đến Mỹ, Thu mới được nghe lại tiếng pháo. Tiếng pháo nổ làm Thu xốn xang nhớ. Nhớ nhà! Nhớ Tết!
Tiếng pháo dứt thì Đại diện nhà gái ra cửa xin rước nhà trai vào. Vị Đại diện nhà trai đi đầu, rồi đến những người bưng mâm quả. Những mâm quả phủ vải điều, màu mang vui vẻ, hạnh phúc... Liền sau đó là mâm heo quay phủ giấy kiếng cũng màu đỏ, do hai người khiêng..."
Ồ! Mọi người trầm trồ khi phái đoàn nhà trai vào đến. Chú rể dáng cao lêu khêu nhưng thật đẹp trai trong bộ áo dài khăn đóng. Nick. Chàng rể mới của nhà Hà bạn nàng là Mỹ trăm phần trăm. Từ ngày theo đuổi Carolyn, Nick đã học nói tiếng Việt rất thành thạo, chẳng những thế những món ăn Việt Nam cũng được cậu bé say mê thưởng thức. Mắm ruốc, mắm nêm, “mắm zà rau”... không làm khó được cậu ta. Cả năm trời theo đuổi Carolyn, lấy được lòng ông bố của Carolyn, “xô ngã bức tường rêu”(1) là cả một kỳ công đối với Nick.


Bây giờ, khi kể với Thu chuyện theo đuổi Carolyn, Nick còn nói: “Bố khó lắm nhưng... “Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con Dì ạ.” Thu bật cười khi nghe Dick lý lẽ kiểu ấy. Không biết Carolyn có luyện cho cậu bé xem phim bộ Hồng Kông không đây"
Để thử khả năng tiếng Việt của Nick. Thu hỏi:
“Người Việt Nam còn gọi con cọp là gì cháu biết không"”
“Con hổ!.. Người miền Bắc gọi con cọp là hổ.”
Giỏi thật! Nick còn biết phân biệt người miền nào trên nước Việt thường gọi cọp là hổ. Ngẩm nghĩ Thu thấy Nick còn giỏi hơn một số con cái người Việt ở đây. Họ không chịu nói với con bằng ngôn ngữ mình nên các cháu dần quên tiếng mẹ đẻ.
Nick nhờ một cặp vợ chồng người Việt làm đại diện đến xin cưới. Bà con, họ hàng của Nick cùng đi đón dâu. Ngoại trừ Nick mặc khăn đóng áo dài, đa phần đàn ông của họ nhà trai mặc âu phục. Riêng phía phụ nữ ai cũng mặc áo dài Việt Nam. Bà ngoại Nick dáng cao ốm, mặc áo dài thật đẹp. Bà sui gia người hơi đẩy đà nhưng trông thật sang trọng với chiếc áo xanh, cắt may thật khéo, nghe nói gởi may tận Việt Nam.
Sau khi đại diện nhà trai rót rượu mời nhà gái và hỏi lời xin cưới. Carolyn được dì Hạnh, em của Hà đưa cô dâu ra mắt. Dù đã thấy cô bé mặc áo dài lăng xăng từ sáng đến giờ nhưng khi được giới thiệu cô dâu ra chào. Ai cũng đều ngóng mắt về phía cầu thang, chờ cô dâu xuất hiện. Đi những bước chậm chạp, nhẹ nhàng hơn. Cô bé thật dễ thương từng bước, từng bước xuống đi xuống. “Anh. Em từng bước khẽ. Dìu dặt đến người thương.”(2) Cô đi nhẹ nhàng khoan thai thật khác hẳn chỉ năm phút trước đây đã hiếu kỳ, chen lấn cho bằng được để thấy cảnh nhà trai đến, hay nhảy những bước chân sáo lên cầu thang, quên là đang mang đôi giày cao gót thật cao.
Nghi thức lễ cưới diễn ra đơn giản. Đèn Long Phụng được thắp lên. Cô dâu chú re quỳ lạy gia tiên. Cô dâu hạnh phúc đón nhận chiếc nhẫn trói chặt cuộc đời mình với người yêu và chàng trai cũng nhận từ cô chiếc nhẫn ân tình ràng buộc. Cặp vợ chồng mới cùng dâng lên Ông, Bà, Cha, Mẹ những ly trà bày tỏ sự cảm ơn công sinh thành dưỡng dục. Sau đó, họ hàng hai bên tặng quà cho cô dâu chú rể. Ai cũng xúc động khi thấy cảnh mẹ chồng Carolyn nước mắt rưng rưng đeo nhẫn cho cô bé. Nghẹn ngào cảm ơn gia đình đã cho bà một đứa con ngoan, dễ yêu đến vậy. Ừ, mà thật cô bé quả là dễ yêu. Học giỏi, ngoan, vui vẻ, thân thiện, nụ cười luôn nở trên môi. Họ hàng, người thân, bè bạn ai cũng thương mến...

*
Sau tiệc cưới một hôm, hai vợ chồng Carolyn đi Hawaii hưởng tuần trăng mật. Bà con, bạn bè ở xa đều ra về. Căn nhà Hà đã vắng lại càng vắng lặng hơn. Thu ở lại chơi với bạn thêm vài hôm nữa. Đêm nằm bên nhau, Hà nói với Thu
“Gả chồng cho con xong. Tao thật nhẹ nhõm. Quả bom nổ chậm đã được tháo ngòi.”
Hà cười khúc khích:
“À mà này... Tao muốn xin một quả bom trong nhà mi cho con trai tao được không"”
Thu mơ mơ màng màng, mắt nhíu lại vì buồn ngủ lẩm bẩm trả lời bạn:
“Bậy nà, tao có phải trùm khủng bố đâu mà có bom hả mi" 
Không nói thêm, Thu ngoẻo đầu trên gối ngủ ngon lành. Nhìn cô bạn thân, nghĩ đến lúc hai người sẽ kết sui gia Hà lại mỉm cười. “Mình sẽ tổ chức một đám cưới thật linh đình cho chúng nó. Carolyn lấy chồng Mỹ. Lần này phải cưới vợ Việt Nam cho con trai. Thấy hai đứa nhỏ cũng thật thân với nhau, Hà thấy vui trong bụng.
“Ừ, mình chỉ cầu mong cho hai đứa sẽ thành... vợ chồng để hai người bạn thân từ lúc để chỏm đến giờ... thành sui gia thì vui biết mấy nhỉ!!...”
N. Tâm Tâm Đàlạt

(1) Tên một Tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc
(2) Thơ Xuân Diệu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,973,654
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến