Hôm nay,  

SỨC MẠNH CỦA MỘT BÀI THƠ

31/08/201100:00:00(Xem: 103417)

SỨC MẠNH CỦA MỘT BÀI THƠ

Tác giả: Đức Hùng

Bài số: 3341-12-28564vb3083011

Tác giả tên thật là Lê Khánh Long. Định cư tại Mỹ từ năm 2008 và hiện nay ông đang sống ở Vancouver, tiểu bang Washington. Ông viết bài này từ đầu năm tháng Hai năm 2011 và mới gửi tham dự giải thưởng Viết Về Nước Mỹ vào cuối tháng Tám này. 

***

Tặng những Nahal ngày xưa: NVD, NTC, NKP, PTC, ĐTH & NMH

Tặng các con.

Đã bắt đầu bước vào ngày đầu tiên của tháng 2 năm 2011, mười hai tháng của năm đã qua đi hết một, và một vài ngày nữa là bắt đầu năm Âm lịch của người Việt khắp nơi trên thế giới. Sàigòn nghe chừng đã rộn ràng lắm. Đường hoa, đường sách đã mở. Bánh chưng, bánh tét đã được vớt ra nóng hổi để bày lên bàn thờ chuẩn bị đón Ông Bà. Nhà cửa đã được bày biện trang hoàng. Những chuyến bay đưa vài người quen vừa về đến phi trường Tân Sơn Nhất và mọi người vội vã ra xe về quê, về nhà. Vào thời gian như thế, ngồi một mình trong căn phòng lành lạnh giữa mùa Đông xứ người, ngẫm lại cuộc đời mình của những năm tháng qua buồn bã, tôi đã may mắn đọc được bài thơ của Samuel Ullman. Bài thơ có tựa đề là Youth.

Tôi viết là "may mắn" vì khi đã bước vào tuổi 53, tôi mới bắt đầu cho một cuộc đời mới. Khi quyết định đưa cả gia đình sang Mỹ sinh sống, tôi đã nhận bao nhiêu là lời "sỉ vả" và bĩu môi chê trách. Đi vào lúc "xế chiều", lấy gì mà ăn. Tôi mỉm cười tự trào: Không phải là xế chiều mà là chập choạng tối. Gần 3 năm qua, tôi chưa được một ngày bình an trong tâm hồn. Tôi căng mình ra để hòa nhập vào cuộc sống mới với nhiều thất vọng hơn là được. Chính vào lúc này, khi tinh thần tôi "down" rất thấp thì đọc được bài thơ này.

Tôi chép lại nguyên bản tiếng Anh để các bạn cùng đọc.

YOUTH

By Samuel Ullman (1840 1924)

Youth is not a time of life; it is a state of mind; it is not a matter of rosy cheeks, red lips and supple knees; it is a matter of the will, a quality of the imagination, a vigor of the emotions; it is the freshness of the deep springs of life.

Youth means a temperamental predominance of courage over timidity of the appetite, for adventure over the love of ease. This often exists in a man of sixty more than a boy of twenty. Nobody grows old merely by a number of years. We grow old by deserting our ideals.

Years may wrinkle the skin, but to give up enthusiasm wrinkles the soul. Worry, fear, self-distrust bows the heart and turns the spirit back to dust.

Whether sixty or sixteen, there is in every human being's heart the lure of wonder, the unfailing child-like appetite of what's next, and the joy of the game of living. In the center of your heart and my heart there is a wireless station; so long as it receives messages of beauty, hope, cheer, courage and power from men and from the Infinite, so long are you young.

When the aerials are down, and your spirit is covered with snows of cynicism and the ice of pessimism, then you are grow old, even at twenty, but as long as your aerials are up, to catch the waves of optimism, there is hope you may die young at eighty.

***

Tôi cũng cố làm một việc gọi là chuyển ý bài thơ nhưng cũng phải mượn ý tưởng nhiều người nên đưa ra đây để các bạn tham khảo và nếu có trùng ý thì cũng xin phép gọi là chia xẻ để cùng thưởng thức.

TRẺ

Tác giả Samuel Ullman (1840 1924)

Trẻ không phải là thời gian của đời sống, mà là trạng thái của tinh thần. Trẻ không phải là má hồng, môi thắm, đầu gối dẻo, mà là vấn đề của Ý Thức, là kết quả của Sức Tưởng Tượng, là sức mạnh của Cảm Xúc. Trẻ là sự tươi mát của Suối Xuân Đời.

Trẻ có nghĩa là sự ngự trị của Can Đảm trên sự e ngại của lòng khao khát, sự ngự trị của Mạo Hiểm trên sự yêu thích nhàn nhã. Điều này thường đến với người ở tuổi sáu mươi hơn với người ở tuổi hai mươi. Không ai già chỉ vì số tuổi. Ta già đi vì nhẫn tâm từ bỏ những Lý Tưởng của chúng ta.

Năm tháng có thể làm làn da ta nhăn nheo, nhưng từ bỏ Niềm Hứng Khởi làm hồn ta héo tàn.

Lo Sợ, Không Tự Tin làm tim ta chùng xuống, làm thần thức ta trở về cát bụi.

Cho dù sáu mươi hay mười sáu tuổi, trong tim của mỗi người có sự mời gọi của Điều Kỳ Diệu, có sự háo hức thơ trẻ muốn biết có gì sắp đến, và niềm vui của Trò Chơi Cuộc Sống. Trong trái tim của bạn, trái tim của tôi, có một trạm vô tuyến; khi nào nó còn nhận những tin Đẹp, Hy Vọng, Lời Ngợi Ca, Lòng Can Đảm và Sức Mạnh từ Con Người và Sự Vô Hạn, khi đó ta còn trẻ.

Khi những cột thu tín hiệu ngã xuống, khi tinh thần bạn bị bao phủ bằng tuyết Hoài Nghi, bằng đá Bi Quan, đó là lúc bạn già dù khi đó bạn hai mươi tuổi, nhưng khi những cột thu tín hiệu của bạn vẫn dương cao, để bắt những âm ba Hỷ Lạc, có hy vọng bạn chết trẻ năm tám mươi tuổi.

***

Tôi không biết nguyên do sự ra đời của bài thơ, chỉ biết Samuel viết những lời tuyệt vời này khi đã gần chết "trẻ". Nhiều năm sau, Đại tướng Tư lệnh Tối cao của quân Đồng minh tại Nhật Bản, General Douglas MacArthur, đã yêu thích bài thơ đến mức độ viết nó lại, đóng khung và treo trên tường văn phòng của ông ta tại Tokyovà mỗi khi đọc diễn văn ông thường dẫn chứng từ bài thơ. Bài thơ đã được Ông Đại tướng nhắc nhiều đến nỗi người dân Nhật đã tò mò tìm hiểu bài thơ và với cả tác giả. Bài thơ được biết đến nhiều ở Nhật Bản hơn là ở Hoa Kỳ nhất là khi được dịch và phổ biến bằng tiếng Nhật và đã là một động lực to lớn cho người dân Nhật cống hiến vì sự phục hưng của nước Nhật. Năm 1994, Hội Nhật-Mỹ đã xây dựng bảo tàng Samuel Ullman ngay nơi ông từng sinh sống và đóng góp rất nhiều cho các hoạt động tôn giáo, giáo dục và đời sống của công đồng tại thành phố Birmingham, tiểu bang Alabama.

Đọc bài thơ khiến tôi phấn khởi và lạc quan trở lại. Tôi hoạch định lại cho những năm tháng sắp tới. Nước Mỹ vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn hy vọng mình sẽ làm được nhiều điều tốt hơn nữa dù chỉ cho chính cuộc đời mình. Tôi đang nhìn thấy những đứa con tôi ngày một phát triển tốt trên đường học vấn và tương lai chúng chắc chắn sẽ tươi sáng hơn cuộc đời cha mẹ chúng nó vốn đã tối tăm 40 năm qua. Đối với những người ở tuổi như tôi, thời gian 40 năm qua chính là tuổi trẻ. Tuổi trẻ của cá nhân tôi và tuổi trẻ của cả thế hệ Việt Nam. Những ngày tháng đen tối đã không cho thế hệ chúng tôi hưởng thanh xuân và sự lên ngôi của "kẻ chiến thắng" đã tiêu diệt toàn bộ sinh lực của Việt Nam. Riêng tại miền Nam, do sự phân biệt phi nhân tính qua hình thức đánh giá con người bằng lý lịch, biết bao nhiêu thanh niên không được tiếp tục học, tài năng hoang phí, trở thành kẻ thất nghiệp hoặc làm những việc không phù hợp, trở thành nông dân, tù tội, chết trong trại tù mang danh "cải tạo", vì vượt biên đường biển, đường bộ . . .

Tôi đã già bởi năm tháng nhưng như được trẻ lại trong tâm hồn. Những sợi tóc bạc trắng chỉ sau hai năm đã lấn át những sợi tóc đen. Làn da nhăn nheo hơn và những vết đốm đồi mồi ngày mọc càng nhiều. Tôi nhận ra sự thải lọc về tuổi tác khi đi tìm việc, sự từ chối không thành lời ẩn dưới những nụ cười khích lệ. Tôi tự nhủ mình phải luôn hy vọng. Phải can đảm và phải luôn có những ý tưởng mới. Tôi đi học lại để có một nghề mới và để được chấp nhận trong xã hội này và để làm tấm gương cho các con tôi soi vào và tự chúng nó sẽ hiểu được sự kỳ diệu của một tâm hồn trẻ. "Cho dù sáu mươi hay mười sáu tuổi, trong tim của mỗi người có sự mời gọi của Điều Kỳ Diệu, có sự háo hức thơ trẻ muốn biết có gì sắp đến, và niềm vui của Trò Chơi Cuộc Sống." Tôi đang nỗ lực để biết được "the joy of the game of living".

"Không ai già chỉ vì số tuổi. Ta già đi vì nhẫn tâm từ bỏ những Lý Tưởng của chúng ta.". Câu viết thần kỳ này khiến tôi như được an ủi và tâm hồn phấn chấn trở lại. Tháng Tư đen, tôi đã bị đứt ngang trên bước đường học vấn đại học. Tôi đã một lần gắng quay lại giảng đường nhưng rồi đau đớn nhận ra những gì mình nhận được từ nền giáo dục đó là "què cụt", "vô tác dụng". Hôm nay, trên xứ sở này sự học luôn được khuyến khích bất kể bạn bao nhiêu tuổi. Nó không chỉ giúp đầu óc chúng ta mở mang kiến thức mà còn giúp cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn.

Ngày xưa, khi còn là học sinh trung học, tôi và 6 đứa bạn chọn đặt tên cho nhóm là Nahal (Viết tắt từ Noar Halutzi Lohem), trong tiếng Anh có nghĩa là Fighting Pioneer Youth và tạm dịch sang tiếng Việt là Tuổi trẻ Tiên phong Chiến đấu, mang ý nghĩa dấn thân cho đất nước. Nay sau ngần ấy năm, được nuôi dưỡng lại cũng bằng bài thơ tuổi trẻ, tôi mở lòng ra trong ngày đầu năm cũng như cố gắng sống với tinh thần bài thơ.

Đức Hùng

Ý kiến bạn đọc
31/08/201115:22:01
Khách
Ban dich that hay va chinh xac,bai viet rat nhieu y nghia ,cam on tac gia
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến