Hôm nay,  

Tôi Kinh Qua Trận Động Đất Ở Virginia

25/08/201100:00:00(Xem: 143973)
Tôi Kinh Qua Trận Động Đất Ở Virginia

Tác giả: Nguyễn Duy An
Vì tính thời sự của trận động đất hôm Thứ Ba 23-8-2011 ở nhiều tiểu bang Miền Đông Hoa Kỳ, phần 2 của bài “Tâm Tình Với Người Bạn Trẻ Việt Nam” sẽ đăng sang ngày Thứ Sáu. Trân trọng cáo lỗi và cảm ơn 2 tác giả Minh Đạo & Nguyễn Thạch Hãn.
Tác giả Nguyễn Duy An là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic. Năm 2006, ông là tác giả được trao tặng giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới, kể về trận động đất hôm Thứ Ba 23-8-2011.
***
23.08.2011: Bầu trời thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong xanh, gió nhè nhẹ và nắng rất đẹp. Sau giờ ăn trưa, tôi đi bộ dọc theo đường 17 xuống công viên Lafayette Square phía sau Tòa Bạch Ốc (White House) dạo chơi khoảng 30 phút trước khi trở về văn phòng chuẩn bị cho một cuộc họp vào lúc 2 giờ chiều. Trờ lại văn phòng, tôi ngồi vươn vai, duỗi chân trên chiếc ghế bành vừa gọi điện thoại nói chuyện với bà xã về việc chuẩn bị cho năm học mới của các con, vừa thư giãn mấy phút cho đầu óc thoải mái trước khi lấy hồ sơ đi họp.
Một tiếng nổ lớn nghe như tiếng sấm nhưng âm vang kéo dài làm tai tôi nhói lên. Điện thoại mất sóng. Bàn giấy lắc mạnh. Chiếc ghế tôi đang ngồi vì có bánh xe nên bị đẩy thật mạnh và đụng vào bờ tường đối diện cách xa khoảng 8 mét. Cái iPad-2 tôi để trên bàn giấy rớt mạnh xuống sàn nhà. Mấy khung hình và tranh ảnh trang hoàng trên tường bị lắc mạnh. Cả tòa nhà rung rinh. Tôi chuồm người ra khỏi ghế, nằm bò xuống sàn nhà thầm thì đọc kinh cầu xin Thiên Chúa và Mẹ Maria phù hộ trong cơn nguy kịch.
Cúp điện. Còi báo động hú ầm ĩ. Tôi chợt nghĩ tới biến cố 911 xảy ra ở Ngũ Giác Đài (Pentagon) nhưng lần này có thể vừa xảy ra ở Tòa Bạch Ốc (White House) vì văn phòng tôi bị lắc mạnh hơn rất nhiều. Tiếng loa khẩn cấp thông báo “tránh xa cửa sổ, tìm cách nằm gần bàn giấy hoặc bờ tường phía trong văn phòng... Hình như bị động đất!” Tôi liếc mắt nhìn đồng hồ: 1 giờ 53 phút.
Mấy phút sau, tiếng loa thông báo mọi người còn trong văn phòng phải gấp rút theo cầu thang bộ chạy ra sân cỏ hay đường lớn, tránh xa các tòa nhà lớn vì có thể sẽ còn nhiều “aftershocks” và nhiều “buildings” cũ có thể bị sập. Từ văn phòng làm việc ở lầu 6, tôi nhìn xuống đường 17, phía bên khách sạn May Flower đã đông nghẹt người đứng. Bên phía văn phòng ABC News cũng có nhiều nhân viên cầm máy quay phim, máy chụp hình tìm cách di chuyển vì tất cả đường sá đều chật cứng người đứng nên xe cộ phải đậu tại chỗ, ngay cả xe cảnh sát, xe cứu thương và xe cứu hỏa cũng không thể nhúc nhích...! Tôi khuơ vội túi xách, nhặt cái iPad trên sàn nhà chạy xuống bằng cầu thang phía sau, vừa chạy vừa kêu nhân viên chạy ra ngõ sau, xuống “court yard” của National Geographic hoặc đường 16 chứ đường 17 đã đông nghẹt.
Mặc dầu biết chắc chắn điện thoại cầm tay sẽ không có sóng nhưng tôi cũng gọi đi gọi lại năm sáu lần tìm cách liên lạc với bà xã, và hầu như mọi người ai cũng vừa chạy vừa gọi điện thoại nhưng tất cả đều thất vọng như nhau! Thật ngạc nhiên vì không gọi điện thoại được nhưng tôi lại nhận được lời nhắn “Twitter” qua iPhone xác nhận đã có động đất xảy ra ở phía Nam thủ đô Hoa Thịnh Đốn, bên tiểu bang Virginia. Tôi đang lo vì không liên lạc được với bà xã, bây giờ lại nhận được tin động đất thực sự xảy ra ở Virginia, tôi lại càng lo hơn, vội vàng bấm máy cho đứa con gái mới dọn về trường Đại Học cuối tuần vừa qua ở miền Nam Virginia nhưng cũng không gọi được!
Khoảng nửa giờ sau, điện thoại di động bắt đầu hoạt động trở lại nhưng cũng lúc có lúc không; các công sở bắt đầu cho phép nhân viên trở lại văn phòng nhưng đa số chỉ vào thu góp một ít vật dụng cá nhân rồi ra về vì chính phủ đã thông báo cho phép nhân viên ra về sớm và các văn phòng tư nhân cũng để nhân viên tự do thoải mái, ai muốn ra về cứ tự nhiên... Thằng cu út ở nhà gọi điện thoại cho tôi báo tin mọi sự OK, chỉ hơi run sợ vì căn nhà bị lắc qua lắc lại như lúc đi tàu trên biển. Cùng lúc đó, con gái tôi cũng gọi về cho biết không có gì nghiêm trọng xảy ra ở trường của cháu.

Học được kinh nghiệm kẹt xe từ 10 năm trước sau vụ 911, và trận bão tuyết đầu năm nay nên tôi không ra về ngay, chỉ lang thang thả bộ dọc theo mấy con đường gần sở xem xét tình hình... Nói chung chung, mọi sinh hoạt bắt dầu trở lại bình thường, ngoại trừ nạn kẹt xe khắp mọi con đường trong thủ đô và những hàng người nối đuôi thật dài chờ xe tại 2 trạm xe điện gần sở vì tất cả xe lửa và xe điện ngầm đều tạm ngưng hoạt động trong lúc nhân viên bảo trì kiểm soát lại đường “rầy” và sau đó chỉ cho xe chạy với vận tốc 15 miles một giờ. Phi trường Reagan National Airport cũng mở cửa trở lại. Một vài chiếc trực thăng bay lượn chung quanh tòa nhà Quốc Hội, Tòa Bạch Ốc, dọc theo công viên “National Mall” và các viện bảo tàng, các tượng đài kỷ niệm... có lẽ để kiểm soát anh ninh đề phòng có chuyện bất trắc xảy ra vì sự hỗn loạn và kẹt xe.
Tôi đi bộ trở lại văn phòng chuẩn bị lấy xe ra về thì nhận được email của chị Trương Ngọc Bảo Xuân ở California trong nhóm bạn Viết Về Nước Mỹ hỏi thăm; tôi viết vội mấy dòng báo tin cho cả nhóm nên sau đó, email dồn dập gởi tới từ các bạn Donna, Iris, Chương, Thời, Hưng, Mão, Bảo Trân... Rồi những người đồng hương Bình Giả và anh em bạn bè từ các tiểu bang khác cũng dồn dập gọi điện thoại, gởi email thăm hỏi. Tôi đành tắt điện thoại để chú tâm lái xe luồn lách tìm những con đường nhỏ ít người biết để về nhà. Sau khi về tới nhà, tôi vội vàng viết một email gởi tới tất cả những địa chỉ email tôi có trong máy để báo tin cho mọi người biết mình vẫn an toàn; và theo tin tức sơ khởi trong vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn và miền Bắc Virginia chỉ có một số người bị thương nhẹ chứ không có ai thiệt mạng. Theo báo cáo sơ khởi của chính phủ, những thiệt hại về tài chánh cũng tương đối không lớn lắm, ước tính chỉ trong vòng 100 triệu Mỹ Kim. Ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, chóp đỉnh của ngôi nhà thờ chánh tòa National Cathedral bị gãy và một số tượng điêu khắc bị nứt khá lớn, và đài tưởng niệm Washington Monument (Tháp Bút Chì) cũng bị nứt khá lớn trên chóp đỉnh của tháp... Một điều “may mắn” nữa là cả 2 nhà máy điện nguyên tử chỉ nằm cách trung tâm động đất từ 8 – 10 miles đã tự động “shutdown” một cách an toàn.
Trong cơn nguy kịch vừa xảy ra tôi càng cảm nhận được rằng mạng sống con người thật quá mỏng dòn, dễ vỡ... có thể mất mạng trong nháy mắt, và tôi càng vững tin phó thác đời mình trong bàn tay quan phòng của Đấng Toàn Năng. Sau một đêm không an giấc, tôi thức dậy sớm viết những dòng này và gom góp một vài dữ kiện về trận động đất tôi vừa trải qua lần thứ nhất trong đời để chia sẻ với các bạn như một lời cám ơn chân thành vì sự quan tâm mọi người đã dành cho tôi và gia đình trong cơn động đất.
Đây là trận động đất lớn nhất xảy ra tại Virginia sau hơn 114 năm, tính từ ngày 31 tháng 5 năm 1897 khi một trận động đất 5.9 độ Richter đã xảy ra tại quận Giles thuộc vùng Tây Nam tiểu bang Virginia.
Sau đây là một số chi tiết về trận động đất vừa qua: Trung tâm của trận động đất nằm cách thủ đô Hoa Thịnh Đốn 135 cây số (84 miles) về hướng Tây Nam, xảy ra lúc 1 giờ 51 chiều Thứ Ba 23.08.2011 tại vùng Mineral thuộc tiểu bang Virginia; lúc đầu được ghi nhận là 5.8 sau đó lên 5.9 rồi trở lại 5.8 độ Richter.
Tính tới 8 giờ sáng Thứ Tư, đã có 4 cú “aftershocks” được ghi nhận như sau:
- Lúc 2:46:50 chiều Thứ Ba, 2.8 độ Richter
- Lúc 3:20:26 chiều Thứ Ba, 2.8 độ Richter
- Lúc 8:04:36 chiều Thứ Ba, 4.2 độ Richter
- Lúc 0:45:26 sáng Thứ Tư (nửa đêm Thứ Ba), 3.4 độ Richter
Một ngày mới lại bắt đầu như mọi ngày!
Nguyễn Duy-An

Ý kiến bạn đọc
27/08/201118:21:41
Khách
Chinh Thương Đê đã gây ra earthquake, tại sao câu nguyên vơi Chua va Đưc Me che chỡ cho riêng mình?
25/08/201121:03:33
Khách
Cám ơn NDA với bài tường thuật rất xúc tích và đầy đủ. Lúc 2 giờ chiều hôm nay (25/8) tin tức cho biết đã có tất cả 7 aftershocks từ 2.2 tới 4.5 độ. Chính phủ thông báo Tháp Bút Chì sẽ đóng cửa indefinitely vì khám phá thêm nhiều vết nứt.
26/08/201113:29:42
Khách
Anh Duy-An thân mến: Mấy hôm nay nghe tin động đất ở DC, đang định tìm cách liên lạc hỏi thăm thì thấy bài tường thuật của anh, được biết anh và gia đình bằng yên. Tạ ơn bề trên. Hồi cuối tháng 6 em có dịp lên DC, có ghé nhà thờ Việt Nam hỏi thăm may ra có dịp gặp anh nhưng em nghe mấy người quen nói anh đi vắng có thể sau July 4 mới về nên không gặp được. Anh viết hay quá. Lâu nay em vẫn thường vào tìm xem nhưng không thấy anh viết... bây giờ gặp lại mừng ơi là mừng. Hy vọng anh sẽ tiếp tục viết nhiều như những năm trước.
Chào anh,
Bích-Thuỷ
26/08/201115:36:54
Khách
Chân thành cám ơn NNT đã thêm chi tiết về trận động đất. DuyAn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến