Hôm nay,  

Bên Lề Họp Mặt VVNM 2011

03/08/201100:00:00(Xem: 192739)

Bên Lề Họp Mặt VVNM 2011

doan_thi-bo_dai_ky_resize-large-content

Tác giả: Đoàn Thị


chung_ket_resize-large-content




Bài số 3317-12-28547vb3080111

Tác giả cho biết cô họ Nguyễn, bút hiệu Đoàn Thị do họ chồng ghép với cái tên lót dành cho phụ nữ VN thời xưa, hiện làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Đoàn Thị chỉ mới tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, nhưng cho thấy một sức viết mạnh mẽ. Với những bài viết đề cập những đề tài rất Mỹ, dù tác giả là cư dân Âu Châu. Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang dự họp mặt để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Á Hậu. Sau đây là chuyện bên lề họp mặt, được tường thuật bởi “nhà báo” vừa tới từ Paris.

Hình ảnh từ trái: 1) Tác giả Đoàn Thị nhận giải... Á Hậu do giám khảo Bồ Đại Kỳ trao tặng. Cả hai đều từng là cư dân Paris. Cười góp từ hai phía là 2 tác giả giám khảo Trương Ngọc Bảo Xuân và Nguyễn Viết Tân. 2) Ảnh chung, tác giả Đỗ Minh Triệu, Giải Vinh Danh Tác Phẩm, phía trái là nhân vật của “Tình Me Bao La”ï, phía bên mặt là Hoà Bình, CEO VIệt Báo, thư ký Hội Đồng Tuyển Chọn VVNM 2011, phía sau là Nhã Ca, Khôi An, Đoàn Thị, Hạ Vũ, Ngọc Anh; phía trái là Kiều Chinh và Nguyễn Trần Phương Dung, “hoa hậu” Viết Về Nước Mỹ 2011. Phía sau là các tác giả và thành viên Hội Đồng Tuyển Chọn 2011.

***

Lễ phát giải thưởng VVNM năm thứ 11 có hai người dẫn chương trình, hai cô duyên dáng, Kim chi và Thụy Trinh, mỗi người một vẽ, không thua gì những sáng tác vào chung kết sắp được công bố.

Phần khai mạc đã cắt ngay không khí chộn rộn, mọi người đang tìm nhau, chào nhau, riêng tôi đây ngồi đó nhìn và ngấm, rồi làm quen với cây cổ thụ Trương Ngọc Bảo Xuân ngồi bên cạnh.

Sau lời chào quan khách của Nghệ sĩ Kiều Chinh, ca sĩ Lê Uyên mở đầu chương trình văn nghệ với ca khúc “Vũng lầy của chúng ta” và “Tình khúc cho em”, hai bài hát trả tôi về thời con gái mơ màng chưa có một mảnh tình vắt vai. Dàn nhạc sống với cây violon, guitare, dương cầm như đưa mọi người lên lại Đà Lạt những năm 60 đầy mộng mị. Trong tiếng nhạc và tiếng hát Lê Uyên & Phương tôi quên bẵng mình đang chờ xem ai sẽ đăng quang chiều nay.

Anh Quang Tuấn hát ca khúc Trần Dạ Từ. “Ném Con Cho Giông Tố” và “Như Bóng Quê Xa.” Hai bài thôi, lạ hoắc vì là lần đầu tiên tôi nghe loại nhạc này. Nhạc mang âm hưởng thính phòng, ca từ và âm điệu trữ tình lạ lẫm, hình như tác giả sáng tác cho riêng mình và bạn bè, nên dáng dấp “Bà Nhã” ẩn hiện đâu đó.

Ca sĩ Khánh Ly hát tiếp những bài khác của bác Từ, và kết với anh Quang Tuấn bài “Nụ Cười Trăm Năm”, tựa đề CD nhạc mà tôi nghĩ tác giả chơi chữ, “trăm năm” cách đếm thời gian trong văn chương. Nghe rồi mới biết, tác giả chẳng những chơi chữ mà còn làm toán nữa, hai đứa 50 cộng lại ra chẵn 100, chữ nghĩa của bác Từ xem ra khá chính xác như toán học.

Tôi thích thú như đang dự một buổi ca nhạc, thú vị hơn, cả ba ca sĩ đều hát hết hồn làm tôi hết vía, quên cả mình đang chờ kết quả viết lách ròng rã suốt năm qua. Tôi còn say men nhạc nên khi nhà báo Bồ Đại Kỳ sổ một tràn tiếng tây, tôi cuống quít thỏ thẻ tiếng ta, đành cáo lỗi với mọi người, cư dân Paris bị nhạc Ta dẫn ra khỏi xứ Tây mất rồi. 

Kết quả không ngoài dự kiến của nhiều người, chị Bảo Xuân sững sờ khi được gọi lên sân khấu nhận giải Việt Bút. Thấy chị bối rối giống như bài viết mới nhất của chị “Sao bỗng dưng tôi lại thế này”. Rõ là duyên nợ chị ơi, bài viết của chị nhắc đến tình xưa, bây giờ chị lại thế này vì chị đang tương tư chữ nghĩa, ban giám khảo đã hợp thức hóa “mối tình cuối” của chị rồi đấy.

Phương Dung đoạt giải Tác Giả Tác Phẩm, kết quả bao nhiêu năm đeo đuổi chữ nghĩa, có chàng Tê Hát Y Cờ Rét làm thầy sửa chữ. Công chồng Của vợ, phần thưởng này chắc chắn nàng phải chia một nửa cho chàng. Dạo này chàng Thy nhà Dung bắt đầu cầm bút, chú em đã nhiễm virus VVNM rồi đấy, hy vọng sang năm hai vợ chồng sẽ lều chõng đi thi Hội, bà con le lưỡi không dám cá độ, sợ vợ chồng nhà Thy hờn dỗi nhau.

Minh Triệu xứng đáng nhận giải Tác Phẩm, công sức bao nhiêu ngày tháng kiên nhẫn gõ từng chữ. Đằøng sau thành công của một người đàn ông có bóng dáng người phụ nữ, và người phụ nữ đó người đàn ông phải cất công tìm kiếm. Minh Triệu may mắn có ngay người phụ nữ đó lúc mới lọt lòng, người mẹ tuyệt vời, Việt Báo Vinh Danh Tác Phẫm của Minh Triệu, nhưng tác phẩm để đời của tác giả là người phụ nữ sớm chiều nâng niu Minh Triệu bao nhiêu năm qua. Xin chúc Mẹ con Minh Triệu những ngày sắp tới như mọi ngày, dù cuộc đời có khó khăn, nhưng với tình yêu, chúng ta có thể dời sông lắp biển để được ở bên nhau.

Tôi ôm được giải viết dai, viết đến quên không nhớ nổi con số chính xác. Vậy mà bà chị Hạ Vũ nhớ vanh vách trên con số 10, quý vị bên hông phòng phiếu cũng đoán như thế, còn tôi chả đoán già đoán non chi cả. Vô được Top Ten, có người nói “ ngon cơm”, tôi phát rét, chuyến này mang ơn chàng của tôi khùng luôn. Chàng núp bên cánh gà sửa chữ cho tôi, sửa chữ thôi chứ không khuyến khích như chồng ai kia đâu nhé, vậy mà công trạng của chàng bự lắm, chả phải chàng bỏ công mài mực cho tôi viết, mà chàng bỏ bữa ăn chính gậm bánh mì hoặc húp mì gói vì cái nghiệp ngang xương của tôi. Việt Báo trao cho tôi giải Vinh Danh Tác Giả, về nhà tôi phải vinh danh chàng theo cách của riêng tôi (có cho vàng tôi cũng không dám bật mí với độc giả), và tôi xin vinh danh độc giả đã ủng hộ những bài viết của tôi và những sáng tác của các tác giả khác trong mục Viết Về Nước Mỹ.

Quý vị trong ban giám khảo đã nói, chuyên mục này còn nhiều hứa hẹn, thành công là do độc giả ủng hộ hàng ngày, tác giả có kẻ đến người đi, nhưng độc giả mà đi là nguy đấy. Ai cũng kỳ vọng vào tương lai, riêng tôi nhận giải rồi đâm sợ. Chàng của tôi bên kia đại dương meo một câu làm tôi “suy tư bên bờ vắng”: liệu hồn nhé, từ nay độc giả không có tha đâu, viết ấm ớ coi như bỏ đời đấy.

Tôi trả lời chàng, giời ạ, nếu biết lỡ bước lên sân khấu rồi cuộc chơi sẽ đầy chông gai, hôm qua con nằm nhà cho yên thân.

Chàng dũa tiếp, biết mình yếu bóng viá sao lại leo lên mạng viết hươu viết vượn rồi than, thôi lỡ phóng lao phải theo lao.

Tôi chưa biết tính sao, bèn viết bài này để trần tình, quý vị tác giả các bài viết khác nghĩ gì, có rung, rét rồi rón rén trèo lên Việt Báo nữa không.

Tôi bị nhiễm nặng rồi, chỉ có giời cứu thôi, quý vị viết ít chữ cho tôi yên tâm nhé.

Cảm ơn ban giám khảo, anh chị tòa soạn Việt Báo, những cơ sở mạnh thường quân, quý vị đại diện chính quyền địa phương, quý vị dẫn chương trình, ca nhạc sĩ và những bạn văn cũng như những người tham dự lễ trao giải VVNM lần thư 11, đã cho tôi một buổi chiều chủ nhật đáng nhớ.

Đoàn Thị

Tháng 8, ngày 1, 2011.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến