Hôm nay,  

Săn Ảnh Dọc Bờ Biển Cali

18/07/201100:00:00(Xem: 148100)
Săn Ảnh Dọc Bờ Biển Cali

Tác giả: Phúc Thiện Nhựt
Bài số 3305-12-28535vb2071811

Tác giả tên thật là Phùng An, cư dân Westminster, Nam California, tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 1975, công chức VNCH. Từ năm 1975 đến 1979: Bán chợ trời. Năm 1980: Vượt biên đến Mỹ. Nghề nghiệp ở Mỹ: Electronic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Cơm Chỉ”. Bài mới của ông kể tiếp chuyện đi săn ảnh vùng duyên hải Cali của Hội nghệ thuật PSCVN. Ảnh kèm theo bài:
san_anh-large-content“Giúp Nhau Qua Cầu Khỉ”. Chụp trên đường lên đầu nguồn suố. Limeklin Creke, (12:00P, 05-06-2011.)
*** 
Săn ảnh là một thú vui giải trí như những môn thể thao trượt tuyết, lướt sóng, câu cá... Tuy nhiên, săn ảnh đòi hỏi khã năng nhiếp ảnh nghệ thuật, sự kiên nhẫn và linh động tuỳ theo mỗi chủ đề : Người mẫu - Chân dung - Phong cảnh - Tĩnh vật - Di động vật, không gian và thời gian....
Đề tài viết về những chuyến đi “Săn Ảnh” tôi đã có dịp kể lại trong các bài trước từng đăng trên Việt Báo: “Trên Đường Đi Săn Ảnh”, và “Săn Ảnh Vùng Đồi Đá Đỏ Sedona”. Hôm nay tôi hân hạnh mời quý vị tham gia chuyến đi săn ảnh những địa danh miền duyên hải, tiểu bang California nằm dọc theo liên tỉnh lộ số 1 (Pacific Coast Hwy), do hội ảnh nghệ thuật PSCVN tổ chức cho khoá X năm 2011.
Liên tỉnh lộ so á1, hướng bắc từ “Cầu Cổng Vàng” (Golden Gate Bridge) chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương xuống tận San Diego dài khoảng hơn 500 dặm, qua nhiều khu gia cư, thị trấn, bãi biển, công viên và thắng cảnh nhưng phạm vi bài này tôi muốn đưa quý vị đến vài thành phố đoàn săn ảnh đi qua từ Marina SB (State Beach) đến Limekiln SP (State Park) gồm Fort Ord Dunes SP; Monterey SB; Carmel City; Garapata SP; Andrew Molera SP; Big Sur City; Lucia City và Limekiln SP.
Nói đến liên tỉnh lộ số 1 có lẻ không xa lạ đối với chúng ta nhưng mỗi khi có nhu cầu đi, về giữa bắc và nam Calif. chúng ta quen sử dụng xa lộ liên bang số 5 hoặc xa lộ tiểu bang số 101 ít ai sử dụng liên tỉnh lộ số 1 từ San Francisco về đến Santa Monica và ngược lại, ngoại trừ các cư dân sinh sống trong các thành phố miền duyên hải.
Lập nghiệp tại tiểu bang California khá lâu, lần đầu tiên tôi có dịp tháp tùng đoàn săn ảnh chạy qua quãng đường dài có nhiều thắng cảnh đẹp, bên này biển cả mênh mông, bên kia núi, đồi trùng điệp, dốc đá cheo leo hoặc hai bên đường rợp bóng cây xanh che khuất đoàn xe lượn quanh trên lưng chừng đồi.
Nhìn màu nước xanh đại dương, các ngọn sóng bạc đầu liên tiếp vỗ vào bãi cát trắng; nhiều mỏm núi đá nhô ra dưới chân đồi tận mé biển giống cảnh bãi trước Vũng tàu hoặc vùng biển Vũng Rô dưới chân đèo Cả, miền Trung, Việt nam làm cho lòng người dù vừa rời khỏi đất nưóc Việt nam hay đã xa quê hương lâu ngày thêm bồi hồi nhớ về quê mẹ. Cảnh núi, đồi biển cả ở đây tạo nhiều thắng cảnh đẹp, chủ đề độc đáo nên hàng năm thu hút nhiều nhiếp ảnh gia các nơi về săn ảnh.
Tuy cùng chung tiểu bang California, ở vùng cao nguyên phía đông, dọc liên tỉnh lộ 395 (395 Hwy) núi, đồi toàn rừng thông xanh san sát, cao vút; rừng thông ở đây thưa thớt, tàng thấp mọc lẫn lộn chung với các giống cây vùng bình nguyên: “Redwoods, Oaks, Sycamores, Cypress và Maples cho ta hình ảnh tươi mát của cuộc sống thanh bình.
Đoàn săn ảnh của Hội Ảnh Nghệ Thuật PSCVN lần này gồm 6 xe mini van, 36 bạn ảnh. Ban tổ chức thông báo 9:00P tập trung tại điểm khởi hành kế trạm xăng Shell trước chợ ABC để kiểm điểm lại hành trang trước khi đoàn xe chuyển bánh lúc 9:30P kịp đến mục tiêu đầu tiên là phía đông, nam “Cầu Cổng Vàng” (Golden Gate Bridge) trước khi mặt trời lên cao, mục đích chụp ánh bình minh xuyên qua lớp sương mù còn đang bao phủ toàn thân cây cầu cũng như 2 ngọn chân cầu.
Muốn chụp được chiếc cầu màu đỏ ẩn hiện trong màn sương mỏng ban mai đòi hỏi người bạn ảnh, ngoài khả năng nhiếp ảnh nghệ thuật, dụng cụ nhiếp ảnh phải đầy đủ như những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Đoàn săn ảnh đến đích đúng thời điểm nhưng sáng hôm ấy -thứ bảy, 04-06-11- trời mưa. Thời tiết thay đổi bất lợi này ban tổ chức biết quá trể nên không huỷ chuyến đi được vì khách sạn đã đặt phòng và xe đã thuê; tuy nhiên, ban tổ chức kịp thông báo các bạn ảnh chuẩn bị áo mưa cho thợ săn ảnh và máy ảnh. Nhiều bạn ảnh cẩn thận hơn, ngoài áo mưa còn mang theo dù che mưa nên hoạt cảnh săn ảnh sáng hôm ấy trông thật vui mắt.
Hơn 8:00 sáng, cơn mưa quái ác loãng dần, chúng tôi cũng đã chụp được nhiều kiểu ảnh cảnh “Mưa Bình Minh” bên cầu Golden Gate độc đáo, hy vọng quý vị sẽ có dịp thưởng ngoạn nhân dịp hội triển lãm ảnh nghệ thuật hàng năm, khoãng tháng 7 năm 2011.
Sau cơn mưa, không gian bắt đầu có ánh sáng, khách du ngoạn thập phương, những “tour bus” cũng lần lượt xuất hiện, đoàn săn ảnh qua hướng Baker Beach để chụp cây cầu nhìn từ hưóng tây, nam. Giờ này xe cộ trên cầu đã lưu thông tấp nập. Chụp cảnh từ hướng tây, nam ống kính sẽ thu được nguyên chiếc cầu từ hai bờ nam, bắc và 2 chân cầu từ mặt nước biển đến đỉnh đầu.Chụp ảnh cầu Golden Gate từ hướng này, hậu cảnh (background) không có gì hấp dẫn; Tuy nhiên, nếu thời tiết ưu đãi, các bạn ảnh sẽ chụp được nguyên cây cầu màu đỏ ẩn hiện mờ mờ, ảo ảo trong màn sương mai; mặt biển phản chiếu ánh bình minh tô thêm nét đẹp những áng mây trắng trôi bồng bềnh trên bầu trời trong sáng.
Trời bắt đầu mưa lác đác trở lại, đoàn săn ảnh chúng tôi vẫn không nản lòng vì đã “phóng lao phải theo lao” chúng tôi trở lại phía đông, nam vào khu Fort Point dưới chân cầu phía nam vào Bảo Tàng Viện (National Historic Site, California) xem và chụp những chứng tích lưu lại từ năm 1860: “Hình nộm những người lính Quốc gia bão vệ hãi phận (Federal coastal defense, (1860); người lính Tây Ban Nha (Spanish soldier) với quân phục, vũ khí đầy đủ (1770); các thổ dân bản địa (Native people) “Ohlone, Salinan, Esselen”; các loại vũ khí Columbiad cannon, “hotshot” furnaces ((iron cannon balls) đã được xử dụng trong thời nội chiến (Civil War) và các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày trong trại binh từ thế kỷ 18, đặc biệt là tháp đèn hãi đăng (lighthouse).
Bên ngoài cơn mưa vẫn rỉ rả rơi, trưởng đoàn săn ảnh xin ban trật tự (security) Bảo Tàng Viện cho đoàn săn ảnh dùng cơm trưa trong Bảo Tàng Viện. Gọi “bữa cơm trưa” cho có vẻ quý phái nhưng là cơm “tay cầm”. Bàn ăn đã có sẳn giữa không gian chật chội, trần nhà thiếu ánh sáng, chúng tôi kẻ đứng, người ngồi trông có vẻ “bụi đời”nhưng ăn rất ngon nhờ công lao chị T L và anh Q Đ chuẫn bị quá đầy đủ bánh mì, chả và các món ăn gia vị làm tăng thêm hương vị bữa ăn trưa, đang đói và gần 2 tiếng đồng hồ phải leo lên, xuống ba tầng lầu Bảo Tàng Viện không có thang máy bằng thang “trôn ốc” (kiểu thang xây vòng tròn hình trôn ốc).

thac-large-content“Dòng Suối Bạc Thượng Nguồn”. Chụp (12:30P, 05-06-2011.)

Mặt trời đã đổi về hướng tây, đoàn săn ảnh không bỏ lở cơ hội chạy qua cầu đến khu đồi Marin Peninsula (Marin Headlands) bọc theo sườn đồi đến hưóng tây, bắc cầu Golden Gate, mục đích chụp cảnh toàn nhịp hay bán nhịp chiếc cầu với hậu cảnh là khu cao ốc trung tâm thành phố San Francisco hoặc khu gia cư san sát khoe màu trắng xoá dưới ánh sáng ban trưa. Nhìn hình bóng cây cầu bắt xéo qua vùng vịnh, trôi nỗi bồng bềnh trên mặt biển, nếu bạn có tâm hồn thi sỉ chắc chắn bạn sẽ dệt được một bài thơ lãng mạn, yêu đời.

Rời Golden Gate Bridge lúc 3:00P, xuôi nam cũng bằng liên tỉnh lộ số 1, điểm đến và mục tiêu săn ảnh ngày chúa nhựt (05-06-11) là Limekilm State Park. Trên đường đi, đoàn săn ảnh có dịp dừng chân tại nhiều cảnh đẹp dọc bờ biển nhứt là cảnh hoàng hôn bên bờ đại dương trong vịnh Monterey Bay trước khi đến thành phố Monterey. Chiều hoàng hôn ở đây nhuộm không gian thành bốn màu ngang, song song với đường chân trời không toả những tia nắng yếu ớt cuối ngày trên đồi, núi hay đại dương như chúng ta thường thấy.
Đoàn săn ảnh ở qua đêm tại thành phố biển Monterey là thành phố cổ trước kia có tên gọi “The Old Mexican Town” hoặc “Alta (Upper) California” nổi danh nhờ những bờ biển có núi đá dốc thẳng đứng bên bãi cát trắng (rocky cliffs and white beaches) và nhà máy sản xuất cá mòi đống hộp (California Sardines, loại cá mòi sanh sản nhiều trong vịnh Moterey Bay), thương hiệu Sea Wave. Bờ biển tuy không đẹp bằng biển Nha trang hay Vũng tàu nhưng phố xá êm đềm, cuộc sống cư dân hiền hoà.
Sáng chứa nhựt (05-06-11), mặt trời vừa hừng đông chúng tôi đã lên đường tiếp tục xuôi nam vì cần thời gian chụp cảnh dọc đưòng trước khi đến mục tiêu chính là giồng suối Limekilm Creek. Giòng suối này từ thượng nguồn khu rừng đồi Los Padres National Forest chảy ngang qua Limekilm State Park ở độ cao 5155ft, từ khe đá chảy xuống tạo thành giòng suối đứng chiều cao100ft (khoãng 30mét), lượn quanh qua các ghềnh đá, triền đồi trước khi đổ ra bờ biển có nhiều mõm núi đá thẳng đứng (steep coastal slopes.)
Muốn chụp cảnh đầu nguồn con suối, đoàn săn ảnh phải đóng lệ phí vào cổng (Ranger Station/Park entrance), leo núi theo lối mòn ngoằn ngoèo, độ dốc thoai thoải khoãng hơn nữa dặm (mile); tuy đoạn đường ngắn nhưng qua 2 cây cầu gổ và 4 cầu khỉ (cầu thô sơ bắt ngang giòng suối cạn). Đoàn săn ảnh rải rác từng toán, từng bước len lỏi đi lên thượng nguồn, tai nghe tiếng gió rung lá cây rừng rì rào hoặc tiếng nước chảy róc rách xuyên qua khe đá. Văng vẳng tiếng thác đổ trên ngọn suối đầu nguồn làm cho đoàn săn ảnh thêm nôn nao, phấn khởi từng bước tiến lên không biết mệt.
Nhìn quý cô bạn ảnh đi qua 2 cầu gổ không có gì nguy hiểm vì có thanh chắn 2 bên thành cầu nhưng cầu khỉ bằng thân gổ tròn không có thanh chắn dể bị trượt chân, vài bạn ảnh có sáng kiến dùng chân 3 càng (tripod), 2 người giữ 2 đầu làm thành cầu tì tay đi qua.
Tôi đang bâng khuâng nhìn cây cầu khỉ trước mặt chuẫn bị đi qua, bổng nghe văng vẳng sau lưng có tiếng ngâm: “Hỡi cô bạn ảnh xinh xinh, săn ảnh một mình thấy đá đừng leo”.
Quay nhìn, tôi thấy người bạn ảnh vừa ngâm câu thơ, tuổi đời quá trẻ, tôi nghỉ chắc có cô bạn ảnh nào đó đang đi gần anh ta, tôi hỏ: “Cô bạn ảnh em vừa dặn dò: “... Săn ảnh một mình, thấy đá đừng leo”, đâu rồi" Người bạn ảnh trẻ cười vui vẻ, trả lời: “Em không có cô bạn ảnh nhưng cảnh đẹp núi, rừng, tiếng suối reo vui tai làm tâm hồn em thanh thản, thêm yêu đời, mượn ý và vận thơ của nữ thi sỉ Hồ xuân Hương sữa lời ngâm cho vui để thêm nghị lực theo chân các anh, chị leo lên đồi.
Đoàn săn ảnh tiếp tục đi, tiếng thác nước đầu nguồn nghe rỏ dần, nhìn lên, thấp thoáng xa xa, các bạn ảnh đến trước tìm được vị trí thích họp, bấm máy “lia chia” (động tác chụp ảnh nhanh và nhiều), ống kính máy ảnh mọi người đều quay về một chủ đề: “Giòng nước suối trắng xoá từ trên cao chảy xuống ”. Tôi vừa đến nơi vội tìm vị trí đặt máy ảnh, cũng bấm máy “lia chia”.
Gần 2 giờ trưa, đoàn săn ảnh tập trung đầy đủ dưới chân đồi, bữa cơm trưa được bày ra dưới những tàng cây gần bãi đậu xe, mặc dù đói nhưng mọi người có cãm giác mỏi chân,
thấm mệt vì vừa thực hiện chuyến leo núi bất đắc dỉ, tảng mác ngồi trên những tảng đá nghĩ chân, ban ẫm, thực nhắc nhở nhiều lần vẫn không ai tha thiết tự phục vụ (self service) bữa ăn trưa nên quý vị trong ban hướng dẫn, ông H P S, ông D V và vài bạn ảnh khác phải tự nguyện làm “waiter”.
Bữa cơm trưa không thịnh soạn bằng những lần đi săn ảnh trước vì đoàn săn ảnh dương thịnh, âm suy nên thực đơn không có cơm nóng với món thịt gà xào xã không có ớt; bò kho dưa chuột hay xôi lạp xưởng, tôm khô hấp nước dừa. Món ăn chính là turkey ham và bánh mì, gia vị phụ tùng có rau tươi, cà chua và dưa chuột.... Chị L U và cô C H rất năng nổ và chu đáo phụ trách phần ẫm, thực vừa bày thức ăn ra bàn vừa nhắc nhỡ các bạn ảnh hôm nay “phải” dùng thịt “turkey ham” nhiều hơn bánh mì vì chị mua turkey ham nhiều lắm. Chị thông báo mỗi phần sandwich ngoài 2 miếng cheeses, rau tươi phải kẹp chung 6 miếng “turkey ham”! Đây là món sandwich đặc biệt cho đoàn săn ảnh leo núi" Tôi và vài bạn ảnh “nhẹ dạ” nghe lời “dụ dổ” của 2 chị ban ẫm, thực kẹp chung 6 miếng “turkey ham” vào bánh mì sandwich. Ồ, mặn quá! mặc dù không cho thêm nước tương hoặc muối tiêu.
Sau bữa ăn trưa, các bạn ảnh rảo bước về hướng tây bọc quanh sườn đồi cạnh mé biển chụp những ngọn sóng bạc đầu đang nhịp nhàng liên tiếp vổ vào bờ dưới giòng nước suối Limekiln Creek từ trên mõm đá cao chảy xuống như một “cây nước” thẳng đứng, vòng chu vi khoãng hơn 1 mét, cao 50 mét. Từ sườn đồi bên này nhìn qua trông như giòng nước máng xối (“gutter”, dụng cụ làm bằng kim loại hay gổ hứng chung nước mưa dưới hai mái nhà tụ lại, thường thấy ở miền quê Việt nam) trong cơn mưa tầm tả.
Trên đường về, sáu xe mini van vẫn nối đuôi nhau theo thứ tự như lúc ra đi. Tình bạn săn ảnh hoà cùng niềm vui vì “bộ nhớ” (memories card) máy ảnh của mỗi người đã đầy ấp những hình ảnh đẹp nên trên các chuyến xe suốt lộ trình phát ra từ hệ thống máy walking talking (2 way radio) những câu chuyện vui, giọng nói, tiếng cười rộn rã. Tôi nghe tiếng ông D V, xe số 1, nêu câu đố: “Đố quý bạn, con cá “Dồ” và con cá “Tra” khác nhau cái gì"” Mọi người trên 6 xe cũng đều im lặng (có lẻ cũng đang suy nghĩ). Không nghe ai trả, người ra câu đố tự trả lời: “Con cá “Dồ” có đôi mắt lé; con cá “Tra” có đôi mắt lươn. Hí... hí... hí... Sau tiếng cười khúc khích của cô bạn ảnh nào đó từ máy walking talking, có người góp ý thêm: “Con “Cá ươn” có mắt một mí. Hí... hí... hí... Đây là mục đố vui không có thưởng, đúng hay sai tuỳ sự phán đoán của mỗi người, mục đích giúp quý bà nội trợ mỗi khi đi chợ chọn mua cá trong các siêu thị nhớ nhìn kỹ đôi mắt cá kẻo mua nhầm cá ươn.
Đi “Săn Ảnh” là dịp chúng ta thu vào đôi mắt ngưòi “Thợ Săn” cũng như ống kính máy ảnh những hình ảnh đẹp trong vũ trụ bao la, muôn màu đó là niềm vui độc đáo của những ai có thú đam mê nhiếp ảnh. Tuy nhiên, nếu quý vị chưa có điều kiện thực hiện những chuyến đi “săn ảnh”, mời quý vị vào trang nhà của các hội nhiếp ảnh hoặc hội PSCVN: “pscvn.org” có nhiều phòng chưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật của từng thể loại, quý vị sẽ có dịp hưởng “Thú Vui Ngồi Xem Ảnh” thay vì “Thú Vui Đi Săn Ảnh.
Phúc Thiện Nhựt 
Anthony Phùng

Ý kiến bạn đọc
18/07/201123:55:08
Khách
Bài Hay, hữu ích.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,653,807
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến