Hôm nay,  

Nước Mỹ Trong Tôi

17/07/201100:00:00(Xem: 129477)

Nước Mỹ Trong Tôi

Tác giả: K.H.
Bài số 3304-12-28534vb8071711

Tác giả cùng gia đình hiện sống tại quận Bình Thạnh, Saigon. Bài đầu tiên của K.H. là “Ngày Của Cha”, đã phổ biến trên Việt Báo ngày 19 Tháng Sáu 2011, kể chuyện về người cha cảnh sát bị công sản giết từ năm 1960, bỏ lại đàn con mồ côi không cha, không mẹ, và rồi cô con út đi tìm hỏi về người cha suốt 50 năm dòng dã... cho tới ngày tìm được họ hàng từ Mỹ, từ Úc, từ quê nhà. Sau đây là bài viết thứ hai của cô.

*** 

Tôi không là dân của nước Mỹ, chưa hề đến được nước Mỹ. Tôi chỉ là người dân nước Việt Nam, sống tại Sài Gòn Việt Nam. Thế nhưng tin tức hằng ngày về nước Mỹ luôn đến với tôi, vì tôi có bà con và bạn bè ở khắp mọi nơi trong nước Mỹ.
Tôi có người Bác, anh họ của Ba tôi đang ở South Carolina. Nhà Bác chỉ có 2 vợ chồng, trong nhà có 2 phòng ngủ, phòng ngủ của Bác có đặt Webcam nên tôi thấy mọi sự trong nhà, từ cái giường ngủ, đến cái bàn trang điểm của bác gái tôi. Nhìn hoài trong hình hằng đêm qua webcam, tôi thấy mọi sự vật trong phòng Bác quá quen thuộc đối với tôi, như tôi vẫn hằng ngày ghé vào phòng Bác thăm chơi, trò chuyện.
Tôi còn biết mỗi sáng 2 bác tôi cùng nhau đi đến phòng tập thể dục, đến 11g mới về đến nhà, và cũng là lúc bác trai ngồi vào máy trò chuyện với tôi, còn Bác gái thì đi chuẩn bị bửa cơm trưa. Đôi khi 2 bác cháu trò chuyện quên cả thời gian, bác gái phải lên tiếng “khuya rồi con chưa ngủ sao"” Mấy Bác cháu cười hà hà với nhau và tôi phải tắt máy vào giường, vì ở Việt Nam đã chuẩn bị qua ngày mới. Chỉ hai ngày thứ bảy và chủ nhật hai Bác không đi tập thể dục, chúng tôi mới nói chuyện lâu được. Cứ như thế ngày này qua ngày khác, tuy xa nữa vòng trái đất, tận nước Mỹ xa xôi, tôi và bác vẫn gần gũi nhau trong gang tất, còn gần hơn những anh em ruột thịt của tôi cùng ở chung một thành phố với tôi...
Tôi còn có hai người Cô ở Ohio, hể buồn là cô gọi điện về tâm sự với tôi, Cô lớn không có chồng, ở vậy với gia đình cô em, họ sống với nhau như thế từ nhỏ ở Việt Nam và qua đến Mỹ vẫn thế, cô lớn đã về hưu, hằng ngày chỉ lo việc trong nhà, trồng đủ các loại rau trong vườn, sáng nào cũng chịu khó đi bộ đến nhà thờ Mỹ, cách nhà cô không xa để đi lễ, vào hội đoàn để giúp vài việc dọn dẹp, quét lau cho nhà thờ. Cô không xử dụng webcam nên không thấy được nhau, nhưng tiếng gọi thì gần gũi và thân thương chẳng thua gì Bác tôi .
Tôi còn bạn bè ở nhiều nơi trên đất Mỹ. Virginia, Maryland, Texas, Houston, California, Seattle… chúng tôi liên lạc với nhau đủ mọi cách, điện thoại, email, webcam …. Tôi biết được thời tiết vùng Maryland từng ngày, anh bạn tôi viết thư về kể: Maryland là vùng đất của Đức Mẹ nên được gọi là Maryland. Anh là người thích chụp hình nên tôi gần gũi với vùng Maryland này lắm, mỗi khi Xuân về khí hậu ấm áp, mọi người kéo nhau về quãng trường “Cây bút chì” vui chơi thưởng thức những ngày lễ hội.
Thu về, mùa thay lá, những chòm cây thay màu vàng, đỏ, đẹp như tranh, tôi như thấy mình đang đi dưới tán lá ấy, và luôn mơ ước điều đó thành sự thật. Mùa Đông về tuyết rơi ngập đường, anh gởi về cho tôi những tấm hình anh đang cào tuyết dọn đường vào nhà, những tấm hình quanh khu phố nhà anh tuyết phủ trắng xóa, nhất là những ngày gần vào Lễ Giáng Sinh, những ngôi nhà to lớn trưng bày đèn hoa sáng rực cả một khu phố. Tất cả như những chuyện cổ tích trong tranh, mà tôi đã xem từ lúc nhỏ. Thế mà đó là sự thật, tất cả bạn tôi đều đi dưới tuyết, chơi với tuyết, và … vất vả vì tuyết .
Đẹp nhất là mùa hoa Anh đào nở, trắng toát cả một con đường, cảnh đẹp không làm sao tả xiết, có những con đường đi dọc theo hồ nước cho hoa soi bóng bên hồ, tôi cứ trầm trồ mãi, mà bạn tôi thì than thở: “Đến mùa này thì tớ bị dị ứng với hoa, khổ lắm…”
Rồi tôi còn có những tấm hình vườn hoa Tulip thật đẹp, hoa đủ màu khoe sắc, làm tôi phải thốt nên lời “Sao đất nước họ cái gì cũng đẹp, cái gì cũng đáng thưởng thức đến thế"”
Những ngôi Thánh đường bạn tôi thường đến. Các sinh hoạt bên trong Thánh đường trong những ngày Lễ lớn, cái gì cũng từ xa lạ đến quen thuộc với tôi, vì hằng năm bạn vẫn lưu lại cho tôi những hình ảnh trong ngày mừng Lễ .
Các Nhà hàng, các bữa ăn vào những dịp Lễ, Tết, họ đưa nhau đến đây. Ngày mừng Cha, ngày mừng Mẹ, ngày Quốc khánh, ngày Trận Vong … ngày nào cũng rộn ràng, và họ còn kèm theo một câu “Ước gì KH có mặt nơi đây”
Rồi những Lễ tốt nghiệp của con cái bạn tôi, cứ làm con cái tôi thèm thuồng mong sao nó cũng có được buổi lễ tốt nghiệp như thế.
Tin tức hằng ngày nhận được, tôi thông báo lại cho gia đình, các con tôi vẫn đùa: “Mẹ như đang ở Mỹ, chuyện gì cũng biết, nơi nào cũng đến”. Đôi khi tôi cũng thấy, hình như tôi biết tin tức hằng ngày về nước Mỹ nhiều hơn biết tin tức về đất nước Việt nam tôi đang ở.
Rồi đến một ngày ước mơ đi Mỹ của tôi được tượng hình. Bất ngờ tôi đạt được Giải Khuyến Khích của Văn Thơ Lạc Việt tổ chức, qua bài viết “Ngày Của Cha”. Tôi vui sướng và hãnh diện lắm.
Văn Thơ Lạc Việt có email thông báo đến các Tác giả đến nhận Giải:
Lễ phát giải thưởng được ấn định vào ngày Thứ Bảy 12 tháng 2 năm 2011 vào lúc 14 giờ tại Hội Trường Học Khu Franklin McKinley 645 Wool Creek Drive (giữa đường Senter) San Jose, CA 95111.
Tôi không nghĩ mình có thể đi được, khi giấy mời được gởi chung chung qua mạng, không ghi tên từng người. Lại nữa tôi còn đang hoang mang lắm, chưa có quyết tâm làm liều đi du lịch Mỹ một chuyến… Nên đành phải nhờ cháu tôi đang ở gần nơi Phát Giải, đại diện tôi đến nhận Giải giùm.
Nghe cháu tôi kể lại, ngày phát Giải long trọng lắm, tuy là giá trị vật chất chẳng bao nhiêu, nhưng cái giá trị tinh thần rất lớn, làm cháu tôi cũng hảnh diện lây với tôi.
Nghe cháu kể thế, tôi lại mơ ước đi Mỹ, hối hận vì sự thiếu tự tin của mình, làm lỡ một cơ hội hiếm có. Tôi ray rứt mãi mong làm sao có được một cơ hội tốt như thế này nữa"
Thì đến tháng Tư tôi nhận được một giấy mời đến Mỹ để tham dự ngày gặp gỡ trong giới Văn Nghệ sĩ ở bắc Cali. Lần này không bỏ lỡ cơ hội tôi làm đơn ngay, có sự động viên và giúp đỡ của cháu tôi đang ở Cali.
Trời ơi! Thật là một sự hết sức thú vị trong trí óc tưởng tưởng của tôi. Tôi hỏi thăm bạn bè những người đã đi phỏng vấn, họ dặn bảo tôi đủ điều, nào là đừng bao giờ nói đi lâu, chỉ xin đi vài ba tuần thôi, nào là đừng nói nhiều, cà kê nhiều họ không thích, họ hỏi cái gì trả lời cái đó, gọn gàng là tốt, đừng nói những gì họ không hỏi … nhớ đó!
Tôi và con gái út tiết kiệm tiền bằng cách mày mò trên máy, tự làm đơn xin Nhập cảnh không thường trú vào Hoa Kỳ.
Làm đơn xong nhận được tiếng “OK” là tôi ra ngay xe buýt về trung tâm Sài Gòn đóng tiền lấy Visa ở Citibank. Khi chờ đóng tiền cô thu ngân hỏi tôi:
- Ngày nào cô phỏng vấn”.
Tôi trả lời:
- Cô chẳng biết, chẳng phải mình đem nộp giấy này, thì họ báo ngày cho mình đến phỏng vấn sao "
- Không, cô phải xin ngày phỏng vấn trên mạng luôn
- Con gái cô mò mò mới làm được cái đơn này thôi, còn tìm ngày phỏng vấn thì nó không biết rồi.
- Dễ thôi cô, em nó làm được đơn là giỏi rồi, giờ về tìm ngày phỏng vấn nữa thôi, không khó lắm đâu.
Tôi về nói với con, hai mẹ con cũng không hiểu làm ra sao" đành phải nhờ anh bạn nhỏ, Giám Đốc “Vietwings” tìm giùm.
Thế là ngày phỏng vấn đã đến, ngày 17/5. Sát giờ G, hai mẹ con đi đến nơi, tìm chỗ cho con ngồi đợi, là tôi vào xếp hàng ngay, không có thời gian tìm hiểu, hỏi thăm xem mọi người đang đứng quanh nơi đây họ chuẩn bị những gì để có thể giúp mình kinh nghiệm. 


Vào xếp hàng bên trong, tôi nhìn thấy những người nhân viên người Việt, trong đầu tôi chợt hỏi: “Họ là ai" Họ là nhân viên của TLS Mỹ hay họ là nhân viên của nhà nước XHCN Việt Nam"”. Người đàn ông xếp hàng sau tôi than vản: “Đi cũng được, không đi cũng được, mà sao mình lại cứ phải hồi hộp"”.
Tôi mỉm cười với anh:
- Anh đi lần thứ mấy"”
- Tôi đi lần đầu.
- Anh nghĩ mấy người này của Nhà nước VN hay nhân viên của nước Mỹ đưa qua"
- Chắc là họ chọn nhân viên bản địa chị ơi
Tôi à một tiếng không mấy vui .
Chờ đợi … thì rồi cũng đến phiên tôi. Tôi gặp một cô gái trẻ, không muốn nói tiếng Việt (hay không biết nói tiếng Việt") phỏng vấn tôi:
- Chị đi Mỹ làm gì" (Theo lời cô thông dịch viên)
- Tôi có giấy trong Hội Văn Nghệ Sĩ Cali mời đi tham dự buổi họp mặt tại Bắc Cali vào những ngày đầu tháng 6 (Vừa nói vừa trình bày giấy tờ). Vào tháng Hai vừa qua tôi cũng được nhận một Giải Khuyến khích Văn Học, nhưng tôi chưa đi được. Hiện giờ Giải của tôi vẫn còn nằm tại Mỹ .
- Chị là Nhà Văn "
- Không, tôi chỉ tập tành viết vậy thôi.
- Chị có đi chung với ai hay nhóm nào không"
- Không, tôi chỉ đi một mình.
- Chị đi trong bao lâu"
- Tôi xin đi trong vòng 3 tuần lễ, từ 1/6/2011 đến 20/6/2011.
- Chị có đem theo bài chị được Giải không"
- Dạ không .
- Những bài khác"
- Cũng không
- Chị có lưu trữ những bài đăng trên báo ở nhà chị không"
- Có, nhưng tôi không nghĩ phải mang theo.
Cô ta cho tôi ra về với dấu tréo ở điều khoản 221g thêm dòng chữ “Đem theo những bài đã đăng trên báo” vào lúc 1g30’ chiều, bất cứ ngày nào, và không đóng thêm một lệ phí nào.
Tôi ngỡ ngàng, không biết đây là dấu hiệu hên hay xui đây" Tôi cũng chẳng dám làm quen với ai, hỏi thăm ai, nhà tôi thì chưa ai có khả năng vào nơi đây để biết được điều gì" Bạn bè gọi điện hỏi thăm, cười hì hì .”Thế thì mai đem đầy đủ đi là OK ngay, không sao đâu”
Tôi và con gái lại chuẩn bị photo tất cả những bài được đăng, những bài tình cảm như “Ngày Của Cha”, “Chuyện Có Thật”, “Chuyện Tình Không Chấp Nhận” …. Những bài nhạy cảm như: “Cồn Dầu”, “Truyền Giáo”, “Ghé Thăm Cồn Dầu”, “Viếng Mộ”.
Kể ra, gom lại cũng được nhiều bài, in thành một tập truyện ngắn của KH rồi đấy. Chiều hôm sau, hai mẹ con cùng đến chỗ hẹn, lòng suy nghĩ: “Có nên đưa ra những bài nhạy cảm không nhỉ"”
Khi sắp hàng chuẩn bị bước vào cổng, tôi tìm giùm cho bà cụ đứng phía sau xem hóa đơn Citibank của bà để nơi nào" Tìm hoài, không thấy bà mang theo trong hồ sơ, bà càm ràm và bước ra khỏi hàng, tìm thằng cháu bà đang ở bên kia đường. Tôi nhìn theo bà và chợt nhìn lại tờ giấy nhân viên LS đưa mình hôm qua, đọc lại câu “Đem theo những bài đã đăng báo”. Tôi chợt nhận ra mình đã hiểu sai ý của nhân viên LS rồi, vội tan hàng băng qua đường tìm con gái:
- Con ơi, phải in những bài báo nào đã đăng, chứ không phải họ muốn đọc bài của mẹ đâu.
Hai Mẹ con vội vã tìm quán Internet có in màu. Mở những trang web đã in bài, chụp hình, chỉnh bài rỏ ra, và nhờ người ta in màu được ba bốn bài, còn những bài ở những báo không thể mở được, nhưng thôi tạm thế, rồi vội vã ra xe về lại Lãnh Sự Quán.
Thật là cả một vấn đề rắc rối. Sao người ta cứ tà tà vào nước mình, làm đủ mọi thứ chuyện… như là đi chợ. Mà mình đi đến nước người ta thì khó như thế này nhỉ" Nghĩ thế mà buồn cho những người Miền Nam còn ở lại như tôi.
Tôi ngồi đợi mà suy nghĩ nhiều đến Miền Nam của tôi ngày xưa, người đàn ông ngồi bên nhìn tôi, nhắc tôi lấy lại số thứ tự.
- Tôi cũng đi hôm qua, và được hẹn lại hôm nay như chị, mình không lấy dấu tay nữa, nhưng vẫn lấy số thứ tự,
Tôi hiểu và làm theo.
Hỏi thăm, thì anh phải về nhà đem hộ chiếu của vợ đến cho họ kiểm tra, xem vợ anh có đang ở trong Nước hay đã đi ra khỏi VN rồi. Anh còn nói “Mình chắc qua được 70% rồi chị ạ”. Thế rồi anh vào phỏng vấn trước tôi, khi quay ra, anh ghé đến tôi: “Nó không cho đi”, rồi đi về luôn. Tôi ngồi càng lo âu hơn.
Chiều nay các em đi du học có vẻ “Rớt” nhiều. Tội nghiệp, tôi thấy nhiều em hỏi đáp bằng tiếng Anh rất lưu loát, nhưng vẫn rưng rưng nước mắt nhận lại hồ sơ. Nhiều người vẫn nói nhiều hơn mức cần thiết để phân bua, giãi bày tình tiết về hoàn cảnh của mình, có người thành công, và có người chẳng được gì. Tôi chứng kiến cũng cảm thấy buồn buồn và nản chí.
Đến lượt tôi. Cô ta xem những bài tôi vừa in ra, chỉ những tựa bài của tôi và trao đổi với cô thông dịch, tôi chẳng hiểu cô ta nói gì khi chỉ vào tựa “Cồn Dầu”. Sau đó cô thông dịch nói với tôi:
- Viên chức nói báo trên mạng là Ảo không có thực, vậy chị có tờ báo nào trong nước in bài của chị không"
Tôi sững sờ lắc đầu, chẳng biết phải nói điều gì" Viên chức nói một hồi tiếng Anh với cô thông dịch. Sau đó tôi được cô thông dịch trả lại hồ sơ và nói là: “…chị chưa đủ điều kiện, chưa hề đi đến một nước nào rồi trở về lại nước sở tại của mình, thì làm sao chứng mình là sẽ trở về VN sau khi đến nước Mỹ"”
Tôi nhận lại hồ sơ không một lời phân bua.
Làm sao tôi không trở về Việt Nam nhỉ"
Tôi có nhà, có chồng, có bốn đứa con, còn sống chung với Ba Mẹ, chưa hề muốn lập gia đình riêng, tôi không về lại với gia đình tôi sao" Tôi bỏ lại những đứa con chưa gả, cưới cho ai, ngày chúng nó lên xe hoa ai là người thay tôi đưa chúng nó đi nhỉ" Tôi không về lo ngày cưới cho các con tôi sao"
Tôi không có tài sản nào to lớn, một công việc nào quan trọng có thể giữ chân tôi quay về, nhưng gia đình là cái cột, là cái nôi quan trọng nhất mà không một ai muốn rời bỏ hay đánh mất cả, tôi có thể bỏ lại chúng sao" 
Sao họ không hỏi gia cảnh của tôi như thế nào" Để tôi có thể nói với họ gia đình các con tôi, là điều gắn bó mật thiết nhất mà tôi không bao giờ đánh đổi với Thiên đàng nào cả" Tiền tài danh vọng làm sao gắn bó được bằng các con của tôi"
Bạn bè dặn tôi đừng nói nhiều, đừng nói những điều họ không hỏi, vì thế dù canh cánh bên mình, nào giấy tờ chủ quyền nhà chung với chồng, nào giấy Hôn thú, nào sổ gia đình Công Giáo có dán hình vợ chồng con cái chụp chung, nào sổ Hộ khẩu có đủ tên 6 nhân khẩu trong nhà tôi, mà tôi chẳng hề đưa ra để đối chiếu lại lời từ khướt của viên chức LS.
Tôi ra về trong sự thất vọng ghê lắm, ai cũng nghĩ tôi đi được. Thế mà tôi đi không được.
Giấc mơ đi Mỹ bay cao, nước Mỹ trong tôi bây giờ có điều gì nghèn nghẹn không nói được nên lời. Ai hỏi tôi còn muốn đi Mỹ không" Nếu trả lời “Không” thì không đúng lắm. Nhưng có điều gì đó làm con mắt tôi không còn xem cái đẹp của nước Mỹ là tuyệt đối nữa, tôi tự an ủi mình không nên thất vọng nhiều với những điều mình không đạt được. Nhưng tôi vẫn cứ ấm ức: Tại sao tôi yêu quí đất nước họ, muốn đến thăm đất nước họ, muốn chào mừng đất nước họ mà họ không chấp nhận" Tại sao họ làm mất trong tôi mối tình cảm nặng nề mà tôi dành cho đất nước họ qua bà con, bạn bè thân thương của tôi suốt nhiều năm như thế"
Ôi! Đất nước nhiều đặc ân của Thượng Đế! Biết ngày nào tôi tìm lại được cảm giác háo hức vui mừng đến thăm Ngươi, như là đến thăm một người rất thân yêu, nhiều năm không được gặp, không được tay bắt mặt mừng, mà hả hê, mà hảnh diện lây với cái đặc ân đứng hàng đầu mà Thượng Đế đã dành cho riêng Ngươi"
Nước Mỹ trong tôi chỉ còn lại nỗi nghẹn ngào của một tình yêu không được đáp trả. Tôi có nên mơ màng về Thiên đường nước Mỹ nữa không đây"
Sài Gòn, Mùa mưa 2011 
KH

Ý kiến bạn đọc
18/07/201115:54:21
Khách
Chị có thể đưa họ địa chỉ vietbao online , click vô Viết Về Nước Mỹ, click vo nick của chị, click vô bài viết của chị là ra thôi. Sao không hỏi ý kiến trước vậy hở chị?Uổng không !
26/07/201112:07:59
Khách
Dì Út của tôi cũng phải xin phỏng vấn 2, 3 lần mới được cấp visa cho đi du lịch. Lý do dì xin đi cũng đơn giản là thăm chị em, dự đám cưới cháu bên Mỹ ... mỗi lần phỏng vấn người phỏng vấn khác nhau nên chị có thể thử lại nếu muốn ... khi đi phỏng vấn nên ăn mặc lịch sự, đẹp và phong thái tự tin, nói chuyện nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn. Chúc may mắn.
17/07/201113:59:57
Khách
Xin chia buồn với tác giả.
Lúc này kinh tế Mỹ suy thoái trầm trọng, họ sợ dân ngoại quốc xin vísa qua đây rồi ở lại luôn, nên mới làm khó khăn như vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,974,277
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến