Hôm nay,  

Cụ MÍT

28/06/201100:00:00(Xem: 101016)

Cụ MÍT

Tác giả: Kông Li

Bài số 3216-12-28518vb3062811

Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở Boston và New Hampshire. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: Thành Phố Của Tôi, tháng 11-09. Sau đây là bài mới nhất của ông.

***

Năm 2001 đánh dấu sinh nhật thứ 150 của Cụ. Tuy có tên bình dân như cốc, xoài, ổi… của ta, nhưng Cụ Mít có tóc hoe, mắt xanh, da trắng, mủi lỏ, vì cụ là dân Mỹ chính cống.

Được thai nghén ngày 10/4/1861, với tên đầu tiên là Boston Tech. Nhưng 2 ngày sau đó, nước Mỹ non trẻ bước vào cuộc chiến tranh tương tàn Nam-Bắc vì vấn đề nô lệ da đen trong các đồn điền bông vải ở miền Nam. Cuộc nội chiến này đã gợi cảm hứng cho nữ văn sĩ Margarett M.Mitchell, vào năm 1936 ra đời tác phẩm diễm tình thời chiến nổi tiếng: Cuốn theo chiều gió, và được chuyển thành phim cùng tựa do 2 tài tử gạo cội lúc bấy giờ là Clark Gable và Vivien Leigh, được đánh giá là một trong mười phim hay nhất thế giới.

Mãi đến năm 1865, một năm sau khi chiến tranh chấm dứt, cụ MÍT mới được mở mắt chào đời tại thành phố Cambridge, nơi chôn nhau cắt rún của Tổng Thống John F. Kennedy, bên kia bờ sông Charles với tên khai sinh đầy đũ là Massachussetts Institute of Technology, tên tục gọi là MÍT, để dễ đọc và gây ấn tượng hơn. Người cha tinh thần, mang nặng đẻ đau cụ trong suốt bốn năm trời là một nhà địa chất học tên Williams Barton Rogers, ông cũng là viện trưởng đầu tiên của MIT.

Vật đổi sao dời, sau một thế kỷ rưỡi, nhưng bóng dáng Cụ vẫn sừng sững, oai nghi và mạnh mẽ đứng nhìn xuống dòng sông xinh đẹp chia đôi 2 thành phố. Thềm bước lên cổng chính cao ngất, với hàng cột ngang bằng đá granite, to tầm hai vòng tay, chống đở chiếc vòm tròn trên nền trời xanh thẩm, khiến người ghiền phim xưa của Cecil B. DeMille liên tưởng đến cảnh Samson, sau khi bị Dalila phản bội, cắt tóc, và giao cho quân Philistins đâm mù mắt, xiềng giữa 2 cột trước đền thờ của chúng. Chả bù với cụ Harvard, cách đó vài dặm, cũng nằm trên con đường Massachussetts Avenue, chỉ nhỉnh hơn cụ MÍT 25 tuổi nhưng đạo mạo, trầm lắng như một ông đồ, với những bức tường đầy dây leo và rêu bao quanh khuôn viên, lặng lẽ và kín đáo như những cô gái dòng Pilgrims của thế kỷ 19.

Trong suốt đọan đường dài 150 năm qua, các con cháu Cụ, được dạy dỗ, đào tạo, đã làm rạng danh Cụ, làm thành phố chôn nhau cắt rún của Cụ hãnh diện, và làm cả thế giới biết danh, ngưỡng mộ nước Mỹ. Họ đã mang về cho Cụ tất cả là 76 giải thưởng Nobel.

Cách đây 50 năm, trong bài diễn văn kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 100 của Cụ, Tổng Thống Kennedy có nói: MIT đã phát triển và nâng cao nền kinh tế, khoa học kỷ thuật cao cấp của mình để nước Mỹ trở thành một cường quốc về mọi mặt, và đó là yếu tố quan trọng góp phần quyết định cho thắng lợi của Đồng Minh trong hai cuộc thế chiến.

Hầu như tất cả mọi thứ, các vật dụng hàng ngày chúng ta đang làm, đang sử dụng để làm việc, vui chơi, giải trí, giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế, y khoa… đều được ấp ủ, nghiên cứu và xuất xứ từ những phòng Lab tại MIT để chúng ta có thể ngồi tiện nghi và an toàn trên những phi cơ khổng lồ vượt đại dương bao la, hay ngồi nhà xem TV, phim ảnh qua vệ tinh, trao đổi thư tín qua máy điện toán, sử dựng thuốc đặc trị cho những bệnh hiẽm nghèo, chơi game…. Và hàng ngàn tiện nghi khác chúng ta đang hưởng là những sản phẩm kỳ diệu của con cháu Cụ.

Từ ngôi nhà này, các hậu duệ của Cụ, sau khi chấp cánh bay khắp bốn phương tám hướng, đã trở thành những nhân vật tiếng tăm, được nhiều người biết và kính phục. Phần lớn họ là những doanh nghiệp, chủ tịch, giám đốc các xí nghiệp, đại công ty, tập đoàn đa quốc gia về điện toán, y khoa, tài chính, hàng không, kiến trúc, có thể kể Xerox, Mc Donell Douglas, Boeing, General Electric, Ford, GMC, Apple, Texas Instruments, Gillette...

Con cháu của Cụ ngoài người Mỹ như Ben Bernanke (Chủ Tịch Dự Trử Liên Bang), George Shultz (Ngoai Trưởng), John Deutch (Giám Đốc CIA), Lawrence Summer (Bộ Trưởng Tài Chính), Đại Tá Edwin Aldrin (người thứ hai đi bộ trên mặt trăng),Bill Gates (chỉ học một thời gian ngắn), còn có những nhân vật nổi tiếng ngoại quốc như kiến trúc sư người Hoa I.M.Pei với các công trình National Gallery ở Washington D.C., trụ sở Bank of China ở Hồng Kông, Thư viện và Bảo Tàng JFK tại Boston, Kim Tự Tháp Louvres ở Paris, được hàng triệu du khách thăm viếng hàng năm ; người Nhật như Susumu Tonegawa, được trao giải Nobel năm 1987 về khám phá chức năng của hệ thống miễn dịch; Shintaro A. Asano phát minh ra máy fax, nhưng lúc ấy Mỹ lại không quan tâm, nên hảng Nhật NTT huởng lợi về sở hửu trí tuệ; Hai chính khách Do Thái cũng là con cái của Cụ: Thủ Tướng Benjamin Netanyahu và Bộ Trưởng Quốc Phòng Moshe Arens; Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, người Ghana,đã từng mài đủng quần tại đây, được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình, vì sự nghiệp đóng góp cho nhân loại.

Kế hoạch tuyệt mật Manhattan được khai sinh ở đây và cho ra lò 2 trái bom nguyên tử đầu tiên, khai tử mộng bá quyền Đại Đông Á của mấy chú lùn quân phiệt, cuồng tín và tàn bạo của chúng nhất là tại miền Bắc Việt Nam, Thượng Hải và Miến Điện trong thế chiến thứ II.

Chương trình Apollo đưa người lên cung trăng của NASA, để cạnh tranh với Liên Xô về khám phá không gian, đã sử dụng những thiết bị thông tin, hướng dẫn, lập trình đường bay của phi thuyền do các kỷ sư phòng Lab Thiết Bị Mặt Trăng tại MIT thiết kế và điều khiển.

Với tiềm thủy đỉnh robot của Cụ, chúng ta được xuống tận đáy đại dương để xem xác con tàu Titanic, yên nghỉ gần thế kỷ trong nghiã địa của Hà Bá, và hàng trăm xác chiến thuyền Hy Lạp bị chôn vùi dưới hàng thước bùn cách đây hơn hai ngàn năm.

Phòng Lab tự động hóa của Cụ đóng góp rất nhiều cho chiến trường ở Trung Đông bằng những robot dò, tháo gỡ mìn, bom đạn của phiến quân,thám thính, đánh hơi địch đang ẩn náu trong các hầm hố, hang động, phòng ốc, làm giãm thiểu mức thương vong của binh sĩ Mỹ xuống mức thấp nhất. Robot còn được sử dụng để đo mức phóng xạ, chụp hình các rò rĩ của các lò điện nguyên tử của Nhật bị hư hại do sóng thần gây ra vào đầu năm nay.

Trước ngày sinh Nhật lần thứ 150 của Cụ, các hậu sinh với cái đầu hơn mọi người, không giống ai, đã thực hiện một trò đùa ngoạn mục: không hiểu bằng cách nào, họ đã đưa một chiếc xe cảnh sát đặt trên vòm nóc tròn, cao ngất trời của trường. Báo hại cảnh sát phải dùng trực thăng để mang xe xuống. Mất tiền, mất thì giờ và mất uy tín, nhưng Cảnh sát không biết ai là thủ phạm để bắt cho đở tức mình. Đến nay, bí mật vẫn bao trùm về quái chiêu chơi cảnh sát một vố quá đau.

Nhân lễ tốt nghiệp của Trường năm 2011, một tờ báo địa phương đã đăng một bức hí họa về buổi lễ: Thay mặt cho Tiến Sĩ Susan Hockfield, nữ Viện Trưởng đầu tiên của MÍT, một robot khai mạc buổi lễ bằng bài diễn văn chào mừng quan khách và sinh viên: ”Đất nước này có nhiều đại học tầm cỡ, nhưng MIT đã vượt lên đỉnh cao về sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu, phát triển quan hệ quốc tế, chức năng xã hội, những đặc tính mà giáo sư William B. Rogers đã phác thảo ra trong 150 năm trước đây”. Lần lượt, các tân khoa được robot trao bằng tốt nghiệp, bắt tay, và chúc mừng cho một tương lai đầy hứa hẹn phiá trước.

Kông Ly

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,354,917
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến